CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN-C

Sáng thế ký 18: 20-32; Tv 138: 2-5; Côlôsê 2: 12-14; Luca 11: 1-13

Thiên Chúa của tổ tiên dân Do Thái làm thế nào để một người phàm như Abraham xin Ngài “thay lòng đổi ý” về chương trình Ngài đã định từ trước? Làm thế nào một người phàm như thế lại có thể cố gắng xin Thiên Chúa đổi ý không huỷ diệt hai thành phố Sodom và Gomorra xa hoa trụy lạc vô cùng? Ông Abraham là ai mà dám xin Đức Chúa đừng nổi giận? Các tổ tiên người Do Thái đã vui vẻ kể lại cho nhau những câu chuyện giữa Đức Chúa và ông Abraham phải không? Họ đã hoan hỷ và ngợi khen sự táo bạo của tổ tiên họ? Họ nói “Tổ phụ Abraham chúng ta đã kỳ kèo được với Đức Chúa tối cao để xin Ngài thương xót đến người ngoại đạo”.

Thật ra thì người Do Thái không kể chuyện Đức Chúa nói với tổ phụ Abraham như những người buôn bán mặc cả với khách hàng ở chợ? Một người nói giá là 50, rồi hạ xuống còn 45, rồi xuống còn 30, rồi đến 10. Nếu Đức Chúa là người bán hàng, sao lại để ông Abraham mặc cả được giá như thế? “Có lẽ tìm ở đó ra được 10 người”.

Có lẽ Thiên Chúa chịu thua trong việc mặc cả với ông Abraham về thành Sodom và Gomorra, mặc dù đầy tội lỗi, họ vẫn còn được Chúa đoái thương hơn là được Abraham nghĩ đến họ mà mặc cả với Chúa thay cho họ. Hình như trong việc mặc cả này Đức Chúa muốn để mình thua; Đức Chúa thật sự muốn để Abraham thắng. “Ta sẽ không huỷ diệt vì mười người ấy”. Các tổ phụ Do Thái không những vui trong lúc kể chuyện này, mà họ còn khâm phục nữa. Họ nói “Thật Thiên Chúa chúng ta luôn sẵn sàng tha thứ cho cả dân tộc của hai thành phố Sodom và Gomorra chỉ vì một ít người”. Đây là Đức Chúa mà người Do Thái tôn thờ và kính phục với cả tấm lòng trong niềm tin tưởng tuyệt đối. Đó là Đức Chúa với đầy lòng nhân từ luôn nghĩ đến những người chạy đến cùng Ngài. Trong tiệc Thánh Thể hôm nay chúng ta hãy tỏ lòng khiêm tín tôn thờ vì Đức Chúa của chúng ta đầy lòng nhân hậu, với tất cả lòng cảm mến và tôn phục.

Hãy chú ý là Abraham không xin Đức Chúa cho thì giở để những người có tội chạy trốn, nhưng ông ta xin Chúa tha cho tất cả dân trong hai thành phố vì những người vô tội. Thử xem ông Abraham tính toán thế nào: 10 người tốt ngang bằng tội lỗi của những người khác? Ông Abraham thật táo bạo quá thể, ông ta lý luận sao lạ vậy? Ông ta dựa vào điều gì để xin Thiên Chúa việc ấy? Ông ta đưa lý luận dựa vào bản tính của Đức Chúa “thử hỏi các thẩm phán trên thế gian này nếu điều đó có làm đúng theo công lý không?” không xét xử công bằng phải không? Đối với tôi “Thẩm phán của thế gian” như thế là nhân từ thật. Đây không phải là loại công lý của loài người; nhưng đây là câu chuyện một Đấng toàn năng đầy lòng nhân từ quá sự mong đợi và tính toán của chúng ta. Vậy chúng ta hãy để Thiên Chúa xử theo công lý của Ngài và chúng ta là người được thụ hưởng.

