Thể thao bóng đá và đời sống đức tin tôn giáo

Bóng đá ngày nay trở thành môn thể thao phổ thông khắp nơi trên thế giới. Và qua môn thể thao này như trở nên niềm tự hào hãnh diện có tiếng tăm không chỉ cho cá nhân cầu thủ có cặp giò vàng đá banh nổi tiếng, nhưng còn cho đoàn thể xã hội địa phương tỉnh thành, và cho cả quốc gia đất nước châu lục nữa.

Như nói đến Âu châu, đến Nam Mỹ châu, người ta nghĩ ngay đến môn thể thao bóng đá. Vì đó là một trong những đặc điểm nổi bật của hai châu lục này.

Không dám đem Tôn giáo, một lãnh vực tinh thần cao cả, ra so sánh với môn chơi thể thao bóng đá. Nhưng quan sát nếp sinh hoạt hai lãnh vực này, ta cũng có thể thử tìm ra xem có được một ít điểm tương đồng cũng như không tương đồng. Vì cả hai đều có liên quan đến con người cả phần thân xác lẫn tinh thần.

Những trận cầu thi đấu bóng đá thế giới đang diễn ra ở đất nước Nam Phi lần thứ 19. từ ngày 11.06.2010 giúp chúng ta cơ hội suy tư về sự tương quan giữa bóng đá và đời sống đức tin Công giáo.

Trong sinh hoạt cả hai lãnh vực đều có những Nghi thức. Lẽ tất nhiên, không phải cả hai có nghi thức giống nhau và số lượng như nhau. Không, mỗi lãnh vực có nghi thức riêng và nhiều ít đều khác biệt nhau.

Nghi thức cầu nguyện là căn bản của đời sống tôn giáo trong mọi hoàn cảnh đời sống. Cầu nguyện cùng Thiên Chúa là hơi thở của người tín hữu. Cầu nguyện giúp người tín hữu lấy lại sức lực quân bình cho tâm hồn.

Trong lãnh vực thể thao đá banh, ta cũng thấy các cầu thủ cầu nguyện trước, đang khi và sau khi thi đấu đá banh. Hình thức cầu nguyện của họ thấy được lúc họ chắp tay trên ngực, ngước mắt lên trời, có những cầu thủ qùy gối xuống sân cỏ chắp tay ngửa mặt lên cầu miệng lẩm bẩm lời cầu xin. Họ nói lời gì ta không nghe thành tiếng. Nhưng có phần chắc họ kêu xin Trời cao giúp họ đá banh tốt, hay cám ơn đã giúp đá trái banh phá lưới mang lại chiến thắng cho đội. Vì họ tin là ơn trợ giúp của Trời cao rất cần trong thi đấu. Chả thế mà dân gian có câu ngạn ngữ nói lên sự tin tưởng vào ơn Trên: Mình tính không bằng Trời tính!

Như thế cầu nguyện là nhu cầu quan trọng cho con người trong cả hai lãnh vực tôn giáo lẫn thể thao bóng đá.

Nghi thức ca hát cũng có ở cả hai lãnh vực này. Khi bắt đầu Thánh Lễ, cả nhà thờ thờ hay Ca đoàn hát với tiếng đàn trống bài thánh ca vang lên trong thánh đường. Lời ca tiếng hát mang đến không khí thánh thiêng rộn ràng, gây lòng vui mừng phấn khởi mọi người. Như thế buổi lễ tăng phần long trọng cùng ý nghĩa thêm.

Bắt đầu trận thi đấu bóng đá, bài quốc ca hay còn gọi gọi là quốc thiều của hai đội thi đấu cũng được ban nhạc cử lên và mọi người trong vận động ai biết thì cùng hát to tiếng. Bài quốc ca được hát hay đàn chơi cử lên mang lại niềm tự hào hãnh diện, không khí rộn ràng trân trọng cho quốc gia cử đội tuyển đi thi đấu. Và mọi khán gỉa trong cầu trường, nhất là các cầu thử đứng ở sân cỏ và nhóm khán gỉa của đội tuyển nước đó không chỉ cảm động, mà còn tự hào hãnh diện cho thể diện quốc gia mình nữa.

Trong thánh đường khi có Thánh lễ hay giờ phụng vụ, không chỉ hát một bài hát, nhưng còn nhiều bài khác nhau ở mỗi phần đoạn phụng vụ. Và những bài thường có nhiều tiểu khúc diễn tả tâm tình tạ ơn, ca tụng hay cầu xin của con người muốn nói với Thiên Chúa dựa trên nền tảng Kinh Thánh, cùng nhuốm đậm không khí hòa bình.

Trái lại, bài hát mọi người hát hò reo trong sân động thường ngắn, phần nhiều có một tiểu khúc hay một câu dễ thuộc dễ hát thôi. Những bài ca hát hò reo đó không chỉ mang mầu sắc phấn khởi vui mừng, nhưng có khi còn nhuốm mầu sắc chỉ trích thách thức đội banh đối thủ hay trọng tài nữa.

