Chúa Nhật I Mùa Vọng năm C (Gr 33,14-16;1Tx 3, 12- 4, 2; Lc 21,25-28. 34-36)
Ngày 29/11/2009
Chúng ta khai mạc năm thánh của Giáo hội Việt Nam, 350 năm thành lập Giáo phận Tông tòa và 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm, với tinh thần mùa vọng: Tỉnh thức để đón chờ Chúa đến.
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe là lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ về sự tỉnh thức đón chờ ngày CON NGƯỜI quang lâm, trước khi Chúa Giêsu bước vào cuộc thương khó.
Sự tỉnh thức được trình bày thành 2 phần: Phần I nói về sự tỉnh thức để nhận ra những dấu hiệu bên ngoài khi CON NGƯỜI xuất hiện. Phần này được trình bày dưới hình thức văn chương khải huyền. Phần II nói về sự tỉnh thức qua thái độ tỉnh táo làm chủ bản thân mình trong cách sống hằng ngày, không để mình bị rơi vào những niềm vui tạm bợ chóng qua ở đời này. Cả hai phần đều kêu gọi các môn đệ “đứng vững trước mặt CON NGƯỜI” trong ngày Ngài xuất hiện vinh quang.
Văn chương khải huyền có 4 đặc tính:
a) Đó là những cuốn sách được viết vào thời kỳ khủng hoảng, thường là chiến tranh hoặc bị ngoại quốc chiếm đóng và bách hại, như trường hợp của sách Dân số và Gioan. Trong những trường hợp này, người ta thường mô tả những kẻ bách hại như những con thú dữ đáng sợ.
b) Vì được viết trong thời kỳ đau khổ, nên thường là những sách an ủi: để khích lệ các tín hữu trung tín và giới thiệu cho họ những mẫu gương can đảm và hy vọng trước nguy cơ tử đạo.
c) Vén mở cho thấy khuôn mặt đang còn bị che khuất của lịch sử, sách Khải huyền loan báo chiến thắng chung cuộc của Thiên Chúa: Sách KH luôn hướng về tương lai, mà không nói về sự tận cùng của thế giới, nhưng là sự biến đổi, sự hình thành thế giới mới, một sự tái tạo thế giới, giống như hình ảnh của người phụ nữ đau đớn chuyển mình sinh con.
d) Trong khi chờ đợi sự đổi mới mà Thiên Chúa đã hứa, người Kitô hữu được mời gọi để sống thái độ tỉnh thức năng động: cuộc sống thường ngày phải được soi dẫn cho niềm hy vọng này.
Sự tỉnh thức thật là cần thiết để chúng ta sống tâm tình của Năm Thánh. Cần nhìn về quá khứ với một cái nhìn độ lượng và cảm thông, với tinh thần khách quan thì mới hiểu được những biến cố đã xảy ra cho đất nước và các bậc tiền nhân của chúng ta, và đồng thời cũng nhận ra ơn thánh Chúa đã ban.
Chính trong sự tỉnh thức này mà chúng ta nhận ra được là mình cần phải hoán cải và sám hối, vì trong đời sống thường ngày, ánh sáng của Chúa Kitô bị niềm đam mê ích kỷ của con người che khuất, hoặc làm cho lu mờ. Nếu mỗi người Kitô giáo biết sống niềm tin của mình một cách khiêm tốn và hoàn toàn cộng tác với ơn Chúa, chúng ta sẽ có thể sống một cách tốt hơn.
Cần sống tâm tình phó thác vào Chúa để hướng về tương lai. Thế gian sẽ biến đổi theo ý muốn của Thiên Chúa. Những điều chúng ta đang thấy sẽ thay đổi. Chỉ có Thiên Chúa là tồn tại mãi mãi, nên Ngài là Đấng sẽ chiến thắng, và những ai trung tín với Ngài, sẽ được quyền chia sẻ vinh quang của Ngài. Vì thế, chúng ta cần phải sống trung thành với Lời dạy của Chúa để được biến đổi nên giông như Ngài.
Sự thay đổi cần phải có thời gian. Đừng nản lòng khi thấy mình đã cố gắng nhiều mà chưa thấy được kết quả cụ thể. Hãy kiên trì như người nông phu chăm sóc thửa ruộng, vườn cà phê. Hoa chỉ nở rộ khi mùa đến, và hạt lúa, hạt cà phê chỉ đậu được khi có những điều kiện thích hợp.
Xin Chúa cho chúng ta biết sống tinh thần của Năm Thánh bằng cách siêng năng học hỏi về Giáo Hội, về lịch sử của Giáo Hội để chúng ta yêu mến. Học hỏi về Chúa Giêsu để chúng ta cố gắng sống theo Lời của Ngài. Biết quan tâm đến anh chị em của mình trong gia đình, trong Giáo xứ, để chúng ta có thể chia sẻ và phục vụ anh chị em mình cách tốt hơn. Đó là chủ đề của Năm Thánh 2010: MẦU NHIỆM - HIỆP THÔNG - SỨ VỤ.