Tất cả chúng ta; người trung thành và cả người tội lỗi đã xa Chúa đang nghe; đều cảm thấy thích câu chuyện này. Tất cả chúng ta đều được khuyến khích chân thành cầu xin sự nhân từ, mặc dù chúng ta không biết cách nào để trình bày lời cầu xin trong kinh nguyện. Câu chuyện này nói lên: “hãy kêu xin, hãy bạo dạn và táo bạo lên, Thiên Chúa đang lắng nghe và sẵn sàng giúp bạn”. Biết bao nhiên lần Thiên Chúa trong Cựu Ước được xem như là Đấng công chính phẫn nộ “trên cao” xa thẳm. Nhưng Thiên Chúa của Abraham cuối xuống đến giúp đỡ người cầu xin, đến để lắng nghe lời cầu khẩn với lòng từ bi. Bài đọc này rất hợp với bài phúc âm của thánh Luca nói về Thiên Chúa của sự cầu nguyện và lòng nhân từ là yếu tố chính.

Chúa Giêsu vừa đi lên Jêrusalem vừa giảng dạy các tông đồ. Với tất cả tình thương yêu, Ngài dạy các ông tập hy sinh. Tập lắng nghe lời Thiên Chúa, và làm theo Lời Chúa. (Hãy nhớ lại bài phúc âm tuần vừa qua, về hai phụ nữa Martha và Maria, và tuần trước đó về người Samaritano?). Tuần này chú trọng đến lời cầu nguyện. Nếu ông Abraham cầu nguyện được cho hai thành Sodom và Gomorra, thì thử hỏi chúng ta có thể từ bỏ không cầu nguyện xin điều gì, nơi nào, tôn giáo nào, dân tộc nào hay người nào không? Chúng ta là ai mà dám đặt điều kiện ấy, và dám cả gan nói “tôi không cầu nguyện nữa… tôi buông tay cầu xin cho họ, hay cho bạn” trong khi Thiên Chúa chúng ta là đấng dịu dàng và kiên nhẫn? Cũng như ông Abraham, thánh Luca viết dụ ngôn về người bạn kiên nhẫn để khuyến khích sự kiên nhẫn, sự táo bạo và sự tin tưởng trong lời cầu nguyện của chúng ta. Thật vậy, Đấng đang ngự trong lòng chúng ta là một “bạn”. Vì thế chúng ta hãy liên tục gõ cửa cho dù lúc đầu chưa thấy hồi âm, hoặc có cảm tưởng như chúng ta bị bỏ quên.

Lời cầu nguyện là một đề tài xuyên suốt trong phúc âm thánh Luca. Ngoại trừ bài Chúa Giêsu dạy về cầu nguyện hôm nay, thánh Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu thường hay cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện nhất là trước mỗi khi Ngài làm một việc qun trọng trong sứ vụ của Ngài (như 3:12; 6:12; 8:18; 9:28 v.v.) chúng ta được khuyên hãy năng cầu nguyện, vì cầu nguyện là biết tín thác vào “Chúa Cha” (Abba: diễn tả Chúa Cha) hiện giờ và trong tương lai.

Quý Cha không cần phải giảng bài phúc âm hôm nay như một đề tài riêng biệt. Trong các phúc âm khác đề tài cầu nguyện được trình bày nhiều chỗ khác nhau, nhưng thánh Luca chỉ trình bày một chỗ này thôi. Vì thế để cho đề tài được đơn giản và rõ ràng, tôi sẽ chú trọng đến một phần của câu chuyện trong “Kinh Chúa Giêsu dạy”, dụ ngôn về lời cầu nguyện hay là bài dạy ngắn gọn ở phần cuối.

Nếu các Cha chọn giảng về “lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy” thì hãy nên để ý đến tính cơ bản là lời cầu nguyện chung. Lời cầu nguyện nói “chúng con”. “Xin cho chúng con” “Xin tha tội cho chúng con” và “như chúng con”. Một cộng đoàn đang lo đón Chúa trở lại để dâng lời cầu nguyện này. Trong khi chúng ta cùng nhau cầu nguyện chúng ta “kiên nhẫn” trong khi cầu nguyện như Chúa Giêsu đã dạy. Giữa những thách đố và cám dỗ chúng ta “cố gắng kiên trì”. Trong lúc này Giáo Hội chúng ta đang gặp nhiều thử thách, chúng ta cố gắng giữ vững đức tin là Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta. Ngài không buông thả chúng ta và một ngày nào đó Ngài sẽ trở lại. Trong lời cầu nguyện của cộng đoàn hãy cùng nhau cầu xin cho chúng ta đừng sa vào “thử thách”, đừng mệt mỏi hay chán nản khi bị cám dỗ lôi kéo, để chờ đợi ngày Chúa Kitô trở lại.

