HÀ NỘI -- Sáng hôm nay Đức TGM Hà Nội đã đi Sở Kiện để thăm nhà thờ giáo xứ này nơi cử hành khai mạc Năm Thánh Việt Nam vào tháng 11 vừa qua, vì vừa được tin mừng là Tòa Thánh đã báo cho biết sẽ nâng cấp nhà thờ Sở Kiện thành Vương Cung Thánh Đường.
Đây thực sự là một niềm vui và là niềm hãnh diện không những riêng cho giáo xứ Sở Kiện mà còn chung cho Giáo hội Việt Nam. Chính tại Sở Kiện mà Giáo hội Việt Nam đang lưu giữ một kho tàng vô giá các hài cốt và các chứng tích tử đạo của các Anh hùng Tử đạo Việt Nam.
Say khi đi thăm Sở Kiện Đức TGM Giuse lại lên đường đi Châu Sơn để nghỉ ngơi mấy ngày. Phải thành thật mà nói tình trạng sức khoẻ về chứng bệnh mất ngủ của Đức Tổng Hà Nội cũng không hơn gì trước đây. Mọi người yêu mến Đức Tổng xin tiếp tục cầu nguyện cho Ngài.
Chiều hôm qua, các Đức Giám mục thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội cũng đã có cuộc gặp gỡ và dùng bữa tối với Đức Tổng. Các vị đến thăm và tỏ tình liên kết và qúi mến với vị chủ chăn đứng đầu Giáo khu Hà Nội.
Gần đây có những tin đồn thổi và dự đoán về việc đổi thay nhân sự tại Tổng giáo phận Hà nội làm cho nhiều người Công giáo trong và ngoài nước rất hoang mang nhất là đối với những người không hiểu biết đường lối làm việc của Giáo hội thì lại càng có những phản ứng rất là bi quan và có tác hại lớn cho tình liên đới đoàn kết của Giáo hội tại Việt Nam.
Sự kiện theo chúng tôi biết được diện biến như sau: Một tuần khi Hội đồng Giám Mục Việt Nam có kì họp vừa qua ở Vũng Tầu thì chính VietCatholic có nhận được một email của một nhân vật có vai vế làm việc trong chính quyền CSVN (và đây cũng nguồn tin mà trong quá khứ đã đôi lần cung cấp tin tức đáng tin về các biến cố tôn giáo ở Việt Nam - và chúng tôi thường kiểm chứng rất kĩ lưỡng!). Tuy nhiên khi nhận được tin này chúng tôi không đăng trên VietCatholic vì cho rằng đây chỉ là tin bong bóng CS cho tung ra để lung lạc dư luận. Nhưng tiếc thay một vài trang mạng khác đã đăng tin này đang khi Hội Đồng Giám Mục VN họp làm cho bầu khí lên "cơn sốt" ngay. VietCatholic vẫn không đả động gì đến tin này vì:
1. Việc bổ nhiệm hay thay đổi giám mục không bao giờ Tòa Thánh lại cho hỏi ý kiến công khai hay chỉ thị cho bất cứ Hội đồng Giám mục nào được bàn tán không khai cả. Nếu có cần hỏi thì Tòa Thánh đã có những đường giây chính thức như Khâm Sứ Tòa Thánh. Riêng Việt Nam không có Khâm Sứ Tòa Thánh thì việc liên quan bổ nhiệm thường do các vị trong Ban Á Châu Vụ thuộc Bộ Truyền Giáo tìm hiểu hồ sơ và báo cáo trực tiếp lên Bộ Giám Mục. Nếu như có những trường hợp đặc biệt tế nhị liên quan tới chính trị hay ngoại giao thì đôi khi Tòa Thánh có thể hỏi một vài vị thế giá am hiểu về tình hình Việt Nam và Tòa Thánh có những đường giây ngầm để trắc nghiệm thâu nhận ý kiến của một vài người khả tín để xem phản ứng. Một tỉ dụ mới nhất là việc bổ nhiệm cho chức vụ Tổng giám mục vô cùng quan trọng thay thế ĐHY Mahony của Los Angeles có bao giờ công khai bàn bạc hỏi ý kiến đâu! Và cho đến khi Tòa Thánh tuyên bố thì cũng là bất ngờ cho mọi người. Nhưng hồ sơ tại Tòa Thánh về vị Tân Tổng giám mục phó với quyền thế vị ngai Tổng Giám Mục Los Angeles thì không bất ngờ chút nào cả.
