MỜI THEO DÕI CUỘC CHƠI XƯỚNG HỌA - 14
VĂN XUÔI
Mở đầu các bài dự thi hôm nay là hai bài văn xuôi. Một tín hiệu vui. Giữa 360 bài dự thi, đến nay chỉ mới có 4 bài văn xuôi. Vì thế, cha Quang Uy đã vượt lệ thường, giới thiệu ngay bài số 302 lên website www.huongvedaihoidanchua.net và Lm TTT cũng chia sẻ ngay với các bạn thơ, như để gợi hứng mọi người cùng tham gia viết văn xuôi. Đúng hơn, sự kiện phản ảnh một thực trạng đáng lo: số người viết văn xuôi nơi Dân Chúa nay rất hiếm. Cuộc xướng họa thơ Đường chỉ hợp với những cây bút đã đứng tuổi, vì thế Ban Tổ Chức đã mở rộng cửa cho các bạn trẻ dễ tham gia và nói lên những suy nghĩ của chính mình, bằng việc khuyến khích viết tản văn: truyện, ký, kịch bản, bình thơ, suy niệm… Thế nhưng thật hết sức thưa thớt…
Hơn 3 năm qua, Mạng Lưới Dũng Lạc phát hành hai chuyên san làm sân chơi cho bạn trẻ Công giáo tham gia sáng tác. Đồng Xanh Thơ chuyên về thơ và Vườn Ôliu chuyên về văn. Chuyên san Thơ mỗi tháng phát hành hai lần vẫn không lúc nào sợ thiếu bài còn chuyên san văn xuôi thật khó mới đủ bài để phát hành mỗi tháng một lần.
Xin nêu hai câu hỏi và ước mong lắng nghe câu trả lời:
- Làm thế nào để có thêm nhiều người trẻ dấn thân luyện văn viết cho Chúa?
- Liệu các vị đang dự thi xướng họa có thể chuyển ngòi bút viết thêm văn xuôi để cuộc vận động trở nên thiết thực hơn với các bạn trẻ?
Hai bài văn xuôi đã đủ dài, do đó tiếp theo sẽ chỉ giới thiệu 13 bài thơ. Bù lại chúng tôi sẽ sớm gởi Bản theo dõi số 14 và giới thiệu thêm 37 bài thơ.
BÀI XƯỚNG VÀ ĐỊA CHỈ
Bài xướng
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Trăng Thập Tự
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về cả hai điện chỉ:
ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
GIỚI THIỆU CÁC BÀI MỚI
301-315
Bài 301
Bình thơ:
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
LM Trăng thập tự
Từ lâu, hoa sen đã trở thành nguồn cảm hứng bất diệt cho thơ ca. Có lẽ bởi cái vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, bởi cái hương thơm tinh khiết và thanh quý của nó. Mà cũng có lẽ chính vì thế LM thi sĩ Trăng thập tự đã mượn hình ảnh Sen giữa Lầy để cổ vũ cho phong trào “Đoan hứa giữ gìn khiết tịnh trước hôn nhân”. Một hình ảnh đẹp, gợi nhiều ý thơ.
Câu thơ mở đầu bài thơ vừa đặt vấn đề vừa mở ra một không gian mang đầy tính nghệ thuật:
Về thăm vườn cũ thuở Ê- đen
Hai chữ “ về thăm” gợi lên trong lòng người đọc những điều đáng suy ngẫm. Khi nói “ về thăm” một nơi nào đó tức nơi ấy là nơi mà trước đây mình đã từng sống, từng gắn bó. Thi sĩ “về thăm vườn cũ thửa Ê-đen” là mảnh vườn thời nguyên thuỷ, lúc hoang sơ. Câu thơ gợi ta nhớ về cái thuở hồng hoang của trái đất, khi nguyên tổ con người vừa mới được tạo dựng. Một vườn cây trái sum suê. Hồng ân Thiên Chúa chảy tràn các lối. Thế nhưng, nguyên tổ đã phạm lỗi, nên không còn được sống trong vùng Thánh địa. Các lối vào đều bị các Thiên sứ vâng lệnh Thiên Chúa phong toả. Con người trở nên bơ vơ trong vũ trụ rộng lớn bởi lẽ hướng về Quê không còn đường đi. Thiên Chúa xót thương, đã sai Con Một Người xuống thế, chịu chết trên Thập giá để cứu rỗi trần gian. Từ đấy, vườn Địa Đàng được mở. Hồng Ân lại tiếp tục được khai thông...
Con người đang tìm về chốn cũ, “vườn cũ thuở Ê-đen”. Hay đang tìm về với chính mình? Cái bản chất con người từ thuở nguyên sơ, trong trắng, thánh thiện. Cái thuở âm vang tiếng của Thiên Chúa trong lòng mình? Cuộc đời với bao nhiêu khó nhọc, va vấp, bon chen, tranh đoạt... dần dần lấn át cả tiếng Chúa trong ta. Con người dần đánh mất cái bản tính tốt đẹp thuở ban đầu. Bây giờ trở về với chính mình, con người cần phải làm một cuộc lội ngược dòng. Và cái hành trang cần cho hành trình ngược dòng ấy là sự can đảm, dũng cảm và tâm thế sẵn sàng đối diện với chính mình.
Chốn vườn cũ ngày về đầy nắng, rực rỡ muôn sắc hoa, ngát hương thơm. Ánh mắt thi sĩ chợt dừng lại ở một góc vườn, đọng lại trong hình ảnh:
Thanh thoát ô kìa một đoá sen
Nổi bật trong cái thế giới đầy màu sắc hương hoa ấy là vẻ đẹp thanh thoát, tinh khôi, thánh thiện của “một đoá sen”. Tính từ “thanh thoát” được đảo vị trí, đặt lên đầu câu thơ đã tạo nên một ấn tượng rất mạnh cho người đọc. Cảm xúc ngỡ ngàng đến ngạc nhiên được diễn tả bằng một thán từ “ô kìa”. Một tiếng reo vui pha lẫn sự kinh ngạc và niềm thán phục.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen
Lớn lên giữa bùn lầy, nhưng sen lại mang một vẻ đẹp thanh khiết, cao quý. Cái vẻ thanh khiết của sen đã từ lâu đi vào ca dao Việt Nam:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Nếu như trong bài ca dao cổ, sự thanh khiết của sen được ca ngợi là một phẩm chất đáng quý thì trong hai câu thơ của nhà thơ, sự hiện diện của vẻ đẹp đó còn như là một lời mời gọi, một sự ngợi khen âm thầm:
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Thi sĩ TTT đã rất khéo léo và tài tình khi sử dụng đại từ “ai”- một đại từ đa nghĩa- với cách viết thường và viết hoa trong hai câu thơ luận để diễn đạt ý tưởng của mình. Vâng! Hình ảnh sen giữa lầy thật đáng để chúng ta suy ngẫm. Sống giữa chốn bùn nhơ, hôi tanh, dơ bẩn, thế mà sen vẫn vươn mình, hướng tới trời xanh với hương sắc thuần khiết; không lỗi với Trời vì đã tạo sinh ra nó, không thẹn với Đời vì Đời gọi nó là Hoa - hiện thân cho cái đẹp, cái tinh tuý của đất trời. Hơn thế, vẻ thanh khiết của nó như là một lời khen ngợi đấng Tạo Hoá đã đoái thương, một sinh vật hèn mọn lại được Ngài mặc cho vẻ đẹp cao quý như thế. Thế mà con người, không lẽ lại không bằng một bông hoa sen hay sao?
Thiên Chúa dựng nên con người là một sản phẩm cao quý nhất trong mọi loài tạo vật. Ngài ban cho con người tất cả: vẻ đẹp, tình yêu, trí tuệ...; và đặc biệt là ơn nhận biết Chúa, được thông dự với Người trong niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Còn ân sủng nào mà Người không thông ban cho con người - một tạo vật Người đã tạo nên từ trong hư vô?
Thế mà con, con đã sống thế nào trong nguồn ân sủng đó? Con không ít những lần lầm lỗi, yếu hèn trong bản năng của con người. Con không tránh khỏi những hoen ố giữa vũng lầy dơ bẩn của cuộc đời lắm bon chen, nhiều cạm bẫy. Những sa đoạ của một xã hội theo xu hướng hưởng thụ đang vẫy gọi con. Những thấp hèn trong cuộc sống lại đầy sức quyến rũ, hấp dẫn, làm con bị mê hoặc. Con không những không trở thành tấm gương để mời gọi người ta sống thánh thiện, mà còn là dịp tội của người khác. Con không những không ngợi khen Cha, mà còn làm ô danh Ngài. Nhìn ngắm bông hoa sen hôm nay, con thấy lòng mình tự hổ thẹn. Con đã không xứng với Tình yêu và ân sủng của Ngài.
Trong tâm tình đó, con hướng lòng mình đến Đấng Tối Cao, tạ ơn Người, nhận lỗi mình. Ơ hay, trước mắt con không còn là một đoá hoa, mà ngàn hoa sen đang đua nhau nở:
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Hai câu thơ đầu của bài thơ đã mở ra một không gian mang đầy tính nghệ thuật. Hai câu thơ cuối của bài khép lại với một không gian cũng đầy tính nghệ thuật như thế.
