Các phương tiện truyền thông xã hội là một quyền lực thực sự trong thế giới hôm nay. Chúng tạo ra dư luận, chi phối dư luận, kiểm soát cuộc chuyện trò trao đổi công cọng. Điều đó cũng có nghĩa là một cách nào đó chúng cũng chi phối cách suy nghĩ, chọn lựa và hành động của mỗi người chúng ta. Ta bị “thống trị” nhưng thường là một cách êm ái dễ chịu vì chúng biết sử dụng những kỹ thuật khéo léo đến nỗi ta không còn ý thức về điều đó nữa. Chúng là “một thứ chủ nghĩa đế quốc mềm” (soft imperialism). Chính “vì thế mà người công giáo cần phải biết tin tức được loan đi như thế nào và ai làm việc đàng sau hậu trường”. Đó là ý kiến của Đức cha Charles Chaput, Tổng Giám mục giáo phận Denver (Hoa-kỳ) phát biểu với một tổ chức phục vụ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp công giáo hồi tháng 7 năm 2009.
Phải cảnh giác
Khai triển tư tưởng trên, vị Giám mục nói: “Phần lớn những gì chúng ta biết về thế giới đều đến từ những con người mà chúng ta không bao giờ gặp và không thực sự là hiểu biết. Ta không nghĩ tới họ như những cá nhân, trái lại ta thường nói về họ một cách chung là ‘giới truyền thông’ hay ‘báo chí’. Chúng ta thường biết rất ít về ai đó viết một bài xã luận không ký tên hay về những kẻ biên tập những bản tin hằng đêm. Đó là điều đáng nói tới (…) Vì các phương tiện truyền thông có quyền lực khuôn đúc tư tưởng dân chúng, nên đối với chúng ta, việc hiểu được yếu tố con người của chúng là điều vô cùng quan trọng. Nếu không nhận ra các quan niệm văn hoá và chính trị, những áp lực kinh tế, những tham vọng xã hội của những người mang tin tức của chúng ta (our news) đến cho ta, chúng ta làm cho giới truyền thông thất vọng vì đặt họ ở một chuẩn mực quá thấp; và quan trọng hơn nữa, chúng ta đánh giá thấp chính bản thân chúng ta vì lười biếng suy nghĩ và hành động như những công dân thông minh.”
Truyền thông hiện đại: ít tư duy hơn
Đức TGM nói về Internet và mạng lưới thông tin 24 trên 24 giờ (ở Mỹ). Không những chúng đã thay đổi chu kỳ phát tin truyền thống –nghĩa là sáng và chiều-, mà hơn nữa còn thay đổi cả cách thức xã hội “tiêu thụ” các tin tức. Trong 50 năm qua, nền văn hoá Mỹ đã chuyển từ chữ in qua phương tiện thông tin bằng hình ảnh. Các phương tiện này thiên về cảm xúc và tiêu thụ thụ động. Khi một nền văn hoá in ấn tàn lụi thì các tư tưởng, cơ chế và ngay cả thói quen cư xử của quần chúng xây dựng trên nền văn hoá đó bắt đầu suy giảm. Các phương tiện liên quan tới thị giác và điện tử, vốn đang thống trị ngày nay, chủ trương ngắn gọn, tốc độ, thay đổi, khẩn trương, đa dạng và tinh cảm. Thế nhưng tư duy đòi hỏi ngược lại. Tư duy phải có thời gian. Tư duy cần đến thinh lặng và những kỹ năng về lý luận và phương pháp. Được tiếp cận nhiều thông tin hơn là điều hữu ích, nhưng đáng tiếc là công nghệ đã phá hoại dần kỷ luật suy tư mà chúng ta có trước kia khi những phương tiện liên lạc chính của ta là sách hoặc ấn phẩm. Đó không phải là một sự phát triển tốt. Nói đúng ra, đó là một điều rất nguy hiểm trong một nền dân chủ vốn là một hình thức cai trị đòi hỏi sự trưởng thành trí thức và luân lý nơi các công dân để tồn tại.
Không phải là cần vất bỏ vi tính, điện thoại di động hay những thiết bị khác gắn liền với công nghệ hiện đại, nhưng chúng ta cần nhớ rằng “tiến bộ vật chất không bao giờ là một may mắn không pha trộn. Nó cho rồi nó lấy đi. Và nó luôn luôn có những hậu quả không tính trước. Vậy ta cần phải cảnh giác hơn về cách thức các phương tiện truyền thông huấn luyện chúng ta, cũng như cách thức mà ảnh hưởng của chúng khuôn đúc nội dung của đời sống công cộng của ta.”
