Mô hình kinh tế cộng sản Cuba vừa tiếp nhận những lời chỉ trích đến từ một nguồn không ngờ: Fidel Castro.
Lời tuyên bố của nhà lãnh đạo cách mạng đã nói với một ký giả Mỹ và một chuyên gia về chính sách Mỹ-Cuba "hệ thống cai trị của hòn đảo này cần được thay đổi" là một lời bình luận hiếm có về các vấn đề trong nước đến từ cửa miệng một người đã từng hứng chịu bao sự khó khăn để tránh né các vấn đề địa phương kể từ khi ông bị buộc phải từ chức chủ tịch nhà nước vì bệnh tật cách đây bốn năm.
Thực tế cho thấy những việc làm không có hiệu quả trên hòn đảo Caribbean triền miên thiếu thốn tiền bạc này không phải là chuyện mới lạ. Anh trai của Fidel là Raul, hiện là chủ tịch nước, đã nói điều tương tự nhiều lần. Nhưng những đánh giá thẳng thừng mà "người cha già của cuộc cách mạng Cuba năm 1959" đã nói ra chắc chắn sẽ gây cho nhiều người phải nhíu mày khó hiểu.
Jeffrey Goldberg, một phóng viên làm việc cho tạp chí Atlantic, đã hỏi Castro là liệu hệ thống kinh tế của Cuba có còn đáng để được xuất cảng sang các nước khác hay không, Castro đã trả lời: "Mô hình Cuba đã không còn làm việc ngay cả cho chúng tôi nữa", Goldberg đã viết như thế hôm thứ tư trong một bài đăng trên trang blog Đại Tây Dương của ông.
Chính phủ Cuba đã không có bình luận gì ngay sau ghi nhận của Goldberg.
Julia Sweig, một chuyên gia về Cuba trong Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại thuộc Washington - đã tháp tùng Goldberg trong chuyến đi, xác nhận lời phát biểu của nhà lãnh đạo Cuba này quả có thật, là câu ông đã nói tại một bữa ăn trưa riêng hồi tuần trước.
Với Associated Press, Sweig cho rằng nhận xét ấy (của Castro) là để thích ứng với lời kêu gọi của Raul Castro cho một cuộc cải cách dần dà nhưng toàn diện.
"Nó có vẻ phù hợp với sự đồng thuận chung trong cả nước hiện nay, lên đến tận (và bao gồm cả) vị trí của người anh trai ông ta nữa," Sweig nói.
Nói chung, bà nói rằng nhận thấy Castro, năm nay đã 84 tuổi, có dáng vẻ "thoải mái, khôn ngoan, ưa đàm thoại và dễ tiếp cận."
"Ông có một đời sống mới, và ông ta đang triệt để lợi dụng nó," Sweig nói.
Castro tạm thời từ nhiệm vào Tháng Bảy năm 2006 sau cơn bạo bệnh đã làm ông xém chết.
Ông từ chức vĩnh viễn hai năm sau đó, nhưng vẫn là lãnh tụ Đảng Cộng sản. Sau bốn năm gần như đứng ngoài sự chú ý của mọi người, ông tái xuất hiện vào tháng bảy năm nay và bây giờ thường xuyên nói về vấn đề quốc tế. Ông đã được cảnh báo tuần của sự đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân trên Iran.
Nhưng cựu chủ tịch này đã nói rất ít về Cuba và chính trị của nó, có lẽ để hạn chế nhận thức của người khác là ông ta đang dẫm chân lên chức vụ của em trai mình.
Goldberg, người ghé đến Cuba theo lời mời của Castro vào tuần trước để thảo luận về một bài viết gần đây của Đại Tây Dương, ông đã viết về chương trình hạt nhân của Iran, hôm thứ ba cũng tường thuật rằng Castro đã từng tự hỏi về hành động của chính mình trong cuộc khủng hoảng về hỏa tiễn năm 1962 tại Cuba, gồm cả việc ông đề nghị các nhà lãnh đạo Liên Xô sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hoa Kỳ.
Ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba vẫn bám vào hệ thống cộng sản của nó.
Nhà nước (Cuba) hiện đang kiểm soát hơn 90 phần trăm của nền kinh tế, trả lương công nhân khoảng $ 20 US một tháng để đổi lấy trợ cấp sức khỏe và giáo dục miễn phí, ngay cả hệ thống vận chuyển và nhà ở cũng gần như miễn phí. Có ít nhất một phần nhu cầu lương thực của mỗi công dân được bán cho họ bằng khẩu phần theo giá bao cấp nặng nề.
Cuba nói nhiều khổ đau của nó là do bởi lệnh cấm vận thương mại Mỹ đã áp đặt suốt 48 năm nay. Nền kinh tế cũng đã bị nhốt kín bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, sự sụt giá nickel (kền) và sự thiệt hại ba trận bão lốc tàn khốc đã đem đến liên tiếp trong năm 2008. Tệ nạn tham nhũng và sự vô hiệu quả (của hệ thống nhà nước) đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Chủ tịch Raul Castro đã tiến hành một loạt các cải cách kinh tế giới hạn, và đã cảnh báo người dân Cuba rằng họ cần phải bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn và mong đợi ít hơn từ chính phủ. Nhưng chủ tịch này cũng đã nói rõ ông không mong muốn tách rời khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện nay của Cuba hoặc sẵn sàng đón nhận chủ nghĩa tư bản.
