Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Phục Sinh, Năm C (Ga 10, 27-30)
Chúa nhật IV Phục Sinh Hội Thánh cầu nguyện cho những người sống đời sống thánh hiến, mong sao họ trở nên những mục tử theo khuân mẫu Chúa Giê-su Vị Mục Tử Nhân Lành: hướng dẫn, thân thiện, bảo vệ đoàn chiên được trao phó.
I. HƯỚNG DẪN
Trả lời cho những Do Thái về sứ vụ chăn dắt đoàn chiên, Đức Giê-su nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Lời này soi sáng cho tương quan giữa Chúa Giê-su và đoàn chiên của Người.
Chiên của Chúa thì theo Chúa. Hiểu cách khác, Chúa Giê-su chính là vị Mục Tử đi trước hướng dẫn đoàn chiên và đoàn chiên chỉ có một định hướng duy nhất là theo Chúa Giê-su.
Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su đã trao sứ vụ từ Chúa Cha cho các môn đệ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Từ sứ vụ đã nhận lãnh, các thánh Tông Đồ đã ra đi khắp gian loan báo tin vui cứu độ. Hoạt động trong Chúa, các thánh Tông Đồ hướng dẫn dân Chúa, giảng dạy cho họ chân lý đức tin và thánh hóa họ bằng gương sáng thánh thiện.
Nối tiếp sứ vụ của các thánh Tông Đồ, các giám mục và những người cộng tác của các ngài là các linh mục và các tu sĩ được lãnh nhận nhiệm vụ loan báo tin mừng, quy tụ đoàn chiên đang tản mác khắp nơi về Chúa Thiên Chúa.Theo lẽ này, đời thánh hiến không phải là việc “thăng quan tiến chức” và tất nhiên, không thể là những cuộc dàn xếp chính trị mà là ân sủng Thiên Chúa thương ban hầu thánh hóa người lãnh nhận trở nên như Chúa Giê-su mục tử hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
Nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ các mục tử của Chúa luôn biết tạ ơn về đời thánh hiến cách riêng chức thánh mà bản thân đã được lãnh nhận, hầu sống tích cực ơn gọi thánh hiến: toàn tâm ý vâng phục thánh ý Thiên Chúa qua quyền bính Hội Thánh hầu trở nên những mục tử có tầm nhìn và khả năng hướng dẫn dân Chúa trong tình tương thân tương ái.
II. THÂN THIỆN
Người ta quan sát thấy, trên đồng cỏ bao la, các con chiên của nhiều đàn chạy nhảy lẫn vào nhau là chuyện bình thường. Thế nhưng, chiều đến, khi tiếng sáo hoặc tiếng tù và của người mục tử cất lên thì dù chiên của nhiều đàn khác nhau nhưng chúng vẫn nghe hiệu lệnh của chủ mình mà tìm về đàn của mình.
Chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa. Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã tiếp xúc mọi hạng người. Quyết ý của Người là không loại trừ ai. Người đi đến đâu, dân chúng theo đến đấy. Họ thuộc đủ mọi hạng người: bệnh tật, tệ nạn, quan quyền, thường dân… Nhiều người đã nhận ra Người như vị ngôn sứ vĩ đại có những lời dạy bảo chân lý và sự thật. Riêng các Tông Đồ thì được ơn nhận ra: chỉ có Đức Giê-su Thầy mình mới có những lời ban phúc trường sinh nên các ngài đã quyết bước theo Thầy. Lời Người là sự thật và là sự sống. Chính sự thật và sự sống ấy đã mang lại ơn giải thoát.
Như Chúa Giê-su các thánh Tông Đồ cũng cất bước lên đường. Các ngài sống thân thiện với mọi người. Nơi nào tiếp rước thì các lưu ngụ bằng không thì thì tiếp tục lên đường trong tin yêu và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa.
