CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN -C-

2 Sm 12: 7-10, 13; Gl 2: 16, 19-21; Lc 7: 36-8,3

Trong bài đọc I hôm nay, chúng ta nên nhắc đến chuyện Na-than nói với vua Đa-Vít: Vua Đa-Vít đã ngoại tình với Bát Se-va và làm cho bà ấy mang thai. Để trừ khử chồng bà ấy, vua David đưa U-ri-gia ra trận để bị quân Am-mon giết (2S 11).

Ngôn sứ Na-than nói ngay trước mặt vua Đa-Vít, và dùng ngụ ngôn để vạch tội ông ta (2S 13:1-6). Trong bài đọc hôm nay, Na-than nhân danh Chúa nói với Đa-Vít về những điều Chúa đã làm cho ông “Nếu bấy nhiêu mà còn quá ít, thì Ta sẽ ban thêm cho ngươi gấp mấy lần như thế nữa.”. (như khuôn mẫu của những bài đọc trong những ngày chủ nhật. Đầu tiên là để chuẩn bị cho chúng ta để nghe bài phúc âm, nên dẫn đưa chúng ta đến những mẫu chuyện nói về sự chấp nhận tội lỗi của chúng ta và được ơn tha thứ). Phản ứng của Đa-Vít rất đơn sơ, Ông không chờ chỉ ra những chi tiết của tội lỗi mình, nhưng thành thật nhận tội: “Tôi đắc tội với ĐỨC CHÚA”. Và lời tha thứ của Đức Chúa đến ngay sau đó. Đức Chúa không làm khó khăn cho chúng ta để chờ xin được ơn tha thứ. Các bạn có để ý đến lúc bắt đầu thánh lễ hôm nay không?; Chúng ta bắt đầu tuyên xưng tội lỗi mình và xin ơn tha thứ.

Chỉ Thiên Chúa mới biết những gương xấu tội lỗi của Giáo hội sẽ xảy ra thế nào. Chúng ta đã biết những gương xấu của các bậc lãnh đạo đã tệ hại thế nào rồi. nếu có sự cố gắng che đậy, hay đổi các người đó đi chỗ khác cũng không giúp ích gì đâu. Có vài vị lãnh đạo trong giáo hội và một số giáo dân, các phương tiện truyền thông và cá hệ thống luật pháp, đã theo gương của Na-than là dùng sự thật trấn áp quyền uy. Một nạn nhân bị áp bức gần đây có nói giống như Na-than nói với vua Đa-Vít: “Tôi chỉ muốn họ chấp nhận tội lỗi và họ “xin lỗi ”.

Trong khi Na-than đối đáp ngay với Đa-Vít để buộc vua Đa-Vít chấp nhận tội lỗi mình, thì, trong phúc âm, lời Chúa Giêsu nói với Si-mon người Pha-ri-sêu như nước đổ lá môn. Chúa Giêsu muốn Simon hiểu là cả ông và người phụ nữ đều là kẻ có tội, và cần được ơn tha thứ. Từ khi bắt đầu câu chuyện, người Pha-ri-sêu đã có thái độ chống đối Chúa Giêsu. Khi Chúa vào nhà ông, ông ta cũng không đổ nước để rửa chân cho Chúa như tục lệ tiếp khách vào nhà. Simon có vẻ như muốn mời Chúa Giêsu vào nhà để thử thách Chúa Giêsu, và chính hành động của người phụ nữ làm cho các ông có dịp thấy được sự thử thách đó.

Na-than dùng ngụ ngôn để đối đáp với vua Đa-Vít, và giúp Đa-Vít mở mắt để nhận ơn tha thứ. Chúa Giêsu cũng dùng ngụ ngôn, hy vọng mở mắt người Pha-ri-sêu: ơn Thiên Chúa dồi dào sẵn sàng đổ xuống nếu có đức tin vào Chúa Giêsu. Chúng ta hãy cẩn thận nếu chúng ta muốn áp dụng câu chuyện phúc âm hôm nay vào vấn đề làm việc. Theo ánh sáng phúc âm hôm nay thì đề tài luân lý áp dụng vào việc làm như sau: “nếu tôi cố gắng thật nhiều để làm việc chứng tỏ lòng tôi thương yêu Chúa nhiều chừng nào thì tôi sẽ được ơn tha thứ nhiều chừng ấy”. Đó không phải là điều Chúa Giêsu muốn giải thích cho người Pha-ri-sêu. Không phải vì người phụ nữ tỏ vẻ thương yêu Chúa Giêsu nhiều mà người phụ nữ đó được ơn tha thứ đâu. Đó chỉ là một dấu chỉ mà thôi. Và chính người phụ nữ ấy cảm nhận đã được Thiên Chúa tha thứ nhiều cho chị ta rồi. Và hiểu được là những người nhiều tội lỗi cũng được ơn tha thứ. Người Pha-ri-sêu, giới người đạo đức nên ít tội, nhưng vẫn là người có tội, vì không hiểu gì về điều vua Đa-Vít và người phụ nữ kia lãnh nhận; đó là ơn tha thứ của Thiên Chúa một khi họ chấp nhận tội lỗi của họ.

