“Ai ném đá ai?”
Bài Tin Mừng Chúa nhật V Mùa Chay về Người đàn bà ngoại tình bị tố cáo đã gợi ra nhiều bài suy tư, gợi ý rất phong phú trên một số trang điện tử của cá nhân hoặc nhóm. Trong số những bài tôi đọc được trên internet, tôi nghĩ có lẽ bài của Giuse Maria Định “Ai ném đá ai?” được nhiều người chú ý nhất. Được chú ý nhất là vì nó không dừng lại ở những phân tích, nhận định chung chung mà đi vào một thực tế nóng bỏng tính thời sự, nó dám đụng tới hiện tượng một số người Kitô hữu mạnh miệng phê phán, thậm chí lên án (nói cách hình tượng là “ném đá”) những kẻ không đồng quan điểm với họ hoặc bị coi là thù nghịch của họ, bất kể đó là ai, ngoài Giáo Hội hay trong Giáo Hội, kể cả những vị mục tử lãnh đạo cộng đoàn… Tiếng nói của họ hầu như áp đảo, một chiều và có vẻ thắng thế, hiếm nghe tiếng nói nào phản đối hay tranh luận với họ, mặc dù tôi chắc chắn đa số người công giáo đều cảm thấy có cái gì đó “không ổn”, thiếu bác ái và thiếu tinh thần Phúc Âm trong hiện tượng này…Xin để cho tác giả Giuse Maria Định nhận xét.1- “Chúng ta đang ném đá ”
“Ngày nay dường như một số môn đệ Đức Giêsu hoàn toàn “sạch tội” nên việc họ kết án đích danh nhau đã quá bình thường, thậm chí họ còn phổ biến việc lên án người khác ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng.” Tác giả cho rằng việc này xem ra tương phản với tinh thần của Giáo Hội Việt Nam trong dịp khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện hồi năm ngoái khi ngỏ lời công khai xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau, xin lỗi đồng bào, xin lỗi mọi người bất phân chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh … Tác giả viết tiếp:“Ta đang ném đá những người ta nghĩ là kẻ thù của bản thân ta, của gia đình ta, của cộng đoàn ta, của tôn giáo ta…“Ta đang ném đá những anh chị em không cùng quan điểm, không cùng chính kiến, không cùng tôn giáo… Ta đang ném đá đồng bào, đồng đạo… Ta ném đá cấp trên, cấp dưới, giáo hội trung ương/địa phương. Một số cá nhân hoặc tập thể giáo dân ném đá chủ chăn. Một số chủ chăn ném đá lẫn nhau… Một số chủ chăn gián tiếp khuyến khích giáo dân ném đá người khác…“Chúng ta đang ném đá lẫn nhau.“Hòn đá vật chất chỉ ném xa cùng lắm là ít thước và chỉ làm tổn hại phần thể lý.
“Hòn đá mạng truyền thông internet có thể ném xa đến khắp năm châu bốn bể.“Chỉ một động tác nhẹ nhàng đã có thể sát hại uy tín, tinh thần và cả thể xác người bị ném đá, với sự ‘chứng kiến”, thậm chí “tham gia cùng ném đá” của hàng ngàn hàng vạn người trên khắp thế giới.”
“Chưa nói tới việc ném đá giấu tay trên internet, thật là vô vàn tiện lợi!” (…)
Vậy theo tác giả, “việc cần làm ngay” là gì?
