Trong những ngày này, người dân Việt chúng mình đang tất bật chuẩn bị đón mừng Năm Mới Canh Dần 2010 để bước vào thập niên thứ hai của ngàn năm thứ ba. Mọi người cố gắng thu xếp công ăn việc làm của mình sao cho phù hợp để có được những giây phút thảnh thơi ăn Tết. Những người thợ xây dựng cũng đang gấp rút hoàn thành những công trình nhà cửa để gia đình chủ nhân có thể đón năm mới tại nơi ở mới khang trang và đường hoàng hơn. Những người lao động chân tay mải miết chạy đua với thời gian để chắt chiu đôi chút cho việc chi tiêu ngày Tết trong gia đình. Không ai bảo ai, tất cả đều nhịp nhàng « người nào việc ấy ».
Tại các gia đình, nhà cửa và các tiện nghi nội thất được sơn phết lau chùi và sửa sang lại để sang năm mới cái gì cũng mới. Cách bày bố trang trí cho thêm phần long trọng đúng với ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc. Các thứ đặc trưng không thể thiếu của ngày tết như bánh chưng, dưa hành, cành mai cành đào…cũng được các gia đình chu đáo chuẩn bị. Sự cộng tác của con người kết hợp với vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên đã thêu dệt nên một nét truyền thống văn hóa độc đáo chỉ có ở Việt Nam và được tồn tại theo năm tháng.
Các mặt hàng ngày Tết là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong dịp này. Người mua kẻ bán làm cho bầu không khí thêm phần rộn ràng. Quà Tết và các loại thực phẩm cho những ngày này cũng được mỗi gia đình chuẩn bị chu đáo. Đặc biệt, những bậc làm con cháu biết phải sắm sửa những món quà nào sao cho thích hợp với các bậc cha bác để giữ cho tròn chữ hiếu nghĩa. Cách cụ thể, mỗi người, mỗi gia đình đều có chương trình ưu tiên cho việc tới lui trước sau để chúc tuổi các bậc ông bà, bố mẹ, cha chú, thầy cô trong những ngày đầu xuân hầu chu toàn bổn phận làm con và làm trò. Hẳn là ai cũng khắc ghi trong tâm khảm câu tục ngữ: « Mồng một tết cha, mồng hai tết chú, mồng ba tết thầy ».
Ngày đầu xuân cũng là ngày họp mặt gia đình. Vốn đã vất vả quanh năm tại phương xa, lại phải trải qua những ngày rộng tháng dài chờ đợi, vì điều kiện đi lại không cho phép, giờ đây các thành viên xa quê hương gia đình lại có dịp trở về sum họp bên những người thân thuộc, để tăng thêm độ nồng của tình yêu thương, tô đắp hạnh phúc cho mái ấm gia đình, và duy trì sự bền chặt của tình làng nghĩa xóm.
Đầu xuân mọi người muốn trao cho nhau những lời cầu chúc chân thành và tốt đẹp nhất. Tất cả đều mong ước có được một năm mới nhiều may mắn, thành đạt, bình an, niềm vui và hạnh phúc. Đặc biệt, những em nhỏ cố gắng nhẩm đi nhắc lại lời chúc dành cho người trên, để sau đó được nhận tiền lì xì. Có một bé gái hồn nhiên chúc bà cố ngoại góa bụa trên 90 tuổi với mái đầu bạc phơ « trăm năm hạnh phúc » trước những nụ cười vỡ bụng của người lớn. Theo thói quen lời chúc ấy chỉ dành cho những đôi tân hôn. Xét cho cùng, mục đích của cuộc đời là đi tìm kiếm hạnh phúc. Hóa ra lời chúc thơ ngây ấy của bé gái lại chứa đầy ý nghĩa. Em có lý khi cầu mong bà cố ngoại của mình không chỉ hạnh phúc trong những năm tháng còn lại của cuộc đời, mà còn kéo dài thêm cả một 100 năm hạnh phúc nữa kia.
Giá mà đồng bào chúng mình trong những ngày khác còn lại trong năm cũng được sống tươi tỉnh về vật chất và dạt dào về tinh thần như những ngày đầu xuân này thì quả là sung sướng và phấn khởi biết bao.
Phụng vụ trong dịp « năm hết Tết đến » cũng giúp các Kitô hữu tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời và biết hướng về Đấng là Chủ Tể của thời gian và vũ trụ. Tâm tình của thánh lễ tất niên mời gọi mọi người tạ ơn Thiên Chúa về những hồng ân trong năm qua, và thành tâm xin Chúa tha thứ những lỗi lầm để được thư thái bình an trước thềm năm mới. Ngày đầu tiên của Năm Mới, chúng ta hướng lòng về Chúa Cha để cùng họp nhau chúc tụng ngợi khen Vị Chúa Xuân Vĩnh Cửu và cúi xin Người mở lượng hải hà cho hết mọi người được bình an khỏe mạnh, càng thêm tuổi thêm nhân đức. Ngày mồng hai Tết mời gọi mọi người hướng về cội nguồn để sống đạo làm con cái. Đồng thời xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn xuống cho các bậc sinh thành dưỡng dục còn sống và đón nhận những vị đã qua đời vào Thiên Quốc. Và ngày mồng ba tết là xin thánh hóa công ăn việc làm. Đây là cách thức để cộng tác sức mình vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng ta xin Thiên Chúa chúc lành cho công việc, một mặt giúp nuôi thân xác cũng như chu toàn bổn phận với những người mà mình có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc, mặt khác mở ra đối với anh em đồng loại trong tình tương thân tương ái.
