Đã xuất hiện những nỗi sợ mới về các cấp độ bạo tàn trong các phương tiện truyền thông xã hội. Tại nươc Pháp, một cậu 17 tuổi bị bắt sau khi bị một cô gái sắp chết điểm danh là kẻ tấn công mình, tờ báo British Guardian tường thuật ngày 6/6. Trường hợp liên hệ với cuốn phim khủng khiếp ba tập "Scream Wes Craven".

Theo tin tức, người thanh niên đó nhìn nhận mình bị ám ảnh với cuốn phim Scream, cuốn phim mô tả kẻ giết người sử dụng một con dao tấn công những bạn học trong một trường đại học Hoa Kỳ. Cậu khai với cảnh sát rằng cậu xem video trong đêm tấn công và sau đó cậu quyết định giết một người nào đó.

Anh sát nhân này là thanh thiếu niên thứ ba tại Pháp trong hai năm qua, có liên can với ảnh hưởng cuốn phim bộ ba Scream, tờ British Observer ghi nhận ngày 9/6. Và trường hợp này đưa tới con số chín lần giết người khắp thế giới liên can đặc biệt với điện ảnh Craven. Tờ báo cũng tường thuật rằng năm ngoái một cuộc nghiên cứu của Hàn-lâm-viện American về Khoa nhi minh chứng rằng tới tuổi 18 trung bình một người thanh niên đã xem 200.000 hành vi bạo tàn chỉ trên truyền hình mà thôi.

Tại nước Đức, người ta quan tâm nhiều hơn tới những cuốn phim bạo tàn sau trường hợp một cậu 19 tuổi đã giết 16 thầy và trò trong một trường tại Erfurt, tờ London Times tường thuật ngày 3/5. Dầu những tường thuật đầu tiên không thấy có liên hệ trực tiếp giữa những thói quen xem phim ảnh và những kẻ sát nhân, các chủ hãng truyền hình được gọi họp mặt với Chưởng Ấn Gerhard Schruder để tìm ra phương cách giảm mức độ bạo tàn trên TV.

Theo báo Times, cuộc họp thượng đỉnh các phương tiện truyền thông có thể đưa tới một sự tự chế lớn hơn của những người phát hình, là những người lo rằng chính quyền, trong những nổi khổ sở của một cuộc vận động bàu cử, sẽ cố gắng siết chặt những luật lệ về sự xem truyền hình.

Tại Anh một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng sự bạo tàn truyền hình đã gia tăng mạnh trong bốn năm cuối, tờ Telegraph tường thuật ngày 25/4. Cuộc nghiên cứu, do những người điều khiển truyền hình và đài BBC, cho biết rằng lần đầu tiên từ khi sự cảnh cáo bắt đầu năm 1997, bây giờ có nhiều cảnh bạo tàn trước thời điểm 9 giờ tối hơn là sau giờ đó. Và sự bạo tàn theo đồ biểu cứ tăng.

Có ước chừng 5. 2 cảnh bạo tàn mổi giờ truyền hình năm ngoái, sánh với 4. 7 trong năm 1999 và 4. 1 trong cả hai năm 1998 và 1997. Không có sự cảnh cáo nào được đưa ra trong năm 2000. Sự gia tăng nhiều nhất thì ở trong chương trình trẻ nhỏ, trong đó năm ngoái cứ mổi giờ có 6. 4 cảnh như thế, sánh với 4. 2 trong năm 1999 và 1. 3 trong năm 1998.

Ngược lại, một bản báo cáo tháng Ba cho thấy các mức độ bạo tàn TV tại Hoa Kỳ đã giảm. Cuộc nghiên cứu, Hollywood làm Sạch Hành vi của Mình : Thay đổi Tỷ lệ Tình dục và Bạo tàn trong các Phương tiện Giải trí, được phổ biến do Trung tâm chuyên lo các Phương tiện truyền thông và những Công việc công.

Bản báo cáo thấy rằng từ 1999 tới 2001, con số bạo tàn nghiêm trọng trong các chương trình tuyền hình đã hạ xuống 17%. Con số bạo tàn trong những cuốn phim bình dân nhất được phát hành, dầu sao, vẫn không thay đổi.

Trong giờ cao điểm 2000-2001, những loạt TV mổi giờ trung bình chiếu 15 cảnh bạo tàn, dưới mức trung bình 1998-99 mổi giờ 18 cảnh. Những sự giảm lớn nhất trong các mạng lưới phát hình là do NBC (xuống 25% từ một nền tảng rất thấp) và do CBS (xuống 19%).

Những cảnh trình diễn có ảnh hưởng tới cách ứng xử không?

Nhiều sự nghiên cứu tập trung vào những hậu quả bạo tàn trong các phương tiện truyền thông đối với những người xem, nhất là trẻ con. Một cuộc nghiên cứu như thế chứng tỏ những thanh thiếu niên và những thanh niên nào xem hơn một giờ truyền hình mổi ngày, dường như phạm những tội ác bạo tàn và sau này mắc vào những hình thức khác thuộc cách ứng xử hiếu chiến, tờ New York Times tường thuật ngày 29/3.

