Các dụ ngôn theo Tin Mừng thánh Mattheu là những câu truyện khá hấp dẫn lý thú, giúp người đọc muốn tìm hiểu cái bí mật phía sau các câu truyện. Ý diễn đạt của tác giả muốn nói về một mục đích, nhằm làm sáng lên ý chính qua mỗi dụ ngôn.

Với hình thức kể truyện để định nghĩa về mầu nhiệm Nước Trời. Quả là khó hiểu, vì Chúa đã nói: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước trời.” (Mt 13,11)

Vâng! Chỉ những người được ơn Chúa mới hiểu.

Vậy, mầu nhiệm Nước Trời dành cho ai, của ai, làm sao vào được Nước ấy?

Đây là đề tài mà con muốn gửi đến tất cả mọi người, cùng nhau học hỏi và tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa Nước Trời, từ đó đi đến quyết định chọn lựa giữa hai con đường. Một con đường rộng trải đầy thảm và hoa. Một con đường đầy gai góc sỏi đá chật hẹp cùng đau khổ. Có lẽ không ai trong chúng ta lại muốn chọn con đường thứ hai. Vì! Đời người được mấy chốc mà ta lại chọn đau khổ. Nhưng đây lại là dấu chỉ Nước Trời mà Chúa muốn nói. Chúa là ai? Chúa không nói rõ. Chúa nói: “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi, và không ai biết Người con trừ Chúa Cha, Không ai biết Chúa Cha trừ Người con, kẻ mà Người con muốn mặc khải.” (Mt17,27)

Đến đây con cảm nhận Chúa Giêsu đang hé mở mầu nhiệm Nước Trời qua từng dụ ngôn. Thế nhưng các dụ ngôn không thể trình bày hết những gì con người muốn biết, muốn hiểu, nên chúng ta chỉ biết tìm hiểu theo dõi tò mò một cách thánh thiện. Thánh Mattheu đã thuật lại qua bảy dụ ngôn Chúa dạy về Nước Trời, được chia làm ba giai đoạn.

Thứ nhất: (dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột.) Hai dụ ngôn này nói về sự phát triển Nước trời. Nhưng khác nhau ở chỗ, dụ ngôn hạt cải phát triển thành cây rau lớn theo số lượng bên ngoài. Dụ ngôn men bột ảnh hưởng bên trong để biến đổi thế giới, đồng thời cho thấy sự lan rộng của Nước trời sau khi đã được vùi sâu vào thế giới.

Thế! Nước Trời đang ở đâu? Có lẽ những người tín hữu không ai không biết. Nước Trời hiện diện ngay giữa chúng ta không đâu xa. Đó chính là Hội Thánh đang sống và đi cùng chúng ta trong một thế giới biến động từng ngày. Thế giới là như thế, còn con người chúng ta thì sao? Chúng ta được ơn khôn ngoan Chúa ban qua Chúa Thánh Thần lính ứng. Hãy lớn mạnh trong đức tin, luôn vâng nghe và làm theo thánh ý Chúa để vào Nước Trời như: “Người nói: “ Nước trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình.” (Mt 31,15)

“Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước trời cũng gống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Mt 13,33)

Hai dụ ngôn trên Chúa cho chúng ta thấy, Chúa không đòi hỏi gì lớn lao, chỉ muốn nảy nở trong lòng chúng ta một tình yêu mến, từ lòng yêu mến đó, chúng ta đem hết tâm hồn thân xác để gìn giữ phát triển Hội Thánh, nhằm làm dậy men đức tin trong sứ mạng phục vụ giữa lòng Giáo hội.

Vậy, chúng ta sẽ đi tìm Nước Trời bằng cách nào? Với trí khôn ngoan mà thiên Chúa ban cho. Có lẽ mỗi người đi một con đường khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là Nước Trời, mà Nước Trời Chúa lại ví như viên ngọc quý hay kho báu.

“Nước trời giống như chuyện kho báu chôn trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.” (Mt 13,44)

Hay dụ ngôn viên ngọc quý: “Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.” (Mt13,46) Đọc hai dụ ngôn chúng ta thấy Chúa không đề cập gì đến vấn đề luân lý của người mua thửa đất, mà chỉ muốn đề cao giá trị Nước Trời và niềm hạnh phúc của người tìm ra mà thôi.

Vậy, dụ ngôn có phải là nhờ vào trí khôn là hiểu được vấn đề không? Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều câu truyện dụ ngôn, điển hình như truyện (Trí khôn của ta đây) nói về hình ảnh con người với hai con vật. Có thể nhiều lúc chúng ta cũng thắc mắc đặt câu hỏi như chú cọp hỏi chú trâu. “Tại sao chú mày lớn như vậy mà lại để cho con người điều khiển.” Câu trả lời thật đơn giản. Vì con người có trí khôn. Kết quả chú cọp như thế nào chắc mỗi người đã có câu trả lời, khi nhìn vào lưng chú cọp. Qua câu truyện vui chúng ta cũng đã thấy điều gì rồi.