Ngày 29/11/2009
Chúng ta khai mạc năm thánh của Giáo hội Việt Nam, 350 năm thành lập Giáo phận Tông tòa và 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm, với tinh thần mùa vọng: Tỉnh thức để đón chờ Chúa đến.
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe là lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ về sự tỉnh thức đón chờ ngày CON NGƯỜI quang lâm, trước khi Chúa Giêsu bước vào cuộc thương khó.
Sự tỉnh thức được trình bày thành 2 phần: Phần I nói về sự tỉnh thức để nhận ra những dấu hiệu bên ngoài khi CON NGƯỜI xuất hiện. Phần này được trình bày dưới hình thức văn chương khải huyền. Phần II nói về sự tỉnh thức qua thái độ tỉnh táo làm chủ bản thân mình trong cách sống hằng ngày, không để mình bị rơi vào những niềm vui tạm bợ chóng qua ở đời này. Cả hai phần đều kêu gọi các môn đệ “đứng vững trước mặt CON NGƯỜI” trong ngày Ngài xuất hiện vinh quang.
Văn chương khải huyền có 4 đặc tính:
a) Đó là những cuốn sách được viết vào thời kỳ khủng hoảng, thường là chiến tranh hoặc bị ngoại quốc chiếm đóng và bách hại, như trường hợp của sách Dân số và Gioan. Trong những trường hợp này, người ta thường mô tả những kẻ bách hại như những con thú dữ đáng sợ.
b) Vì được viết trong thời kỳ đau khổ, nên thường là những sách an ủi: để khích lệ các tín hữu trung tín và giới thiệu cho họ những mẫu gương can đảm và hy vọng trước nguy cơ tử đạo.
c) Vén mở cho thấy khuôn mặt đang còn bị che khuất của lịch sử, sách Khải huyền loan báo chiến thắng chung cuộc của Thiên Chúa: Sách KH luôn hướng về tương lai, mà không nói về sự tận cùng của thế giới, nhưng là sự biến đổi, sự hình thành thế giới mới, một sự tái tạo thế giới, giống như hình ảnh của người phụ nữ đau đớn chuyển mình sinh con.
d) Trong khi chờ đợi sự đổi mới mà Thiên Chúa đã hứa, người Kitô hữu được mời gọi để sống thái độ tỉnh thức năng động: cuộc sống thường ngày phải được soi dẫn cho niềm hy vọng này.
Sự tỉnh thức thật là cần thiết để chúng ta sống tâm tình của Năm Thánh. Cần nhìn về quá khứ với một cái nhìn độ lượng và cảm thông, với tinh thần khách quan thì mới hiểu được những biến cố đã xảy ra cho đất nước và các bậc tiền nhân của chúng ta, và đồng thời cũng nhận ra ơn thánh Chúa đã ban.
Chính trong sự tỉnh thức này mà chúng ta nhận ra được là mình cần phải hoán cải và sám hối, vì trong đời sống thường ngày, ánh sáng của Chúa Kitô bị niềm đam mê ích kỷ của con người che khuất, hoặc làm cho lu mờ. Nếu mỗi người Kitô giáo biết sống niềm tin của mình một cách khiêm tốn và hoàn toàn cộng tác với ơn Chúa, chúng ta sẽ có thể sống một cách tốt hơn.
Cần sống tâm tình phó thác vào Chúa để hướng về tương lai. Thế gian sẽ biến đổi theo ý muốn của Thiên Chúa. Những điều chúng ta đang thấy sẽ thay đổi. Chỉ có Thiên Chúa là tồn tại mãi mãi, nên Ngài là Đấng sẽ chiến thắng, và những ai trung tín với Ngài, sẽ được quyền chia sẻ vinh quang của Ngài. Vì thế, chúng ta cần phải sống trung thành với Lời dạy của Chúa để được biến đổi nên giông như Ngài.
Sự thay đổi cần phải có thời gian. Đừng nản lòng khi thấy mình đã cố gắng nhiều mà chưa thấy được kết quả cụ thể. Hãy kiên trì như người nông phu chăm sóc thửa ruộng, vườn cà phê. Hoa chỉ nở rộ khi mùa đến, và hạt lúa, hạt cà phê chỉ đậu được khi có những điều kiện thích hợp.
Xin Chúa cho chúng ta biết sống tinh thần của Năm Thánh bằng cách siêng năng học hỏi về Giáo Hội, về lịch sử của Giáo Hội để chúng ta yêu mến. Học hỏi về Chúa Giêsu để chúng ta cố gắng sống theo Lời của Ngài. Biết quan tâm đến anh chị em của mình trong gia đình, trong Giáo xứ, để chúng ta có thể chia sẻ và phục vụ anh chị em mình cách tốt hơn. Đó là chủ đề của Năm Thánh 2010: MẦU NHIỆM - HIỆP THÔNG - SỨ VỤ.