Mở đầu bài thơ với hình ảnh một đoá sen, một đoá sen gợi cảm xúc, gợi niềm thi hứng. Hình ảnh đoá sen trong hai câu thơ mở đầu của bài thơ còn gợi lên một hình ảnh rất đẹp: hình ảnh Mẹ Thiên Chúa - Đấng tinh sạch, vẹn tuyền. Mẹ chính là đoá hoa sen nở giữa trần thế. Tâm hồn Mẹ ngát hương thơm của nhân đức. Cuộc đời Mẹ là một bài ca khen hồng ân và Tình Yêu Thiên Chúa. Ngắm nhìn Mẹ, suy ngẫm về Mẹ, lòng chúng con như được thanh lọc giữa cái nhơ hèn của cuộc sống trần gian, trái tim chúng con như được thắp lên ngọn lửa mến yêu Thiên Chúa.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh của một khung trời đầy hoa sen. Phải chăng, đó chính là niềm hi vọng, niềm khát khao của thi sĩ? Trong chốn địa đàng mà Thiên Chúa tạo dựng, không chỉ có một đoá sen, mà từ đoá sen của lòng Mẹ trinh nguyên, vẹn sạch, sẽ có ngàn đoá sen đua nở, khoe sắc thắm, ngát hương thơm. Để khi nhìn ngắm công trình của mình, Ngài sẽ âu yếm bảo: “Con yêu của Ta, Ta thật vui mừng vì đã sinh ra con, đã yêu con, đã thí cả mạng sống mình vì con. Ta tự hào về con. Con chính là hình ảnh tuyệt đẹp của Ta ở thế gian này. Ngày kia, Ta sẽ đón con về. Ta đã giành cho con một chỗ thật lí tưởng - ở bên Ta. Con yêu ạ!”
Trong khuôn khổ gò bó của một bài thơ Đường luật, nhưng bài thơ “Sen giữa lầy” lại chứa đựng ý, tình sâu sắc, thanh thoát; gợi cho người đọc nhiều suy tư, nhiều cảm xúc, nhiều nỗi niềm. Bài thơ xứng đáng là một đoá hoa xinh trong vườn hoa thơ tươi thắm, góp một lời ngợi ca Thiên Chúa, gọi mời mọi người chúng ta cùng noi gương Mẹ, đoan hứa sống khiết tịnh, xứng đáng là con người, là con Thiên Chúa.
Maria Trần thị Huyền Vân
khanhvan_1111@yahoo.com
ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN “SEN GIỮA LẦY” CỦA NHÀ THƠ LINH MỤC TRĂNG THẬP TỰ
Nói về nghệ thuật, có lần nhà văn Nam Cao cho rằng:"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Được biết “Sen Giữa Lầy” ra đời trong bối cảnh nhà thơ cùng nhóm Sinh viên Công giáo Vinh hành hương về Gò Thị dịp đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội đầu tháng 12 năm 2009. “Tức cảnh sinh tình” tác giả đã hạ bút để kính mừng Mẹ Maria, đồng thời cổ võ các bạn trẻ“Đoan hứa giữ gìn khiết tịnh trước hôn nhân”. Ca tụng Đức Mẹ ư, một chủ đề đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử Giáo hội với biết bao nhiêu vị thánh đã từng ghi dấu ấn; Cổ võ giới trẻ sống khiết tịnh trước hôn nhân ư, một vấn đề nóng bỏng thời đại, nhưng e rằng với hình ảnh “sen giữa lầy” một khi đã trở nên quá quen thuộc đối với người Việt Nam, nơi đình chùa miếu mạo, khó lòng có thể lay động được tâm hồn giới trẻ-những con người ưa thích những điều mới mẻ. Nhưng chẳng lẽ một bài thơ được chọn làm chủ đề cho cuộc thi “Những vần thơ dâng Mẹ” lại chẳng có gì hấp dẫn!? Ta hãy thử một lần kiên nhẫn lần theo vết chân nhà thơ khoác áo dòng này xem sao.
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Câu đầu bài thơ đưa ta về với “vườn cũ thuở Ê-đen”. Tác giả sử dụng động từ “về thăm” chứ không phải “đến thăm” hay “ghé thăm”, gợi lên nỗi niềm như khắc khoải mong chờ mà nhẹ nhàng kín đáo. Tuy nhiên, ở đây ta thấy không đơn giản là chuyện “về thăm”. Câu thơ như kéo ta đi xa hơn trở về tận cái “thuở Ê-đen”. Vườn cũ thuở Ê-đen một hình ảnh vừa thực vừa mộng mơ. Thuở Ê-đen là thuở nào, và vườn cũ thì có gì quyến rũ ta trở về đây? Ê-đen được nói đến trong sách Sáng Thế như là hình ảnh Vườn địa đàng ở phía đông, nơi có mặt trời mọc mà Thiên Chúa đã dựng nên cho con người. Câu thơ đưa ta về cái thuở con người được sống trong hạnh phúc nguyên tuyền với Thiên Chúa và vạn vật. Phải chăng lời thơ đã kín đáo phản ánh khát vọng sâu sa nhất của tâm hồn con người là luôn khắc khoải tìm lại hạnh phúc thuở ban sơ ấy?! Mặt khác, khi trở về Ê-đen cũng vọng lên lời Thiên Chúa gọi khi con người sa ngã: A-đam ngươi đang ở đâu? Rồi Eva, tại sao ngươi làm điều đó?(St 3,8-13); đồng thời ta nhớ lại lời dụ dỗ của con rắn:“Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết thiện ác”(St 3,1-4). Ôi cái lời dụ dỗ ngọt ngào xa xưa ấy vẫn đang réo gọi đâu đây bên đời: Cứ thử đi, chẳng mất mát tội tình gì đâu, còn được nữa đấy. Sao dại dột bỏ phí của giời đi vậy!
Nguyên tổ A-đam Eva đã sa ngã khi nghe Ma quỷ cám dỗ. Hành động hái “trái cấm” nói lên lòng kiêu ngạo của con người bất tuân luật Chúa. Con người ta đã sa ngã. Niềm hạnh phúc viên mãn trong vườn Địa đàng đã mất. Chính trong bối cảnh ấy, Thiên Chúa đã đi bước trước. Người phán với con Rắn: Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, miêu duệ người đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người"(St 3,14-15) Người phụ nữ ấy chính là Đức Maria-Eva mới.
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
“Ô kìa”, một trạng từ cảm thán dường như xoay chuyển tâm trạng nhà thơ từ cái bâng khuâng luyến tiếc khi trở về đến cái ngỡ ngàng bởi “một đóa sen thanh thoát” trong vườn xưa. Ta thấy đóa sen hiện lên thật bình dị nhưng cũng thật thanh cao, chứ không “thiên biến vạn hóa” như khi đại thi hào Nguyễn Du tả hồn ma Đạm Tiên:“Sương in mặt tuyết pha thân/ Sen vàng lãng đãng như gần như xa”. Hoa sen là biểu tượng của Phật giáo nhưng vốn dĩ cũng biểu tượng cho sự trinh khiết theo quan niệm của người Việt Nam:“Nhụy vàng bông trắng lá sen/Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (Ca dao)
Thế thì hình ảnh đóa sen thanh thoát kia có gì mới đâu! Đúng vậy, có gì mới đâu, câu thơ diễn tả một hình ảnh hết sức quen thuộc đối với người Việt Nam. Một đóa sen thanh thoát giữa đầm lầy thì chẳng có gì lạ. Tuy nhiên, chiêm ngắm đóa sen ở Ê-đen và trong bối cảnh đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm, ta thấy hình ảnh đó hiện lên thật mới mẻ. Câu thơ không hề nói đến Mẹ Maria nhưng đọc lên ai cũng liên tưởng đến Người. Cũng nên biết rằng, trước khi hoa sen trở thành biểu tượng cho sự trinh khiết thì sự trinh khiết đã có từ thuở Ê-đen rồi. Khi gian trần bị ô nhơ, hoa sen kia mới trở thành biểu tượng như vậy. Hơn nữa, khi đóa hoa sen quen thuộc được nhân cách hóa, người Việt Nam nói chung và người Công giáo nói riêng, cảm nhận Mẹ Maria vừa cao trọng mà thân thương gần gũi, vừa bình dị mà không tầm thường, vừa thánh thiện mà không xa vời. Đó cũng là đường hướng hội nhập văn hóa của Công Đồng Vatican II. Tin Mừng đã thấp nhập vào tâm hồn Việt qua hình ảnh đóa sen, thật bình dị mà cũng thật cao quý. Biểu tượng trinh khiết của hoa sen không những không bị mất đi, mà dường như càng được tô điểm khi trở thành tước hiệu của Đức Mẹ.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen
Cũng vẫn là hình ảnh biểu tượng sự trinh khiết của hoa sen ngay giữa đầm lầy. Tuy nhiên, với nghệ thuật đối lão luyện qua phép đảo xoay câu thơ không làm ta chóng mặt nhưng nhẹ nhàng lôi cuốn vào tứ thơ, từ trạng thái tĩnh “trong trắng giữa lầy” chuyển sang động “trong trắng gọi” tựa làn gió uốn cong dải lụa đào. Động từ “gọi” thường được cảm nhận bằng thính giác. Nhưng ở đây động từ ấy không phát thành tiếng, mà dường như được thi sỹ cảm nhận bằng thị giác. Hay đúng hơn, đó là sự thụ cảm tinh tế từ trực quan sinh động đến rung động trong tâm hồn. Khi Đức Trinh nữ Maria cưu mang Ngôi Lời thì sự trong trắng được nhìn nhận không chỉ ở trên chín tầng trời, hay “trong bốn bức tường khép kín” nhưng còn ở ngay “giữa lầy” trần gian. Cái trong trắng ấy không bị cái lầy lội nhấn chìm, để rồi “gọi” lên tiếng thất thanh kêu cứu mà đang ngự trị an bình. Hơn thế nữa, cảnh động đấy mà vẫn tĩnh lặng đấy. “Lặng thầm trên sóng” dường như lại càng nhẹ nhàng tinh tế hơn khi điệp lại “lặng thầm khen”. Tứ thơ như lướt trên làn sóng nhẹ lăn tăn mặt hồ, gợi lên khung cảnh thật sinh động mà bình lặng ngay trên sóng gió. Quả thật, không chỉ “thi trung hữu họa” mà ”thi trung hữu nhạc” là thế. Phải chăng một cách khéo léo tác giả đã giới thiệu Đức Maria, với bao biến cố thăng trầm từ khi cưu mang Ngôi Lời đến giây phút thử thách tột cùng ôm xác Người Con ấy dưới chân Thập tự giá, mà tâm hồn Mẹ vẫn một niềm tín thác an bình?!