2. Tin dự đoán là Đức Cha Đà Lạt ra Hà Nội thay thế Đức TGM Hà Nội cũng là tin không logic về xét nhiều khía cạnh. Thứ nhất khi chưa bổ nhiệm vị tân giám mục nào hay chức vụ nào thì Tòa Thánh không bao giờ tung tin ra trước dư luận bao giờ cả. Đó là bí mật ngàn năm của Tòa Thánh: chỉ khi nào công bố tên thì công chúng mới biết và ngay cả vị được bổ nhiệm cũng chỉ biết chính thức khi được công bố (trước đó có hỏi là hỏi vậy mà thôi). Vậy nếu trước đó những người này vị nọ nói là mình là tay trong có thẩm quyền biết được tin nọ tin kia, thì chỉ là những tin dự đoán lung tung. Chính họ không biết họ nói gì! Ngay cả những nhân vật làm việc liên hệ điều tra các ứng viên bên Tòa Thánh bao giờ cũng tuyệt đối im lặng. Một khi tin đồn mà có nguồn từ các vị này là sẽ bị thôi chức lập tức!
Thứ đến, trong tình trạng hiện nay tại Giáo hội ở Việt Nam thì 3 Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, Huế, Saigòn thường thì Tòa Thánh sẽ cử một vị thuộc nguyên gốc tại miền đó nắm chức vụ này, không những gì danh dự của Miền và còn vì những yếu tố sâu xa về văn hóa, xã hội, nếp sống và tâm thức khác nhau của 3 Miền Trung Nam Bắc. Do vậy thường sẽ không cử một vị gốc Bắc làm TGM Saìgòn, và sẽ không cử người Nam làm TGP Huế, hay người Trung làm TGP Hà nội!
Hơn thế, nếu Tòa Thánh mà làm việc theo đơn đặt hàng dù của bất cứ một quốc gia, phe nhóm hay thế lực nào, Tòa Thánh sẽ lập tực mất thế giá chủ động của mình. Nguyên việc Đức Tổng Hà Nội tuy dù chữa bệnh chưa có tiến triển gì nhưng việc Ngài lập tức được Tòa Thánh cho về Hà Nội ngay là một câu trả lời hùng hồn và cương quyết về vai trò của vị TGM Hà Nội đương nhiệm.
3. Giả như về tình trạng sức khỏe Đức Tổng Giám Mục Hà Nội không tiến triển khả quan thêm thì Tòa Thánh có thể biết đâu sẽ cử một vị giám mục phó hay phụ tá để giúp Ngài. Trong trường hợp này Đức TGM Ngô Quang Kiệt vẫn là Giám mục toàn quyền, các giám mục phó hay phụ tá phải làm theo sự điều hành của Đức Cha chính. Tổng giáo phận Los Angeles có 1 giám mục phó và 7 giám mục phú tá!
4. Nếu giả như điều này xẩy ra trong tương lai thì chúng ta không cần phải dự đoán. Hãy nhìn vào những việc Tòa Thánh mới làm để thấy phần nào bước kế tiếp. Mới đây một địa phận rất ít người là Hưng Hóa, nhưng đùng một cái Tòa Thánh bổ nhiệm thêm giám mục phụ tá. Vậy nếu như có giám mục phụ tá hay giám mục phó cho Tổng giáo phận Hà Nội thì có phải là Đức Cha Vũ Huy Chương không? hay có thể là một vị giám đốc Đại chủng viện thế giá nào đó? Hay là một vị giám mục nào khác?
