Cách đây 2 năm, vào ngày 2 tháng 6 năm 2008, Đức Bênêđictô XVI đã loan báo cho đoàn hành hương từ Torinô về Rôma rằng vào mùa xuân năm 2010, tấm khăn liệm Chúa Giêsu sẽ được trưng bày công khai, và ngài hứa sẽ đến kính viếng di tích ấy nếu Chúa thương còn cho sống và đủ sức khoẻ. Ngài đã giữ lời hứa, với việc dành trọn ngày hôm qua cho thành phố Torinô. Rời Vatican lúc 8 giờ sáng, đức thánh cha đã đến phi trường Torino Caselle lúc 9 giờ 15. Sau những nghi thức tiếp đón, ngài đã tiến về quảng trường thánh Carlô để dâng thánh lễ cho Dân Chúa, kết thúc với kinh kính Đức Mẹ. Kế đó, ngài về tòa giám mục dùng bữa trưa với các giám mục thuộc miền Piemonte. Vào buổi chiều ngài trở lại quảng trường thánh Carlô để gặp gỡ các bạn trẻ, rồi đến nhà thờ chánh toà để kính viếng khăn liệm của Chúa, và tiếp các nữ đan sĩ của giáo phận Torinô. Cuộc gặp gỡ cuối cùng được dành cho các bệnh nhân đang điều trị tại “căn nhà của Chúa Quan phòng” do thánh Giuseppe Cottolengo thiết lập năm 1827, hiện nay là một trung tâm bác ái vĩ đại, đón nhận nhiều bệnh nhân mà hầu như y khoa đã bó tay. Vì thời giờ eo hẹp, cuộc viếng thăm chỉ giới hạn vào vài địa điểm tượng trưng. Thực vậy, thành phố Torinô nổi tiếng về nhiều vị thánh, cách riêng trong thế kỷ XIX và XX, dấn thân vào hoạt động xã hội, chẳng hạn như thánh Giuse Cottolengo vừa kể (1786-1842), thánh Giuse Cafasso (1811-1860) tuyên uý các nhà tù và đã tháp tùng 68 tử tội lên đoạn đầu đài, thánh Gioan Bosco (1815-1888) tông đồ các bạn trẻ, chân phúc Francesco Faà di Bruno (1825-1888), một nhà khoa học mở trường huấn luyện cho các trẻ em di cư, thánh Leonardo Murialdo (1828-1900) tuyên uý các thanh lao công, và sau cùng chân phước Pier Giorgio Frassati (1901-1925) một sinh viên làm tông đồ giữa giới sinh viên. Trong bài tường thuật hôm nay, chúng tôi chỉ giới hạn vào Thánh lễ cử hành vào ban sáng, với sự tham dự của 50 ngàn tín hữu có vé để đi vào quảng trường. Trong buổi phát ngày mai, chúng tôi sẽ tường thuật những cuộc gặp gỡ diễn ra vào ban chiều, với cao điểm là bài suy niệm đọc trước tấm khăn liệm.
Bài giảng Thánh lễ dựa trên các bài đọc của Chúa Nhật Phục sinh thứ 5, đặc biệt là bài Tin mừng thánh Gioan nhấn mạnh đến điểu răn yêu thương. Trong lời chào trước khi mở đầu phụng vụ, đức hồng y Polettô ước mong rằng cuộc viếng thăm của đức thánh cha sẽ đánh dấu một cuộc đổi mới về lòng tin và nhiệt khí truyền giáo. Đáp lại, đức Bênêđictô XVI nói rằng cuộc canh tân cần được bắt nguồn từ giới răn mới mà Chúa Giêsu đã trao lại cho các môn đệ: “Thầy ban cho các con một điều răn mới: các con hãy yêu thương nhau. Cũng như Thầy đã yêu thương các con như thế nào, các con hãy thương yêu nhau như vậy” (câu 34). Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Chúa tiếp tục hiện diện ở giữa chúng ta. Tại sao mà giới răn yêu thương được gọi là mới? Thưa bởi vì Chúa Giêsu đã để lại một mẫu gương để quy chiếu. Chúa Giêsu đã trao hiến bản thân mình làm mẫu gương và nguồn mạch của tình yêu. Đó là một tình yêu không giới hạn, đại đồng, có khả năng biến đổi kể cả những hoàn cảnh tiêu cực và các chướng ngại trở thành những cơ hội để tiến triển trên tình yêu”.