Tuy nhiên cuộc đời con người không phải lúc nào cũng “trời yên biển lặng”, sóng gió, cộng thêm bản tính yếu đuối, dường như cứ chực lôi kéo tâm hồn con người xuống bùn đen. Giữa ngã ba cuộc đời, bao người trẻ dường như mất định hướng, từ nghi ngờ đến mất niềm tin, sống buông thả cho dục vọng thấp hèn. Không mất định hướng, không nghi ngờ sao được khi mà“Bi kịch lớn nhất chưa hẳn là do nghèo túng mà là do mất niềm tin, khi con người không tìm ra cái đích thật để mà tin, khi giữa cuộc đời và thuyết giáo là một khoảng cách quá xa”(Chuyện Tử Tế-Trần Văn Thủy). Quả vậy, khi không biết đi về đâu như là cùng đích cuộc đời, thì có lạ gì khi người ta chạy kiếm tìm hạnh phúc nơi dục vọng. Càng thỏa mãn tối đa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, kẻo mà chết là hết! Từ giữa vũng lầy ấy, vươn lên đóa sen thanh thoát, vừa thức tỉnh tâm hồn, vừa mời gọi tha thiết. Giữa một thế giới ngày càng bị tục hóa, những quan niệm đạo đức về sự trinh khiết dường như trở thành cái gì đó xa lạ không hợp thời; những lời giáo huấn như“Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” xem ra chẳng được mấy người trẻ lưu tâm, thì “Sen giữa lầy” đang âm thầm gọi, đang âm thầm động viên khích lệ, lay động tâm hồn người trẻ cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt. Hơn ai hết Mẹ Maria chính là Mẫu gương cho sự “trong trắng giữa lầy” đang mời gọi đoàn con.
Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà tác giả có thể hạ bút được câu thơ như thế, mà dường như đã được nung nấu trong cuộc đời. “Sen giữa lầy” không mang cái vẻ éo le lạc lõng“Mặt nước chân trời thân gái lạ” hay đầy hình ảnh khêu gợi“Đã trót hở hang khôn khép lại” của Tản Đà. Ngược lại, sen được nhân cách hóa, vững vàng một cách “lặng thầm trên sóng” biết gọi mời con người hướng tới sự trong sáng, không phải ở nơi chín tầng trời xa xôi mà ngay “giữa lầy”.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Thoáng qua, ta có cảm tưởng như hai câu luận không đối chỉnh bằng hai câu thực bởi chữ thứ ba cùng một từ, không đối thanh: Gọi mời ai/khen ngợi Ai; giữ gìn cao quý/thương đoái mọn hèn. Tuy nhiên, điều lý thú cũng ở đó, hai câu cùng sử dụng đại từ “ai”, nhưng chữ thứ nhất được viết thường, còn chữ thứ hai viết hoa, chỉ hai đối tượng khác nhau. Phép đối phải ưu tiên trước hết đối ý, đối từ loại, rồi mới đến đối thanh. Như vậy, ta thấy được sự uyển chuyển trong cách áp dụng luật, tạo nên tứ thơ sống động nhịp nhàng. Có ai đó nói rằng từ hàng tấn quặng ngôn từ, chỉ gạn lọc được vài trăm gam ngôn ngữ thơ ca. Nếu thơ ca nói chung là những tinh hoa của ngôn ngữ, thì thơ Đường càng phải là tinh hoa của những tinh hoa. Tuy nhiên, nghệ thuật thơ ca không phải là kỹ xảo sắp đặt ngôn từ để đánh lừa người đọc, nó phải có cái gì đó được nung nấu bởi tâm hồn giàu cảm xúc, nặng nghĩa tình, hướng con người đến Chân Thiện Mỹ mà không ảo tưởng xa vời, như nhà văn hiện thực Nam Cao viết "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than".
Càng về cuối, ta càng cảm nhận được nỗi niềm thao thức của tác giả trước cuộc đời qua cách lặp lại hai lần động từ “gọi” và “khen”. Việc sử dụng đại từ vô nhân xưng “gọi mời ai” thật là ý nhị, không ám chỉ một ai cụ thể, mà lại hướng đến mọi người. Quả vậy, có ai không cần phải, hay lại không muốn “giữ gìn cao quý”?! Cái cao quý ấy là gì nếu không phải là sự “trong trắng giữa lầy”? “Giữa lầy” giữ được trong trắng đâu có dễ. Không dễ mà giữ được lại càng quý hơn. Tuy nhiên, nỗi niềm thao thức ấy không bi quan, mà đầy tin tưởng: “Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn”. Lần này “Ai” được viết hoa, chắc chắn không ám chỉ tất cả mọi người, nhưng một “Ai” đó. Ai thương đoái mọn hèn, và mọn hèn là ai. Nếu không đặt vào bối cảnh của bài thơ, ta thật khó xác định được “Ai” là ai và mọn hèn là ai. Khi Thiên sứ Gabriel truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ đã hát lên lời kinh Magnificat có đoạn rằng: Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa Đấng Cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi người sẽ khen tôi diễm phúc.