Trở lại câu truyện người thương gia đi tìm ngọc quý, nó cũng mang một ý nghĩa Nước Trời cao quý hơn tất cả mọi thứ trên trần gian. Vì vậy, con đường tìm Nước Trời ở ngay chính nơi môi trường mình đang sống, và hoạt động một cách thường nhất trong hành trình thiêng liêng… bằng con tim, lý trí của mình. Sẵn sàng gạt bỏ tất cả những chướng ngại vật của con tim, của thế tục để tiến bước đi tìm.

Quả thật. Nước Trời đúng là một kho tàng quý giá dành cho mỗi người. Đồng thời mời gọi chúng ta biết can đảm, hy sinh, đón nhận những gì Chúa gửi đến trong cuộc sống. Đây cũng là câu trả lời của chúng ta với Chúa.

Con sẽ bán những gì hỡi con? Và con sẽ mua cái gì con yêu?

Thưa. Con sẽ bán hết những gì con có.

Con ơi! Đừng để mắt con trông thấy rồi, hồn con cảm nghiệm mà không quyết định chọn thì uổng công con vất vả đi tìm.

Đến đây Chúa cho chúng ta một sự chọn lựa và quyết định. Qua hai dụ ngôn (Người gieo giống và cỏ lùng.) Chúng ta thấy rõ Lời Chúa muốn nói gì với chúng ta. Thái độ đón nhận lắng nghe qua lời giáo huấn của Hội Thánh. Chúng ta cùng cộng tác thì quả thật đây là một kết quả tốt của một người gieo giống.

Thế cỏ lùng muốn nói lên điều gì? Phải chăng đây là Giáo Hội trần gian đang lẫn lộn giữa người lành kẻ giữ. Quả là khó hiểu khi nhìn hành động của người đi gieo giống. Hơn nữa về sự việc, để cho cỏ và lúa lên cùng cho đến ngày mùa. Điều này quá là không đúng chút nào với người làm nghề nông.

Thế! Người gieo giống là ai? Hạt giống? Những mảnh đất, sỏi đá, khô cằn, vệ đường mang ý chỉ gì?

Hẳn chúng ta ai cũng biết. Chúa muốn nói Nước Trời ngay tại thế, tại nơi mình sống, hoạt động và phục vụ qua công việc tầm thường nhất hay to lớn của chúng ta. Tuy nhiên công việc là tốt, nhưng việc đón nhận Lời Chúa còn quan trọng hơn. Mà Lời Chúa chính là những hạt giống Chúa gieo vào trái tim mỗi người, còn đón nhận hay không chính ở chúng ta. Chúa là Ông chủ luôn tôn trọng quyền tự do chọn lựa của con người.

Vậy, chúng ta sẽ đón nhận và hành động như thế nào giữa một thế giới đang biến đổi từng giờ. Phải chăng chúng ta cũng chạy theo, trở thành những hạt giống rơi bên vệ đường, sỏi đá, bụi gai… Vâng! điều này đòi buộc chúng ta chiến đấu mỗi ngày trong cuộc sống. Bởi Chúa có nói: hãy để cho cỏ và lúa cứ mọc lên cho đến mùa gặt.

Với bản chất con người yếu đuối nhiều lúc còn ngủ mê, bao lần chúng ta còn chạy theo dục vọng trần thế để cho ma quỷ lợi dụng, làm những việc trái với đạo lý, lương tâm con người không cho phép. Vì thế! Chúa để cho chúng ta có thời gian hồi tâm, biết nhìn lại việc làm của mình trong quá khứ cũng như hiện tai. Có lẽ chúng ta không nhiều, thì cũng ít nhất một lần cảm nhận được sự kiên nhẫn chờ đợi của Chúa đối với chúng ta sau khi vấp ngã.

Sự kiên nhẫn của Chúa là để chúng ta theo Chúa. Thế chúng ta chọn như thế nào? Tốt hay xấu. Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu qua dụ ngôn (chiếc lưới.)

Dụ ngôn chiếc lưới Chúa muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì? Một mẻ lưới đầy cá tốt, xấu. Cá tốt lấy, cá xấu bỏ ra ngoài. Điều này quá rõ! Không ai trong chúng ta lại muốn chọn phần xấu về mình.

Vâng, phần thưởng Nước Trời cũng như mẻ cá trên.