Soạn thảo ngày 20 tháng 10, năm 2009. Phát hành ngày 20 thánh 11, năm 2009

Mở Đầu

Các Kitô hữu là những người thừa kế 2.000 năm truyền thống của việc công bố Lời Chúa, theo đuổi công bằng trong xã hội, chống lại bạo tàn, và giúp đỡ những người nghèo, những người bị áp bức và đau khổ với lòng trắc ẩn.

Trong khi hoàn toàn nhận thức đuợc những sự bất toàn và những thiếu xót của những cơ chế và cộng đồng Kitô giáo trong mọi thời đại, chúng tôi nhận được di sản của những Kitô hữu đã bảo vệ sự sống của những người vô tội qua việc cứu những em bé bị bỏ vào thùng rác trong những thành phố của Đế Quốc Rôma, và công khai tố giác việc cho phép giết trẻ em của Đế Quốc. Chúng tôi tưởng nhớ và tôn kính những tín hữu đã hy sinh mạng sống qua việc ở lại các thành phố của Đế Quốc để chăm sóc những người bệnh tật và đang chờ chết trong những cơn dịch, và những người can trường chịu chết trong những hý trường thay vì chối bỏ Chúa của mình.

Sau khi những bộ lạc man di chiếm Âu Châu, các tu viện của Kitô giáo không những bảo toàn sách Thánh Kinh mà còn cả văn chương và nghệ thuật của nền văn hóa Tây Phương. Chính các Kitô hữu đã đấu tranh chống lại sự dữ của nạn nô lệ: các sắc lệnh của Giáo Hoàng trong những thế Kỷ thứ 16 và 17 đã làm giảm bớt việc thực hành nô lệ, và trước hết ra vạ tuyệt thông cho bất cư ai liên quan đến việc buôn bán nô lệ; các Kitô hữu thuộc phái Tin Lành Phúc Âm ở Nước Anh, dẫn đầu bởi John Wesley và William Wilberforce, đã làm chấm dứt việc buôn bán nô lệ ở nước ấy. Các Kitô hữu dưới sự lãnh đạo của ông Wilberforce cũng họp thành hàng trăm hội đoàn để giúp người nghèo, tù nhân, và các trẻ em làm lao động bị xích vào các máy móc.

Ở Âu Châu, các Kitô hữu đã thách đố việc các vua chúa tự nhận là thần linh và đã thành công trong việc tranh đấu để thiết lập nền pháp trị cùng cân bằng quyền bính của chính phủ, làm phát sinh nền dân chủ tân thời. Còn ở Mỹ Châu, các phụ nữ Kitô giáo đã tiền phong trong phong trào đòi quyền đi bầu. Cuộc tranh đấu vĩ đại đòi quyền công dân thập niên 50 và 60 được dẫn đầu bởi các Kitô hữu dựa vào Thánh Kinh và xác tín hình ảnh vinh quang của Thiên Chúa trong mỗi con người bất kể mầu da, tôn giáo, tuổi tác và giai tầng xã hội.

Cùng một sự tôn trọng nhân phẩm này đã khiến các Kitô hữu trong thập niên qua hoạt động để chấm dứt nạn buôn người và nô lệ tính dục bất nhân, đem lại những săn sóc đầy nhân ái cho những người bị bệnh AIDS tại Phi Châu, và trợ giúp vô số những công tác nhân quyền - từ cung cấp nước sạch trong các quốc gia đang mở mang đến nhà ở cho hàng chục ngàn trẻ em bị mồ côi vì chiến tranh, bệnh tật, và kỳ thị phái tính.

Cũng như những người đã đi trước chúng tôi trong đức tin, các Kitô hữu ngày nay được mời gọi để rao giảng Tin Mừng của ân sủng đắt giá, để bảo vệ phẩm giá cố hữu của con người và bênh vực công ích. Vì trung thành với ơn gọi của mình, ơn gọi làm môn đệ, Hội Thánh qua việc phục vụ tha nhân đã đóng góp sâu xa vào ích lợi công cộng.

Tuyên Ngôn

Chúng tôi, như những Kitô hữu Chính Thống, Công Giáo và Tin Lành Phúc Âm, đã họp nhau lại, bắt đầu ở New York vào ngày 28 tháng 9 năm 2009, để đưa ra tuyên ngôn dưới đây, mà chúng tôi ký tên như những cá nhân, chứ không thay mặt cho các tổ chức của chúng tôi, nhưng chúng tôi nói với và nói từ những cộng đồng của chúng tôi. Chúng tôi cùng nhau hành động vì vâng phục Một Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất, Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và Tình Yêu, Đấng đã hoàn toàn làm chủ cuộc đời chúng tôi và vì việc làm chủ này mà Ngài kêu gọi chúng tôi cùng các tín hữu trong mọi thời đại và mọi dân tộc tìm cách bảo vệ sự tốt lành của tất cả những ai mang hình ảnh Ngài. Chúng tôi đưa ra tuyên ngôn này dưới ánh sáng chân lý được đặt nền tảng trên Thánh Kinh, trên lý trí của bản tính con người (mà theo chúng tôi thì chính nó cũng là quà tặng của một Thiên Chúa từ tâm), và trong chính bản tính con người. Chúng tôi kêu gọi mọi người thiện tâm, có tín ngưỡng cũng như không có tín ngưỡng, hãy cân nhắc cẩn thận và suy nghĩ chín chắn về những vấn đề mà chúng tôi trình bày ở đây, như chúng tôi, cùng với Thánh Phaolô, gửi lời kêu gọi này đến lương tâm của mỗi người trước Nhan Thiên Chúa.

Trong khi toàn thể phạm vi của quan tâm về luân lý Kitô giáo, kể cả quan tâm đặc biệt về những người nghèo, những người cô thế, được chúng tôi chú ý tới, chúng tôi đặc biệt lo âu rằng trong quốc gia chúng ta ngày nay sự sống của những người chưa được sinh ra và những người già cả đang bị đe dọa trầm trọng; rằng cơ chế hôn nhân, đang khi bị vùi dập vì sự chung sống bừa bãi, sự thiếu chung thủy và ly dị, lại còn có nguy cơ bị tái định nghĩa để thích nghi với những tư tưởng thời trang; rằng quyền tự do tôn giáo và quyền làm theo lương tâm đang bị nguy hiểm trầm trọng bởi những kẻ muốn dùng công cụ cưỡng bách để buộc những người có đức tin phải làm tổn thương đến những xác tín thầm kín sâu xa nhất của họ.

Bởi vì tính thánh thiêng của sự sống con người, phẩm giá của hôn nhân như một sự kết hợp giữa một người chồng và một người vợ, cùng quyền tự do làm theo lương tâm và tôn giáo là những nguyên tắc nền tảng của công lý và công ích, chúng tôi vì đức tin Kitô giáo bắt buộc phải nói và hành động để bảo vệ chúng. Trong tuyên ngôn này, chúng tôi xác nhận rõ ràng: 1) Phẩm giá thâm sâu, cố hữu, và bình đẳng của mọi con người như tạo vật được tạo dựng theo chính hình ảnh Thiên Chúa, được thừa hưởng những quyền lợi bình đẳng về phẩm giá và sự sống; 2) hôn nhân là một sự kết hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ, được Thiên Chúa xắp đặt từ thủa tạo dựng, và được những người có tín ngưỡng cũng như không có tín ngưỡng hiểu như thế trong lịch sử, là một cơ chế căn bản nhất trong xã hội; 3) tự do tôn giáo, được căn cứ vào đặc tính của Thiên Chúa, gương của Đức Kitô, và sự tự do cùng phẩm giá cố hữu của con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa.