Như vậy, ẩn số đại từ “Ai” đã rõ, ám chỉ Thiên Chúa đã đoái thương tới phận nữ tỳ hèn mọn. Đức Mẹ đã trở nên mẫu gương tuyệt vời cho mỗi người Kitô hữu, qua nhân đức khiêm nhường và tín thác nơi Thiên Chúa. Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt hảo cho tất cả mọi người, bởi Mẹ cũng đã sống kiếp người với những thăng trầm của cuộc đời dương thế mà vẫn trọn niềm cậy trông nơi Thiên Chúa. Nhìn vào tình trạng khủng hoảng gia đình, không ít người bi quan tự hỏi phải chăng mẫu gương thánh gia đã không còn hợp thời cho các gia đình người trẻ hôm nay? Phải chăng mẫu gương sống khiêm nhường, không cậy sức riêng mình, nhưng cùng nhau cộng tác với ơn Chúa để vượt qua sóng gió cuộc đời, đã trở nên xa lạ một trong thế giới mà con người ta muốn loại bỏ Thiên Chúa và suy tôn chính mình!? Không, hai câu kết của bài thơ mở ra trước mắt ta một viễn tượng tương lai tươi sáng, mà không hề mơ mộng hão huyền.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Hai câu kết khép lại bài thơ với hình ảnh đối xứng nhau qua hai động từ “hướng tạ” và “ngoảnh nhìn”, vừa gợi lên tâm tình “tạ ơn Trời” vừa mở ra niềm hy vọng tươi sáng cho cuộc đời. Thật đẹp biết bao khi con người biết khiêm tốn nhìn nhận trên có Trời, dưới có đất, bên cạnh có anh chị em đồng loại. Nếu chỉ biết tìm thỏa mãn những bản năng thấp hèn thì con người có hơn chi con vật!? Thực vậy, con người trổi vượt hơn con vật không chỉ ở lý trí, ý chí tự do, tình yêu, nhưng còn ở cái tâm như tác giả truyện Kiều viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Khi con người không biết tạ ơn Trời, cám ơn đời bằng một đời sống xứng với nhân phẩm, thì có đáng hổ thẹn với sen chăng!? Tứ thơ thật giàu hình ảnh gợi cảm mà xúc tích. Mới chỉ “hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt”, trong tích tắc thôi, mà ngoảnh nhìn “sen đã nở đua chen” rồi. Quả vậy, tạ ơn Trời không những ta không mất mát gì ngoài chút thời gian “chưa nháy mắt” mà còn được lại gấp trăm, như ai đó có thơ rằng: Này em gạo trắng hai mùa/Mưa hòa gió thuận là quà Chúa trao/Bắp khoai rau đậu dồi dào/Sức người góp một Trời cao giúp mười. Xét cho cùng thì ngay cả cái khoảnh khắc “chưa nháy mắt” ấy cũng là hồng ân của Trời ban như nữ thánh tiến sĩ trẻ Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu xác tín:“Tất cả là hồng ân”
Theo bước chân nhà thơ tái khám phá hình ảnh “Sen giữa lầy”, ta cũng cảm được phần nào cái “thần” xuyên suốt tác phẩm vừa thân quen vừa mới mẻ. Với những cung bậc tình cảm từ “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, đến ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thánh thiện, từ thao thức mời gọi thiết tha cho đến khi tâm hồn tràn đầy cảm mến tri ân và hy vọng. Đó chính là “Một cuộc hành trình tâm linh” mời gọi ta về “vườn cũ thuở Ê-đen” nguyên tuyền diễm lệ, cũng là trở về với cõi lòng mình ngày lãnh phép rửa tội, hay đơn giản là sự lắng đọng tâm hồn như Hàn Mặc Tử có lần điểm xuyết:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,
Để nghe dưới đáy nước hồ reo,
Để nghe tơ liễu run trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Tuy nhiên, hành trình trở về ấy không ảo não buồn như Hoài Thanh từng nhận xét:“…Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi.Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận…”. Thực vậy, đó là hành trình hy vọng vui tươi dù trăm ngàn nguy khó bởi có Mẹ Maria đồng hành, cùng lớp lớp người trẻ như muôn hoa đang “nở đua chen”. Đây thực là bài ca tuyệt đẹp dâng lên Đức Mẹ, để Mẹ dẫn đưa ta về với Thiên Chúa là Cội Nguồn và cũng là Cùng Đích của hạnh phúc con người.
Đình Chẩn, dinhchan973@gmail.com
Bài 303
HÃY GIỮ CHO NHAU
Giữ gìn xa khỏi chỗ đêm đen
Tình bạn chân thành như đóa sen,
Tôn trọng giúp nhau là đáng quý
Tình Yêu trong sáng rất nên khen
Như là Thánh Cả, như Trinh Nữ
Xây dựng cho nhau thoát mọn hèn
Noi tấm gương lành Nazarét
Gia đình công chính, chẳng đua chen.
Trầm Hương
Bài 304
GƯƠNG SEN.
Từ trong hôi hám dưới bùn đen
Vươn thẳng lên cao những đoá sen
Hướng tới trời xanh theo tiếng gọi
Ngoảnh lưng bùn đất bỏ lời khen
Gọi gìn trong trắng ơn cao quý
Khen giữ thanh cao phúc mọn hèn
Cây cỏ còn nêu gương chứng tá
Làm người, ta cũng quyết đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com
Bài 305
CHÚC TỤNG MẸ.
Một mình chúc tụng giữa đêm đen
Thoang thoảng xa đưa hương ngát sen
Cất tiếng tung hô, cất tiếng chúc
Dâng lời tán tụng, dâng lời khen
Chúc Bà Trong Trắng phù cao quý
Khen Mẹ Khiết Trinh độ mọn hèn
Con cái vâng lời theo gót mẹ
Khiết trinh, trong trắng quyết đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 306
NHẮN KHEN TUỔI TRẺ.
Các em tuổi trẻ mái đầu đen
Trong trắng ngây thơ tựa đoá sen
Cha chú thương yêu cha chú nhắn
Mẹ dì mến chuộng mẹ dì khen
Nhắn gìn trinh khiết nên cao quý
Khen giữ thanh cao chẳng thấp hèn
Con Chúa sống sao cho xứng đáng
Đường lên Núi Thánh bước đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 307
HOA ĐẸP NHỜ MẶT TRỜI.
( Người sống nhờ Chúa )
Hoa đen khi ở giữa đêm đen
Cúc trắng, Hồng nhung lẫn với Sen
Ánh sáng tỏ tường muôn kẻ chúc
Tối tăm mù mịt chẳng người khen
Ngàn hoa khoe sắc đời cao quý
Vạn lá bày xinh kiếp mọn hèn
Rực rỡ ánh quang soi vạn vật
muôn hồng ngàn tía nở đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 308
TÌNH SEN
(Mến tặng các Nữ tu)
Dịu dàng thanh thoát áo dòng đen
Lúp trắng trùm đầu tựa cánh sen.
Dâng hiến trời cao dâng hiến gọi
Giã từ trần thế giã từ khen.
Tình em hiến trọn hồn trong sáng
Chàng đoái thương ai kiếp phận hèn.
Tiếp bước Can-vê vui hoạn lộ
Huyết hoa nở rộ sen đua chen.
A.P Mặc Trầm Cung
mactramcung@gmail.com
Bài 309
KHÁT VỌNG SEN
(Mến tặng các bạn trẻ đang chiến đấu giữa những cám dỗ của cuộc đời)
Lầm đường lạc bước giữa đêm đen
Bão tố phong trần dập cánh sen.
Mong nắng ân tình mong nắng ấm
Chờ mưa ân phúc chờ mưa khen.
Nhìn lên Ai đó tình cao quý
Ngó xuống thương ai kiếp phận hèn.
Dẫn lối đưa về bên suối mát
Đắm mình gội rửa thoát bon chen.
A.P Mặc Trầm Cung
mactramcung@gmail.com
Bài 310
MONG THẰNG CON HOANG.
Bao năm vò võ giữa đêm đen,
Khắc khoải chén trà nhạt hương sen,
Người cha già ấy mòn mỏi mắt,
Mong thằng con thứ, tiếng ho khen,
Ô kìa ai như! Ngoài đầu ngõ,
Con ta sao rách rưới mọn hèn?
Hãy mang áo đẹp thay cho cậu,
Tiệc vui mời dọn khách đông chen.
Kym Thanh (Denver, Colorado)
vutk@hotmail.com
Bài 311
TIẾNG HÁT NGỌT NGÀO
Cô quạnh đêm trường bóng đêm đen
Lời ru Trinh nữ ngát hương sen
Thấm lòng Con Trẻ thươg nhân thế
Sâu thẳm qúa lòng mến ca khen
Tiếng hát ngọt ngào cao vời vợi
Thương lắm Chúa nhìn phận tớ hèn
Cúi đầu thầm lặng khiêm nhường qúa
Mẹ sống hạ mình mấy ai chen.
Nam Giao-thica
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 312
HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
Thuở đó đâu ai rõ trắng đen
Đôi tim trong trắng ví bông sen
Thời gian tiếp nối nên khôn lớn
Đôi lứa se duyên được chúc khen
Đức Chúa kết liên: Đừng tách biệt
Hôn nhân Công giáo: Tránh đê hèn
Noi gương Đức Mẹ luôn trong sạch
Dù giữa nụ cười, nước mắt chen
Lễ Thánh Mẫu Thiên Chúa 2010
TRẦM THIÊN THU
Bài 313
TRUYỀN TIN
Đời Mẹ khởi đầu chẳng tối đen
Tâm hồn thanh khiết đẹp như sen
Uy nghi Thiên sứ truyền tin thánh
Khiêm hạ Nữ trinh đáng chúc khen
Thiên Tử từ trời liền ngự xuống
Mẫu Nghi tại thế sống đơn hèn
“Xin vâng” con quyết noi gương Mẹ
Cả lúc an vui, lúc khổ chen
TRẦM THIÊN THU
Bài 314
CHẲNG HÔI TANH *
Chúa đặt con vào cõi trọc đen
Ngài trao sứ mệnh: phải như sen !
Vâng lời Chúa dạy, con nên Thánh
Nghe Mẹ gọi mời, đáng để khen
“Sống thử” “sống chung”: không, nhất quyết !
Trinh nguyên trong trắng: sẽ không hèn
Sống sao cho đẹp, ngời tinh tú
Để Mẹ đưa về …, khỏi lấn chen !
* trong câu “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Maria Micae Hồ Tịnh Tâm
Bài 315
ĐOAN NGUYỀN....
Giáng sinh Con Chúa giữa đêm đen
Yêu kiều, dĩnh ngộ, một búp sen
Ngôi Hai gíáng thế là Con Mẹ
Thiên Thần mừng hát tiếng ngợi khen.
Bình an cho người trên dương thế,
Khiêm cung lòng Mẹ phận tớ hèn.
Trung trinh đoan hứa thề xin giữ,
Thuỷ chung vẹn sạch nỏ bon chen.
