Người hèn thấp cổ bé miệng im hay nói,
Kẻ sang đầu cao mắt sáng nói hay im ?
Mấy ngày nay, trên các trang mạng và dư luận quốc tế, người ta lại xôn xao vụ chính quyền có công văn gởi linh mục Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam, có những bài phân tích phải trái và đưa ra những nhận định nhiều chiều. Những người quan tâm đến tình hình Giáo Hội Việt Nam không thể không có những lo âu băn khoăn qua những biến cố như vậy. Được biết không chỉ một công văn của Ủy Ban Nhân Dân quận 3 mà trước đây Ủy Ban Nhân Dân Tp. Hà Nội cũng đã có văn bản quy kết những điều sai trái cho các linh mục tu sĩ tại Thái Hà. Như vậy tình hình không hề yên ả như nhiều người nghĩ, kết quả chuyến đi Roma của ông Triết hình như lập lại diễn tiến chuyến đi Roma của ông Dũng ! Đó là qui luật ?
Đọc trên trang web Dòng Chúa Cứu Thế có bài "Đọc rồi ngẫm nghĩ" tôi không khỏi chao lòng.
Tôi nhớ trong những ngày vừa qua, khi tôi về Cái Mơn dự lễ an táng cha Hạt trưởng Cái Mơn, ngài là một người bạn cùng lớp với Đức Cha Toma, Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long. Hôm ấy gương mặt Đức Cha buồn lắm, có người nói với tôi là cha Hạt trưởng là bạn đồng môn nên Đức Cha buồn nhiều, có người lại nói rằng Đức Cha mất một lúc hai Hạt trưởng nên Đức Cha buồn, quả thật mất một lúc hai Hạt trưởng thì buồn thật, làm sao không buồn được khi hai người cột trụ ra đi mà lớp kế thừa thì lại quá mỏng, không đủ người lấp chỗ trống, chẳng phải riêng gì Vĩnh Long, Giáo Phận nào cũng vậy, dòng tu nào cũng thế, sự thiếu hụt những thế hệ sau năm 75 đã để lại một khoảng trống quá lớn, hậu quả của chính sách hạn chế tôn giáo đã gây hậu quả rất nghiêm trọng cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam.
Nhưng thật tình hôm đó tôi thấy Đức Cha buồn nhiều lắm, ngài im lặng khó hiểu và đôi mắt đăm chiêu nặng nề. Khi bỏ Cái Mơn về lại Vĩnh Long, chạy xe trên con đường ven sông lộng gió của trung tâm thị xã, tôi mới nghiệm ra nỗi buồn của người mục tử.
Hình ảnh công trường đang xây dựng công viên trên nền đất của Giáo Hội bị tước đoạt như một thách thức nền dân chủ, sự tự do và nguyên tắc công bằng. Trong một văn thư trước đây, Đức Cha đã nói với mọi người rằng, ngài lên tiếng để ngày sau ngài không phải trả lẽ trước mặt Chúa, trước lịch sử về sự im lặng của ngài. Gần đây nhất, trong văn thư ngày 28 tháng 11, ngài lại một lần nữa tỏ bày trách nhiệm mục tử của ngài khi lên tiếng, lần này không chỉ nói về một mảnh đất, nhưng về một sự công bằng cần phải có, ngài đòi hỏi phải trả lại sự công bằng cho Giáo Hội, cho người Công giáo, đặc biệt là người Công giáo của Giáo phận Vĩnh Long, ngài gọi biến cố vu oan và tước đoạt năm 1977 là “đại nạn” của Giáo Phận.
Các linh mục Hạt trưởng ngay sau đó đã hiệp thông với vị mục tử của mình và bày tỏ nỗi bức xúc về cách hành xử của chính quyền Vĩnh Long. Nhưng tất cả rơi vào im lặng, công trường tiếp tục thi công, từng tiếng máy xe thi công nổ, từng nhát búa đóng vào lòng đất, từng mảnh tole che lấp sự thật, bưng bít nỗi nhục nhã của bạo quyền, như những vết thương ngày đêm hành hạ trái tim người mục tử.
Ngày chính quyền Vĩnh Long làm lễ khởi công, họ giăng đầy công an trên các nẻo đường, họ diễn tập chống bạo động, chống biểu tình, hai ngả đường dẫn về trung tâm được kiểm soát nghiêm ngặt. Hôm đó Đức Cha buồn lắm, không phải ngài tiếc gì mảnh đất hơn mười ngàn mét vuông ở trung tâm giá không dưới 150 tỉ đồng đã bị cướp mất, nhưng ngài tiếc cho cách hành xử thiếu văn hóa và thô thiển, ngài tiếc cho một nền văn minh xây dựng trên bạo lực, dối trá và bất công. Hình như sau đó ngài có nói với chính quyền “Các ông làm như vậy để làm chi vậy ? Tôi không làm như vậy đâu, nếu tôi biểu tình, tôi sẽ báo trước với các ông !”.