Chúng tôi là những Kitô hữu đã cùng liên kết với nhau từ những lằn ranh giáo hội khác nhau trong lịch sử để xác định quyền của chúng tôi – và, quan trọng hơn nữa, để nắm chặt lấy nhiệm vụ của chúng tôi - để nói lên và hành động bảo vệ những chân lý này. Chúng tôi thề hứa với nhau, và với những tín hữu đồng đạo của chúng tôi, rằng không có quyền lực nào trên thế gian, dù là văn hóa hay chính trị, sẽ có thể đe doạ làm cho chúng tôi im lặng hay phục tùng. Bổn phận của chúng tôi là rao giảng Tin Mừng của Chúa và Đấng Cứu Độ chúng tôi, là Đức Chúa Giêsu Kitô, trong sự trọn vẹn, khi thuận tiện cũng như khi không thuận tiện. Nguyên xin Thiên Chúa giúp chúng tôi để không thất bại trong nhiệm vụ này.

Sự Sống

Vậy Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của chính Ngài, giống hình ảnh Ngài, Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Sáng Thế 1:27

Ta đến để chúng được sống, và được sống sung mãn. Gioan 10:10

Mặc dầu cảm tình của quần chúng đã di chuyển về phiá phò sự sống, chúng tôi đau buồn mà ghi nhận rằng ngày nay tư tưởng phò phá thai đã thắng thế trong chính phủ của chúng ta. Chính phủ hiện tại được lãnh đạo và điều hành bởi những kẻ muốn hợp phá hóa việc phá thai ở bất cứ giai đoạn phái triển nào của bào thai, và họ còn muốn dùng tiền thuế của dân mà tài trợ cho việc phá thai. Đa số ở lưỡng viện Quốc Hội có quan điểm phò phá thai. Tối Cao Pháp Viện, trong quyết định ô nhục Roe v. Wade năm 1973 đã tước quyền bảo vệ theo luật pháp của các trẻ em chưa được sinh ra, tiếp tục coi việc phá thai do chọn lựa như quyền căn bản theo hiến pháp, mặc dù cơ quan này duy trì một số hạn chế về phá thai như được phép theo hiến pháp. Tổng Thống nói rằng ông muốn giảm thiểu “nhu cầu” phá thai - một mục tiêu đáng ca ngợi. Nhưng ông cũng đã thề hứa sẽ làm cho việc phá thai dễ dàng hơn và thuận tiện cách rộng rãi hơn qua việc bãi bỏ những luật cấm tài trợ của chính phủ, luật đòi hỏi những phụ nữ tìm cách phá thai phải chờ đợi một thời gian, và luật thông báo cho phụ huynh khi thực hiện việc phá thai trên trẻ em vị thành niên. Chúng ta không thể kỳ vọng cách hợp lý là việc bãi bỏ những luật phò sự sống quan trọng và có hiệu quả như trên sẽ làm được điều gì khác ngoài việc gia tăng hơn nữa số lượng phá thai theo chọn lựa, mà qua đó sự sống của vô số trẻ em bị dập tắt trước khi sinh ra. Quyết tâm của chúng tôi đối với tính thánh thiêng của sự sống không phải là vấn đề trung thành với đảng phái, vì chúng tôi ý thức rằng trong 36 năm từ Roe v. Wade, các nhà dân cử và những người được chỉ định của cả hai đảng chính trị chính đã đồng lõa trong việc thỏa thuận theo luật pháp điều mà ĐYC Gioan Phaolô II gọi là "nền văn hóa sự chết." Chúng tôi kêu gọi tất cả các viên chức trong quốc gia chúng ta, dân cử cũng như được chỉ định, hãy bảo vệ và phục vụ từng phần tử xã hội, kể cả những người bị đẩy ra ngoài lề, không có tiếng nói, và yếu thế nhất giữa chúng ta.

Một nền văn hóa sự chết không tránh được việc coi rẻ sự sống ở mọi giai đoạn và điều kiện của nó bằng cách quảng bá niềm tin rằng những sự sống không hoàn hảo, chưa trưởng thành, hay bất tiện đều có thể loại bỏ được. Như nhiều người có óc tiền liệu đã tiên đoán, việc coi rẻ sự sống bắt đầu bởi việc phá thai giờ đây đã chuyển hóa. Thí dụ, việc nghiên cứu bằng cách huỷ diệt phôi thai của con người, và việc tài trợ nó bằng công quỹ được quảng bá nhân danh khoa học và phát triển các cách trị liệu cùng chữa bệnh và vết thương. Tổng Thống và nhiều vị trong Quốc Hội đang ủng hộ việc mở rộng nghiên cứu phôi thai bao gồm việc dùng tiền thuế nhân dân đóng góp để tài trợ cho cái gọi là “sao người để chữa bệnh (therapeutic cloning).” Hậu quả của việc này là sẽ có một kỹ nghệ sản xuất hàng loạt những phôi thai người để giết đi nhằm mục đích tạo ra những loại tế bào gốc và bắp thịt được biệt chế theo di truyền học. Ở một thái cực khác, có một phong trào càng ngày càng mạnh mẽ hơn đang phổ biến việc trợ tử và “tình nguyện” chết êm dịu, là điều đe dọa đời sống của những người già cả và tàn tật. Khái niệm về ưu sinh (eugenic) như thuyết lebensunwertes Leben ("đời sống không đáng sống") đầu tiên được đưa ra vào thập niên 1920 bởi những nhà trí thức trong những cuộc họp mặt của giới thượng lưu ở Mỹ Châu và Âu Châu. Tuy đã bị chôn vùi trong ô nhục sau những kinh hoàng của giữa thế kỷ thứ hai mươi, giờ đây chúng đã bật mồ mà trở lại. Chỉ có điều khác biệt là hiện nay môn ưu sinh (việc nghiên cứu cách thăng tiến di truyền của nhân loại bằng cách chọn lựa dòng giống) được hóa trang bằng những ngôn từ của “tự do”, “tự trị”, và “chọn lựa.”

Chúng tôi sẽ đoàn kết và không ngừng cố gắng tìm cách rút lại cái giấy phép giết người bắt đầu từ việc bỏ mặc các trẻ em chưa sinh ra cho việc phá thai. Chúng tôi sẽ làm việc, để đem lại sự trợ giúp, an ủi, và săn sóc cho những phụ nữ túng thiếu đang mang thai, và những người đang là nạn nhân của phá thai, chúng tôi cũng đứng lên quyết tâm chống lại quan niệm băng hoại và đê hèn rằng việc cố tình giết chết những đứa con chưa sinh ra của các phụ nữ một cách nào đó là điều có lợi nhất cho họ. Sứ điệp của chúng tôi là, và sẽ mãi mãi là, câu trả lời công bằng, nhân bản, và thật sự Kitô giáo cho vấn đề mang thai là tất cả chúng ta phải thương yêu cùng săn sóc cho cả người mẹ lẫn đứa con.