Mục đích của tự do báo chí
Cuối cùng Đức TGM Chaput nhắc lại lời Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson về lợi ích to lớn của báo chí tự do, đại ý rằng con người có thể được điều khiển bởi lý trí và sự thật và rằng mục đích của tự do báo chí chính là lý trí và chân lý mà người ta cần đến để tự điều khiển mình. Rồi ngài nhận xét:
“Thế nhưng trong thời đại chúng ta, ngay cả khi thảo luận về những đề tài quan trọng, xem ra giới thông tin ít quan tâm đến lý trí và sự thật hơn là chú ý vào cái mà Christopher Lasch gọi là ‘những cử chỉ ý thức hệ’ (ideological gestures), nói cách khác, họ dùng những khẩu hiệu phe nhóm cốt để khuôn đúc tư tưởng chúng ta thay vì khuyến khích nó (…) Dù các phương tiện truyền thông tuyên bố mình trung lập, dù chúng thường làm được việc tốt không chối cãi nhưng cũng như bất cứ ngành nghề nào khác, chúng vẫn nghiêng về thành kiến, thiếu tri thức, kém chuyên nghiệp và óc phe nhóm hẹp hòi. Song so với các nghề khác, báo chí được hiến pháp bảo vệ; nó lại có khả năng thực sự định hướng cách chúng ta nghĩ, điều chúng ta nghĩ và cái chúng ta thích, không thích và không biết.” (Nguồn: Internet)
Vài kết luận cho chúng ta
Có thể rút ra điều gì bổ ích cho hoàn cảnh chúng ta hiện nay?
Công nghệ thông tin ở nước ta còn kém xa ở Hoa Kỳ và những nước tiên tiến khác, không thể so sánh được, nhưng trong chừng mực nào đó, chúng ta vẫn thấy nó cũng có đầy đủ những nét tiêu biểu cả tích cực lẫn tiêu cực của truyền thông hiện đại như Đức cha Chaput đã trình bày trên. Nhưng tôi tự hỏi phải chăng vì ta còn kém phát triển về mặt trưởng thành đạo đức và trí thức và vì tình hình đặc biệt của Việt Nam, nên những mặt tích cực của truyền thông, nếu không bị lấn át thì cũng bị hạn chế rất nhiều bởi những mặt tiêu cực? Hai điểm nên lưu lý.
- Về câu hỏi ai đứng đàng sau các thông tin. Ở nước ta truyền thanh và truyền hình nằm trong tay nhà nước. Ai cũng biết, các phương tiện truyền thông thuộc chính quyền là cộng cụ tuyên truyền giáo dục của chế độ. Báo chí tư nhân đúng nghĩa chưa có. Ít nhất cũng phải là một tổ chức, một ngành nghề được chính thức nhìn nhận mới được phép ra báo. Không có chế độ kiểm duyệt nhưng người làm báo phải biết tự kiểm duyệt và tránh những vấn đề hay lãnh vực “tế nhị”. Phía Giáo Hội công giáo, Hội đồng Giám mục chỉ có một trang Web và một tờ báo in định kỳ (Hiệp Thông), phổ biến còn hạn chế, ít mang tính quần chúng, ảnh hưởng chưa nhiều. Nhất là trong tình hình phức tạp mấy tháng qua, các cơ quan ngôn luận đó đã chứng tỏ là chưa làm hết vai trò soi sáng hướng dẫn và giáo dục dư luận của mình, như phải và có thể làm.
Trước những vấn đề nóng bỏng mà dư luận quan tâm, thực tế nói trên của Việt Nam dường như càng khuyến khích người ta sử dụng Internet để thu tin và tung tin. Tính vô danh vô ngã của các phương tiện truyền thông mà Đức Tổng Giám mục Denver nói tới được phát huy tối đa ở đây. Ngoài một thiểu số có ý thức, số đông những người tham gia lên tiếng trên mạng thời gian qua đều lợi dụng cái dù che của Internet để tha hồ phát ngôn, không phải để thông tin nhưng để tung tin thất thiệt hay nửa vời nhằm gây rối hoặc chia rẽ; không phải để chia sẻ tri thức hay quan điểm và tìm kiếm sự thật nhưng để áp đặt lập trường tư tưởng của mình như thể đó là những chân lý không thể bàn cãi, thậm chí còn để “đánh” những ai không đứng về phía mình. Quá xa với cái mục đích lý tưởng: lý tính và sự thật!