Ngày nay, người sống đời thánh hiến cũng đang hiện diện khắp nơi. Tình yêu của Chúa Giê-su cũng đang thúc bách họ xả thân hòa điệu với mọi người. Người tu không tự cho mình thuộc hàng ưu tuyển khác thường mà là một người giữa muôn người, cùng chung nhiệm vụ phục vụ ơn cứu độ.
Chắc chắn mọi người, cách riêng những giáo dân vẫn thích tiếp xúc với những người tu dễ thương, dễ mến, nhiệt thành dấn thân hơn những người tu mà lại ứng xử lạnh lùng, quan liêu và xa cách mọi người… Nguyện xin cho những người sống đời thánh hiến luôn ý thức về nhiệm vụ được xung công cứu rỗi các linh hồn hầu trước tiên họ luôn phải cậy nhờ ân sủng Chúa, thứ đến chan hòa thân ái với mọi người, cùng nâng đỡ nhau trên hành trình về nhà Chúa.
III. BẢO VỆ
Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã xác tín sứ vụ của Người là vâng phục thánh ý Chúa Cha: “Này con xin đến để thục thi ý Chúa”. Ý Cha thế nào? “Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con thì được sống muôn đời” (Ga 6, 40).
Vâng theo ý Chúa Cha, trong khi thi hành nhiệm vụ, Đức Giê-su đã quyết ý: không để đoàn chiên của Người bị diệt vong hoặc bị cướp mất, nhưng ban cho họ sự sống đời đời.
Chúa Giê-su đã thực hiện quyết ý bảo vệ đoàn chiên khỏi hư mất bằng tình yêu bằng dấn thân cụ thể: rời bỏ trời cao mang thân phận con người khốn khổ, hy sinh mạng sống…
Theo gương Chúa Giê-su, các thánh Tông Đồ cũng đã quyết ý bảo vệ chân lý đức tin. Lần lượt từng người dấn thân quyết liệt đến nỗi hy sinh cuộc đời, hy sinh mạng sống để Tin Mừng được loan báo, để đức tin được lưu truyền hầu tình Thiên Chúa được rạng ngời.
Như các Tông Đồ người sống đời thánh hiến cũng đáp lại tình thương của Chúa bằng cách dâng chính cuộc đời mình thành của lễ sống động thánh thiện đẹp lòng Chúa. Ngày bước vào đời thánh hiến là thời điểm ghi dấu xác quyết theo Chúa Giê-su cho đến cùng. Họ sẽ gắn kết đời mình với mầu nhiệm thập giá Chúa Giê-su trong nhiệm vụ chuyên nghiệp: cứu rỗi các linh hồn.
Ngặt nỗi, thường nghe “một người làm quan, cả họ được nhờ” và thường thấy sau ngày khấn dòng hoặc được thụ phong chức thánh, các vị tân khấn, tân chức trở về quê hương dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân đã lãnh nhận. Người đời cho đây là sự đỗ đạt “vinh quy bái tổ”… Điều này sẽ thành nguy cơ làm làm ơn Chúa ra vô hiệu rồi hư mất đời thánh hiến.
Nguyện xin cho những người chọn bậc tu trì luôn cảm nhận tình thương của Chúa dành cho mình và đáp lại tình thương Chúa bằng cả cuộc đời thể hiện nơi sự trung thành với ơn gọi thánh hiến, hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
KẾT
Mọi lúc, cách riêng mỗi Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh tha thiết cầu nguyện cho ơn gọi sống đời thánh hiến.
Chắc chắn, Hội Thánh không nhắm đến việc gia tăng ơn gọi tu trì như hình thức trang trí, nhưng ước mong qua đời thánh hiến, nhân loại nhận ra dấu chỉ Nước Trời đang hiện diện và qua những hoạt động của đời sống này, Thiên Chúa ban phát ân sủng và tình thương cho dân Chúa.
Xin Chúa thương gìn giữ những người sống đời thánh hiến thật nhiều.