Sự nghiên cứu, được phổ biến trong nhật báo Science, theo dõi trẻ em 707 gia đình trong hai hạt thuộc phần tiểu bang New York qua 17 năm. Khi được sắp xếp theo những yếu tố như những yếu tố tạo nên những khác biệt trong thu nhập, thì khả năng ứng xử bạo tàn hay hiếu chiến giữa những ngừoi xem là 16% tới 116% cao hơn là giữa những bên tương ứng của họ.

Việc nghiên cứu này khác với những nghiên cứu khác tại chỗ nó tạo ra một sự liên hệ giữa bạo tàn và sự xem chương trình TV, chớ không hẳn là là một loại bạo tàn. Sự nghiên cứu, đang tiếp tục, bắt đầu khi trẻ con được 1 cho tới 10 tuổi.

Những chi tiết của sự nghiên cứu phổ biến do hãng Reuters ngày 28 March cho thấy rằng 5. 7% thanh niên nào đã xem ít hơn một giờ TV, phạm những hành vi hiếu chiến chống lại những kẻ khác trong những năm sau, sánh với 22. 5% những kẻ xem giữa một và ba giờ một ngày.

Và 28. 8% những kẻ nào xem ba hay hơn 4 giờ truyền hình, hằng ngày đã phạm những hành vi hiếu chiến. Tỷ lệ đối với người nam là 45%; người nữ, 12. 7%. Những hành vi bạo tàn do ngừoi nam gồm có sự tấn công và chiến đấu, đang khi cách ứng xử bạo tàn do người nữ trẻ gồm có sự ăn cướp và đọa nạt.

Trong bản báo cáo của tờ New York Times, Dale Kunkel, một giáo sư truyền thông tại Đại học California ở Santa Barbara, nói sự nghiên cứu mới là một tảng đá khác trên một đống đã to lớn của sự hiển nhiên minh chứng sự liên hệ giữa sự bạo tàn do các phương tiện truyền thông và sự bạo tàn và hiếu chiến thật trên thế giới.

Nhưng những kẻ khác thận trọng hơn, tờ báo ghi nhận. Dr. Steven Goodman, một nhà thống kê tại Trường Thuốc Đại học Johns Hopkins, nói những sự nghiên cứu về các hiệp hội bị bao vây bởi những cản trở ghê gớm. Có thể không thể biết có những yếu tố nào khác bên ngoài việc xem truyền hình phân biệt những trẻ em ít bạo tàn hơn do những yếu tố khác không, ông bình luận.

Những hướng dẫn đạo đức

Trong tháng 6/2000 Hội đồng Giáo hoàng vể Truyền thông Xã hội phát hành một văn kiện nhan đề: Đạo đức trong Truyền thông. Trong phần liên hệ tới nội dung văn hóa của các phương tiện truyền thông, No. 16, hội đồng đã phê bình sự sử dụng quá thường tình dục và bạo tàn. Văn kiện kêu gọi phải có trách nhiệm hơn, khi nhận xét: không có lý do nào để nói các phương tiện truyền thông phản ảnh những tiêu chuẩn bình dân, bởi vì chúng cũng có ảnh hưởng đầy quyền lực trên các tiêu chuẩn bình dân và do đo chúng có một bổn phận nghiêm trọng là nâng cao, chớ không hạ thấp, những tiêu chuẩn bình dân.

Chương IV văn kiện đề ra một số nguyên lý đạo đức liên can với các phương tiện truyền thông. Trong những mục đầu tiên, hội đồng giải thích sự truyền thông phải được sử dụng để làm phát triển trọn vẹn con người.

Về vấn đề hạn chế nội dung các phương tiện truyền thông, hội đồng khẳng định rằng tính tự phụ luôn luôn đòi tự do phát biểu. Nhưng văn kiện đánh giá quyền này: Nhìn từ viễn tượng đạo đức, sự tự phụ nầy không phải là một quy luật tuyệt đối, bất khả thi.

Các khán giả cũng có trách nhiệm, văn kiện nói: Nhiệm vụ đầu tiên của người lãnh nhận truyền thông xã hội là biết phân biệt và chọn lọc. Các khán giả cần được giáo dục trong cách sử dụng các phương tiện truyền thông ngõ hầu hình thành những tiêu chuẩn mùi vị tốt và sự phán đoán luân lý thành công.

Mặc dầu quyền lực của các phương tiện truyền thông, hội đồng ghi chú rằng các phương tiện truyền thông là, và sẽ mãi là, những phương tiện mà thôi--có nghĩa là: những khí cụ, những đồ dùng, có thể để được sử dụng tốt hay xấu. Sự chọn lọc là thuộc quyền chúng ta.

Những phương tiện truyền thông không đòi phải có một đạo đức mới; chúng đòi phải áp dụng những nguyên lý đã thiết lập vào những hoàn cảnh mới, hội đồng nhận xét. Nếu nhiều người áp dụng những nguyên lý đạo đức khi chọn những chương trình để xem, thì những phương tiện truyền thông sớm đưa ra sứ điệp về những gì chúng phải sản xuất.