-Về cách “tiêu thụ” các thông tin. Đức cha Chaput khuyên chúng ta hãy là những người sử dụng truyền thông có chọn lọc và tiêu thụ thông tin có phê phán.
Nhờ các phương tiện truyền thông ngày nay, đặc biệt nhất là Internet, chúng ta có thể tiếp cận một khối lượng thông tin khổng lồ, hầu như vô tận (thông tin ở đây hiểu theo nghĩa rộng) bao gồm hết mọi lãnh vực của tri thức và đời sống, nhưng trong đó vàng thau, tốt xấu, đúng sai, thật ảo lẫn lộn. Nếu không có những chọn lựa rõ ràng theo những định hướng hữu ích cho bản thân, ta sẽ bị lạc lối và phung phí thời giờ vô ích, -không phải chỉ vô ích mà còn rất có hại nữa. Điều này đòi hỏi một sự rèn luyện kỷ luật bản thân kiên quyết và kiên trì (ở đây tôi nhấn mạnh việc sử dụng Internet).
Muốn “tiêu thụ” thông tin cách hữu ích, còn phải có tinh thần phê phán nữa. Tôi đã đọc một số bài làm của sinh viên và thấy rõ ràng họ chỉ chép lại từ sách tài liệu hay tải trên mạng xuống mà không có chút nhận định phán đoán nào cho dù có những cái sai khá lộ liễu trong đó, chứng tỏ họ không hiểu gì điều mình “sưu tầm”. Lối giáo dục nhồi nhét của nhà trường đã hầu như triệt tiêu khả năng tư duy độc lập của số đông học sinh sinh viên.
Muốn cho thông tin trở nên bổ ích, ta phải coi nó không như của ăn sẵn mà là vật liệu để chế biến món ăn theo nhu cầu của mình; ý tôi muốn nói phải coi nó như dữ liệu (data) làm “đầu vào” cho cái máy vi tính là đầu óc ta, từ đó nó sẽ trở thành tri thức cho ta. Có như vậy thông tin (information) mới trở thành phương thế huấn luyện (formation) được.
Sau cùng, đọc lại chia sẻ của ĐTGM giáo phận Denver trong bối cảnh Giáo Hội Việt Nam hiện nay, tôi thiển nghĩ các Giám mục ta nên quan tâm đúng mức hơn tới các phương tiện truyền thông, và tôi tự hỏi: phải chăng đã đến lúc HĐGM cần có một người phát ngôn chính thức? Mấy bài giảng hay trả lời phỏng vấn của Đức cha Phó Chủ tịch HĐGM thời gian qua đã chứng tỏ điều đó rất hữu ích và có thể làm được.
25-5-2010.
Phải cảnh giác
Khai triển tư tưởng trên, vị Giám mục nói: “Phần lớn những gì chúng ta biết về thế giới đều đến từ những con người mà chúng ta không bao giờ gặp và không thực sự là hiểu biết. Ta không nghĩ tới họ như những cá nhân, trái lại ta thường nói về họ một cách chung là ‘giới truyền thông’ hay ‘báo chí’. Chúng ta thường biết rất ít về ai đó viết một bài xã luận không ký tên hay về những kẻ biên tập những bản tin hằng đêm. Đó là điều đáng nói tới (…) Vì các phương tiện truyền thông có quyền lực khuôn đúc tư tưởng dân chúng, nên đối với chúng ta, việc hiểu được yếu tố con người của chúng là điều vô cùng quan trọng. Nếu không nhận ra các quan niệm văn hoá và chính trị, những áp lực kinh tế, những tham vọng xã hội của những người mang tin tức của chúng ta (our news) đến cho ta, chúng ta làm cho giới truyền thông thất vọng vì đặt họ ở một chuẩn mực quá thấp; và quan trọng hơn nữa, chúng ta đánh giá thấp chính bản thân chúng ta vì lười biếng suy nghĩ và hành động như những công dân thông minh.”