Chúa nhật IV Phục Sinh Hội Thánh cầu nguyện cho những người sống đời sống thánh hiến, mong sao họ trở nên những mục tử theo khuân mẫu Chúa Giê-su Vị Mục Tử Nhân Lành: hướng dẫn, thân thiện, bảo vệ đoàn chiên được trao phó.
I. HƯỚNG DẪN
Trả lời cho những Do Thái về sứ vụ chăn dắt đoàn chiên, Đức Giê-su nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Lời này soi sáng cho tương quan giữa Chúa Giê-su và đoàn chiên của Người.
Chiên của Chúa thì theo Chúa. Hiểu cách khác, Chúa Giê-su chính là vị Mục Tử đi trước hướng dẫn đoàn chiên và đoàn chiên chỉ có một định hướng duy nhất là theo Chúa Giê-su.
Sau khi phục sinh, Chúa Giê-su đã trao sứ vụ từ Chúa Cha cho các môn đệ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Từ sứ vụ đã nhận lãnh, các thánh Tông Đồ đã ra đi khắp gian loan báo tin vui cứu độ. Hoạt động trong Chúa, các thánh Tông Đồ hướng dẫn dân Chúa, giảng dạy cho họ chân lý đức tin và thánh hóa họ bằng gương sáng thánh thiện.
Nối tiếp sứ vụ của các thánh Tông Đồ, các giám mục và những người cộng tác của các ngài là các linh mục và các tu sĩ được lãnh nhận nhiệm vụ loan báo tin mừng, quy tụ đoàn chiên đang tản mác khắp nơi về Chúa Thiên Chúa.Theo lẽ này, đời thánh hiến không phải là việc “thăng quan tiến chức” và tất nhiên, không thể là những cuộc dàn xếp chính trị mà là ân sủng Thiên Chúa thương ban hầu thánh hóa người lãnh nhận trở nên như Chúa Giê-su mục tử hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
Nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ các mục tử của Chúa luôn biết tạ ơn về đời thánh hiến cách riêng chức thánh mà bản thân đã được lãnh nhận, hầu sống tích cực ơn gọi thánh hiến: toàn tâm ý vâng phục thánh ý Thiên Chúa qua quyền bính Hội Thánh hầu trở nên những mục tử có tầm nhìn và khả năng hướng dẫn dân Chúa trong tình tương thân tương ái.
II. THÂN THIỆN
Người ta quan sát thấy, trên đồng cỏ bao la, các con chiên của nhiều đàn chạy nhảy lẫn vào nhau là chuyện bình thường. Thế nhưng, chiều đến, khi tiếng sáo hoặc tiếng tù và của người mục tử cất lên thì dù chiên của nhiều đàn khác nhau nhưng chúng vẫn nghe hiệu lệnh của chủ mình mà tìm về đàn của mình.
Chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa. Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã tiếp xúc mọi hạng người. Quyết ý của Người là không loại trừ ai. Người đi đến đâu, dân chúng theo đến đấy. Họ thuộc đủ mọi hạng người: bệnh tật, tệ nạn, quan quyền, thường dân… Nhiều người đã nhận ra Người như vị ngôn sứ vĩ đại có những lời dạy bảo chân lý và sự thật. Riêng các Tông Đồ thì được ơn nhận ra: chỉ có Đức Giê-su Thầy mình mới có những lời ban phúc trường sinh nên các ngài đã quyết bước theo Thầy. Lời Người là sự thật và là sự sống. Chính sự thật và sự sống ấy đã mang lại ơn giải thoát.
Như Chúa Giê-su các thánh Tông Đồ cũng cất bước lên đường. Các ngài sống thân thiện với mọi người. Nơi nào tiếp rước thì các lưu ngụ bằng không thì thì tiếp tục lên đường trong tin yêu và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa.