MaiBảoLinh
tuyetmtg@yahoo.ca
VĂN XUÔI
Mở đầu các bài dự thi hôm nay là hai bài văn xuôi. Một tín hiệu vui. Giữa 360 bài dự thi, đến nay chỉ mới có 4 bài văn xuôi. Vì thế, cha Quang Uy đã vượt lệ thường, giới thiệu ngay bài số 302 lên website www.huongvedaihoidanchua.net và Lm TTT cũng chia sẻ ngay với các bạn thơ, như để gợi hứng mọi người cùng tham gia viết văn xuôi. Đúng hơn, sự kiện phản ảnh một thực trạng đáng lo: số người viết văn xuôi nơi Dân Chúa nay rất hiếm. Cuộc xướng họa thơ Đường chỉ hợp với những cây bút đã đứng tuổi, vì thế Ban Tổ Chức đã mở rộng cửa cho các bạn trẻ dễ tham gia và nói lên những suy nghĩ của chính mình, bằng việc khuyến khích viết tản văn: truyện, ký, kịch bản, bình thơ, suy niệm… Thế nhưng thật hết sức thưa thớt…
Hơn 3 năm qua, Mạng Lưới Dũng Lạc phát hành hai chuyên san làm sân chơi cho bạn trẻ Công giáo tham gia sáng tác. Đồng Xanh Thơ chuyên về thơ và Vườn Ôliu chuyên về văn. Chuyên san Thơ mỗi tháng phát hành hai lần vẫn không lúc nào sợ thiếu bài còn chuyên san văn xuôi thật khó mới đủ bài để phát hành mỗi tháng một lần.
Xin nêu hai câu hỏi và ước mong lắng nghe câu trả lời:
- Làm thế nào để có thêm nhiều người trẻ dấn thân luyện văn viết cho Chúa?
- Liệu các vị đang dự thi xướng họa có thể chuyển ngòi bút viết thêm văn xuôi để cuộc vận động trở nên thiết thực hơn với các bạn trẻ?
Hai bài văn xuôi đã đủ dài, do đó tiếp theo sẽ chỉ giới thiệu 13 bài thơ. Bù lại chúng tôi sẽ sớm gởi Bản theo dõi số 14 và giới thiệu thêm 37 bài thơ.
BÀI XƯỚNG VÀ ĐỊA CHỈ
Bài xướng
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Trăng Thập Tự
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về cả hai điện chỉ:
ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
GIỚI THIỆU CÁC BÀI MỚI
301-315
Bài 301
Bình thơ:
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
LM Trăng thập tự
Từ lâu, hoa sen đã trở thành nguồn cảm hứng bất diệt cho thơ ca. Có lẽ bởi cái vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, bởi cái hương thơm tinh khiết và thanh quý của nó. Mà cũng có lẽ chính vì thế LM thi sĩ Trăng thập tự đã mượn hình ảnh Sen giữa Lầy để cổ vũ cho phong trào “Đoan hứa giữ gìn khiết tịnh trước hôn nhân”. Một hình ảnh đẹp, gợi nhiều ý thơ.
Câu thơ mở đầu bài thơ vừa đặt vấn đề vừa mở ra một không gian mang đầy tính nghệ thuật:
Về thăm vườn cũ thuở Ê- đen
Hai chữ “ về thăm” gợi lên trong lòng người đọc những điều đáng suy ngẫm. Khi nói “ về thăm” một nơi nào đó tức nơi ấy là nơi mà trước đây mình đã từng sống, từng gắn bó. Thi sĩ “về thăm vườn cũ thửa Ê-đen” là mảnh vườn thời nguyên thuỷ, lúc hoang sơ. Câu thơ gợi ta nhớ về cái thuở hồng hoang của trái đất, khi nguyên tổ con người vừa mới được tạo dựng. Một vườn cây trái sum suê. Hồng ân Thiên Chúa chảy tràn các lối. Thế nhưng, nguyên tổ đã phạm lỗi, nên không còn được sống trong vùng Thánh địa. Các lối vào đều bị các Thiên sứ vâng lệnh Thiên Chúa phong toả. Con người trở nên bơ vơ trong vũ trụ rộng lớn bởi lẽ hướng về Quê không còn đường đi. Thiên Chúa xót thương, đã sai Con Một Người xuống thế, chịu chết trên Thập giá để cứu rỗi trần gian. Từ đấy, vườn Địa Đàng được mở. Hồng Ân lại tiếp tục được khai thông...
Con người đang tìm về chốn cũ, “vườn cũ thuở Ê-đen”. Hay đang tìm về với chính mình? Cái bản chất con người từ thuở nguyên sơ, trong trắng, thánh thiện. Cái thuở âm vang tiếng của Thiên Chúa trong lòng mình? Cuộc đời với bao nhiêu khó nhọc, va vấp, bon chen, tranh đoạt... dần dần lấn át cả tiếng Chúa trong ta. Con người dần đánh mất cái bản tính tốt đẹp thuở ban đầu. Bây giờ trở về với chính mình, con người cần phải làm một cuộc lội ngược dòng. Và cái hành trang cần cho hành trình ngược dòng ấy là sự can đảm, dũng cảm và tâm thế sẵn sàng đối diện với chính mình.
Chốn vườn cũ ngày về đầy nắng, rực rỡ muôn sắc hoa, ngát hương thơm. Ánh mắt thi sĩ chợt dừng lại ở một góc vườn, đọng lại trong hình ảnh:
Thanh thoát ô kìa một đoá sen
Nổi bật trong cái thế giới đầy màu sắc hương hoa ấy là vẻ đẹp thanh thoát, tinh khôi, thánh thiện của “một đoá sen”. Tính từ “thanh thoát” được đảo vị trí, đặt lên đầu câu thơ đã tạo nên một ấn tượng rất mạnh cho người đọc. Cảm xúc ngỡ ngàng đến ngạc nhiên được diễn tả bằng một thán từ “ô kìa”. Một tiếng reo vui pha lẫn sự kinh ngạc và niềm thán phục.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen
Lớn lên giữa bùn lầy, nhưng sen lại mang một vẻ đẹp thanh khiết, cao quý. Cái vẻ thanh khiết của sen đã từ lâu đi vào ca dao Việt Nam:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Nếu như trong bài ca dao cổ, sự thanh khiết của sen được ca ngợi là một phẩm chất đáng quý thì trong hai câu thơ của nhà thơ, sự hiện diện của vẻ đẹp đó còn như là một lời mời gọi, một sự ngợi khen âm thầm:
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Thi sĩ TTT đã rất khéo léo và tài tình khi sử dụng đại từ “ai”- một đại từ đa nghĩa- với cách viết thường và viết hoa trong hai câu thơ luận để diễn đạt ý tưởng của mình. Vâng! Hình ảnh sen giữa lầy thật đáng để chúng ta suy ngẫm. Sống giữa chốn bùn nhơ, hôi tanh, dơ bẩn, thế mà sen vẫn vươn mình, hướng tới trời xanh với hương sắc thuần khiết; không lỗi với Trời vì đã tạo sinh ra nó, không thẹn với Đời vì Đời gọi nó là Hoa - hiện thân cho cái đẹp, cái tinh tuý của đất trời. Hơn thế, vẻ thanh khiết của nó như là một lời khen ngợi đấng Tạo Hoá đã đoái thương, một sinh vật hèn mọn lại được Ngài mặc cho vẻ đẹp cao quý như thế. Thế mà con người, không lẽ lại không bằng một bông hoa sen hay sao?
Thiên Chúa dựng nên con người là một sản phẩm cao quý nhất trong mọi loài tạo vật. Ngài ban cho con người tất cả: vẻ đẹp, tình yêu, trí tuệ...; và đặc biệt là ơn nhận biết Chúa, được thông dự với Người trong niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Còn ân sủng nào mà Người không thông ban cho con người - một tạo vật Người đã tạo nên từ trong hư vô?
Thế mà con, con đã sống thế nào trong nguồn ân sủng đó? Con không ít những lần lầm lỗi, yếu hèn trong bản năng của con người. Con không tránh khỏi những hoen ố giữa vũng lầy dơ bẩn của cuộc đời lắm bon chen, nhiều cạm bẫy. Những sa đoạ của một xã hội theo xu hướng hưởng thụ đang vẫy gọi con. Những thấp hèn trong cuộc sống lại đầy sức quyến rũ, hấp dẫn, làm con bị mê hoặc. Con không những không trở thành tấm gương để mời gọi người ta sống thánh thiện, mà còn là dịp tội của người khác. Con không những không ngợi khen Cha, mà còn làm ô danh Ngài. Nhìn ngắm bông hoa sen hôm nay, con thấy lòng mình tự hổ thẹn. Con đã không xứng với Tình yêu và ân sủng của Ngài.
Trong tâm tình đó, con hướng lòng mình đến Đấng Tối Cao, tạ ơn Người, nhận lỗi mình. Ơ hay, trước mắt con không còn là một đoá hoa, mà ngàn hoa sen đang đua nhau nở:
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Hai câu thơ đầu của bài thơ đã mở ra một không gian mang đầy tính nghệ thuật. Hai câu thơ cuối của bài khép lại với một không gian cũng đầy tính nghệ thuật như thế.