Tất cả tương lai, sức khỏe, sự sống, thời gian là của Chúa. Cúi xin Ngài cho chúng ta biết cách sử dụng để thăng hoa cuộc sống của mình, để mưu ích cho anh em đồng loại và nhất là để làm vinh danh Chúa hơn. Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Kitô cư ngụ dồi dào trong mỗi người mỗi gia đình, cộng đoàn giáo xứ, giáo phận và quê hương đất nước Việt Nam thân yêu.
Tại các gia đình, nhà cửa và các tiện nghi nội thất được sơn phết lau chùi và sửa sang lại để sang năm mới cái gì cũng mới. Cách bày bố trang trí cho thêm phần long trọng đúng với ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc. Các thứ đặc trưng không thể thiếu của ngày tết như bánh chưng, dưa hành, cành mai cành đào…cũng được các gia đình chu đáo chuẩn bị. Sự cộng tác của con người kết hợp với vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên đã thêu dệt nên một nét truyền thống văn hóa độc đáo chỉ có ở Việt Nam và được tồn tại theo năm tháng.
Các mặt hàng ngày Tết là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong dịp này. Người mua kẻ bán làm cho bầu không khí thêm phần rộn ràng. Quà Tết và các loại thực phẩm cho những ngày này cũng được mỗi gia đình chuẩn bị chu đáo. Đặc biệt, những bậc làm con cháu biết phải sắm sửa những món quà nào sao cho thích hợp với các bậc cha bác để giữ cho tròn chữ hiếu nghĩa. Cách cụ thể, mỗi người, mỗi gia đình đều có chương trình ưu tiên cho việc tới lui trước sau để chúc tuổi các bậc ông bà, bố mẹ, cha chú, thầy cô trong những ngày đầu xuân hầu chu toàn bổn phận làm con và làm trò. Hẳn là ai cũng khắc ghi trong tâm khảm câu tục ngữ: « Mồng một tết cha, mồng hai tết chú, mồng ba tết thầy ».
Ngày đầu xuân cũng là ngày họp mặt gia đình. Vốn đã vất vả quanh năm tại phương xa, lại phải trải qua những ngày rộng tháng dài chờ đợi, vì điều kiện đi lại không cho phép, giờ đây các thành viên xa quê hương gia đình lại có dịp trở về sum họp bên những người thân thuộc, để tăng thêm độ nồng của tình yêu thương, tô đắp hạnh phúc cho mái ấm gia đình, và duy trì sự bền chặt của tình làng nghĩa xóm.
Đầu xuân mọi người muốn trao cho nhau những lời cầu chúc chân thành và tốt đẹp nhất. Tất cả đều mong ước có được một năm mới nhiều may mắn, thành đạt, bình an, niềm vui và hạnh phúc. Đặc biệt, những em nhỏ cố gắng nhẩm đi nhắc lại lời chúc dành cho người trên, để sau đó được nhận tiền lì xì. Có một bé gái hồn nhiên chúc bà cố ngoại góa bụa trên 90 tuổi với mái đầu bạc phơ « trăm năm hạnh phúc » trước những nụ cười vỡ bụng của người lớn. Theo thói quen lời chúc ấy chỉ dành cho những đôi tân hôn. Xét cho cùng, mục đích của cuộc đời là đi tìm kiếm hạnh phúc. Hóa ra lời chúc thơ ngây ấy của bé gái lại chứa đầy ý nghĩa. Em có lý khi cầu mong bà cố ngoại của mình không chỉ hạnh phúc trong những năm tháng còn lại của cuộc đời, mà còn kéo dài thêm cả một 100 năm hạnh phúc nữa kia.
Giá mà đồng bào chúng mình trong những ngày khác còn lại trong năm cũng được sống tươi tỉnh về vật chất và dạt dào về tinh thần như những ngày đầu xuân này thì quả là sung sướng và phấn khởi biết bao.
Phụng vụ trong dịp « năm hết Tết đến » cũng giúp các Kitô hữu tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời và biết hướng về Đấng là Chủ Tể của thời gian và vũ trụ. Tâm tình của thánh lễ tất niên mời gọi mọi người tạ ơn Thiên Chúa về những hồng ân trong năm qua, và thành tâm xin Chúa tha thứ những lỗi lầm để được thư thái bình an trước thềm năm mới. Ngày đầu tiên của Năm Mới, chúng ta hướng lòng về Chúa Cha để cùng họp nhau chúc tụng ngợi khen Vị Chúa Xuân Vĩnh Cửu và cúi xin Người mở lượng hải hà cho hết mọi người được bình an khỏe mạnh, càng thêm tuổi thêm nhân đức. Ngày mồng hai Tết mời gọi mọi người hướng về cội nguồn để sống đạo làm con cái. Đồng thời xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn xuống cho các bậc sinh thành dưỡng dục còn sống và đón nhận những vị đã qua đời vào Thiên Quốc. Và ngày mồng ba tết là xin thánh hóa công ăn việc làm. Đây là cách thức để cộng tác sức mình vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng ta xin Thiên Chúa chúc lành cho công việc, một mặt giúp nuôi thân xác cũng như chu toàn bổn phận với những người mà mình có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc, mặt khác mở ra đối với anh em đồng loại trong tình tương thân tương ái.
Tất cả tương lai, sức khỏe, sự sống, thời gian là của Chúa. Cúi xin Ngài cho chúng ta biết cách sử dụng để thăng hoa cuộc sống của mình, để mưu ích cho anh em đồng loại và nhất là để làm vinh danh Chúa hơn. Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Kitô cư ngụ dồi dào trong mỗi người mỗi gia đình, cộng đoàn giáo xứ, giáo phận và quê hương đất nước Việt Nam thân yêu.