Truyền thông hiện đại: ít tư duy hơn
Đức TGM nói về Internet và mạng lưới thông tin 24 trên 24 giờ (ở Mỹ). Không những chúng đã thay đổi chu kỳ phát tin truyền thống –nghĩa là sáng và chiều-, mà hơn nữa còn thay đổi cả cách thức xã hội “tiêu thụ” các tin tức. Trong 50 năm qua, nền văn hoá Mỹ đã chuyển từ chữ in qua phương tiện thông tin bằng hình ảnh. Các phương tiện này thiên về cảm xúc và tiêu thụ thụ động. Khi một nền văn hoá in ấn tàn lụi thì các tư tưởng, cơ chế và ngay cả thói quen cư xử của quần chúng xây dựng trên nền văn hoá đó bắt đầu suy giảm. Các phương tiện liên quan tới thị giác và điện tử, vốn đang thống trị ngày nay, chủ trương ngắn gọn, tốc độ, thay đổi, khẩn trương, đa dạng và tinh cảm. Thế nhưng tư duy đòi hỏi ngược lại. Tư duy phải có thời gian. Tư duy cần đến thinh lặng và những kỹ năng về lý luận và phương pháp. Được tiếp cận nhiều thông tin hơn là điều hữu ích, nhưng đáng tiếc là công nghệ đã phá hoại dần kỷ luật suy tư mà chúng ta có trước kia khi những phương tiện liên lạc chính của ta là sách hoặc ấn phẩm. Đó không phải là một sự phát triển tốt. Nói đúng ra, đó là một điều rất nguy hiểm trong một nền dân chủ vốn là một hình thức cai trị đòi hỏi sự trưởng thành trí thức và luân lý nơi các công dân để tồn tại.
Không phải là cần vất bỏ vi tính, điện thoại di động hay những thiết bị khác gắn liền với công nghệ hiện đại, nhưng chúng ta cần nhớ rằng “tiến bộ vật chất không bao giờ là một may mắn không pha trộn. Nó cho rồi nó lấy đi. Và nó luôn luôn có những hậu quả không tính trước. Vậy ta cần phải cảnh giác hơn về cách thức các phương tiện truyền thông huấn luyện chúng ta, cũng như cách thức mà ảnh hưởng của chúng khuôn đúc nội dung của đời sống công cộng của ta.”
Mục đích của tự do báo chí
Cuối cùng Đức TGM Chaput nhắc lại lời Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson về lợi ích to lớn của báo chí tự do, đại ý rằng con người có thể được điều khiển bởi lý trí và sự thật và rằng mục đích của tự do báo chí chính là lý trí và chân lý mà người ta cần đến để tự điều khiển mình. Rồi ngài nhận xét:
“Thế nhưng trong thời đại chúng ta, ngay cả khi thảo luận về những đề tài quan trọng, xem ra giới thông tin ít quan tâm đến lý trí và sự thật hơn là chú ý vào cái mà Christopher Lasch gọi là ‘những cử chỉ ý thức hệ’ (ideological gestures), nói cách khác, họ dùng những khẩu hiệu phe nhóm cốt để khuôn đúc tư tưởng chúng ta thay vì khuyến khích nó (…) Dù các phương tiện truyền thông tuyên bố mình trung lập, dù chúng thường làm được việc tốt không chối cãi nhưng cũng như bất cứ ngành nghề nào khác, chúng vẫn nghiêng về thành kiến, thiếu tri thức, kém chuyên nghiệp và óc phe nhóm hẹp hòi. Song so với các nghề khác, báo chí được hiến pháp bảo vệ; nó lại có khả năng thực sự định hướng cách chúng ta nghĩ, điều chúng ta nghĩ và cái chúng ta thích, không thích và không biết.” (Nguồn: Internet)
Vài kết luận cho chúng ta
Có thể rút ra điều gì bổ ích cho hoàn cảnh chúng ta hiện nay?
Công nghệ thông tin ở nước ta còn kém xa ở Hoa Kỳ và những nước tiên tiến khác, không thể so sánh được, nhưng trong chừng mực nào đó, chúng ta vẫn thấy nó cũng có đầy đủ những nét tiêu biểu cả tích cực lẫn tiêu cực của truyền thông hiện đại như Đức cha Chaput đã trình bày trên. Nhưng tôi tự hỏi phải chăng vì ta còn kém phát triển về mặt trưởng thành đạo đức và trí thức và vì tình hình đặc biệt của Việt Nam, nên những mặt tích cực của truyền thông, nếu không bị lấn át thì cũng bị hạn chế rất nhiều bởi những mặt tiêu cực? Hai điểm nên lưu lý.