Lời cầu xin “Xin cho chúng con lương thực hàng ngày” là lời cầu xin của người nghèo. Trong suốt phúc âm thánh Luca, người nghèo có địa vị quan trọng. Người nghèo hàng ngày đáp ứng lời Thiên Chúa, và dựa vào Thiên Chúa trong lương thực hàng ngày. Nhưng đây cũng là lời cầu nguyện mà cộng đoàn nên chia xẻ với nhau. Nếu cộng đoàn làm được như vậy thì cộng đoàn sẽ không còn có người nghèo. Các Cha nên nói đến những người đói kém chung quanh chúng ta và cộng đoàn chúng ta có thể giúp được những gì cho họ.

Trong thời buổi này sự giúp đỡ người nghèo thường không có kết quả. Vì kinh tế khủng hoảng, tiều trợ cấp bị cắt giảm. Người vô gia cư càng ngày càng tăng. “Xin cho chúng con lương thực hàng ngày” Chúng ta nghe lời người nghèo kêu lên cùng Thiên Chúa, xin Thiên Chúa giúp đỡ, và chúng ta là cộng đoàn Kitô Hữu phải giúp đỡ thế nào. Trong lúc kinh tế khủng hoảng, các Giám mục ở tiểu bang North Carolina kêu gọi “chúng ta hãy làm sao giúp đỡ những người nghèo. Vì số người nghèo quá nhiều, và sự giúp đỡ tài chánh không được bao nhiêu. Cộng đoàn Kitô Hữu kêu gọi tất cả chúng ta hãy đặt sự giúp đỡ người nghèo trên hết tất cả. Nên chú trọng đến kiếm việc làm cho họ, đây là cách để họ sinh sống” cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay.

Chúng ta cũng cầu xin cho đủ lương thực hàng ngày để đáp lại lời Chúa Giêsu mời gọi làm môn đệ (9:23), và theo Ngài: hãy từ bỏ mình để theo lối sống của Ngài. Chúng ta hiểu rõ chúng ta cần lương thực hàng ngày để nên như môn đệ trung thành. Hàng ngày chúng ta luôn gặp thử thách trong cuộc sống và chúng ta cần lương thực hàng ngày. Chúng ta cần bí tích Thánh Thể một cách đặc biệt trong ngày hôm; đó chính là lương thực giúp chúng ta khỏi bị sa ngã trong đường đi của cuộc sống. Chúng ta tạm dừng lại trên đường đi với Chúa Giêsu, và bước tới đưa tay ra để xin lương thực, lương thực giúp chúng ta phấn khởi và đó là lý do khiến chúng ta hân hoan mừng đón nhận bí tích Thánh Thể.

Lời cầu nguyện để xin “lương thực hàng ngày” là điều cần thiết và quan trọng nuôi dưỡng chúng ta. Thế giới hiện đang thiếu đói vì những gì? Đói khát vì không được thoả mãn, mặc dù chúng ta có dư thừa của ăn. Cầu xin lương thực hàng ngày từ sự ban phát của Chúa Cha nghĩa là chúng ta tín thác vào sự săn sóc của Thiên Chúa cho những nhu cầu chính đáng của đời sống mà chúng ta không tự lo cho chúng ta được. Cầu xin lương thực ngày hôm nay và biết thoả mãn bởi lương thực đó, nghĩa là cầu xin cho chúng ta biết bỏ qua những gì chúng ta đang thụ đắc mà không đem đến cho chúng ta sự sống. Có rất nhiều cách thụ đắc: Như qua tiền của, quyền uy, giúp chúng ta bớt đói khát. Nhưng duy chỉ có Thiên Chúa mới làm chúng ta thoả mãn những đói khát trầm trọng. Chúng ta cầu xin của ăn trong bí tích Thánh Thể hôm nay giúp chúng ta đặt các giá trị cuộc sống theo đúng nấc thang, giúp từ bỏ những điều dư thừa, hình thức bề ngoài có thể tác hại đến sức sống của Chúa Giêsu trong chúng ta. Với bàn tay thanh sạch mà chúng ta lãnh nhận “lương thực hàng ngày” hôm nay, đó chính là lương thực không thể hư mất được, dù cho chúng ta phải gặp “thử thách” gian nan đến thế nào đi nữa.

Chuyển ngữ: Fx Trọng Yên, OP