Điểm qua vài vấn đề chính của thành phố Torino, ngài kể ra: “tôi nghĩ cách riêng đến nhiều người phải sống trong tình trạng tạm bợ, vì thiếu công ăn việc làm, vì tương lại bấp bênh, vì những bệnh tật đau khổ về thể lý hoặc tâm thần; tôi nghĩ đến các gia đình, các thanh niên, các người già cả thường phải sống trong cô đơn, các người di dân, các người sống bên lề xã hội”. Rồi ngài nói tiếp: “Khi trao cho chúng ta một điều răn mới, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta sống chính tình yêu của Người, là một dấu hiệu khả tín, hùng hồn và hữu hiệu để loan báo cho thế giới biết rằng Triều đại Thiên Chúa đã đến. Dĩ nhiên là nếu dựa vào sức mình thì chúng ta yếu đuối và hữu hạn. Trong con người chúng ta có sự kháng cự yêu thương, và trong cuộc sống chúng ta, có nhiều nỗi khó khăn gây ra chia rẽ, giận hờn và thù ghét. Nhưng Chúa đã hứa rằng Người sẽ hiện diện trong cuộc sống chúng ta, cấp cho chúng ta khả năng có thể yêu thương quảng đại, vượt qua những trở ngại. Nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Kitô, chúng ta có thể yêu thương thực tình. Yêu thương tha nhân như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta chỉ có thể thực hiện được nhờ sức mạnh được thông ban cho chúng ta khi sống tưong quan với Người, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, nơi mà hiến lễ tình yêu của Người trở thành hiện thực, và phát sinh ra tình yêu.
Đức Bênêđictô XVI nhắc nhở rằng những lời của Chúa Giêsu đã mang một tiếng vang đặc biệt tại giáo hội Torinô, một giáo hội quảng đại và năng động, bắt đầu từ các linh mục. Ngở lời với các linh mục và tu sĩ, ngài nói: “Nhiều khi đi làm trong vườn nho của Chúa thật là mệt nhọc. Công tác thì nhiều, các vấn đề chất đống. Xin các anh chị em hãy biết múc lấy hằng ngày sức mạnh để mang sứ điệp ngôn sứ nhờ cuộc tiếp xúc thân tình với Chúa trong sự cầu nguyện; hãy lấy Tin mừng làm chỉ nam cho cuộc sống; hãy vun trồng bầu khí hiệp thông và huynh đệ trong hàng giáo sĩ, trong các cộng đoàn, trong các mối tương quan với Dân Chúa; anh chị em hãy làm chứng cho mãnh lực của tình yêu phát xuất từ trên cao”.
Đức thánh cha đã khuyên các gia đinh hãy sống tình yêu Kitô giáo trong những cử chỉ đơn giản hằng ngày, trong các mối tương quan gia đình, vượt qua các mối chia rẽ và hiểu lầm. Còn những người hoạt động tại các đại học được khuyến khích hãy khiêm tốn đối thoại với Chân Lý, với niềm thâm tín rằng chính Chân Lý sẽ đến gặp gỡ chúng ta. Các nhân viên làm việc trong các cơ quan hành chánh được yêu cầu hãy hợp tác với mọi người trong việc phục vụ ích chung, ngò hầu cuộc sống của thành phố được nhân bản hơn,.
Trong phần kết luận bài giảng, đức Bênêđictô XVI mời gọi các bạn trẻ cũng như tất cả mọi người đừng mất niềm hy vọng. Niềm hy vọng của chúng ta dựa trên cuộc phục sinh của Chúa Kitô, khởi đầu cho một chuỗi những điều mới mẻ, mà chúng ta cũng được chia sẻ. Đó là thế giói đầy hoan lạc, trong đó không còn đau khổ, không còn hận thù oán ghét, nhưng chỉ còn tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa và làm thay đổi mọi vật.