5. Một tin dự đoán khác là sắp tới đây ĐHY Saigòn sắp đến tuổi hưu dưỡng và đã có vị được sắp xếp thay thế cũng là một tin rất giật gân. Thông thường khi đến tuổi 75 tất cả các giám mục đều phải làm đơn xin từ chức. Còn việc chấp nhận cho từ chức hay không thì là chuyện khác. Tại các nước Tây phương có thể khi nhận được đơn từ chức thì sau đó được nghĩ ngay, hay muộn lắm là 1 hay 2 năm sau khi kiếm được người thay thế. Cũng có những vị trí quan trọng như ơ Los Angeles để tránh mội diễn biến đồn thổi thì Tòa Thánh còn bổ nhiệm vị thay thế ngay trước khi đến tuổi hưu để vị đó làm quen và khi sự việc xẩy ra sẽ có sự chuyển tiếp trơn tru và thích hợp. Tại các nước Cộng Sản Tây phương trước đây, các hồng y đến tuổi xin hồi hưu, Tòa Thánh có khi lưu nhiệm lại 10 cho đến 15 năm nữa!
Mới đây, chúng tôi cũng có dịp hỏi trực tiếp về phản ứng Đức TGM Ngô Quang Kiệt trước tin đồn sẽ có người thay thế ra sao thì Ngài trả lời như sau: "Mình cứ làm việc cho tốt, chu toàn trách nhiệm Chúa trao phó. Còn những chuyện khác hãy tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa Quan Phòng...".
Dựa vào những tin tức không có bằng chứng xác thực và đưa ra những cái nhìn rất "trần tục" như muốn tranh giành ngôi vị, ảnh hưởng, và quyền lực là những yếu tố không bao giờ chính đáng cho những suy luận về khả năng bổ nhiệm các vị chủ chăn trong Giáo hội. Những nhận định và phán đoán sai lệch có khi quá khích thì không những chúng làm tổn thương tập thể Công giáo phải âu lo và buồn phiền mà còn có thể làm hại cho thanh danh, tính cách linh thiêng của Ơn gọi làm chủ chăn là do Chúa kêu gọi, và làm mất tình đoàn kết chung của Giáo hội tại Việt Nam.
Hy vọng mỗi người Công giáo Việt nam chúng ta cũng hãy chấp nhận được một thái độ sống phó thác và an bình như thái độ của Đức Tổng Hà Nội. Trong Giáo hội, chúng ta hãy sống phó thác và tin tưởng và quyền năng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Đây thực sự là một niềm vui và là niềm hãnh diện không những riêng cho giáo xứ Sở Kiện mà còn chung cho Giáo hội Việt Nam. Chính tại Sở Kiện mà Giáo hội Việt Nam đang lưu giữ một kho tàng vô giá các hài cốt và các chứng tích tử đạo của các Anh hùng Tử đạo Việt Nam.
Say khi đi thăm Sở Kiện Đức TGM Giuse lại lên đường đi Châu Sơn để nghỉ ngơi mấy ngày. Phải thành thật mà nói tình trạng sức khoẻ về chứng bệnh mất ngủ của Đức Tổng Hà Nội cũng không hơn gì trước đây. Mọi người yêu mến Đức Tổng xin tiếp tục cầu nguyện cho Ngài.
Chiều hôm qua, các Đức Giám mục thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội cũng đã có cuộc gặp gỡ và dùng bữa tối với Đức Tổng. Các vị đến thăm và tỏ tình liên kết và qúi mến với vị chủ chăn đứng đầu Giáo khu Hà Nội.
Gần đây có những tin đồn thổi và dự đoán về việc đổi thay nhân sự tại Tổng giáo phận Hà nội làm cho nhiều người Công giáo trong và ngoài nước rất hoang mang nhất là đối với những người không hiểu biết đường lối làm việc của Giáo hội thì lại càng có những phản ứng rất là bi quan và có tác hại lớn cho tình liên đới đoàn kết của Giáo hội tại Việt Nam.