Mở đầu bài thơ với hình ảnh một đoá sen, một đoá sen gợi cảm xúc, gợi niềm thi hứng. Hình ảnh đoá sen trong hai câu thơ mở đầu của bài thơ còn gợi lên một hình ảnh rất đẹp: hình ảnh Mẹ Thiên Chúa - Đấng tinh sạch, vẹn tuyền. Mẹ chính là đoá hoa sen nở giữa trần thế. Tâm hồn Mẹ ngát hương thơm của nhân đức. Cuộc đời Mẹ là một bài ca khen hồng ân và Tình Yêu Thiên Chúa. Ngắm nhìn Mẹ, suy ngẫm về Mẹ, lòng chúng con như được thanh lọc giữa cái nhơ hèn của cuộc sống trần gian, trái tim chúng con như được thắp lên ngọn lửa mến yêu Thiên Chúa.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh của một khung trời đầy hoa sen. Phải chăng, đó chính là niềm hi vọng, niềm khát khao của thi sĩ? Trong chốn địa đàng mà Thiên Chúa tạo dựng, không chỉ có một đoá sen, mà từ đoá sen của lòng Mẹ trinh nguyên, vẹn sạch, sẽ có ngàn đoá sen đua nở, khoe sắc thắm, ngát hương thơm. Để khi nhìn ngắm công trình của mình, Ngài sẽ âu yếm bảo: “Con yêu của Ta, Ta thật vui mừng vì đã sinh ra con, đã yêu con, đã thí cả mạng sống mình vì con. Ta tự hào về con. Con chính là hình ảnh tuyệt đẹp của Ta ở thế gian này. Ngày kia, Ta sẽ đón con về. Ta đã giành cho con một chỗ thật lí tưởng - ở bên Ta. Con yêu ạ!”
Trong khuôn khổ gò bó của một bài thơ Đường luật, nhưng bài thơ “Sen giữa lầy” lại chứa đựng ý, tình sâu sắc, thanh thoát; gợi cho người đọc nhiều suy tư, nhiều cảm xúc, nhiều nỗi niềm. Bài thơ xứng đáng là một đoá hoa xinh trong vườn hoa thơ tươi thắm, góp một lời ngợi ca Thiên Chúa, gọi mời mọi người chúng ta cùng noi gương Mẹ, đoan hứa sống khiết tịnh, xứng đáng là con người, là con Thiên Chúa.
Maria Trần thị Huyền Vân
khanhvan_1111@yahoo.com
ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN “SEN GIỮA LẦY” CỦA NHÀ THƠ LINH MỤC TRĂNG THẬP TỰ
Nói về nghệ thuật, có lần nhà văn Nam Cao cho rằng:"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Được biết “Sen Giữa Lầy” ra đời trong bối cảnh nhà thơ cùng nhóm Sinh viên Công giáo Vinh hành hương về Gò Thị dịp đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội đầu tháng 12 năm 2009. “Tức cảnh sinh tình” tác giả đã hạ bút để kính mừng Mẹ Maria, đồng thời cổ võ các bạn trẻ“Đoan hứa giữ gìn khiết tịnh trước hôn nhân”. Ca tụng Đức Mẹ ư, một chủ đề đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử Giáo hội với biết bao nhiêu vị thánh đã từng ghi dấu ấn; Cổ võ giới trẻ sống khiết tịnh trước hôn nhân ư, một vấn đề nóng bỏng thời đại, nhưng e rằng với hình ảnh “sen giữa lầy” một khi đã trở nên quá quen thuộc đối với người Việt Nam, nơi đình chùa miếu mạo, khó lòng có thể lay động được tâm hồn giới trẻ-những con người ưa thích những điều mới mẻ. Nhưng chẳng lẽ một bài thơ được chọn làm chủ đề cho cuộc thi “Những vần thơ dâng Mẹ” lại chẳng có gì hấp dẫn!? Ta hãy thử một lần kiên nhẫn lần theo vết chân nhà thơ khoác áo dòng này xem sao.
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Câu đầu bài thơ đưa ta về với “vườn cũ thuở Ê-đen”. Tác giả sử dụng động từ “về thăm” chứ không phải “đến thăm” hay “ghé thăm”, gợi lên nỗi niềm như khắc khoải mong chờ mà nhẹ nhàng kín đáo. Tuy nhiên, ở đây ta thấy không đơn giản là chuyện “về thăm”. Câu thơ như kéo ta đi xa hơn trở về tận cái “thuở Ê-đen”. Vườn cũ thuở Ê-đen một hình ảnh vừa thực vừa mộng mơ. Thuở Ê-đen là thuở nào, và vườn cũ thì có gì quyến rũ ta trở về đây? Ê-đen được nói đến trong sách Sáng Thế như là hình ảnh Vườn địa đàng ở phía đông, nơi có mặt trời mọc mà Thiên Chúa đã dựng nên cho con người. Câu thơ đưa ta về cái thuở con người được sống trong hạnh phúc nguyên tuyền với Thiên Chúa và vạn vật. Phải chăng lời thơ đã kín đáo phản ánh khát vọng sâu sa nhất của tâm hồn con người là luôn khắc khoải tìm lại hạnh phúc thuở ban sơ ấy?! Mặt khác, khi trở về Ê-đen cũng vọng lên lời Thiên Chúa gọi khi con người sa ngã: A-đam ngươi đang ở đâu? Rồi Eva, tại sao ngươi làm điều đó?(St 3,8-13); đồng thời ta nhớ lại lời dụ dỗ của con rắn:“Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết thiện ác”(St 3,1-4). Ôi cái lời dụ dỗ ngọt ngào xa xưa ấy vẫn đang réo gọi đâu đây bên đời: Cứ thử đi, chẳng mất mát tội tình gì đâu, còn được nữa đấy. Sao dại dột bỏ phí của giời đi vậy!
Nguyên tổ A-đam Eva đã sa ngã khi nghe Ma quỷ cám dỗ. Hành động hái “trái cấm” nói lên lòng kiêu ngạo của con người bất tuân luật Chúa. Con người ta đã sa ngã. Niềm hạnh phúc viên mãn trong vườn Địa đàng đã mất. Chính trong bối cảnh ấy, Thiên Chúa đã đi bước trước. Người phán với con Rắn: Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, miêu duệ người đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người"(St 3,14-15) Người phụ nữ ấy chính là Đức Maria-Eva mới.
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
“Ô kìa”, một trạng từ cảm thán dường như xoay chuyển tâm trạng nhà thơ từ cái bâng khuâng luyến tiếc khi trở về đến cái ngỡ ngàng bởi “một đóa sen thanh thoát” trong vườn xưa. Ta thấy đóa sen hiện lên thật bình dị nhưng cũng thật thanh cao, chứ không “thiên biến vạn hóa” như khi đại thi hào Nguyễn Du tả hồn ma Đạm Tiên:“Sương in mặt tuyết pha thân/ Sen vàng lãng đãng như gần như xa”. Hoa sen là biểu tượng của Phật giáo nhưng vốn dĩ cũng biểu tượng cho sự trinh khiết theo quan niệm của người Việt Nam:“Nhụy vàng bông trắng lá sen/Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (Ca dao)
Thế thì hình ảnh đóa sen thanh thoát kia có gì mới đâu! Đúng vậy, có gì mới đâu, câu thơ diễn tả một hình ảnh hết sức quen thuộc đối với người Việt Nam. Một đóa sen thanh thoát giữa đầm lầy thì chẳng có gì lạ. Tuy nhiên, chiêm ngắm đóa sen ở Ê-đen và trong bối cảnh đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm, ta thấy hình ảnh đó hiện lên thật mới mẻ. Câu thơ không hề nói đến Mẹ Maria nhưng đọc lên ai cũng liên tưởng đến Người. Cũng nên biết rằng, trước khi hoa sen trở thành biểu tượng cho sự trinh khiết thì sự trinh khiết đã có từ thuở Ê-đen rồi. Khi gian trần bị ô nhơ, hoa sen kia mới trở thành biểu tượng như vậy. Hơn nữa, khi đóa hoa sen quen thuộc được nhân cách hóa, người Việt Nam nói chung và người Công giáo nói riêng, cảm nhận Mẹ Maria vừa cao trọng mà thân thương gần gũi, vừa bình dị mà không tầm thường, vừa thánh thiện mà không xa vời. Đó cũng là đường hướng hội nhập văn hóa của Công Đồng Vatican II. Tin Mừng đã thấp nhập vào tâm hồn Việt qua hình ảnh đóa sen, thật bình dị mà cũng thật cao quý. Biểu tượng trinh khiết của hoa sen không những không bị mất đi, mà dường như càng được tô điểm khi trở thành tước hiệu của Đức Mẹ.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen
Cũng vẫn là hình ảnh biểu tượng sự trinh khiết của hoa sen ngay giữa đầm lầy. Tuy nhiên, với nghệ thuật đối lão luyện qua phép đảo xoay câu thơ không làm ta chóng mặt nhưng nhẹ nhàng lôi cuốn vào tứ thơ, từ trạng thái tĩnh “trong trắng giữa lầy” chuyển sang động “trong trắng gọi” tựa làn gió uốn cong dải lụa đào. Động từ “gọi” thường được cảm nhận bằng thính giác. Nhưng ở đây động từ ấy không phát thành tiếng, mà dường như được thi sỹ cảm nhận bằng thị giác. Hay đúng hơn, đó là sự thụ cảm tinh tế từ trực quan sinh động đến rung động trong tâm hồn. Khi Đức Trinh nữ Maria cưu mang Ngôi Lời thì sự trong trắng được nhìn nhận không chỉ ở trên chín tầng trời, hay “trong bốn bức tường khép kín” nhưng còn ở ngay “giữa lầy” trần gian. Cái trong trắng ấy không bị cái lầy lội nhấn chìm, để rồi “gọi” lên tiếng thất thanh kêu cứu mà đang ngự trị an bình. Hơn thế nữa, cảnh động đấy mà vẫn tĩnh lặng đấy. “Lặng thầm trên sóng” dường như lại càng nhẹ nhàng tinh tế hơn khi điệp lại “lặng thầm khen”. Tứ thơ như lướt trên làn sóng nhẹ lăn tăn mặt hồ, gợi lên khung cảnh thật sinh động mà bình lặng ngay trên sóng gió. Quả thật, không chỉ “thi trung hữu họa” mà ”thi trung hữu nhạc” là thế. Phải chăng một cách khéo léo tác giả đã giới thiệu Đức Maria, với bao biến cố thăng trầm từ khi cưu mang Ngôi Lời đến giây phút thử thách tột cùng ôm xác Người Con ấy dưới chân Thập tự giá, mà tâm hồn Mẹ vẫn một niềm tín thác an bình?!