Cuộc phỏng vấn dành cho Goldberg là lần duy nhất Fidel Castro dành cho một nhà báo Mỹ kể từ khi ông rời văn phòng (chức vụ)của mình.
(Nguồn: Tác giả: Paul Haven (Asociated Press), http://hosted2.ap.org/APDEFAULT/8ef5...f849a07047c3d8)
Thực tế cho thấy những việc làm không có hiệu quả trên hòn đảo Caribbean triền miên thiếu thốn tiền bạc này không phải là chuyện mới lạ. Anh trai của Fidel là Raul, hiện là chủ tịch nước, đã nói điều tương tự nhiều lần. Nhưng những đánh giá thẳng thừng mà "người cha già của cuộc cách mạng Cuba năm 1959" đã nói ra chắc chắn sẽ gây cho nhiều người phải nhíu mày khó hiểu.
Jeffrey Goldberg, một phóng viên làm việc cho tạp chí Atlantic, đã hỏi Castro là liệu hệ thống kinh tế của Cuba có còn đáng để được xuất cảng sang các nước khác hay không, Castro đã trả lời: "Mô hình Cuba đã không còn làm việc ngay cả cho chúng tôi nữa", Goldberg đã viết như thế hôm thứ tư trong một bài đăng trên trang blog Đại Tây Dương của ông.
Chính phủ Cuba đã không có bình luận gì ngay sau ghi nhận của Goldberg.
Julia Sweig, một chuyên gia về Cuba trong Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại thuộc Washington - đã tháp tùng Goldberg trong chuyến đi, xác nhận lời phát biểu của nhà lãnh đạo Cuba này quả có thật, là câu ông đã nói tại một bữa ăn trưa riêng hồi tuần trước.
Với Associated Press, Sweig cho rằng nhận xét ấy (của Castro) là để thích ứng với lời kêu gọi của Raul Castro cho một cuộc cải cách dần dà nhưng toàn diện.
"Nó có vẻ phù hợp với sự đồng thuận chung trong cả nước hiện nay, lên đến tận (và bao gồm cả) vị trí của người anh trai ông ta nữa," Sweig nói.
Nói chung, bà nói rằng nhận thấy Castro, năm nay đã 84 tuổi, có dáng vẻ "thoải mái, khôn ngoan, ưa đàm thoại và dễ tiếp cận."
"Ông có một đời sống mới, và ông ta đang triệt để lợi dụng nó," Sweig nói.
Castro tạm thời từ nhiệm vào Tháng Bảy năm 2006 sau cơn bạo bệnh đã làm ông xém chết.
Ông từ chức vĩnh viễn hai năm sau đó, nhưng vẫn là lãnh tụ Đảng Cộng sản. Sau bốn năm gần như đứng ngoài sự chú ý của mọi người, ông tái xuất hiện vào tháng bảy năm nay và bây giờ thường xuyên nói về vấn đề quốc tế. Ông đã được cảnh báo tuần của sự đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân trên Iran.
Nhưng cựu chủ tịch này đã nói rất ít về Cuba và chính trị của nó, có lẽ để hạn chế nhận thức của người khác là ông ta đang dẫm chân lên chức vụ của em trai mình.
Goldberg, người ghé đến Cuba theo lời mời của Castro vào tuần trước để thảo luận về một bài viết gần đây của Đại Tây Dương, ông đã viết về chương trình hạt nhân của Iran, hôm thứ ba cũng tường thuật rằng Castro đã từng tự hỏi về hành động của chính mình trong cuộc khủng hoảng về hỏa tiễn năm 1962 tại Cuba, gồm cả việc ông đề nghị các nhà lãnh đạo Liên Xô sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hoa Kỳ.
Ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba vẫn bám vào hệ thống cộng sản của nó.
Chờ mua khẩu phần tại Havana |
Cuba nói nhiều khổ đau của nó là do bởi lệnh cấm vận thương mại Mỹ đã áp đặt suốt 48 năm nay. Nền kinh tế cũng đã bị nhốt kín bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, sự sụt giá nickel (kền) và sự thiệt hại ba trận bão lốc tàn khốc đã đem đến liên tiếp trong năm 2008. Tệ nạn tham nhũng và sự vô hiệu quả (của hệ thống nhà nước) đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Chủ tịch Raul Castro đã tiến hành một loạt các cải cách kinh tế giới hạn, và đã cảnh báo người dân Cuba rằng họ cần phải bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn và mong đợi ít hơn từ chính phủ. Nhưng chủ tịch này cũng đã nói rõ ông không mong muốn tách rời khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện nay của Cuba hoặc sẵn sàng đón nhận chủ nghĩa tư bản.
Cuộc phỏng vấn dành cho Goldberg là lần duy nhất Fidel Castro dành cho một nhà báo Mỹ kể từ khi ông rời văn phòng (chức vụ)của mình.
(Nguồn: Tác giả: Paul Haven (Asociated Press), http://hosted2.ap.org/APDEFAULT/8ef5...f849a07047c3d8)