“Hãy buông bỏ “hòn đá” và rút lui khỏi hiện trường kết án. Hãy ngưng ngay những biểu hiện kết án nhau trong gia đình – cộng đoàn – tôn giáo – xã hội – trong tư tưởng – lời nói – lời viết – lối sống… Để giao hoà với Chúa, hãy tìm đến toà hoà giải xưng thú loại tội phản chứng Tin Mừng này. Để giao hoà với anh chị em đồng bào, đồng đạo. Hãy tích cực đi bước bước đầu hoà giải cho dù phải xé lòng, thì đó chính là tinh thần Mùa Chay, là tinh thần của đường hẹp, là cùng tháp tùng Đức Giêsu lên Giêrusalem.”2- Mấy phân tích thêm
Suy nghĩ cùng với tác giả và tiếp theo tác giả, chúng ta có thể phân tích rõ hơn.Giả sử những người “ném đá” nói trên biện minh rằng việc họ làm chỉ nhằm bênh vực sự thật và công lý, rằng họ chỉ muốn xây dựng một Giáo Hội nhiều tính “phúc âm” và tính “tiên tri” hơn, nhưng phải nói mạnh mới mong được chú ý tới, -nếu họ tự biện minh như thế, ta sẽ có thể trả lời lại thế nào? Cứ cho đi là có một số người suy nghĩ chân thành như thế, nhưng cách thức họ thực hiện ý muốn của mình chắc chắn là không phù hợp với tinh thần của Chúa Giêsu và của Giáo Hội. Nhiều dấu hiệu cho phép kết luận như thế. Xin nêu lên một vài dấu hiệu.
Trong nhiều trường hợp, những người đó không phân biệt người có tội (ít nhất theo họ nghĩ) với sự tội, sự lỗi của kẻ ấy. Họ “đánh” thẳng vào người bị “tố”, nói xối xả vào mặt người ấy, không cho cơ hội nào tự vệ. Lắm lúc “tội” của người ấy là một chuyện gì đó chính xác, nhưng họ muốn làm cho nặng thêm bằng cách “mở rộng” ra, nói bóng nói gió hoặc thẳng thừng bới móc những chuyện khác của người ta từ thời nào dù không liên quan gì tới trường hợp đang nói cả. Họ làm như thế để làm gì nếu không phải là để “đánh cho quỵ” luôn? (Người Việt ta vốn có tật bới móc chuyện xấu của tình địch mình đến đời ông bà, cố can cho “hả dạ”!). Họ trị tội người lầm lỗi, không phải giúp kẻ lầm lỗi hoán cải, sửa mình.
Một dấu hiệu không tốt khác là tính độc đoán trong các khẳng định của lời phê phán. Ta không thể tránh khỏi ý nghĩ rằng đối với họ đúng sai, thật giả, trắng đen đã rõ ràng, và chỉ có họ mới nắm được phần chân lý. Họ không, hoặc ít chịu tìm hiểu quan điểm kẻ khác cho kỹ mà nhiều khi rõ ràng là họ đã giải thích thiên lệch một chiều. Rồi dễ dàng chụp cho “đối phương” những cái mũ. Chính họ có thể không nhận ra điều đó nhưng một người đứng ngoài quan sát thường rất dễ nhìn thấy.
Vậy mà trong một ít vấn đề được đưa ra tranh luận hiện nay trong Giáo Hội Việt Nam, chúng ta không thấy có lãnh vực nào liên quan hiển nhiên tới đức tin và phong hoá cả; ở đó chuyện đúng sai không còn là chuyện “phải bàn” nữa. Trái lại cộng đoàn dân Chúa –con chiên và mục tử– thường đứng trước những vấn đề mang tính mục vụ hoặc liên quan tới thực tế cuộc sống; trong trường hợp này việc nhìn sự việc theo một cách nào đó hoặc chọn một lập trường nào đó không thể xem là “duy nhất đúng”, tuyệt đối đúng hoặc ngược lại, bị coi là “hoàn toàn sai”.Liên quan tới vấn đề chân lý, chúng ta cũng nên nhớ một nguyên tắc thánh Phaolô đã đưa ra: chân lý phải đi đôi với bác ái; phải nói sự thật nhưng với lòng bác ái, không thể áp đặt chân lý bằng bất cứ cách nào, với bất cứ giá nào… Thế mà không hiếm khi chúng ta thấy những lời phê bình trên internet được đưa ra một cách hằn học hoặc chua chát mỉa mai, gây đau khổ hay thiệt hại tinh thần cho người bị phê bình, đồng thời gieo rắc chia rẽ trong cộng đoàn.Tôi nghĩ rằng tuy tình trạng lên án nhau qua các phương tiện truyền thông đang trở thành khá phổ biến, như tác giả Giuse Maria Định nói, nhưng nó không đại diện cho tập thể, nó phát xuất từ một thiểu số mà thôi, và cũng không chắc tất cả đều là thành viên của Giáo Hội. Nhưng dù là thiểu số, nhóm người này đang có vẻ làm mưa làm gió nhờ cái thuận lợi của internet và nhờ sự im lặng của đa số. Nhưng tại sao im lặng? Là vì nhóm thiểu số kia đã tạo ra một bầu khí nặng nề bao trùm cộng đoàn, một thứ áp lực nào đó hoàn toàn không thuận lợi cho việc trao đổi, bàn cãi thanh thản trong lòng tôn trọng nhau để tìm kiếm cái đúng, cái hay cho cá nhân và tập thể.Để kết luận