Một nhân chứng Kitô giáo ngôn sứ thật sự sẽ nhất quyết kêu gọi những người được Thiên Chúa trao phó cho quyền bính thế tục phải chu toàn bổn phận cai trị đầu tiên là bảo vệ những người yếu đuối và cô thế chống lại những tấn công tàn bạo, và làm điều ấy một cách không thiên vị, bè phái, hay kỳ thị. Thánh Kinh chỉ thị cho chúng ta phải bảo vệ những người không có khả năng tự vệ, phải nói thay cho những người không thể tự mình nói được. Vì thế chúng tôi bảo vệ và nói thay cho những trẻ em chưa sinh ra, những người tàn tật, và những người lệ thuộc vào người khác. Điều gì mà Thánh Kinh và ánh sáng của lý trí nói rõ thì chúng tôi phải làm cho sáng tỏ. Chúng tôi phải sẵn lòng bảo vệ sự sống của anh chị em chúng tôi ở bất cứ giai đoạn nào trong sự phát triển và ở bất cứ điều kiện nào, ngay cả khi làm điều ấy nguy hiểm và thiệt hại đến chúng tôi và các cơ chế của chúng tôi.

Mối ưu tư của chúng tôi không chỉ giới hạn trong quốc gia của chúng ta. Vòng quanh thế giới, chúng ta đang chứng kiến những trường hợp diệt chủng và “làm sạch chủng tộc,” sự thất bại trong việc giúp đỡ những người đang phải chịu đau khổ vả những nạn nhân vô tội vì chiến tranh, việc bỏ rơi và lạm dụng trẻ em, việc bóc lột những người lao động cô thế, việc buôn bán trẻ em và phụ nữ để mại dâm, việc bỏ rơi những người gia cả, việc đàn áp và kỳ thị chủng tộc, việc bắt bớ những người có niềm tin của mọi tôn giáo, và thất bại trong việc đưa ra nhưng biện pháp cần thiết để chặn đứng việc lan tràn của những bệnh có thể tránh được như bệnh AIDS. Chúng tôi coi những sự méo mó này như phát nguồn từ cùng một sự mất ý thức về nhân phẩm và tính thánh thiêng của sự sống con người, là điều làm động lực cho kỹ nghệ phá thai và phong trào trợ tử, giết chết êm dịu, và sao người với mục đích nghiên cứu sinh y. Và như thế giải pháp của chúng tôi là, như nó phải là, một nền đạo đức của tình yêu thật sự kiên định đối với sự sống của tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh.

Hôn Nhân

Người đàn ông nói rằng, “Người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra! Nàng sẽ được gọi là ‘người nữ”, vì nàng bởi người nam mà ra”. Vì thế nên người nam sẽ lìa xa cha mẹ mà kết hợp vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một xương thịt. Sáng Thế 2:23-24

“Ðây là một mầu nhiệm thật cao cả. Tôi nói về Ðức Kitô và Hội Thánh. Tuy nhiên, riêng mỗi người trong anh em hãy yêu vợ mình như chính mình, và vợ hãy kính trọng chồng.” Ephêxô 5:32-33

Trong Thánh Kinh, việc tạo dựng người nam va người nữ, và việc kết hợp nên một thân xác như vợ chồng, là thành quả tột đỉnh của việc tạo dựng của Thiên Chúa. Trong việc truyền sinh và nuôi nấng con cái, người nam và người nữ kết hợp với nhau như vợ chồng và được Thiên Chúa ban cho vinh dự lớn lao là làm những người hợp tác với Chính Thiên Chúa. Như thế hôn nhân là cơ chế đầu tiên của xã hội loài người - quả thật, nó là cơ chế nền móng mà trên đó tất cả những cơ chế khác của loài người được dựng xây. Trong truyền thống Kitô giáo, chúng tôi gọi hôn nhân là “hôn nhân thánh” để ám chỉ sự kiện là nó được Thiên Chúa thiết lập, và được Đức Kitô chúc phúc qua việc Người dự tiệc cưới Cana ở Galilêa. Trong Thánh Kinh. Chính Thiên Chúa đã chúc phúc cho hôn nhân và rất quý trọng nó.

Kinh nghiệm bao la của nhân loại xác nhận rằng hôn nhân là cơ chế nguyên thủy và quan trọng nhất để duy trì sứ khoẻ, giáo dục, và hạnh phúc của mọi người trong một xã hội. Ở đâu hôn nhân được tôn trọng, thì ở đó nền văn hóa hôn nhân được thăng hoa, và mọi người đều được ích lợi – chính hai vợ chồng, con cái họ, cộng đồng va xã hội mà trong đó họ sống. Ở nơi nào mà nền văn hóa gia đình bắt đầu bị xoi mòn, đủ mọi loại căn bệnh xã hội xuất hiện cách nhanh chóng. Đáng tiếc là trong vài thập niên qua, chúng ta đã chứng kiến một sự xoi mòn trầm trọng của nền văn hóa hôn nhân trong chính quốc gia của chúng ta. Có lẽ dấu chỉ rõ ràng và đáng lo ngại nhất là số trẻ em sinh ra ngoài hôn nhân. Trước đây gần 50 năm qua, con số này dưới 5 phần trăm. Ngày nay nó lên trên 40 phần trăm. Xã hội của chúng ta - đặc biệt là thành phần nghèo nhất và cô thế nhất, lại là thành phần mà việc có con ngoài hôn nhân cao hơn mức trung bình của quốc gia nhiều – đang phải trả một giá khổng lồ cho nạn phạm pháp, xì ke ma túy, tội ác, ngồi tù, vô vọng, và tuyệt vọng. Những dấu chỉ khác với việc chung sống ngoài hôn nhân quá thịnh hành, và số lượng ly dị tàn hại.

Chúng tôi đau buồn mà thú nhận rằng các Kitô hữu và những cơ chế của chúng tôi đã thường làm gương mù vì không nâng đỡ cơ chế hôn nhân và làm gương cho thế gian về ý nghĩa chân chính của hôn nhân. Chúng tôi hối hận vì việc chúng tôi đã dễ dàng chấp nhận nền văn hóa ly dị và tiếp tục im lặng về những cách sống trong xã hội làm hạ phẩm giá của hôn nhân, và mời gọi mọi Kitô hữu cũng làm như thế.

Để củng cố gia đình, chúng ta phải chấm dứt việc tán dương tình trạng sống chung bừa bãi và thiếu chung thủy, cùng phục hồi giữa dân của chúng ta một ý thức về vẻ đẹp sâu xa, mầu nhiệm, và thánh thiện của tình yêu chung thủy trong hôn nhân. Chúng ta phải sửa đổi những chính sách sai lạc đang góp phần vào việc làm kiệt quệ cơ chế hôn nhân, kể cả tư tưởng về ly dị một chiều không còn giá trị nữa. Chúng ta phải hoạt động trong các lãnh vực luật pháp, văn hóa, và tôn giáo để truyền đạt cho những người trẻ một sự hiểu biết vững chắc rằng hôn nhân là gì, đòi hỏi những gì, và tại sao đáng cho các vợ chồng chung thủy với nhau phải quyết tâm và hy sinh.