Tuy nhiên cuộc đời con người không phải lúc nào cũng “trời yên biển lặng”, sóng gió, cộng thêm bản tính yếu đuối, dường như cứ chực lôi kéo tâm hồn con người xuống bùn đen. Giữa ngã ba cuộc đời, bao người trẻ dường như mất định hướng, từ nghi ngờ đến mất niềm tin, sống buông thả cho dục vọng thấp hèn. Không mất định hướng, không nghi ngờ sao được khi mà“Bi kịch lớn nhất chưa hẳn là do nghèo túng mà là do mất niềm tin, khi con người không tìm ra cái đích thật để mà tin, khi giữa cuộc đời và thuyết giáo là một khoảng cách quá xa”(Chuyện Tử Tế-Trần Văn Thủy). Quả vậy, khi không biết đi về đâu như là cùng đích cuộc đời, thì có lạ gì khi người ta chạy kiếm tìm hạnh phúc nơi dục vọng. Càng thỏa mãn tối đa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, kẻo mà chết là hết! Từ giữa vũng lầy ấy, vươn lên đóa sen thanh thoát, vừa thức tỉnh tâm hồn, vừa mời gọi tha thiết. Giữa một thế giới ngày càng bị tục hóa, những quan niệm đạo đức về sự trinh khiết dường như trở thành cái gì đó xa lạ không hợp thời; những lời giáo huấn như“Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” xem ra chẳng được mấy người trẻ lưu tâm, thì “Sen giữa lầy” đang âm thầm gọi, đang âm thầm động viên khích lệ, lay động tâm hồn người trẻ cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt. Hơn ai hết Mẹ Maria chính là Mẫu gương cho sự “trong trắng giữa lầy” đang mời gọi đoàn con.
Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà tác giả có thể hạ bút được câu thơ như thế, mà dường như đã được nung nấu trong cuộc đời. “Sen giữa lầy” không mang cái vẻ éo le lạc lõng“Mặt nước chân trời thân gái lạ” hay đầy hình ảnh khêu gợi“Đã trót hở hang khôn khép lại” của Tản Đà. Ngược lại, sen được nhân cách hóa, vững vàng một cách “lặng thầm trên sóng” biết gọi mời con người hướng tới sự trong sáng, không phải ở nơi chín tầng trời xa xôi mà ngay “giữa lầy”.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Thoáng qua, ta có cảm tưởng như hai câu luận không đối chỉnh bằng hai câu thực bởi chữ thứ ba cùng một từ, không đối thanh: Gọi mời ai/khen ngợi Ai; giữ gìn cao quý/thương đoái mọn hèn. Tuy nhiên, điều lý thú cũng ở đó, hai câu cùng sử dụng đại từ “ai”, nhưng chữ thứ nhất được viết thường, còn chữ thứ hai viết hoa, chỉ hai đối tượng khác nhau. Phép đối phải ưu tiên trước hết đối ý, đối từ loại, rồi mới đến đối thanh. Như vậy, ta thấy được sự uyển chuyển trong cách áp dụng luật, tạo nên tứ thơ sống động nhịp nhàng. Có ai đó nói rằng từ hàng tấn quặng ngôn từ, chỉ gạn lọc được vài trăm gam ngôn ngữ thơ ca. Nếu thơ ca nói chung là những tinh hoa của ngôn ngữ, thì thơ Đường càng phải là tinh hoa của những tinh hoa. Tuy nhiên, nghệ thuật thơ ca không phải là kỹ xảo sắp đặt ngôn từ để đánh lừa người đọc, nó phải có cái gì đó được nung nấu bởi tâm hồn giàu cảm xúc, nặng nghĩa tình, hướng con người đến Chân Thiện Mỹ mà không ảo tưởng xa vời, như nhà văn hiện thực Nam Cao viết "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than".
Càng về cuối, ta càng cảm nhận được nỗi niềm thao thức của tác giả trước cuộc đời qua cách lặp lại hai lần động từ “gọi” và “khen”. Việc sử dụng đại từ vô nhân xưng “gọi mời ai” thật là ý nhị, không ám chỉ một ai cụ thể, mà lại hướng đến mọi người. Quả vậy, có ai không cần phải, hay lại không muốn “giữ gìn cao quý”?! Cái cao quý ấy là gì nếu không phải là sự “trong trắng giữa lầy”? “Giữa lầy” giữ được trong trắng đâu có dễ. Không dễ mà giữ được lại càng quý hơn. Tuy nhiên, nỗi niềm thao thức ấy không bi quan, mà đầy tin tưởng: “Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn”. Lần này “Ai” được viết hoa, chắc chắn không ám chỉ tất cả mọi người, nhưng một “Ai” đó. Ai thương đoái mọn hèn, và mọn hèn là ai. Nếu không đặt vào bối cảnh của bài thơ, ta thật khó xác định được “Ai” là ai và mọn hèn là ai. Khi Thiên sứ Gabriel truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ đã hát lên lời kinh Magnificat có đoạn rằng: Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa Đấng Cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi người sẽ khen tôi diễm phúc.