Chúa Giêsu hỏi ông Simon “Ông thấy người phụ nữ này chứ?”. Trong phúc âm thánh Luca từ “thấy” không có ý nghĩa vật lý là trông thấy. Nó dùng để chỉ con mắt đức tin. Có người trông thấy Chúa Giêsu nhưng với con mắt đức tin của họ không thấy được ý nghĩa Chúa Giêsu trong đời sống của họ. Có người khác, như người phụ nữ kia, thấy được Chúa Giêsu là gì đối với họ và họ đã tin nhận Chúa Giêsu.

Ông Simon trông thấy người phụ nữ là một người đàn bà tội lỗi. Simon trông thấy chị ta đối đãi với Chúa Giêsu như với người khách, mặc dù đó là việc Simon phải làm, nhưng ông ta vẫn không thay đổi thái độ của mình đối với người phụ nữ đó. Trước mắt ông chị ta vẫn là người đàn bà tội lỗi. Còn Chúa Giêsu thấy được sự hoán cải nơi chị ta. Nên Ngài đã đã ban ơn tha thứ để thay đổi đời sống của chị ta.

Tôi nghĩ rằng, đôi khi xét đoán người khác (hay một tổ chức nào đó) dựa vào chút kinh nghiệm trong quá khứ. Chúng ta nghĩ rằng người đó sẽ hành động như thế nào do thái độ, hay hành vi của người ấy trong quá khứ. Thí dụ như khi chúng ta gán cho ai đó, hay nhóm nào đó trong giáo hội là “cấp tiến” hay “bảo thủ”, và chúng ta tiên đoán là học sẽ ứng phó với những tình huốn giả định như thế nào.

Câu chuyện trong phúc âm cũng gần giống như khi chúng ta đi thử mắt. Khi chúng ta phải đọc hàng chữ chiếu lên tường, đọc xong thì bác sĩ đổi kính và bảo phải đọc lại thì chúng ta mới nhận ra là trước kia chúng ta tưởng là chữ “P” nhưng thật sự là chữ “F”. Và như vậy giúp bác sĩ tìm đúng độ mắt kính chúng ta cần. Đó là điều Chúa Giêsu giúp chúng ta ngày hôm nay, Ngài giúp chúng ta nhìn lại người phụ nữ “tội lỗi”. Chúa Giêsu hỏi: “bạn thấy người phụ nữ này chứ?” Chúng ta lại nhìn lại một lần nữa. và với sự giúp đỡ của bài phúc âm, chúng ta thay đổi nhãn quan: chúng ta không những trông thấy người phụ nữ ấy rõ hơn, nhưng chúng ta còn trông thấy chúng ta trước mặt Thiên Chúa với cặp mắt chân thật hơn. Bài phúc âm giúp chúng ta đo mắt kính chính xác hơn, và bây giờ chúng ta thấy lòng từ bi của Thiên Chúa rõ ràng hơn.

Một lần nữa, chúng ta lại ngồi vào bàn tiệc với Chúa Giêsu. Chúng ta thấy: Chúa Giêsu chấp nhận một người ăn năn, và Chúa chỉ trích người Pha-ri-sêu tự coi mình là người đạo đức. những người sám hối và ngồi vào bàn tiệc với Chúa Giêsu được lòng tin là nhờ đức tin vào Chúa Giêsu mà họ được ơn tha thứ. Chúa Giêsu nói:tội lỗi của người phụ nữ đã được tha. Chúng ta cũng đã được ơn tha thứ như người phụ nữ, và bây giờ tình yêu thương của chúng ta đối với Chúa Giêsu được thể hiện qua việc phục vụ của chúng ta.

Tôi muốn cẩn thận không gọi “người phụ nữ tội lỗi” ấy là một gái điếm. Tại sao lại buộc tội ấy cho chị ta? Vì khi Chúa Giêsu gọi Phêrô thì ông ta tự xưng mình là “kẻ có tội”, chúng ta lại không buộc tội ấy cho Phêrô? Người phụ nữ ấy bị xem là người tội lỗi, có thể vì chị ta là nữ tỳ của một gia đình ngoại đạo, hay chị ta có liên hệ với một nghề mà các lãnh đạo tôn giáo cho là không trong sạch như việc chôn cất người chết. nếu chị ta bị bệnh hay bị tật nguyền thì người ta coi chị ấy là người bị Chúa phạt vì tội lỗi của chị ta. Chúng ta muốn tránh những thành kiến về những người phụ nữ gọi là “tội lỗi” trong Thánh Kinh.

Hôm nay chúng ta đến dự bàn tiệc với Chúa Giêsu, Ngài muốn chúng ta “nhìn thấy người phụ nữ” trong giáo hội chúng ta hiện nay. Các phụ nữ nơi bàn tiệc trong cộng đoàn Kitô Hữu có địa vị gì? Họ có tiếng nói trong cộng đoàn hay không? Có ai để ý đến tiếng nói của họ không? Có những phần việc nào mà họ không được làm hay không? Tại sao? Ai là những người được có trách nhiệm phục vụ? có những việc gì mà chỉ dành riêng cho một số người thôi? Tại sao? Bài phúc âm hôm nay có thể là kính mắt mới rõ ràng hơn để giúp chúng ta suy gẫm câu hỏi của Chúa Giêsu “Các con thấy người phụ nữ này chứ?”

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên,OP