Mấy nhận định trên đây của tôi theo sau bài viết của Giuse Maria Định mà tôi mượn lại đầu đề muốn là một sự trao đổi, chia sẻ quan điểm trong tinh thần bác ái và xây dựng; chúng hoàn toàn không phải là những lời lên án ai hay nhóm nào. Đàng khác tôi không muốn “vơ đũa cả nắm” vì biết rằng nhóm thiểu số mà tôi nói trong bài này không phải là một tổ chức với một chủ trương đường hướng rõ ràng, do đó những điều tôi nhận xét chung về họ không thể đúng hoàn toàn cho mọi người trong nhóm như nhau. Chẳng hạn không thể đánh đồng người lý luận chặt chẽ sâu sắc khi phê bình góp ý, với người ăn nói “hồ đồ” và “thiếu văn minh” vốn không phải là hiếm! Sau hết, sự hiện diện của những cá nhân hay nhóm phản biện là hữu ích và cần thiết cho mọi tập thể, xã hội cũng như Giáo Hội. Mấy nhận xét của tác giả Giuse Maria Định và của tôi chỉ mạo muội nhắc lại mấy nguyên tắc Kitô giáo khi phê bình góp ý: phân biệt lỗi lầm với người lỗi lầm, luôn luôn tôn trọng phẩm giá kẻ khác dù là kẻ thù nghịch với ta, tôn trọng sự thật và trên hết mọi sự có lòng bác ái yêu thương.
(Tuần Thánh 2010)
Bài Tin Mừng Chúa nhật V Mùa Chay về Người đàn bà ngoại tình bị tố cáo đã gợi ra nhiều bài suy tư, gợi ý rất phong phú trên một số trang điện tử của cá nhân hoặc nhóm. Trong số những bài tôi đọc được trên internet, tôi nghĩ có lẽ bài của Giuse Maria Định “Ai ném đá ai?” được nhiều người chú ý nhất. Được chú ý nhất là vì nó không dừng lại ở những phân tích, nhận định chung chung mà đi vào một thực tế nóng bỏng tính thời sự, nó dám đụng tới hiện tượng một số người Kitô hữu mạnh miệng phê phán, thậm chí lên án (nói cách hình tượng là “ném đá”) những kẻ không đồng quan điểm với họ hoặc bị coi là thù nghịch của họ, bất kể đó là ai, ngoài Giáo Hội hay trong Giáo Hội, kể cả những vị mục tử lãnh đạo cộng đoàn… Tiếng nói của họ hầu như áp đảo, một chiều và có vẻ thắng thế, hiếm nghe tiếng nói nào phản đối hay tranh luận với họ, mặc dù tôi chắc chắn đa số người công giáo đều cảm thấy có cái gì đó “không ổn”, thiếu bác ái và thiếu tinh thần Phúc Âm trong hiện tượng này…Xin để cho tác giả Giuse Maria Định nhận xét.1- “Chúng ta đang ném đá ”
“Ngày nay dường như một số môn đệ Đức Giêsu hoàn toàn “sạch tội” nên việc họ kết án đích danh nhau đã quá bình thường, thậm chí họ còn phổ biến việc lên án người khác ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng.” Tác giả cho rằng việc này xem ra tương phản với tinh thần của Giáo Hội Việt Nam trong dịp khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện hồi năm ngoái khi ngỏ lời công khai xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau, xin lỗi đồng bào, xin lỗi mọi người bất phân chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh … Tác giả viết tiếp:“Ta đang ném đá những người ta nghĩ là kẻ thù của bản thân ta, của gia đình ta, của cộng đoàn ta, của tôn giáo ta…“Ta đang ném đá những anh chị em không cùng quan điểm, không cùng chính kiến, không cùng tôn giáo… Ta đang ném đá đồng bào, đồng đạo… Ta ném đá cấp trên, cấp dưới, giáo hội trung ương/địa phương. Một số cá nhân hoặc tập thể giáo dân ném đá chủ chăn. Một số chủ chăn ném đá lẫn nhau… Một số chủ chăn gián tiếp khuyến khích giáo dân ném đá người khác…“Chúng ta đang ném đá lẫn nhau.“Hòn đá vật chất chỉ ném xa cùng lắm là ít thước và chỉ làm tổn hại phần thể lý.