Thôi thúc tái định nghĩa hôn nhân để nhìn nhận những liên hệ đồng tính là một triệu chứng, chứ không phải là nguyên nhân, của việc hao mòn của nền văn hóa hôn nhân. Nó phản ảnh việc đánh mất sự hiểu biết về ý nghĩa của hôn nhân như được hiện thân trong luật dân sự và tôn giáo của chúng ta, cùng trong truyền thống triết lý đã góp phần vào việc hình thành luật ấy. Nhưng điều cấp thiết là chúng ta phải chống lại thôi thúc này, vì nhượng bộ nó có nghĩa là bỏ rơi việc có thể phục hồi sự hiểu biết chắc chắn về hôn nhân, và cùng với nó, niềm hy vọng xây dựng lại một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh. Nó sẽ khóa tại chỗ niềm tin sai lầm và nguy hại rằng hôn nhân chỉ hoàn toàn liên quan đến sự lãng mạng và những thỏa mãn của người trưởng thành, mà tự bản chất của nó không liên quan gì đến việc sinh sản con cái, cùng tính chất và giá trị đơn thuần của những hành động và những mối liên hệ, mà ý nghĩa của chúng được hình thành vì chúng thích hợp cho việc phát sinh, khuyến khích và bảo vệ sự sống. Trong việc hiệp thông vợ chồng và dưỡng dục con cái (là những món quà từ Thiên Chúa, là kết quả của tình yêu vợ chồng), chúng ta khám phá ra những lý do sâu xa và những ích lợi của giao ước hôn nhân.

Chúng tôi nhìn nhận rằng có những người có khuynh hướng thiên về cách cư xử và những liên hệ đồng tính và đa thê, cũng như có những người có khuynh hướng thiên về những hình thức cư xử vô luân khác. Chúng tôi thương cảm cho những người có khuynh hướng như thế; chúng tôi tôn trọng họ như những con người có phẩm giá sâu xa, cố hữu, và bình đẳng; chúng tôi ngưỡng phục những người nam cũng như nữ, là những người cố gằng, thường thì không mấy được giúp đỡ, để chống lại cám dỗ đầu hàng những ước muốn mà chính họ cũng như chúng ta coi là bất thường. Chúng tôi ủng hộ họ, ngay cả khi họ thất bại. Chẳng thua gì họ, chúng tôi cũng là những người tội lỗi, đã không làm trọn những điều Thiên Chúa dự liệu cho cuộc đời chúng tôi. Chẳng hơn gì họ, chúng tôi cũng luôn cần sự kiên nhẫn, tình yêu và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Chúng tôi mời gọi toàn thể cộng đồng Kitô hữu hãy chống lại sự vô luân về phái tính, và đồng thời tránh kết án cách khinh khi những người chịu thua nó. Viêc chúng ta từ bỏ tội lỗi, dù cương quyết, không bao giờ được trở thành từ bỏ những người tội lỗi. Vì mọi người tội lỗi, bất kể tội gì, đều được Thiên Chúa yêu thương. Ngài là Đấng không tìm tiêu diệt chúng ta nhưng hoán cải tâm hồn chúng ta. Chúa Giêsu mời gọi tất cả những ai lạc xa đường nhân đức hãy trở về “một con đường tuyệt vời hơn.” Là các môn đệ của Người, chúng ta sẽ nới vòng tay trong tình yêu để giúp đỡ tất cả những ai nghe và đáp trả lời mời gọi ấy.

Chúng tôi cũng nhìn nhận thêm rằng có những người chân thành nhưng không đồng ý với chúng tôi, và với giáo huấn của Thánh Kinh cùng truyền thống Kitô giáo về vấn đề luân lý tính dục và bản chất của hôn nhân. Có một số người đi vào những liên hệ đồng tính cùng đa thê và chắc chắn coi sự kết hợp của họ như là hôn nhân chân chính. Họ không hiểu rằng hôn nhân chỉ có thể có được nhờ sự bổ túc về phái tính giữa một người nam và một người nữ, và việc chia sẻ cuộc đời một cách toàn diện và đa cấp của hôn nhân bao gồm việc kết hợp thân xác theo kiểu kết hợp vợ chồng cách sinh lý như một đơn vị truyền sinh. Điều ấy xảy ra bởi vì thân xác không phải chỉ là một dụng cụ nằm ở ngoài con người, nhưng thật sự là một phần của thực thể cá nhân của con người. Con người không phải chỉ là trung tâm của ý thức và tình cảm, hay trí khôn, hoặc tinh thần, nằm ở những thân xác không có cá tính. Con người là một sự kết hợp năng động của thân xác, trí khôn, và tinh thần. Hôn nhân là điều mà một người nam và một người nữ thiết lập khi họ bỏ tất cả những người khác và thề hứa chung thủy với nhau suốt đời, họ đã tìm thấy một sự chia sẻ đời sống ở mọi mức độ của cuộc đời - thể lý, tình cảm, chuẩn bị, lý luận, tinh thần – trên một quyết tâm được đóng ấn, hoàn tất, và được thể hiện qua việc yêu thương ăn nằm trong đó hai vợ chồng nên một thân xác, không theo nghĩa ẩn dụ, nhưng bằng cách cùng nhau làm tròn những điều kiện ăn ở để truyền sinh. Đó là lý do tại sao truyền thống Kitô giáo, và luật Tây Phương trong lịch sử, những hôn nhân đã được hoàn thành thì không thể thao gỡ hay vô hiệu hóa được vì không có con, dù bản chất của liên hệ vợ chồng được hình thành và cấu trúc bởi việc tự bản chất của nó là hướng về sự tốt lành cao quý của việc truyền sinh.

Chúng tôi hiểu rằng nhiều đồng bào của chúng tôi, kể cả một số Kitô hữu, tin rằng định nghĩa theo lịch sử của hôn nhân như là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ là chối từ sự bình quyền hay quyền công dân. Họ thắc mắc phải nói gì để trả lời lý luận cho rằng chẳng hại gì cho họ cũng như cho bất cứ ai nếu luật lệ của cộng đồng ban cho hai người nam hay hai người nữ cùng chung sống trong sự chung thân về tính dục một tình trạng pháp lý gọi là “kết hôn.” Chung cuộc, nó chẳng ảnh hưởng gì đến hôn nhân của họ, có đúng không? Tuy nhiên, xét kỹ lại, lý luận rằng luật lệ áp dụng trên một loại hôn nhân này không ảnh hưởng gì đến loại khác là lý luận không thể đứng vững được. Nếu nó có thể chứng minh được điều gì thì nó chứng minh quá nhiều: sự thừa nhận rằng tình trạng pháp lý của một loại liên hệ hôn nhân không ảnh hưởng gì đến loại khác có thể được dùng không những chỉ để biện minh cho việc chung thân đồng tính, mà còn có thể được dùng một cách chắc chắn ngang hàng như thế cho việc chung sống đa thê, cho các gia đình đa thê, ngay cả cho anh chị em sống chung cách loạn luân. Chúng ta có thể chấp nhận những điều trên là hôn nhân hợp pháp vì bình quyền hay quyền công dân, và chúng thật sự không ảnh hưởng gì đến những liên hệ khác không? Thưa không [chấp nhận được]. Sự thật là hôn nhân không phải là điều gì trừu tượng hay trung lập mà luật pháp có quyền định nghĩa hay tái định nghĩa để làm vừa lòng những người quyền thế hay có ảnh hưởng.