Trước khi ban phép lành kết thúc Thánh lễ, đức thánh cha đã dẫn nhập vào kinh kính Đức Mẹ, một người đã chiêm ngắm Thiên Chúa qua dung nhan của Chúa Giêsu, khi còn là một thơ nhi nằm trong máng cỏ, cho đến khi chết trên thập giá, được an táng trong khăn liệm. Dung nhan của con người chịu đau khổ đã in đậm trong tâm hồn của Mẹ, nhưng hình ảnh đó đã được thay đổi nhờ ánh sáng của cuộc Phục sinh. Nhờ thế, trái tim của Mẹ Maria đã lưu giữ hình ảnh của dung nhan của Đức Kitô đau khổ và vinh quang. Chúng ta hãy học nơi Mẹ cho biết chiêm ngưõng Chúa Giêsu với niềm tin và yêu mến. Đức Thánh Cha đã ký thác thành phố và nhân dân Torinô cho Đức Mẹ An ủi, bổn mạng thành phố với lời nguyện: “Lạy Mẹ Maria, xin hãy trông nom các gia đình và các giới lao động, xin hãy trông nom những người đã mất niềm tin và hy vọng; xin hãy an ủi những người đau ốm, những người bị giam tù, những người bị đau khổ. Xin Mẹ nâng đỡ những bạn trẻ, những người già, xin Mẹ giúp cho các mục tử và cộng đoàn tín hữu để cho họ được trở nên muối và ánh sáng giữa xã hội”.
Bài giảng Thánh lễ dựa trên các bài đọc của Chúa Nhật Phục sinh thứ 5, đặc biệt là bài Tin mừng thánh Gioan nhấn mạnh đến điểu răn yêu thương. Trong lời chào trước khi mở đầu phụng vụ, đức hồng y Polettô ước mong rằng cuộc viếng thăm của đức thánh cha sẽ đánh dấu một cuộc đổi mới về lòng tin và nhiệt khí truyền giáo. Đáp lại, đức Bênêđictô XVI nói rằng cuộc canh tân cần được bắt nguồn từ giới răn mới mà Chúa Giêsu đã trao lại cho các môn đệ: “Thầy ban cho các con một điều răn mới: các con hãy yêu thương nhau. Cũng như Thầy đã yêu thương các con như thế nào, các con hãy thương yêu nhau như vậy” (câu 34). Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Chúa tiếp tục hiện diện ở giữa chúng ta. Tại sao mà giới răn yêu thương được gọi là mới? Thưa bởi vì Chúa Giêsu đã để lại một mẫu gương để quy chiếu. Chúa Giêsu đã trao hiến bản thân mình làm mẫu gương và nguồn mạch của tình yêu. Đó là một tình yêu không giới hạn, đại đồng, có khả năng biến đổi kể cả những hoàn cảnh tiêu cực và các chướng ngại trở thành những cơ hội để tiến triển trên tình yêu”.
Điểm qua vài vấn đề chính của thành phố Torino, ngài kể ra: “tôi nghĩ cách riêng đến nhiều người phải sống trong tình trạng tạm bợ, vì thiếu công ăn việc làm, vì tương lại bấp bênh, vì những bệnh tật đau khổ về thể lý hoặc tâm thần; tôi nghĩ đến các gia đình, các thanh niên, các người già cả thường phải sống trong cô đơn, các người di dân, các người sống bên lề xã hội”. Rồi ngài nói tiếp: “Khi trao cho chúng ta một điều răn mới, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta sống chính tình yêu của Người, là một dấu hiệu khả tín, hùng hồn và hữu hiệu để loan báo cho thế giới biết rằng Triều đại Thiên Chúa đã đến. Dĩ nhiên là nếu dựa vào sức mình thì chúng ta yếu đuối và hữu hạn. Trong con người chúng ta có sự kháng cự yêu thương, và trong cuộc sống chúng ta, có nhiều nỗi khó khăn gây ra chia rẽ, giận hờn và thù ghét. Nhưng Chúa đã hứa rằng Người sẽ hiện diện trong cuộc sống chúng ta, cấp cho chúng ta khả năng có thể yêu thương quảng đại, vượt qua những trở ngại. Nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Kitô, chúng ta có thể yêu thương thực tình. Yêu thương tha nhân như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta chỉ có thể thực hiện được nhờ sức mạnh được thông ban cho chúng ta khi sống tưong quan với Người, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, nơi mà hiến lễ tình yêu của Người trở thành hiện thực, và phát sinh ra tình yêu.