Sự kiện theo chúng tôi biết được diện biến như sau: Một tuần khi Hội đồng Giám Mục Việt Nam có kì họp vừa qua ở Vũng Tầu thì chính VietCatholic có nhận được một email của một nhân vật có vai vế làm việc trong chính quyền CSVN (và đây cũng nguồn tin mà trong quá khứ đã đôi lần cung cấp tin tức đáng tin về các biến cố tôn giáo ở Việt Nam - và chúng tôi thường kiểm chứng rất kĩ lưỡng!). Tuy nhiên khi nhận được tin này chúng tôi không đăng trên VietCatholic vì cho rằng đây chỉ là tin bong bóng CS cho tung ra để lung lạc dư luận. Nhưng tiếc thay một vài trang mạng khác đã đăng tin này đang khi Hội Đồng Giám Mục VN họp làm cho bầu khí lên "cơn sốt" ngay. VietCatholic vẫn không đả động gì đến tin này vì:
1. Việc bổ nhiệm hay thay đổi giám mục không bao giờ Tòa Thánh lại cho hỏi ý kiến công khai hay chỉ thị cho bất cứ Hội đồng Giám mục nào được bàn tán không khai cả. Nếu có cần hỏi thì Tòa Thánh đã có những đường giây chính thức như Khâm Sứ Tòa Thánh. Riêng Việt Nam không có Khâm Sứ Tòa Thánh thì việc liên quan bổ nhiệm thường do các vị trong Ban Á Châu Vụ thuộc Bộ Truyền Giáo tìm hiểu hồ sơ và báo cáo trực tiếp lên Bộ Giám Mục. Nếu như có những trường hợp đặc biệt tế nhị liên quan tới chính trị hay ngoại giao thì đôi khi Tòa Thánh có thể hỏi một vài vị thế giá am hiểu về tình hình Việt Nam và Tòa Thánh có những đường giây ngầm để trắc nghiệm thâu nhận ý kiến của một vài người khả tín để xem phản ứng. Một tỉ dụ mới nhất là việc bổ nhiệm cho chức vụ Tổng giám mục vô cùng quan trọng thay thế ĐHY Mahony của Los Angeles có bao giờ công khai bàn bạc hỏi ý kiến đâu! Và cho đến khi Tòa Thánh tuyên bố thì cũng là bất ngờ cho mọi người. Nhưng hồ sơ tại Tòa Thánh về vị Tân Tổng giám mục phó với quyền thế vị ngai Tổng Giám Mục Los Angeles thì không bất ngờ chút nào cả.
2. Tin dự đoán là Đức Cha Đà Lạt ra Hà Nội thay thế Đức TGM Hà Nội cũng là tin không logic về xét nhiều khía cạnh. Thứ nhất khi chưa bổ nhiệm vị tân giám mục nào hay chức vụ nào thì Tòa Thánh không bao giờ tung tin ra trước dư luận bao giờ cả. Đó là bí mật ngàn năm của Tòa Thánh: chỉ khi nào công bố tên thì công chúng mới biết và ngay cả vị được bổ nhiệm cũng chỉ biết chính thức khi được công bố (trước đó có hỏi là hỏi vậy mà thôi). Vậy nếu trước đó những người này vị nọ nói là mình là tay trong có thẩm quyền biết được tin nọ tin kia, thì chỉ là những tin dự đoán lung tung. Chính họ không biết họ nói gì! Ngay cả những nhân vật làm việc liên hệ điều tra các ứng viên bên Tòa Thánh bao giờ cũng tuyệt đối im lặng. Một khi tin đồn mà có nguồn từ các vị này là sẽ bị thôi chức lập tức!
Thứ đến, trong tình trạng hiện nay tại Giáo hội ở Việt Nam thì 3 Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, Huế, Saigòn thường thì Tòa Thánh sẽ cử một vị thuộc nguyên gốc tại miền đó nắm chức vụ này, không những gì danh dự của Miền và còn vì những yếu tố sâu xa về văn hóa, xã hội, nếp sống và tâm thức khác nhau của 3 Miền Trung Nam Bắc. Do vậy thường sẽ không cử một vị gốc Bắc làm TGM Saìgòn, và sẽ không cử người Nam làm TGP Huế, hay người Trung làm TGP Hà nội!