Không ai có một quyền công dân để làm cho một liên hệ không phải là hôn nhân được coi là hôn nhân. Hôn nhân không phải là một sự thể chủ quan – nhưng là một kết hợp giao ước giữa chồng và vợ - và nhiệm vụ của luật pháp là nhìn nhận và nâng đỡ nó vì công lý và công ích. Nếu luật pháp thất bại trong nhiệm vụ ây, thì sẽ đưa đến những thiệt hại thật sự cho xã hội. Trước hết, quyền tự do tôn giáo của những người coi vấn đề này là vấn đề luơng tâm sẽ bị tổn thương. Thứ đến, quyền của cha mẹ bị lấn át khi mà những chương trình giáo dục về đời sống gia đình và tính dục ở nhà trường được dùng để dạy trẻ em rằng việc nhìn nhận chung sống đồng tính như “hôn nhân” là một sự hiểu biết sáng suốt, mà việc này lại là điều mà nhiều phụ huynh tin rằng tự bản chất không phải hôn nhân và là vô luân. Thứ ba, công ích của xã hội dân sự bị thiệt hại khi mà chính luật lệ, trong chức năng sư phạm tối quan trọng của nó, trở thành công cụ cho việc làm tổn thương sự hiểu biết chắc chắn về hôn nhân, mà trên đó sự thăng hoa của nền văn hóa hôn nhân của bất cứ xã hội nào đều lệ thuộc vào một cách sống còn. Đau buồn thay, ngày nay chúng ta không còn có một nền văn hóa hôn nhân thịnh vượng nữa. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu tiến trình quan trọng cấp thời để cải tổ luật pháp và tập tục của chúng ta ngõ hầu tái thiết một nền văn hóa như thế, thì điều cuối cùng mà chúng ta có thể làm là tái định nghĩa hôn nhân cách nào đó để biểu hiện trong luật pháp của chúng ta một công bố sai lầm về hôn nhân là gì.

Và như thế chính vì yêu (chứ không phải “ý định”) và sự khôn ngoan lo lắng cho công ích (chứ không phải “thành kiến”), mà chúng tôi thề hứa sẽ làm việc không ngừng để bảo tồn định nghĩa theo pháp lý của hôn nhân là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, cùng xây dựng lại nền văn hóa hôn nhân. Là những Kitô hữu chúng tôi làm sao có thể làm gì khác được? Thánh Kinh dạy chúng tôi rằng hôn nhân là một phần chính yếu của giao ước tạo dựng của Thiên Chúa. Quả thật, sự kết hợp của hai vợ chồng phản ảnh mối dây liên kết giữa Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người. Và như Đức Kitô vì yêu mà sẵn sàng hiến mạng sống Người vì Hội Thánh trong một hy sinh trọn vẹn, chúng tôi cũng sẵn lòng, vì yêu thương, mà làm bất cứ những hy sinh nào cần thiết vì kho tàng hôn nhân vô giá này.

Tự Do Tôn Giáo

Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân. Isaia 61:1

Hãy trả cho Xêsarê những gì thuộc về Xêsarê, và hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Matthêu 22:21

Cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo trải qua nhiều kỷ nguyên là một cuộc tranh đấu trường kỳ và cam go, nhưng không phải là một tư tưởng mới lạ hay một sự phát triển mới đây. Bản chất của tự do tôn giáo được dựa trên đặc tính của chính Thiên Chúa, Một Thiên Chúa được biết một cách đầy đủ nhất trong cuộc đời và việc làm của Đức Chúa Giêsu Kitô. Quyết tâm theo Chúa Giêsu một cách trung tín trong khi sống và chết, các Kitô hữu tiên khởi nại vào cách thế mà trong đó việc Nhập Thể xảy ra: “Có phải Thiên Chúa đã gửi Đức Kitô xuống, như một số người cho rằng, như một bạo chúa tung ra sợ hãi và khủng bố không? Không phải thế, nhưng trong sự hòa nhã và hiền lành..., vì cưỡng bách không phải là thuộc tính của Thiên Chúa” (Thu gửi Diognetus 7.3-4). Như thế quyền tự do tôn giáo đặt nền tảng trên gương của chính Đức Kitô và trên chính phẩm giá của con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa - một phẩm giá, như các nhà lập quốc của chúng ta đã công bố, vốn có trong mọi người, và có thể được mọi người nhận ra trong việc thực hành lẽ phải.

Các Kitô hữu tuyên xưng rằng chỉ có Thiên Chúa là Chúa của lương tâm. Việc được miễn khỏi cưỡng bách về tôn giáo là viên đá góc của một lương tâm không bị ràng buộc. Không thể cưỡng bách bất cứ ai theo một tôn giáo nào trái với ý muốn của họ, và cũng không được cấm đoán những người có tín ngưỡng phụng thờ Thiên Chúa theo mệnh lệnh của lương tâm, hay tự do diễn tả cách công khai những xác tín thầm kín của họ. Những điều nào đúng cho cá nhân thì cũng đúng khi áp dụng cho các cộng đồng như thế.

Thật là mỉa mai khi những người đòi quyền giết các trẻ em chưa sinh ra, người già cả và tàn tật cùng đòi quyền thực hành những điều vô luân về tính dục, và ngay cả quyền có những liên hệ được tạo thành quanh những thực hành ấy, lại được luật pháp nhìn nhận và chúc lành - những người như thế, là những người đòi hỏi những “quyền” này, thường lại là những người đi tiền phong trong số những kẻ chà đạp quyền tự do diễn tả những quyết tâm về tôn giáo và luân lý của của người khác về tính thánh thiêng của sự sống cùng phẩm giá của hôn nhân như sự kết hợp phối ngẫu giữa hai vợ chồng.

Thí dụ chúng ta thấy điều này trong cố gắng làm yếu đi hay loại bỏ những điều khoản liên quan đến việc làm theo lương tâm, và như thế bắt buộc những cơ sở phò sự sống (kể cả những bệnh viện và bệnh xá liên quan đến tôn giáo), các y sĩ, các bác sĩ giải phẫu, các y tá, và những chuyên viên ý tế khác phò sự sống, phải giới thiệu việc phá thai, và trong một số trường hợp, phải tham gian vào việc phá thai. Chúng tôi thấy điều ấy trong việc áp dụng những đạo luật chống kỳ thị để bắt buộc các cơ quan, các cơ sở thương mại, và những cơ sở cung cấp dịch vụ đủ loại của tôn giáo phải tuân hành những hoạt động mà họ phán đoán là vô luân sâu xa hay phải đóng cửa. Thí dụ như sau việc áp đặt luật “hôn nhân đồng tính” ở Massachusetts, Catholic Charities đã rất do dự phải chọn chấm dứt công việc mà cơ quan đã làm cả một thế kỷ để giúp các trẻ em mồ côi tìm được những gia đình tốt, thay vì tuân theo đòi hỏi của luật pháp là cho các em vào những gia đình đồng tính vi phạm giáo huấn về luân lý của Công Giáo. Ở New Jersey, sau khi thiết lập một hệ thống gần giống như hôn nhân gọi là “kết hợp dân sự”, một cơ sở cùa phái Methodist bị tước mất tình trạng miễn thuế khi cơ quan này dựa theo lương tâm tôn giáo từ chối không cho sử dụng cơ sở mà họ làm chủ để cử hành nghi lễ chúc lành cho những cuộc kết hợp đồng tính. Ở Gia Nã Đại và các quốc gia Âu Châu, các giáo sĩ Kitô đã bị ngược đãi vì giảng những tiêu chuẩn của Thánh Kinh chống lại việc thực hành đồng tính. Luật mới về tội ác thù ghét (hate-crime laws) ở Mỹ đang đưa đến cùng một nguy cơ như thế ở đây.