Đức Cha Vĩnh Long xưa nay là người ít nói, ngài không tỏ ra linh hoạt và sôi động, nhưng ngài đã không thể im lặng không lên tiếng. Có lần có người nói với Đức Cha “Đức Cha nói làm chi, nói cũng mất, đâu cứu vãn được gì ?”, hôm ấy Đức Cha trả lời: “Nói cũng mất, không nói cũng mất, nhưng không thể không nói sự thật và không thể im lặng trước bất công !”.
Nổi tiếng nhu mì như Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam mà cũng không thể im lặng, có lẽ trong những ngày tháng này, những nhát xẻng, nhát cuốc vào lòng đất Giáo Hoàng Học viện Pio X cũng làm đau lòng Đức Cha Chủ Tịch không kém, có lẽ hàng rào bao quanh công trường Giáo Hoàng Học viện mà Đức Cha bảo rằng chẳng biết được những gì xảy ra trong đó, lại cũng vẫn là biểu tượng của sự bưng bít cho những việc dối trá mà Giáo Hội bị gạt ra bên ngoài, không có chỗ để “đồng hành”, có biết gì đâu mà đồng hành và đối thoại !
Chẳng ai muốn lửa bùng lên, chẳng ai muốn mất tình đoàn kết, nhưng quyền lực của sự dữ không chê ai và không chừa ai, Trước đây đã lao đao trong đơn độc một Thiên An (Huế), một Giuse Nha Trang, … rồi bây giờ từ Khâm Sứ, chạy sang Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Vĩnh Long, Đalat, …”Cây muốn lặng, gió chẳng muốn đừng!”, im lặng cũng chẳng được bình an.
Đọc bài “Đọc rồi ngẫm nghĩ” trên thấy lạ lùng thật, cái lạ lùng ở chỗ trong những suy nghĩ rất bình thường của Giáo Hội, tính ngôn sứ vẫn luôn nổi bật lên. Đọc lại những suy tư của vị Giáo Chủ.
BÂY GIỜ IM HAY NÓI ?
Lễ Hiển Linh 2010
Kẻ sang đầu cao mắt sáng nói hay im ?
Mấy ngày nay, trên các trang mạng và dư luận quốc tế, người ta lại xôn xao vụ chính quyền có công văn gởi linh mục Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam, có những bài phân tích phải trái và đưa ra những nhận định nhiều chiều. Những người quan tâm đến tình hình Giáo Hội Việt Nam không thể không có những lo âu băn khoăn qua những biến cố như vậy. Được biết không chỉ một công văn của Ủy Ban Nhân Dân quận 3 mà trước đây Ủy Ban Nhân Dân Tp. Hà Nội cũng đã có văn bản quy kết những điều sai trái cho các linh mục tu sĩ tại Thái Hà. Như vậy tình hình không hề yên ả như nhiều người nghĩ, kết quả chuyến đi Roma của ông Triết hình như lập lại diễn tiến chuyến đi Roma của ông Dũng ! Đó là qui luật ?
Đọc trên trang web Dòng Chúa Cứu Thế có bài "Đọc rồi ngẫm nghĩ" tôi không khỏi chao lòng.
Tôi nhớ trong những ngày vừa qua, khi tôi về Cái Mơn dự lễ an táng cha Hạt trưởng Cái Mơn, ngài là một người bạn cùng lớp với Đức Cha Toma, Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long. Hôm ấy gương mặt Đức Cha buồn lắm, có người nói với tôi là cha Hạt trưởng là bạn đồng môn nên Đức Cha buồn nhiều, có người lại nói rằng Đức Cha mất một lúc hai Hạt trưởng nên Đức Cha buồn, quả thật mất một lúc hai Hạt trưởng thì buồn thật, làm sao không buồn được khi hai người cột trụ ra đi mà lớp kế thừa thì lại quá mỏng, không đủ người lấp chỗ trống, chẳng phải riêng gì Vĩnh Long, Giáo Phận nào cũng vậy, dòng tu nào cũng thế, sự thiếu hụt những thế hệ sau năm 75 đã để lại một khoảng trống quá lớn, hậu quả của chính sách hạn chế tôn giáo đã gây hậu quả rất nghiêm trọng cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam.