- Về câu hỏi ai đứng đàng sau các thông tin. Ở nước ta truyền thanh và truyền hình nằm trong tay nhà nước. Ai cũng biết, các phương tiện truyền thông thuộc chính quyền là cộng cụ tuyên truyền giáo dục của chế độ. Báo chí tư nhân đúng nghĩa chưa có. Ít nhất cũng phải là một tổ chức, một ngành nghề được chính thức nhìn nhận mới được phép ra báo. Không có chế độ kiểm duyệt nhưng người làm báo phải biết tự kiểm duyệt và tránh những vấn đề hay lãnh vực “tế nhị”. Phía Giáo Hội công giáo, Hội đồng Giám mục chỉ có một trang Web và một tờ báo in định kỳ (Hiệp Thông), phổ biến còn hạn chế, ít mang tính quần chúng, ảnh hưởng chưa nhiều. Nhất là trong tình hình phức tạp mấy tháng qua, các cơ quan ngôn luận đó đã chứng tỏ là chưa làm hết vai trò soi sáng hướng dẫn và giáo dục dư luận của mình, như phải và có thể làm.
Trước những vấn đề nóng bỏng mà dư luận quan tâm, thực tế nói trên của Việt Nam dường như càng khuyến khích người ta sử dụng Internet để thu tin và tung tin. Tính vô danh vô ngã của các phương tiện truyền thông mà Đức Tổng Giám mục Denver nói tới được phát huy tối đa ở đây. Ngoài một thiểu số có ý thức, số đông những người tham gia lên tiếng trên mạng thời gian qua đều lợi dụng cái dù che của Internet để tha hồ phát ngôn, không phải để thông tin nhưng để tung tin thất thiệt hay nửa vời nhằm gây rối hoặc chia rẽ; không phải để chia sẻ tri thức hay quan điểm và tìm kiếm sự thật nhưng để áp đặt lập trường tư tưởng của mình như thể đó là những chân lý không thể bàn cãi, thậm chí còn để “đánh” những ai không đứng về phía mình. Quá xa với cái mục đích lý tưởng: lý tính và sự thật!
-Về cách “tiêu thụ” các thông tin. Đức cha Chaput khuyên chúng ta hãy là những người sử dụng truyền thông có chọn lọc và tiêu thụ thông tin có phê phán.
Nhờ các phương tiện truyền thông ngày nay, đặc biệt nhất là Internet, chúng ta có thể tiếp cận một khối lượng thông tin khổng lồ, hầu như vô tận (thông tin ở đây hiểu theo nghĩa rộng) bao gồm hết mọi lãnh vực của tri thức và đời sống, nhưng trong đó vàng thau, tốt xấu, đúng sai, thật ảo lẫn lộn. Nếu không có những chọn lựa rõ ràng theo những định hướng hữu ích cho bản thân, ta sẽ bị lạc lối và phung phí thời giờ vô ích, -không phải chỉ vô ích mà còn rất có hại nữa. Điều này đòi hỏi một sự rèn luyện kỷ luật bản thân kiên quyết và kiên trì (ở đây tôi nhấn mạnh việc sử dụng Internet).
Muốn “tiêu thụ” thông tin cách hữu ích, còn phải có tinh thần phê phán nữa. Tôi đã đọc một số bài làm của sinh viên và thấy rõ ràng họ chỉ chép lại từ sách tài liệu hay tải trên mạng xuống mà không có chút nhận định phán đoán nào cho dù có những cái sai khá lộ liễu trong đó, chứng tỏ họ không hiểu gì điều mình “sưu tầm”. Lối giáo dục nhồi nhét của nhà trường đã hầu như triệt tiêu khả năng tư duy độc lập của số đông học sinh sinh viên.
Muốn cho thông tin trở nên bổ ích, ta phải coi nó không như của ăn sẵn mà là vật liệu để chế biến món ăn theo nhu cầu của mình; ý tôi muốn nói phải coi nó như dữ liệu (data) làm “đầu vào” cho cái máy vi tính là đầu óc ta, từ đó nó sẽ trở thành tri thức cho ta. Có như vậy thông tin (information) mới trở thành phương thế huấn luyện (formation) được.
Sau cùng, đọc lại chia sẻ của ĐTGM giáo phận Denver trong bối cảnh Giáo Hội Việt Nam hiện nay, tôi thiển nghĩ các Giám mục ta nên quan tâm đúng mức hơn tới các phương tiện truyền thông, và tôi tự hỏi: phải chăng đã đến lúc HĐGM cần có một người phát ngôn chính thức? Mấy bài giảng hay trả lời phỏng vấn của Đức cha Phó Chủ tịch HĐGM thời gian qua đã chứng tỏ điều đó rất hữu ích và có thể làm được.
25-5-2010.