Trong những thập niên gần đây, có nhiều vụ tố tụng càng ngày càng gia tăng đi song song với việc giảm bớt sự kính trọng những giá trị tôn giáo của các cơ quan truyền thông, các đại học và những nhà lãnh đạo chính trị, đưa đến hậu quả là việc hạn chế quyền tự do thực thi tôn giáo. Chúng tôi coi điều này như một sự phát triển đáng ngại, không phải chỉ vì nó đe doạ quyền tự do cá nhân được [luật pháp] đảm bảo cho mỗi người, bất kể niềm tin của họ, nhưng bởi vì chiều hướng này cũng đe dọa hạnh phúc chung và nền văn hóa tự do mà trên đó hệ thống chính phủ cộng hoà của chúng ta được thiết lập. Thí dụ, những việc hạn chế tự do làm theo lương tâm hay khả năng thuê mướn nhân viên có cùng một niềm tin hoặc cùng một xác tín luân lý như mình của các cơ quan tôn giáo phá hoại khả năng đứng vững của những cơ cấu trung gian của xã hội, là một cái đệm quá cần thiết để chống lại quyền bính quá tự phụ của quốc gia, mà kết quả là một chế độ chuyên chế mềm dẻo mà Tocqueville đã cảnh giác một cách tiên tri.[1] Sự tan rã của xã hội dân sự là một sự mở đầu cho một chính thể bạo tàn.

Là những Kitô hữu, chúng tôi đặt nặng lời khuyên của Thánh Kinh là tôn trọng và tuân phục những người có quyền bính. Chúng tôi tin vào luật pháp và việc cai trị theo luật pháp. Chúng tôi công nhận bổn phải tuân theo luật pháp dù thích hay không thích, trừ khi luật pháp trở nên bất công cách trầm trọng, hay đòi hỏi những người dưới quyền chúng phải làm những điều bất công hoặc vô luân. Theo Thánh Kinh thì mục đích của luật pháp là giữ gìn trật tự và phục vụ công lý cùng công ích; nhưng những luật lệ bất công – và nhất là những luật lệ nhằm bắt các công dân phải làm những điều bất công – thì phương hại đến công ích, thay vì phục vụ nó.

Trở lại những ngày rất sơ khai của Hội Thánh, các Kitô hữu đã từ chối không chịu làm tổn thương đến việc rao giảng Tin Mừng của họ. Trong Chương 4 của Tông Đồ Công Vụ, người ta đã ra lệnh cho Thánh Phêrô và Gioan ngừng giảng dạy. Câu trả lời của các ngài là: “Các ông hãy tự xét xem nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa có phải là điều đúng trước mặt Thiên Chúa không? Vì chúng tôi không thể không nói ra những gì chúng tôi đã nghe và đã thấy.” Qua các kỷ nguyên, Kitô giáo đã dạy rằng bất tuân chính quyền không phải là không được phép, nhưng đôi khi còn là điều bắt buộc. Không có một bào chữa nào cho quyền lợi và nhiệm vụ làm theo lương tâm tôn giáo hùng biện hơn lời bào chữa của Martin Luther King, Jr. viết trong thư gửi từ một nhà tù ở Birmingham. Viết hoàn toan theo quan điểm Kitô giáo, và trích dẫn các tác giả Kitô giáo như Thánh Augustinô và Aquinô, mục sư King đã dạy rằng những luật lệ công chính nâng cao và làm cho con người nên cao quý bởi vì chúng bắt nguồn từ luật luân lý mà nguồn gốc tối hậu của chúng là Chính Thiên Chúa. Những luật bất công hạ giá con người. Vì chúng không dựa vào quyền bính nào ngoài ý muốn của con người, chúng không có quyền ràng buộc lương tâm chút nào. Việc mục sư King sẵn sàng vào tù chứ không chịu tuân theo luật pháp bất công, là gương sáng và điều truyền cảm.

Bởi vì tôn trọng công lý và công ích, chúng tôi sẽ không tuân theo bất cứ sắc lệnh nào nhằm mục đich bắt buộc các cơ quan của chúng tôi phải tham gia vào việc phá thai, nghiên cứu bằng cách hủy diệt phôi thai, trợ tử và giết chết êm dịu, hay bất cứ hành động nào chống lại sự sống; chúng tôi cũng không chịu khuất phục trước bất cứ luật lệ nào nhằm bắt buộc chúng tôi chúc lành cho những đôi bạn đồng tính vô luân, coi chúng như hôn nhân hay tương tự như hôn nhân, hoặc tránh rao giảng chân lý về luân lý hay vô luân lý và về hôn nhân cùng gia đình như chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ trả cho Xêdarê đầy đủ và không tiếc xót những gì thuộc về Xêdarê. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng tôi cũng sẽ không trả cho Xêdarê những gì thuộc về Thiên Chúa.

[1] Alexis de Tocqueville, Democracy in America

________________________________________

Ủy Ban Soạn Thảo

• Robert George, Professor, McCormick Professor of Jurisprudence, Princeton University

• Timothy George, Professor, Beeson Divinity School, Samford University

• Chuck Colson, Founder, The Chuck Colson Center for Christian Worldview (Lansdowne, Va.)

Ký Tên (tính đến ngày 19 tháng 11, 2009)

1. Dr. Daniel Akin, President, Southeastern Baptist Theological Seminary (Wake Forest, N.C.)

2. Most Rev. Peter J. Akinola, Primate, Anglican Church of Nigeria (Abika, Nigeria)

3. Randy Alcorn, Founder and Director, Eternal Perspective Ministries (EPM) (Sandy, Ore.)

4. Rt. Rev. David Anderson, President and CEO, American Anglican Council (Atlanta)

5. Leith Anderson,President of National Association of Evangelicals (Washington, D.C.)

6. Charlotte K. Ardizzone, TV Show Host and Speaker, INSP Television (Charlotte, N.C.)

7. Kay Arthur, CEO and Co-founder, Precept Ministries International (Chattanooga, Tenn.)

8. Dr. Mark L. Bailey, President, Dallas Theological Seminary (Dallas)

9. Most Rev. Craig W. Bates, Archbishop, International Communion of the Charismatic Episcopal Church (Malverne, N.Y.)

10. Gary Bauer, President, American Values; Chairman, Campaign for Working Families

11. His Grace, The Right Reverend Bishop Basil Essey, The Right Reverend Bishop of the Diocese of Wichita and Mid-America (Wichita, Kan.)

12. Joel Belz,Founder, World Magazine (Asheville, N.C.)

13. Rev. Michael L. Beresford,Managing Director of Church Relations, Billy Graham Evangelistic Association (Charlotte, N.C.)