Đức Bênêđictô XVI nhắc nhở rằng những lời của Chúa Giêsu đã mang một tiếng vang đặc biệt tại giáo hội Torinô, một giáo hội quảng đại và năng động, bắt đầu từ các linh mục. Ngở lời với các linh mục và tu sĩ, ngài nói: “Nhiều khi đi làm trong vườn nho của Chúa thật là mệt nhọc. Công tác thì nhiều, các vấn đề chất đống. Xin các anh chị em hãy biết múc lấy hằng ngày sức mạnh để mang sứ điệp ngôn sứ nhờ cuộc tiếp xúc thân tình với Chúa trong sự cầu nguyện; hãy lấy Tin mừng làm chỉ nam cho cuộc sống; hãy vun trồng bầu khí hiệp thông và huynh đệ trong hàng giáo sĩ, trong các cộng đoàn, trong các mối tương quan với Dân Chúa; anh chị em hãy làm chứng cho mãnh lực của tình yêu phát xuất từ trên cao”.
Đức thánh cha đã khuyên các gia đinh hãy sống tình yêu Kitô giáo trong những cử chỉ đơn giản hằng ngày, trong các mối tương quan gia đình, vượt qua các mối chia rẽ và hiểu lầm. Còn những người hoạt động tại các đại học được khuyến khích hãy khiêm tốn đối thoại với Chân Lý, với niềm thâm tín rằng chính Chân Lý sẽ đến gặp gỡ chúng ta. Các nhân viên làm việc trong các cơ quan hành chánh được yêu cầu hãy hợp tác với mọi người trong việc phục vụ ích chung, ngò hầu cuộc sống của thành phố được nhân bản hơn,.
Trong phần kết luận bài giảng, đức Bênêđictô XVI mời gọi các bạn trẻ cũng như tất cả mọi người đừng mất niềm hy vọng. Niềm hy vọng của chúng ta dựa trên cuộc phục sinh của Chúa Kitô, khởi đầu cho một chuỗi những điều mới mẻ, mà chúng ta cũng được chia sẻ. Đó là thế giói đầy hoan lạc, trong đó không còn đau khổ, không còn hận thù oán ghét, nhưng chỉ còn tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa và làm thay đổi mọi vật.
Trước khi ban phép lành kết thúc Thánh lễ, đức thánh cha đã dẫn nhập vào kinh kính Đức Mẹ, một người đã chiêm ngắm Thiên Chúa qua dung nhan của Chúa Giêsu, khi còn là một thơ nhi nằm trong máng cỏ, cho đến khi chết trên thập giá, được an táng trong khăn liệm. Dung nhan của con người chịu đau khổ đã in đậm trong tâm hồn của Mẹ, nhưng hình ảnh đó đã được thay đổi nhờ ánh sáng của cuộc Phục sinh. Nhờ thế, trái tim của Mẹ Maria đã lưu giữ hình ảnh của dung nhan của Đức Kitô đau khổ và vinh quang. Chúng ta hãy học nơi Mẹ cho biết chiêm ngưõng Chúa Giêsu với niềm tin và yêu mến. Đức Thánh Cha đã ký thác thành phố và nhân dân Torinô cho Đức Mẹ An ủi, bổn mạng thành phố với lời nguyện: “Lạy Mẹ Maria, xin hãy trông nom các gia đình và các giới lao động, xin hãy trông nom những người đã mất niềm tin và hy vọng; xin hãy an ủi những người đau ốm, những người bị giam tù, những người bị đau khổ. Xin Mẹ nâng đỡ những bạn trẻ, những người già, xin Mẹ giúp cho các mục tử và cộng đoàn tín hữu để cho họ được trở nên muối và ánh sáng giữa xã hội”.