VATICAN CITY (VIS) - Sáng 28 tháng 10 tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh có buổi giới thiệu cuộc triển lãm với đế tài “Đến Cao điểm của Lịch sử: Matteo Ricci (1552-1610) Giữa Rome và Bắc kinh”. Hướng dẫn cuộc giới thiệu là giáo sư Antonio Paolucci, giám đốc Viện Bảo tàng Vatican, và cũng là người tổ chức cuộc triển lãm.
Cuộc triển lãm diễn ra tại Khu Charlemagne ở Vatican từ ngày 30 tháng 10 này cho tới 24 tháng giêng năm tới, được tổ chức do Ủy ban Mừng Thế kỷ thứ 4 của cha Matteo Ricci, cùng cộng tác với Viện Bảo tàng Vatican, Tổng Tu hội Dòng Tên, và Học viện Giáo hoàng Gregorian.
Phát biểu trong buổi giới thiệu cuộc triển lãm có Giám mục Claudio Giuliodori thuộc giáo phận Macerata-Tolentino-Recanati-Cingoli-Treia (nước Ý, quê hương của Cha Matteo Ricci); Antonio Paolucci, giám đốc Viện Bào tàng Vatican; Giovanni Morello, Chủ tịch Cơ quan về Di sản và các hoạt động nghệ thuật của Giáo hội; Adriano Ciaffi, chủ tịch Ủy ban mửng kỷ niệm thế kỷ thứ tư sau ngày qua đời của Cha Matteo Ricci; và Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng báo chí Tòa thánh.
Cha Matteo Ricci là nhà truyền giáo Dòng Tên người Tây phương đầu tiên được triều đình Bắc kinh đón tiếp vào Tử cấm thành Trung quốc. Hoàng đế trị vì nước Tầu lúc đó là Minh Thần Tông.
Tên cha Matteo Ricci được người Trung hoa phiên âm thành Lợi Mã Đậu
Cha đã học hỏi, nghiên cứu sâu xa về văn hóa Trung hoa, và cung cấp cho người Trung quốc những kiến thức của Tây phương về các lãnh vực như địa lý, thiên văn, vật lý và hình học.
Cha cũng trình bầy cho người Hoa lúc đó hiểu rằng tuân theo đức tin Kitô giáo chẳng khác gì thực hiện chính các truyền thống tôn giáo riêng của họ, và cha cũng đem đến cho họ sự tái khám phá đạo Khổng, một tôn giáo đã bị mai một suốt bao nhiêu thế kỷ.
Giám mục Giuliodori giải thích: “Cuộc phiêu lưu và sứ vụ truyền giáo thần kỳ của Cha Matteo Ricci, đã dẫn ngài đến chỗ xây dựng, lần đầu tiên trong lịch sử, một cây cầu đối thoại và trao đổi thực sự giữa châu Âu và Trung quốc.
“Ngoài việc tôn vinh con người vĩ đại nêu gương đức tin và tình thân ái giữa các dân tộc này, cuộc triển lãm còn tìm cách cung ứng cho mọi người một cơ hội học hỏi và được cảm hứng bởi một mẫu mực của người rao truyền lời Chúa bằng văn hóa Phúc âm và hội nhập văn hoá mà xét theo nhiều khía cạnh, đây là con người độc nhất trong lịch sử nhân loại chưa ai sánh kịp.”
Giám mục Giuliodori nói ngài hy vọng nhờ cuộc triển lãm này “mối thân hữu với người Trung quốc có thể lớn mạnh” và còn “củng cố sự hiệp thông với những người Công giáo của đất nước vĩ đại này, phù hợp với những ước nguyện của Đức thánh cha đã bày tỏ trong Lá thư gửi tín hữu Trung quốc hồi tháng 5 năm 2007, trong đó ĐGH đã đề cập đến Cha Ricci, đến gương mẫu và lối sống của người (đoạn 4).”
Cuộc triển lãm diễn ra tại Khu Charlemagne ở Vatican từ ngày 30 tháng 10 này cho tới 24 tháng giêng năm tới, được tổ chức do Ủy ban Mừng Thế kỷ thứ 4 của cha Matteo Ricci, cùng cộng tác với Viện Bảo tàng Vatican, Tổng Tu hội Dòng Tên, và Học viện Giáo hoàng Gregorian.
Phát biểu trong buổi giới thiệu cuộc triển lãm có Giám mục Claudio Giuliodori thuộc giáo phận Macerata-Tolentino-Recanati-Cingoli-Treia (nước Ý, quê hương của Cha Matteo Ricci); Antonio Paolucci, giám đốc Viện Bào tàng Vatican; Giovanni Morello, Chủ tịch Cơ quan về Di sản và các hoạt động nghệ thuật của Giáo hội; Adriano Ciaffi, chủ tịch Ủy ban mửng kỷ niệm thế kỷ thứ tư sau ngày qua đời của Cha Matteo Ricci; và Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng báo chí Tòa thánh.
Cha Matteo Ricci là nhà truyền giáo Dòng Tên người Tây phương đầu tiên được triều đình Bắc kinh đón tiếp vào Tử cấm thành Trung quốc. Hoàng đế trị vì nước Tầu lúc đó là Minh Thần Tông.
Cha Ricci và một vị quan Trung quốc |
Tên cha Matteo Ricci được người Trung hoa phiên âm thành Lợi Mã Đậu
Cha đã học hỏi, nghiên cứu sâu xa về văn hóa Trung hoa, và cung cấp cho người Trung quốc những kiến thức của Tây phương về các lãnh vực như địa lý, thiên văn, vật lý và hình học.
Cha cũng trình bầy cho người Hoa lúc đó hiểu rằng tuân theo đức tin Kitô giáo chẳng khác gì thực hiện chính các truyền thống tôn giáo riêng của họ, và cha cũng đem đến cho họ sự tái khám phá đạo Khổng, một tôn giáo đã bị mai một suốt bao nhiêu thế kỷ.
Giám mục Giuliodori giải thích: “Cuộc phiêu lưu và sứ vụ truyền giáo thần kỳ của Cha Matteo Ricci, đã dẫn ngài đến chỗ xây dựng, lần đầu tiên trong lịch sử, một cây cầu đối thoại và trao đổi thực sự giữa châu Âu và Trung quốc.
Cha Ricci mặc y phục Trung quốc |
“Ngoài việc tôn vinh con người vĩ đại nêu gương đức tin và tình thân ái giữa các dân tộc này, cuộc triển lãm còn tìm cách cung ứng cho mọi người một cơ hội học hỏi và được cảm hứng bởi một mẫu mực của người rao truyền lời Chúa bằng văn hóa Phúc âm và hội nhập văn hoá mà xét theo nhiều khía cạnh, đây là con người độc nhất trong lịch sử nhân loại chưa ai sánh kịp.”
Giám mục Giuliodori nói ngài hy vọng nhờ cuộc triển lãm này “mối thân hữu với người Trung quốc có thể lớn mạnh” và còn “củng cố sự hiệp thông với những người Công giáo của đất nước vĩ đại này, phù hợp với những ước nguyện của Đức thánh cha đã bày tỏ trong Lá thư gửi tín hữu Trung quốc hồi tháng 5 năm 2007, trong đó ĐGH đã đề cập đến Cha Ricci, đến gương mẫu và lối sống của người (đoạn 4).”