Vatican City, ngày 30, tháng 5, 2010 (CNA/EWTN News).- Ngày thứ bẩy vừa qua, Đức Thánh Cha nhắc lại di sản của vị thừa sai Dòng Tên, linh mục Matteo Ricci và các “bạn hữu Trung Hoa thân thiết”. Đức Thánh Cha nói ngài “đoan chắc” một sự “tái ngộ với Thiên Chúa Giáo” sẽ có kết quả tốt tại Trung Quốc như sứ vụ của cha Ricci.
Ngày thứ bẩy, Đức Thánh Cha tiếp một nhóm 8.000 khách hành hương Ý mừng ngày kỷ niệm 400 năm vị thừa sai Ricci người Ý qua đời. Cha Ricci đã đem Phúc Âm vào tận Hoàng Cung Trung Quốc, và cũng giới thiệu Trung Hoa với văn hóa và khoa học Tây Phương và đã được người Trung Hoa biết tiếng là “Vị Đại Sư Phụ của Tây Phương.”
Đề cập đến linh mục Dòng Tên này như một “trường hợp hy hữu” giữa các nhà truyền giáo trong lịch sử Giáo Hội về khả năng rao giảng Phúc Âm và cổ võ sự đối thoại giữa hai văn hóa. Đức Thánh Cha gọi thời đại của cha Ricci và các môn đệ của ngài là “một trong những mốc điểm cao nhất và hòa hợp nhất trong mối tương quan giữa Trung Quốc và Tây Phương.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp, điều quan trọng là phải ghi nhận rằng ngoài việc giới thiệu các tiến bộ về khoa học, cha Ricci còn mang đến một viễn cảnh nhân bản “được vun trồng bằng những giá trị luân lý và tinh thần, ngài đã lấy tất cả những gì tích cực có thể tìm được trong truyền thống Trung Hoa và đã làm cho phồn thịnh hơn bởi những đóng góp của nền văn hóa Tây Phương, nhưng, trên hết là với sự khôn ngoan và chân lý của Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha nói, những đóng góp của các “bạn hữu Trung Hoa thân thiết” và các môn đệ rất thiết yếu cho việc hoàn thành sứ mệnh của vị linh mục Dòng Tên. Ngài mô tả sự trung thành của họ với Chúa Kitô, tình yêu “tha thiết” của họ dành cho người Trung Hoa, sự cam kết của họ về trí tuệ và học hỏi, và đời sống đạo đức của họ như “những cơ hội để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc và cho toàn thể dân tộc Trung Hoa."
Họ cung cấp một “sự thúc đẩy và khuyến khích việc sống đức tin Kitô sốt sắng, trong sự đối thoại với các văn hóa khác nhau, nhưng với niềm xác tín là trong Chúa Kitô nhân bản đích thực mới được thể hiện, nghĩa là được cởi mở cho Thiên Chúa, phồn thịnh về các giá trị luân lý và tình thần và có thể đáp ứng những ước vọng sâu xa nhất của tâm hồn con người.”
Ngày thứ bẩy, Đức Thánh Cha tiếp một nhóm 8.000 khách hành hương Ý mừng ngày kỷ niệm 400 năm vị thừa sai Ricci người Ý qua đời. Cha Ricci đã đem Phúc Âm vào tận Hoàng Cung Trung Quốc, và cũng giới thiệu Trung Hoa với văn hóa và khoa học Tây Phương và đã được người Trung Hoa biết tiếng là “Vị Đại Sư Phụ của Tây Phương.”
Đề cập đến linh mục Dòng Tên này như một “trường hợp hy hữu” giữa các nhà truyền giáo trong lịch sử Giáo Hội về khả năng rao giảng Phúc Âm và cổ võ sự đối thoại giữa hai văn hóa. Đức Thánh Cha gọi thời đại của cha Ricci và các môn đệ của ngài là “một trong những mốc điểm cao nhất và hòa hợp nhất trong mối tương quan giữa Trung Quốc và Tây Phương.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp, điều quan trọng là phải ghi nhận rằng ngoài việc giới thiệu các tiến bộ về khoa học, cha Ricci còn mang đến một viễn cảnh nhân bản “được vun trồng bằng những giá trị luân lý và tinh thần, ngài đã lấy tất cả những gì tích cực có thể tìm được trong truyền thống Trung Hoa và đã làm cho phồn thịnh hơn bởi những đóng góp của nền văn hóa Tây Phương, nhưng, trên hết là với sự khôn ngoan và chân lý của Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha nói, những đóng góp của các “bạn hữu Trung Hoa thân thiết” và các môn đệ rất thiết yếu cho việc hoàn thành sứ mệnh của vị linh mục Dòng Tên. Ngài mô tả sự trung thành của họ với Chúa Kitô, tình yêu “tha thiết” của họ dành cho người Trung Hoa, sự cam kết của họ về trí tuệ và học hỏi, và đời sống đạo đức của họ như “những cơ hội để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc và cho toàn thể dân tộc Trung Hoa."
Họ cung cấp một “sự thúc đẩy và khuyến khích việc sống đức tin Kitô sốt sắng, trong sự đối thoại với các văn hóa khác nhau, nhưng với niềm xác tín là trong Chúa Kitô nhân bản đích thực mới được thể hiện, nghĩa là được cởi mở cho Thiên Chúa, phồn thịnh về các giá trị luân lý và tình thần và có thể đáp ứng những ước vọng sâu xa nhất của tâm hồn con người.”