Nghi thức làm dấu Thánh gía. Người Công giáo mỗi khi bước vào thánh đường hay cả lúc đi ra, đều lấy tay chấm nước Thánh để nơi cửa ra vào làm dấu Thánh gía trên mình. Nghi thức nhắc nhớ lại Bí tích rửa tội ngày xưa đã lãnh nhận bằng nứơc và trong Ba ngôi Thiên Chúa biểu hiệu qua dấu Thánh gía. Ngoài ra họ còn làm dấu Thánh gía mỗi khi đọc kinh cầu nguyện nữa.

Trong thể thao bóng đá không có nghi thức bắt buộc này. Nhưng trong thực tế, nhiều cầu thủ, nhất là cầu thủ vùng Nam Mỹ, hay Tây ban Nha mỗi khi ra sân cỏ thi đấu, họ đều lấy tay chấm sân cỏ và làm dấu Thánh gía trên mình. Huấn luyện viên nổi tiếng Maradona của đội tuyển Argentina, có thói quen làm dấu Thánh gía trên mình nhiều lần, khi đội tuyển của ông bắt đầu xuất trận thi đấu.

Người tín hữu Công giáo chấm tay vào nước Thánh làm dấu Thánh gía. Còn cầu thủ đá banh, nếu có làm dấu Thánh gía tùy theo mỗi cá nhân, lại lấy tay quệt xuống sân cỏ.

Nghi thức chúc bình an. Người tín hữu Công giáo trong Thánh lễ Misa đến phần trước khi rước lễ, có nghi thức chúc bình an cho nhau. Chúc bình an là cung cách chào hỏi thân thiện chúc mừng, cám ơn nhau ngay trong giờ phút thánh thiêng nhiệm mầu giữa thánh lễ. Qua đó họ muốn chiếu tỏa trao cho nhau niềm vui hạnh phúc qua cử chỉ bắt tay, hay cúi đầu chào bái nhau.

Trên sân cỏ thi đấu, khi một cầu thủ đá banh tung lưới mang lại chiến thắng cho đội, các cầu thủ đội thắng hân hoan mừng rỡ vội vã chạy lại ôm hôn nhau. Chúc mừng nhau, có khi cả huấn luyện viên và những cầu thủ dự bị chờ ngoài sân cũng chạy vào sân cỏ ôm chúc mừng cầu thủ vừa đá tung lưới đối phương. Cử chỉ này mang thêm tinh thần phấn khởi tự tin cho toàn thể cầu thủ và những khán gỉa ủng hộ nữa. Cung cách này đậm mầu sắc tình tự tinh thần đoàn kết của con người cùng chung vui sẻ buồn với nhau trong mọi cảnh ngộ đời sống.

Kèn Vezuzula

Trong sân vận động ở nước Nam Phi, các khán gỉa mang theo chiếc kèn mầu đỏ hay vàng làm bằng nhựa dài khoảng một mét. Ngoài tiếng reo hó hát xướng, họ còn thổi kèn lên. Âm thanh phát ra từ tiếng kèn đơn thuần một âm vang. Nó không giống âm điệu mà chúng ta thường nghe phát ra từ tiếng đàn. Có người nghĩ là giống tiếng của đàn ong phát ra. Có nhận xét cho rằng đó là âm thanh thiên nhiên của vùng miền Phi Châu. Âm thanh này kỳ lạ nghe chói tai làm căng thẳng thần kinh.

Kèn này có tên là Vuvuzela. Âm thanh phát ra từ Vevuzula là tiếng gào thét phản ảnh nhớ lại sự đau đớn thống khổ của người dân trong thời kỳ sống trong ách bị đô hộ thời thuộc địa, như Ông Maluleke, một vị trong hội đồng tôn giáo Nam Phi, cắt nghĩa như vậy.

Cũng theo Ông Malukele, kèn Vuvuzela ở nước làng giềng Botswana được coi là một loại nhạc cụ Kinh Thánh. Và theo Jaqueline Chireshe: Thiên Chúa muốn con ngưòi ca tụng Ngài bằng âm thanh của tiếng kèn.

***************

Môn thể thao bóng đá không là đời sống. Nhưng nó là một sinh hoạt trong nếp sống văn hóa của đời sống con người.

Môn thể thao này cũng không phải là một tôn giáo. Nhưng nó giúp nhắc nhớ con người đến thân xác và tinh thần của mình là món qùa tặng châu báu Trời cao ban cho.

Vì thế vui chơi thi đấu dành phần chiến thắng, danh dự, nhưng không quên đến ý nghĩa tập luyện cho thân xác cùng tinh thần trở nên khoẻ mạnh dẻo dai tinh nhanh, nhất là tinh thần cao thượng kính trọng nhau.

“Mens sana in corpore!”( Juvenal, 60-127 sau Công nguyên)

Mùa World Cup 2010