Nhưng thật tình hôm đó tôi thấy Đức Cha buồn nhiều lắm, ngài im lặng khó hiểu và đôi mắt đăm chiêu nặng nề. Khi bỏ Cái Mơn về lại Vĩnh Long, chạy xe trên con đường ven sông lộng gió của trung tâm thị xã, tôi mới nghiệm ra nỗi buồn của người mục tử.
Hình ảnh công trường đang xây dựng công viên trên nền đất của Giáo Hội bị tước đoạt như một thách thức nền dân chủ, sự tự do và nguyên tắc công bằng. Trong một văn thư trước đây, Đức Cha đã nói với mọi người rằng, ngài lên tiếng để ngày sau ngài không phải trả lẽ trước mặt Chúa, trước lịch sử về sự im lặng của ngài. Gần đây nhất, trong văn thư ngày 28 tháng 11, ngài lại một lần nữa tỏ bày trách nhiệm mục tử của ngài khi lên tiếng, lần này không chỉ nói về một mảnh đất, nhưng về một sự công bằng cần phải có, ngài đòi hỏi phải trả lại sự công bằng cho Giáo Hội, cho người Công giáo, đặc biệt là người Công giáo của Giáo phận Vĩnh Long, ngài gọi biến cố vu oan và tước đoạt năm 1977 là “đại nạn” của Giáo Phận.
Các linh mục Hạt trưởng ngay sau đó đã hiệp thông với vị mục tử của mình và bày tỏ nỗi bức xúc về cách hành xử của chính quyền Vĩnh Long. Nhưng tất cả rơi vào im lặng, công trường tiếp tục thi công, từng tiếng máy xe thi công nổ, từng nhát búa đóng vào lòng đất, từng mảnh tole che lấp sự thật, bưng bít nỗi nhục nhã của bạo quyền, như những vết thương ngày đêm hành hạ trái tim người mục tử.
Ngày chính quyền Vĩnh Long làm lễ khởi công, họ giăng đầy công an trên các nẻo đường, họ diễn tập chống bạo động, chống biểu tình, hai ngả đường dẫn về trung tâm được kiểm soát nghiêm ngặt. Hôm đó Đức Cha buồn lắm, không phải ngài tiếc gì mảnh đất hơn mười ngàn mét vuông ở trung tâm giá không dưới 150 tỉ đồng đã bị cướp mất, nhưng ngài tiếc cho cách hành xử thiếu văn hóa và thô thiển, ngài tiếc cho một nền văn minh xây dựng trên bạo lực, dối trá và bất công. Hình như sau đó ngài có nói với chính quyền “Các ông làm như vậy để làm chi vậy ? Tôi không làm như vậy đâu, nếu tôi biểu tình, tôi sẽ báo trước với các ông !”.
Đức Cha Vĩnh Long xưa nay là người ít nói, ngài không tỏ ra linh hoạt và sôi động, nhưng ngài đã không thể im lặng không lên tiếng. Có lần có người nói với Đức Cha “Đức Cha nói làm chi, nói cũng mất, đâu cứu vãn được gì ?”, hôm ấy Đức Cha trả lời: “Nói cũng mất, không nói cũng mất, nhưng không thể không nói sự thật và không thể im lặng trước bất công !”.
Nổi tiếng nhu mì như Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam mà cũng không thể im lặng, có lẽ trong những ngày tháng này, những nhát xẻng, nhát cuốc vào lòng đất Giáo Hoàng Học viện Pio X cũng làm đau lòng Đức Cha Chủ Tịch không kém, có lẽ hàng rào bao quanh công trường Giáo Hoàng Học viện mà Đức Cha bảo rằng chẳng biết được những gì xảy ra trong đó, lại cũng vẫn là biểu tượng của sự bưng bít cho những việc dối trá mà Giáo Hội bị gạt ra bên ngoài, không có chỗ để “đồng hành”, có biết gì đâu mà đồng hành và đối thoại !
Chẳng ai muốn lửa bùng lên, chẳng ai muốn mất tình đoàn kết, nhưng quyền lực của sự dữ không chê ai và không chừa ai, Trước đây đã lao đao trong đơn độc một Thiên An (Huế), một Giuse Nha Trang, … rồi bây giờ từ Khâm Sứ, chạy sang Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Vĩnh Long, Đalat, …”Cây muốn lặng, gió chẳng muốn đừng!”, im lặng cũng chẳng được bình an.
Đọc bài “Đọc rồi ngẫm nghĩ” trên thấy lạ lùng thật, cái lạ lùng ở chỗ trong những suy nghĩ rất bình thường của Giáo Hội, tính ngôn sứ vẫn luôn nổi bật lên. Đọc lại những suy tư của vị Giáo Chủ.
BÂY GIỜ IM HAY NÓI ?
Lễ Hiển Linh 2010