“Hòn đá mạng truyền thông internet có thể ném xa đến khắp năm châu bốn bể.“Chỉ một động tác nhẹ nhàng đã có thể sát hại uy tín, tinh thần và cả thể xác người bị ném đá, với sự ‘chứng kiến”, thậm chí “tham gia cùng ném đá” của hàng ngàn hàng vạn người trên khắp thế giới.”
“Chưa nói tới việc ném đá giấu tay trên internet, thật là vô vàn tiện lợi!” (…)
Vậy theo tác giả, “việc cần làm ngay” là gì?
“Hãy buông bỏ “hòn đá” và rút lui khỏi hiện trường kết án. Hãy ngưng ngay những biểu hiện kết án nhau trong gia đình – cộng đoàn – tôn giáo – xã hội – trong tư tưởng – lời nói – lời viết – lối sống… Để giao hoà với Chúa, hãy tìm đến toà hoà giải xưng thú loại tội phản chứng Tin Mừng này. Để giao hoà với anh chị em đồng bào, đồng đạo. Hãy tích cực đi bước bước đầu hoà giải cho dù phải xé lòng, thì đó chính là tinh thần Mùa Chay, là tinh thần của đường hẹp, là cùng tháp tùng Đức Giêsu lên Giêrusalem.”2- Mấy phân tích thêm
Suy nghĩ cùng với tác giả và tiếp theo tác giả, chúng ta có thể phân tích rõ hơn.Giả sử những người “ném đá” nói trên biện minh rằng việc họ làm chỉ nhằm bênh vực sự thật và công lý, rằng họ chỉ muốn xây dựng một Giáo Hội nhiều tính “phúc âm” và tính “tiên tri” hơn, nhưng phải nói mạnh mới mong được chú ý tới, -nếu họ tự biện minh như thế, ta sẽ có thể trả lời lại thế nào? Cứ cho đi là có một số người suy nghĩ chân thành như thế, nhưng cách thức họ thực hiện ý muốn của mình chắc chắn là không phù hợp với tinh thần của Chúa Giêsu và của Giáo Hội. Nhiều dấu hiệu cho phép kết luận như thế. Xin nêu lên một vài dấu hiệu.
Trong nhiều trường hợp, những người đó không phân biệt người có tội (ít nhất theo họ nghĩ) với sự tội, sự lỗi của kẻ ấy. Họ “đánh” thẳng vào người bị “tố”, nói xối xả vào mặt người ấy, không cho cơ hội nào tự vệ. Lắm lúc “tội” của người ấy là một chuyện gì đó chính xác, nhưng họ muốn làm cho nặng thêm bằng cách “mở rộng” ra, nói bóng nói gió hoặc thẳng thừng bới móc những chuyện khác của người ta từ thời nào dù không liên quan gì tới trường hợp đang nói cả. Họ làm như thế để làm gì nếu không phải là để “đánh cho quỵ” luôn? (Người Việt ta vốn có tật bới móc chuyện xấu của tình địch mình đến đời ông bà, cố can cho “hả dạ”!). Họ trị tội người lầm lỗi, không phải giúp kẻ lầm lỗi hoán cải, sửa mình.
