Hai Đại Thánh Phêrô và Phao Lô Tông Đồ- Đức Thánh Cha Benedicto XVI tỏ lộ cho thấy trong chiều nay là kế hoạch của ngài thành lập một Hội Đồng Giáo Hoàng mới. Hội Đồng này sẽ nhằm mục tiêu là giải quyết "hiện tượng thế tục hóa đang tiến triển" trên các khu vực theo lịch sử thuộc về Thiên Chúa Giáo.
Cơ quan Thánh Bộ mới này sẽ là Hội Đồng Giáo Hoàng lần đầu tiên được thiết lập trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI- kể từ năm 1985 Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã thiết lập Hội Đồng giáo Hoàng Đặc trách về Mục Vụ Y Tế trong triều đại của ngài. Nhà báo Andea Tornielli đã tiên đoán từ tháng Tư 2010 rằng một Hội Đồng Giáo Hoàng mới sẽ được thành lập; và nói rằng việc thành lập Hội Đồng này sẽ là một " sự đổi mới quan trọng trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI."
Sau khi chỉ ra "xung lực đặc biệt" mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã trao cho sứ mệnh của Giáo Hội và " linh đạo truyền giáo chân thực" đã dẫn dắt Đức cố Giáo Hoàng tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI tuyên bố là ngài đang được thu hút đi theo di sản linh đạo thánh thiêng này.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI cũng nói rõ lại lời khẳng định của ngài trong diễn văn mở đầu Sứ Vụ Giáo Hoàng nối tiếp ngai tòa Thánh Phêrô Tông Đồ là: " Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ còn tươi trẻ và mở cửa cho tương lai," ngài cũng đã nhấn mạnh; " Và Tôi xin lập lại điều ấy trong ngày hôm nay, đứng bên cạnh Thánh Mộ của Thánh Phaolô Tông Đồ: Giáo Hội là một Sức mạnh Vô biên đang đổi mới canh tân trên toàn thế giới, nói một cách chính xác Giáo Hội không những đổi mới vì các sức mạnh thế trần của riêng Giáo Hội nhưng còn vì Sức mạnh của Tin Mừng Phúc Âm thổi luồng gió mới của Chúa Thánh Thần, của Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Đấng Cứu Chuộc thế giới vào thế gian."
Trong khi phải đối diện với các thách đố đương đại về lịch sử, xã hội, và đặc biệt thử thách về linh đạo và tính chất thánh thiêng đã và đang cố lấn át đè bẹp các năng lực của con người phàm nhân chúng ta, Đức Thánh Cha Benedicto XVI lưu ý là; " Hình như có đôi khi, chúng ta với tư cách là các mục tử của Giáo Hội đang cố sống lại và tái hiện những cảm nghiệm của các Thánh Tông Đồ, khi có hàng chục ngàn người nghèo đói
bệnh tật đã đi theo Đức Chúa Giêsu KiTô, và khi Đức Chúa KiTô hỏi rằng; " Chúng ta có thể làm gì để giúp những người này đây?" Lúc ấy các Thánh Tông Đồ đã cảm nghiệm được sự bất lực và không có quyền năng gì ở nơi con người phàm nhân yếu đuối của các ngài.
Nhưng Đức Chúa Giêsu, đã tiếp lời, và chỉ cho Các Thánh Tông Đồ biết rằng" Không có sự gì mà Thiên Chúa không thể làm được" và Đức Chúa Giêsu đã làm phép dùng 5 cái bánh và 2 con cá để cho mấy chục ngàn người đói ăn.
Đức Thánh ChaBenedicto XVI giải thích rõ hơn, " Thế nhưng điều đó đã không phải là như vậy- và cho đến nay vẫn không phải là như thế: -con người phàm nhân không phải chỉ là kẻ đói bánh mì, những thực phẩm vật chất."
Trong thế giới hôm nay, Đức Thánh Cha thuyết giảng tiếp; "Có một nạn đói khủng khiếp hơn, với những con người đói khát hơn mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm cho họ được no dạ thỏa lòng." và ngay lúc ban đầu của Thiên niên kỷ thứ Ba này con người phàm nhân trần thế này hãy còn ao ước "một cuộc sống chân thực và viên mãn- con người phàm nhân khao khát Chân Lý, quyền được Tự Do đúng nghĩa và Tình Yêu chân thực." Đức Thánh Cha nêu rõ thêm;
" Và cũng trong những sa mạc con người của thế giới đã bị tục hóa ngày hôm nay, linh hồn con người đang khát khao tìm kiếm Thiên Chúa, và rất cần Thiên Chúa Hằng Sống."
Đề cập đến các khu vực trên thế giới nơi mà Tin Mừng Phúc Âm đã mọc rễ tự ngàn năm xa xưa, những nơi chốn đã được dẫn dắt bởi " một truyền thống Thiên Chúa Giáo chân chính - nhưng trong các thế kỷ gần đây--- tiến trình thế tục hóa đã gây ra một biến loạn nghiêm trọng trong nhận thức về Đức Tin Thiên Chúa Giáo và về Giáo Hội Công Giáo," Đức Giáo Hoàng nói; " vì vậy tôi đã quyết định thành lập một cơ quan Thánh Bộ mới."
Cơ cấu tổ chức của Thánh bộ mới này theo như Đức Thánh Cha giải thích sẽ là một Hội Đồng giáo Hoàng mới " với một nhiệm vụ quan trọng là cổ vũ thăng tiến việc đổi mới và canh tân lại công cuộc Phúc Âm Hoá trong các dân tộc và đất nước nơi mà việc truyền bá Đức Tin đã và đang vang dội lại dư âm và trong Các Giáo Hội Công Giáo có nguồn gốc thành lập từ thuở xa xưa mà nay vẫn còn hiện diện nhưng đang phải sống sót trong những xã hội đang không ngừng bị thế tục hóa và có dạng thức " che mờ cảm nhận về Thiên Chúa". Tình trạng này như Đức Thánh Cha giải thích; " đã tạo nên một thách thức cho Giáo Hội trong việc tìm kiếm những biện pháp xứng hợp để tái hiện lại Chân Lý Vĩnh Cửu của Tin Mừng Phúc Âm của Đức Chúa KiTô."