Hơn thế, nếu Tòa Thánh mà làm việc theo đơn đặt hàng dù của bất cứ một quốc gia, phe nhóm hay thế lực nào, Tòa Thánh sẽ lập tực mất thế giá chủ động của mình. Nguyên việc Đức Tổng Hà Nội tuy dù chữa bệnh chưa có tiến triển gì nhưng việc Ngài lập tức được Tòa Thánh cho về Hà Nội ngay là một câu trả lời hùng hồn và cương quyết về vai trò của vị TGM Hà Nội đương nhiệm.
3. Giả như về tình trạng sức khỏe Đức Tổng Giám Mục Hà Nội không tiến triển khả quan thêm thì Tòa Thánh có thể biết đâu sẽ cử một vị giám mục phó hay phụ tá để giúp Ngài. Trong trường hợp này Đức TGM Ngô Quang Kiệt vẫn là Giám mục toàn quyền, các giám mục phó hay phụ tá phải làm theo sự điều hành của Đức Cha chính. Tổng giáo phận Los Angeles có 1 giám mục phó và 7 giám mục phú tá!
4. Nếu giả như điều này xẩy ra trong tương lai thì chúng ta không cần phải dự đoán. Hãy nhìn vào những việc Tòa Thánh mới làm để thấy phần nào bước kế tiếp. Mới đây một địa phận rất ít người là Hưng Hóa, nhưng đùng một cái Tòa Thánh bổ nhiệm thêm giám mục phụ tá. Vậy nếu như có giám mục phụ tá hay giám mục phó cho Tổng giáo phận Hà Nội thì có phải là Đức Cha Vũ Huy Chương không? hay có thể là một vị giám đốc Đại chủng viện thế giá nào đó? Hay là một vị giám mục nào khác?
5. Một tin dự đoán khác là sắp tới đây ĐHY Saigòn sắp đến tuổi hưu dưỡng và đã có vị được sắp xếp thay thế cũng là một tin rất giật gân. Thông thường khi đến tuổi 75 tất cả các giám mục đều phải làm đơn xin từ chức. Còn việc chấp nhận cho từ chức hay không thì là chuyện khác. Tại các nước Tây phương có thể khi nhận được đơn từ chức thì sau đó được nghĩ ngay, hay muộn lắm là 1 hay 2 năm sau khi kiếm được người thay thế. Cũng có những vị trí quan trọng như ơ Los Angeles để tránh mội diễn biến đồn thổi thì Tòa Thánh còn bổ nhiệm vị thay thế ngay trước khi đến tuổi hưu để vị đó làm quen và khi sự việc xẩy ra sẽ có sự chuyển tiếp trơn tru và thích hợp. Tại các nước Cộng Sản Tây phương trước đây, các hồng y đến tuổi xin hồi hưu, Tòa Thánh có khi lưu nhiệm lại 10 cho đến 15 năm nữa!
Mới đây, chúng tôi cũng có dịp hỏi trực tiếp về phản ứng Đức TGM Ngô Quang Kiệt trước tin đồn sẽ có người thay thế ra sao thì Ngài trả lời như sau: "Mình cứ làm việc cho tốt, chu toàn trách nhiệm Chúa trao phó. Còn những chuyện khác hãy tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa Quan Phòng...".
Dựa vào những tin tức không có bằng chứng xác thực và đưa ra những cái nhìn rất "trần tục" như muốn tranh giành ngôi vị, ảnh hưởng, và quyền lực là những yếu tố không bao giờ chính đáng cho những suy luận về khả năng bổ nhiệm các vị chủ chăn trong Giáo hội. Những nhận định và phán đoán sai lệch có khi quá khích thì không những chúng làm tổn thương tập thể Công giáo phải âu lo và buồn phiền mà còn có thể làm hại cho thanh danh, tính cách linh thiêng của Ơn gọi làm chủ chăn là do Chúa kêu gọi, và làm mất tình đoàn kết chung của Giáo hội tại Việt Nam.
Hy vọng mỗi người Công giáo Việt nam chúng ta cũng hãy chấp nhận được một thái độ sống phó thác và an bình như thái độ của Đức Tổng Hà Nội. Trong Giáo hội, chúng ta hãy sống phó thác và tin tưởng và quyền năng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.