14. Ken Boa,President, Reflections Ministries (Atlanta)

15. Joseph Bottum, Editor of First Things (New York)

16. Pastor Randy & Sarah Brannon, Senior Pastor, Grace Community Church (Madera, Calif.)

17. Steve Brown, National Radio Broadcaster, Key Life (Maitland, Fla.)

18. Dr. Robert C. Cannada, Jr., Chancellor and CEO, Reformed Theological Seminary (Orlando, Fla.)

19. Galen Carey,Director of Government Affairs, National Association of Evangelicals (Washington, D.C.)

20. Dr. Bryan Chapell, President, Covenant Theological Seminary (St. Louis)

21. Most Rev. Charles J. Chaput,Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Denver

22. Timothy Clinton, President, American Association of Christian Counselors (Forest, Va.)

23. Chuck Colson, Founder, The Chuck Colson Center for Christian Worldview (Lansdowne, Va.)

24. Most Rev. Salvatore Joseph Cordileone,Bishop, Roman Catholic Diocese of Oakland, Calif.

25. Dr. Gary Culpepper, Associate Professor, Providence College (Providence, R.I.)

26. Jim Daly,President and CEO, Focus on the Family (Colorado Springs, Colo.)

27. Marjorie Dannenfelser, President, Susan B. Anthony List (Arlington, Va.)

28. Rev. Daniel Delgado, Board of Directors, National Hispanic Christian Leadership Conference; Pastor, Third Day Missions Church (Staten Island, N.Y.)

29. Patrick J. Deneen,Tsakopoulos-Kounalakis Associate Professor and Director, The Tocqueville Forum on the Roots of American Democracy, Georgetown University (Washington, D.C.)

30. Dr. James Dobson,Founder, Focus on the Family (Colorado Springs, Colo.)

31. Dr. David Dockery,President, Union University (Jackson, Tenn.)

32. Most Rev. Timothy Dolan, Archbishop, Roman Catholic Diocese of New York, N.Y.

33. Dr. William Donohue, President, Catholic League (New York)

34. Dr. James T. Draper, Jr., President Emeritus, LifeWay (Nashville, Tenn.)

35. Dinesh D'Souza, Writer and Speaker (Rancho Santa Fe, Calif.)

36. Most Rev. Robert Wm. Duncan, Archbishop and Primate, Anglican Church in North America (Ambridge, Pa. )

37. Dr. Michael Easley, President Emeritus, Moody Bible Institute (Chicago)

38. Dr. William Edgar, Professor, Westminster Theological Seminary (Philadelphia)

39. Brett Elder, Executive Director, Stewardship Council (Grand Rapids, Mich.

40. Rev. Joel Elowsky, Drew University (Madison, N.J.)

41. Stuart Epperson, Co-Founder and Chariman of the Board, Salem Communications Corporation (Camarillo, Calif.)

42. Rev. Jonathan Falwell, Senior Pastor, Thomas Road Baptist Church (Lynchburg, Va.)

43. William J. Federer,President, Amerisearch, Inc. (St. Louis)

44. Fr. Joseph D. Fessio,Founder and Editor, Ignatius Press (Ft. Collins, Colo.)

45. Carmen Fowler, President and Executive Editor, Presbyterian Lay Committee (Lenoir, N.C.)

46. Maggie Gallagher, President, National Organization for Marriage (Manassas, Va.)

47. Dr. Jim Garlow,Senior Pastor, Skyline Church (La Mesa, Calif.)

48. Steven Garofalo, Senior Consultant, Search and Assessment Services (Charlotte, N.C.)

49. Dr. Robert P. George, McCormick Professor of Jurisprudence, Princeton University (Princeton, N.J.)

50. Dr. Timothy George, Dean and Professor of Divinity, Beeson Divinity School at Samford University (Birmingham, Ala.)

51. Thomas Gilson, Director of Strategic Processes, Campus Crusade for Christ International (Norfolk, Va.)

52. Dr. Jack Graham, Pastor, Prestonwood Baptist Church (Plano, Texas)

53. Dr. Wayne Grudem, Research Professor of Theological and Biblical Studies, Phoenix Seminary (Phoenix)

54. Dr. Cornell "Corkie" Haan, National Facilitator of Spiritual Unity, The Mission America Coalition (Palm Desert, Calif.)

55. Fr. Chad Hatfield, Chancellor, CEO and Archpriest, St. Vladimir's Orthodox Theological Seminary (Yonkers, N.Y.)

56. Dr. Dennis Hollinger, President and Professor of Christian Ethics, Gordon-Conwell Theological Seminary (South Hamilton, Mass.)

57. Dr. Jeanette Hsieh, Executive Vice President and Provost, Trinity International University (Deerfield, Ill.)

58. Dr. John A. Huffman, Jr., Senior Pastor, St. Andrews Presbyterian Church (Newport Beach, Calif.); Chairman of the Board, Christianity Today International (Carol Stream, Ill.)

59. Rev. Ken Hutcherson, Pastor, Antioch Bible Church (Kirkland, Wash.)

60. Bishop Harry R. Jackson, Jr., Senior Pastor, Hope Christian Church (Beltsville, Md.)

61. Fr. Johannes L. Jacobse, President, American Orthodox Institute; Editor, OrthodoxyToday.org (Naples, Fla.)

62. Jerry Jenkins,Chairman of the Board of Trustees, Moody Bible Institute (Black Forest, Colo.)

63. Camille Kampouris, Editorial Board, Kairos Journal

64. Emmanuel A. Kampouris, Publisher, Kairos Journal

65. Rev. Tim Keller, Senior Pastor, Redeemer Presbyterian Church (New York)

66. Dr. Peter Kreeft, Professor of Philosophy, Boston College (Mass.) and at the Kings College (N.Y.)

67. Most Rev. Joseph E. Kurtz, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Louisville, Ky.

68. Jim Kushiner, Editor, Touchstone (Chicago)

69. Dr. Richard Land, President, The Ethics and Religious Liberty Commission of the SBC (Washington, D.C.)

70. Jim Law, Senior Associate Pastor, First Baptist Church (Woodstock, Ga.)

71. Dr. Matthew Levering, Associate Professor of Theology, Ave Maria University (Naples, Fla.)

72. Dr. Peter Lillback, President, The Providence Forum (West Conshohocken, Pa.)

73. Dr. Duane Litfin, President, Wheaton College (Wheaton, Ill.)

74. Rev. Herb Lusk, Pastor, Greater Exodus Baptist Church (Philadelphia)

75. His Eminence Adam Cardinal Maida, Archbishop Emeritus, Roman Catholic Diocese of Detroit

76. Most Rev. Richard J. Malone, Bishop, Roman Catholic Diocese of Portland, Maine

77. Rev. Francis Martin, Professor of Sacred Scripture, Sacred Heart Major Seminary (Detroit)

78. Dr. Joseph Mattera, Bishop and Senior Pastor, Resurrection Church (Brooklyn, N.Y.)

79. Phil Maxwell, Pastor, Gateway Church (Bridgewater, N.J.)

80. Josh McDowell, Founder, Josh McDowell Ministries (Plano, Texas)

81. Alex McFarland, President, Southern Evangelical Seminary (Charlotte, N.C.)

82. Most Rev. George Dallas McKinney,Bishop, Founder and Pastor, St. Stephen's Church of God in Christ (San Diego)

83. Rt. Rev. Martyn Minns, Missionary Bishop, Convocation of Anglicans of North America (Herndon, Va.)

84. Dr. C. Ben Mitchell,Graves Professor of Moral Philosophy, Union University (Jackson, Tenn.)

85. Dr. R. Albert Mohler, Jr., President, Southern Baptist Theological Seminary (Louisville, Ky.)

86. Dr. Russell D. Moore, Senior Vice President for Academic Administration and Dean of the School of Theology, Southern Baptist Theological Seminary (Louisville, Ky.)