Một dấu hiệu không tốt khác là tính độc đoán trong các khẳng định của lời phê phán. Ta không thể tránh khỏi ý nghĩ rằng đối với họ đúng sai, thật giả, trắng đen đã rõ ràng, và chỉ có họ mới nắm được phần chân lý. Họ không, hoặc ít chịu tìm hiểu quan điểm kẻ khác cho kỹ mà nhiều khi rõ ràng là họ đã giải thích thiên lệch một chiều. Rồi dễ dàng chụp cho “đối phương” những cái mũ. Chính họ có thể không nhận ra điều đó nhưng một người đứng ngoài quan sát thường rất dễ nhìn thấy.
Vậy mà trong một ít vấn đề được đưa ra tranh luận hiện nay trong Giáo Hội Việt Nam, chúng ta không thấy có lãnh vực nào liên quan hiển nhiên tới đức tin và phong hoá cả; ở đó chuyện đúng sai không còn là chuyện “phải bàn” nữa. Trái lại cộng đoàn dân Chúa –con chiên và mục tử– thường đứng trước những vấn đề mang tính mục vụ hoặc liên quan tới thực tế cuộc sống; trong trường hợp này việc nhìn sự việc theo một cách nào đó hoặc chọn một lập trường nào đó không thể xem là “duy nhất đúng”, tuyệt đối đúng hoặc ngược lại, bị coi là “hoàn toàn sai”.Liên quan tới vấn đề chân lý, chúng ta cũng nên nhớ một nguyên tắc thánh Phaolô đã đưa ra: chân lý phải đi đôi với bác ái; phải nói sự thật nhưng với lòng bác ái, không thể áp đặt chân lý bằng bất cứ cách nào, với bất cứ giá nào… Thế mà không hiếm khi chúng ta thấy những lời phê bình trên internet được đưa ra một cách hằn học hoặc chua chát mỉa mai, gây đau khổ hay thiệt hại tinh thần cho người bị phê bình, đồng thời gieo rắc chia rẽ trong cộng đoàn.Tôi nghĩ rằng tuy tình trạng lên án nhau qua các phương tiện truyền thông đang trở thành khá phổ biến, như tác giả Giuse Maria Định nói, nhưng nó không đại diện cho tập thể, nó phát xuất từ một thiểu số mà thôi, và cũng không chắc tất cả đều là thành viên của Giáo Hội. Nhưng dù là thiểu số, nhóm người này đang có vẻ làm mưa làm gió nhờ cái thuận lợi của internet và nhờ sự im lặng của đa số. Nhưng tại sao im lặng? Là vì nhóm thiểu số kia đã tạo ra một bầu khí nặng nề bao trùm cộng đoàn, một thứ áp lực nào đó hoàn toàn không thuận lợi cho việc trao đổi, bàn cãi thanh thản trong lòng tôn trọng nhau để tìm kiếm cái đúng, cái hay cho cá nhân và tập thể.Để kết luận
Mấy nhận định trên đây của tôi theo sau bài viết của Giuse Maria Định mà tôi mượn lại đầu đề muốn là một sự trao đổi, chia sẻ quan điểm trong tinh thần bác ái và xây dựng; chúng hoàn toàn không phải là những lời lên án ai hay nhóm nào. Đàng khác tôi không muốn “vơ đũa cả nắm” vì biết rằng nhóm thiểu số mà tôi nói trong bài này không phải là một tổ chức với một chủ trương đường hướng rõ ràng, do đó những điều tôi nhận xét chung về họ không thể đúng hoàn toàn cho mọi người trong nhóm như nhau. Chẳng hạn không thể đánh đồng người lý luận chặt chẽ sâu sắc khi phê bình góp ý, với người ăn nói “hồ đồ” và “thiếu văn minh” vốn không phải là hiếm! Sau hết, sự hiện diện của những cá nhân hay nhóm phản biện là hữu ích và cần thiết cho mọi tập thể, xã hội cũng như Giáo Hội. Mấy nhận xét của tác giả Giuse Maria Định và của tôi chỉ mạo muội nhắc lại mấy nguyên tắc Kitô giáo khi phê bình góp ý: phân biệt lỗi lầm với người lỗi lầm, luôn luôn tôn trọng phẩm giá kẻ khác dù là kẻ thù nghịch với ta, tôn trọng sự thật và trên hết mọi sự có lòng bác ái yêu thương.
(Tuần Thánh 2010)