Như vậy, ẩn số đại từ “Ai” đã rõ, ám chỉ Thiên Chúa đã đoái thương tới phận nữ tỳ hèn mọn. Đức Mẹ đã trở nên mẫu gương tuyệt vời cho mỗi người Kitô hữu, qua nhân đức khiêm nhường và tín thác nơi Thiên Chúa. Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt hảo cho tất cả mọi người, bởi Mẹ cũng đã sống kiếp người với những thăng trầm của cuộc đời dương thế mà vẫn trọn niềm cậy trông nơi Thiên Chúa. Nhìn vào tình trạng khủng hoảng gia đình, không ít người bi quan tự hỏi phải chăng mẫu gương thánh gia đã không còn hợp thời cho các gia đình người trẻ hôm nay? Phải chăng mẫu gương sống khiêm nhường, không cậy sức riêng mình, nhưng cùng nhau cộng tác với ơn Chúa để vượt qua sóng gió cuộc đời, đã trở nên xa lạ một trong thế giới mà con người ta muốn loại bỏ Thiên Chúa và suy tôn chính mình!? Không, hai câu kết của bài thơ mở ra trước mắt ta một viễn tượng tương lai tươi sáng, mà không hề mơ mộng hão huyền.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Hai câu kết khép lại bài thơ với hình ảnh đối xứng nhau qua hai động từ “hướng tạ” và “ngoảnh nhìn”, vừa gợi lên tâm tình “tạ ơn Trời” vừa mở ra niềm hy vọng tươi sáng cho cuộc đời. Thật đẹp biết bao khi con người biết khiêm tốn nhìn nhận trên có Trời, dưới có đất, bên cạnh có anh chị em đồng loại. Nếu chỉ biết tìm thỏa mãn những bản năng thấp hèn thì con người có hơn chi con vật!? Thực vậy, con người trổi vượt hơn con vật không chỉ ở lý trí, ý chí tự do, tình yêu, nhưng còn ở cái tâm như tác giả truyện Kiều viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Khi con người không biết tạ ơn Trời, cám ơn đời bằng một đời sống xứng với nhân phẩm, thì có đáng hổ thẹn với sen chăng!? Tứ thơ thật giàu hình ảnh gợi cảm mà xúc tích. Mới chỉ “hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt”, trong tích tắc thôi, mà ngoảnh nhìn “sen đã nở đua chen” rồi. Quả vậy, tạ ơn Trời không những ta không mất mát gì ngoài chút thời gian “chưa nháy mắt” mà còn được lại gấp trăm, như ai đó có thơ rằng: Này em gạo trắng hai mùa/Mưa hòa gió thuận là quà Chúa trao/Bắp khoai rau đậu dồi dào/Sức người góp một Trời cao giúp mười. Xét cho cùng thì ngay cả cái khoảnh khắc “chưa nháy mắt” ấy cũng là hồng ân của Trời ban như nữ thánh tiến sĩ trẻ Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu xác tín:“Tất cả là hồng ân”
Theo bước chân nhà thơ tái khám phá hình ảnh “Sen giữa lầy”, ta cũng cảm được phần nào cái “thần” xuyên suốt tác phẩm vừa thân quen vừa mới mẻ. Với những cung bậc tình cảm từ “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, đến ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thánh thiện, từ thao thức mời gọi thiết tha cho đến khi tâm hồn tràn đầy cảm mến tri ân và hy vọng. Đó chính là “Một cuộc hành trình tâm linh” mời gọi ta về “vườn cũ thuở Ê-đen” nguyên tuyền diễm lệ, cũng là trở về với cõi lòng mình ngày lãnh phép rửa tội, hay đơn giản là sự lắng đọng tâm hồn như Hàn Mặc Tử có lần điểm xuyết:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,
Để nghe dưới đáy nước hồ reo,
Để nghe tơ liễu run trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Tuy nhiên, hành trình trở về ấy không ảo não buồn như Hoài Thanh từng nhận xét:“…Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi.Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận…”. Thực vậy, đó là hành trình hy vọng vui tươi dù trăm ngàn nguy khó bởi có Mẹ Maria đồng hành, cùng lớp lớp người trẻ như muôn hoa đang “nở đua chen”. Đây thực là bài ca tuyệt đẹp dâng lên Đức Mẹ, để Mẹ dẫn đưa ta về với Thiên Chúa là Cội Nguồn và cũng là Cùng Đích của hạnh phúc con người.
Đình Chẩn, dinhchan973@gmail.com
Bài 303
HÃY GIỮ CHO NHAU
Giữ gìn xa khỏi chỗ đêm đen
Tình bạn chân thành như đóa sen,
Tôn trọng giúp nhau là đáng quý
Tình Yêu trong sáng rất nên khen
Như là Thánh Cả, như Trinh Nữ
Xây dựng cho nhau thoát mọn hèn
Noi tấm gương lành Nazarét
Gia đình công chính, chẳng đua chen.
Trầm Hương
Bài 304
GƯƠNG SEN.
Từ trong hôi hám dưới bùn đen
Vươn thẳng lên cao những đoá sen
Hướng tới trời xanh theo tiếng gọi
Ngoảnh lưng bùn đất bỏ lời khen
Gọi gìn trong trắng ơn cao quý
Khen giữ thanh cao phúc mọn hèn
Cây cỏ còn nêu gương chứng tá
Làm người, ta cũng quyết đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com
Bài 305
CHÚC TỤNG MẸ.
Một mình chúc tụng giữa đêm đen
Thoang thoảng xa đưa hương ngát sen
Cất tiếng tung hô, cất tiếng chúc
Dâng lời tán tụng, dâng lời khen
Chúc Bà Trong Trắng phù cao quý
Khen Mẹ Khiết Trinh độ mọn hèn
Con cái vâng lời theo gót mẹ
Khiết trinh, trong trắng quyết đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 306
NHẮN KHEN TUỔI TRẺ.
Các em tuổi trẻ mái đầu đen
Trong trắng ngây thơ tựa đoá sen
Cha chú thương yêu cha chú nhắn
Mẹ dì mến chuộng mẹ dì khen
Nhắn gìn trinh khiết nên cao quý
Khen giữ thanh cao chẳng thấp hèn
Con Chúa sống sao cho xứng đáng
Đường lên Núi Thánh bước đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 307
HOA ĐẸP NHỜ MẶT TRỜI.
( Người sống nhờ Chúa )
Hoa đen khi ở giữa đêm đen
Cúc trắng, Hồng nhung lẫn với Sen
Ánh sáng tỏ tường muôn kẻ chúc
Tối tăm mù mịt chẳng người khen
Ngàn hoa khoe sắc đời cao quý
Vạn lá bày xinh kiếp mọn hèn
Rực rỡ ánh quang soi vạn vật
muôn hồng ngàn tía nở đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 308
TÌNH SEN
(Mến tặng các Nữ tu)
Dịu dàng thanh thoát áo dòng đen
Lúp trắng trùm đầu tựa cánh sen.
Dâng hiến trời cao dâng hiến gọi
Giã từ trần thế giã từ khen.
Tình em hiến trọn hồn trong sáng
Chàng đoái thương ai kiếp phận hèn.
Tiếp bước Can-vê vui hoạn lộ
Huyết hoa nở rộ sen đua chen.
A.P Mặc Trầm Cung
mactramcung@gmail.com
Bài 309
KHÁT VỌNG SEN
(Mến tặng các bạn trẻ đang chiến đấu giữa những cám dỗ của cuộc đời)
Lầm đường lạc bước giữa đêm đen
Bão tố phong trần dập cánh sen.
Mong nắng ân tình mong nắng ấm
Chờ mưa ân phúc chờ mưa khen.
Nhìn lên Ai đó tình cao quý
Ngó xuống thương ai kiếp phận hèn.
Dẫn lối đưa về bên suối mát
Đắm mình gội rửa thoát bon chen.
A.P Mặc Trầm Cung
mactramcung@gmail.com
Bài 310
MONG THẰNG CON HOANG.
Bao năm vò võ giữa đêm đen,
Khắc khoải chén trà nhạt hương sen,
Người cha già ấy mòn mỏi mắt,
Mong thằng con thứ, tiếng ho khen,
Ô kìa ai như! Ngoài đầu ngõ,
Con ta sao rách rưới mọn hèn?
Hãy mang áo đẹp thay cho cậu,
Tiệc vui mời dọn khách đông chen.
Kym Thanh (Denver, Colorado)
vutk@hotmail.com
Bài 311
TIẾNG HÁT NGỌT NGÀO
Cô quạnh đêm trường bóng đêm đen
Lời ru Trinh nữ ngát hương sen
Thấm lòng Con Trẻ thươg nhân thế
Sâu thẳm qúa lòng mến ca khen
Tiếng hát ngọt ngào cao vời vợi
Thương lắm Chúa nhìn phận tớ hèn
Cúi đầu thầm lặng khiêm nhường qúa
Mẹ sống hạ mình mấy ai chen.
Nam Giao-thica
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 312
HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
Thuở đó đâu ai rõ trắng đen
Đôi tim trong trắng ví bông sen
Thời gian tiếp nối nên khôn lớn
Đôi lứa se duyên được chúc khen
Đức Chúa kết liên: Đừng tách biệt
Hôn nhân Công giáo: Tránh đê hèn
Noi gương Đức Mẹ luôn trong sạch
Dù giữa nụ cười, nước mắt chen
Lễ Thánh Mẫu Thiên Chúa 2010
TRẦM THIÊN THU
Bài 313
TRUYỀN TIN
Đời Mẹ khởi đầu chẳng tối đen
Tâm hồn thanh khiết đẹp như sen
Uy nghi Thiên sứ truyền tin thánh
Khiêm hạ Nữ trinh đáng chúc khen
Thiên Tử từ trời liền ngự xuống
Mẫu Nghi tại thế sống đơn hèn
“Xin vâng” con quyết noi gương Mẹ
Cả lúc an vui, lúc khổ chen
TRẦM THIÊN THU
Bài 314
CHẲNG HÔI TANH *
Chúa đặt con vào cõi trọc đen
Ngài trao sứ mệnh: phải như sen !
Vâng lời Chúa dạy, con nên Thánh
Nghe Mẹ gọi mời, đáng để khen
“Sống thử” “sống chung”: không, nhất quyết !
Trinh nguyên trong trắng: sẽ không hèn
Sống sao cho đẹp, ngời tinh tú
Để Mẹ đưa về …, khỏi lấn chen !
* trong câu “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Maria Micae Hồ Tịnh Tâm
Bài 315
ĐOAN NGUYỀN....
Giáng sinh Con Chúa giữa đêm đen
Yêu kiều, dĩnh ngộ, một búp sen
Ngôi Hai gíáng thế là Con Mẹ
Thiên Thần mừng hát tiếng ngợi khen.
Bình an cho người trên dương thế,
Khiêm cung lòng Mẹ phận tớ hèn.
Trung trinh đoan hứa thề xin giữ,
Thuỷ chung vẹn sạch nỏ bon chen.
MaiBảoLinh
tuyetmtg@yahoo.ca