Ngày nay, người sống đời thánh hiến cũng đang hiện diện khắp nơi. Tình yêu của Chúa Giê-su cũng đang thúc bách họ xả thân hòa điệu với mọi người. Người tu không tự cho mình thuộc hàng ưu tuyển khác thường mà là một người giữa muôn người, cùng chung nhiệm vụ phục vụ ơn cứu độ.
Chắc chắn mọi người, cách riêng những giáo dân vẫn thích tiếp xúc với những người tu dễ thương, dễ mến, nhiệt thành dấn thân hơn những người tu mà lại ứng xử lạnh lùng, quan liêu và xa cách mọi người… Nguyện xin cho những người sống đời thánh hiến luôn ý thức về nhiệm vụ được xung công cứu rỗi các linh hồn hầu trước tiên họ luôn phải cậy nhờ ân sủng Chúa, thứ đến chan hòa thân ái với mọi người, cùng nâng đỡ nhau trên hành trình về nhà Chúa.
III. BẢO VỆ
Khi vào trần gian, Đức Giê-su đã xác tín sứ vụ của Người là vâng phục thánh ý Chúa Cha: “Này con xin đến để thục thi ý Chúa”. Ý Cha thế nào? “Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con thì được sống muôn đời” (Ga 6, 40).
Vâng theo ý Chúa Cha, trong khi thi hành nhiệm vụ, Đức Giê-su đã quyết ý: không để đoàn chiên của Người bị diệt vong hoặc bị cướp mất, nhưng ban cho họ sự sống đời đời.
Chúa Giê-su đã thực hiện quyết ý bảo vệ đoàn chiên khỏi hư mất bằng tình yêu bằng dấn thân cụ thể: rời bỏ trời cao mang thân phận con người khốn khổ, hy sinh mạng sống…
Theo gương Chúa Giê-su, các thánh Tông Đồ cũng đã quyết ý bảo vệ chân lý đức tin. Lần lượt từng người dấn thân quyết liệt đến nỗi hy sinh cuộc đời, hy sinh mạng sống để Tin Mừng được loan báo, để đức tin được lưu truyền hầu tình Thiên Chúa được rạng ngời.
Như các Tông Đồ người sống đời thánh hiến cũng đáp lại tình thương của Chúa bằng cách dâng chính cuộc đời mình thành của lễ sống động thánh thiện đẹp lòng Chúa. Ngày bước vào đời thánh hiến là thời điểm ghi dấu xác quyết theo Chúa Giê-su cho đến cùng. Họ sẽ gắn kết đời mình với mầu nhiệm thập giá Chúa Giê-su trong nhiệm vụ chuyên nghiệp: cứu rỗi các linh hồn.
Ngặt nỗi, thường nghe “một người làm quan, cả họ được nhờ” và thường thấy sau ngày khấn dòng hoặc được thụ phong chức thánh, các vị tân khấn, tân chức trở về quê hương dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân đã lãnh nhận. Người đời cho đây là sự đỗ đạt “vinh quy bái tổ”… Điều này sẽ thành nguy cơ làm làm ơn Chúa ra vô hiệu rồi hư mất đời thánh hiến.
Nguyện xin cho những người chọn bậc tu trì luôn cảm nhận tình thương của Chúa dành cho mình và đáp lại tình thương Chúa bằng cả cuộc đời thể hiện nơi sự trung thành với ơn gọi thánh hiến, hiến mình phục vụ ơn cứu độ.
KẾT
Mọi lúc, cách riêng mỗi Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh tha thiết cầu nguyện cho ơn gọi sống đời thánh hiến.
Chắc chắn, Hội Thánh không nhắm đến việc gia tăng ơn gọi tu trì như hình thức trang trí, nhưng ước mong qua đời thánh hiến, nhân loại nhận ra dấu chỉ Nước Trời đang hiện diện và qua những hoạt động của đời sống này, Thiên Chúa ban phát ân sủng và tình thương cho dân Chúa.
Xin Chúa thương gìn giữ những người sống đời thánh hiến thật nhiều.