87. Most Rev. John J. Myers, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Newark, N.J.

88. Most Rev. Joseph F. Naumann, Archbishop, Roman Catholic Diocese of Kansas City, Kan.

89. David Neff, Editor-in-Chief, Christianity Today (Carol Stream, Ill.)

90. Tom Nelson, Senior Pastor, Christ Community Evangelical Free Church (Leawood, Kan.)

91. Niel Nielson, President, Covenant College (Lookout Mt., Ga.)

92. Most Rev. John Nienstedt, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Saint Paul and Minneapolis

93. Dr. Tom Oden, Theologian, United Methodist Minister; Professor, Drew University (Madison, N.J.)

94. Marvin Olasky, Editor-in-Chief, World Magazine; Provost, The Kings College (New York)

95. Most Rev. Thomas J. Olmsted, Bishop, Roman Catholic Diocese of Phoenix

96. Rev. William Owens, Chairman, Coalition of African-American Pastors (Memphis, Tenn.)

97. Dr. J.I. Packer, Board of Governors' Professor of Theology, Regent College (Canada)

98. Metr. Jonah Paffhausen, Primate, Orthodox Church in America (Syosset, N.Y.)

99. Tony Perkins, President, Family Research Council (Washington, D.C.)

100. Eric M. Pillmore, CEO, Pillmore Consulting LLC (Doylestown, Pa.)

101. Dr. Everett Piper, President, Oklahoma Wesleyan University (Bartlesville, Okla.)

102. Todd Pitner, President, Rev Increase

103. Dr. Cornelius Plantinga, President, Calvin Theological Seminary (Grand Rapids, Mich.)

104. Dr. David Platt,Pastor, Church at Brook Hills (Birmingham, Ala.)

105. Rev. Jim Pocock, Pastor, Trinitarian Congregational Church (Wayland, Mass.)

106. Fred Potter, Executive Director and CEO, Christian Legal Society (Springfield, Va.)

107. Dennis Rainey,President, CEO, and Co-Founder, FamilyLife (Little Rock, Ark.)

108. Fr. Patrick Reardon, Pastor, All Saints' Antiochian Orthodox Church (Chicago)

109. Bob Reccord, Founder, Total Life Impact, Inc. (Suwanee, Ga.)

110. His Eminence Justin Cardinal Rigali, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Philadelphia

111. Frank Schubert, President, Schubert Flint Public Affairs (Sacramento, Calif.)

112. David Schuringa, President, Crossroads Bible Institute (Grand Rapids, Mich.)

113. Tricia Scribner, Author (Harrisburg, N.C.)

114. Dr. Dave Seaford, Senior Pastor, Community Fellowship Church (Matthews, N.C.)

115. Alan Sears, President, CEO, and General Counsel, Alliance Defense Fund (Scottsdale, Ariz.)

116. Randy Setzer, Senior Pastor, Macedonia Baptist Church (Lincolnton, N.C.)

117. Most Rev. Michael J. Sheridan, Bishop, Roman Catholic Diocese of Colorado Springs, Colo.

118. Dr. Ron Sider, Director, Evangelicals for Social Action (Wynnewood, Pa.)

119. Fr. Robert Sirico, Founder, Acton Institute (Grand Rapids, Mich.)

120. Dr. Robert Sloan, President, Houston Baptist University (Houston)

121. Charles Stetson, Chairman of the Board, Bible Literacy Project (New York)

122. Dr. David Stevens, CEO, Christian Medical and Dental Association (Bristol, Tenn.)

123. John Stonestreet, Executive Director, Summit Ministries (Manitou Springs, Colo.)

124. Dr. Joseph Stowell, President, Cornerstone University (Grand Rapids, Mich.)

125. Dr. Sarah Sumner, Professor of Theology and Ministry, Azusa Pacific University (Azusa, Calif.)

126. Dr. Glenn Sunshine, Chairman of the History Department, Central Connecticut State University (New Britain, Conn.)

127. Joni Eareckson Tada, Founder and CEO, Joni and Friends International Disability Center (Agoura Hills, Calif.)

128. Luiz Tellez, President, The Witherspoon Institute (Princeton, N.J.)

129. Dr. Timothy C. Tennent, President, Asbury Theological Seminary (Wilmore, Ky.)

130. Michael Timmis, Chairman, Prison Fellowship and Prison Fellowship International (Naples, Fla.)

131. Mark Tooley, President, Institute for Religion and Democracy (Washington, D.C.)

132. H. James Towey, President, St. Vincent College (Latrobe, Pa.)

133. Juan Valdes, Middle and High School Chaplain, Florida Christian School (Miami, Fla.)

134. Todd Wagner, Pastor, WaterMark Community Church (Dallas)

135. Dr. Graham Walker, President, Patrick Henry College (Purcellville, Va.)

136. Fr. Alexander F. C. Webster, Ph.D., Archpriest, Orthodox Church in America; Professorial Lecturer, The George Washington University (Ashburn, Va.)

137. George Weigel, Distinguished Senior Fellow, Ethics and Public Policy Center (Washington, D.C.)

138. David Welch, Houston Area Pastor Council Executive Director, US Pastors Council (Houston)

139. Dr. James Emery White, Founding and Senior Pastor, Mecklenburg Community Church (Charlotte, N.C.)

140. Dr. Hayes Wicker, Senior Pastor, First Baptist Church (Naples, Fla.)

141. Mark Williamson, Founder and President, Foundation Restoration Ministries/Federal Intercessors (Katy, Texas)

142. Parker T. Williamson, Editor Emeritus and Senior Correspondent, Presbyterian Lay Committee

143. Dr. Craig Williford, President, Trinity International University (Deerfield, Ill.)

144. Dr. John Woodbridge, Research Professor of Church History and the History of Christian Thought, Trinity Evangelical Divinity School (Deerfield, Ill.)

145. Don M. Woodside, Performance Matters Associates (Matthews, N.C.)

146. Dr. Frank Wright, President, National Religious Broadcasters (Manassas, Va.)

147. Most Rev. Donald W. Wuerl, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Washington, D.C.

148. Paul Young, COO and Executive Vice President, Christian Research Institute (Charlotte, N.C.)

149. Dr. Michael Youssef,President, Leading the Way (Atlanta)

150. Ravi Zacharias, Founder and Chairman of the Board, Ravi Zacharias International Ministries (Norcross, Ga.)

151. Most Rev. David A. Zubik, Bishop, Roman Catholic Diocese of Pittsburgh

152. James R. Thobaben, Ph.D., M.P.H., Professor, Bioethics and Social Ethics, Asbury Theological Seminary (Wilmore, Ky)