Ngày 30. 9. 2009 đến với Mỹ Chánh, Hà Lộc, Phong Điền...
Như nhiều người đã xem tin tức về cơn bão số 9 (Ketsana) vào cuối tháng 9/2009 vừa qua trên các mạng lưới thông tin: báo, đài, tivi, internet... đúng là một nỗi kinh hoàng cho Miền Trung và Tây nguyên; cho đến nay vẫn có nhiều nơi bị cắt đứt liên lạc, do cầu cống, đường sá bị trôi và do núi sạt lở... mà chưa nhận được quà từ những tấm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào, tình đồng loại đang nôn nóng chia sẻ...
Xem hình ảnh các nữ tu Mến Thánh Giá Huế đi cứu trợ
Chúng tôi, chị em thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế, ngay sau bão đã đến Cây Da, Càng Mỹ Chánh, Hội Điền, vùng sâu thuộc tỉnh Quảng trị)... nhưng chỉ mang chút đỉnh quà vì chỉ lội bộ mà thôi! Và may gặp được một chuyến đò sẳn sàng chạy khi chị em đã lội hơn 3km đến Hà Lộc, Phong Điền, nhờ thế, chị em mới đến được những điểm nói trên... Chị em nghẹn ngào nhìn nhau trong vùng nước bạc... khi nhà của của các chị cũng như đồng bào còn ngập trong biển nước. Đây là vùng ốc đảo như người ta vẫn thương nói... khi lũ về, vùng bị mất liên lạc vì không còn đường để đi!)
CĐ Càng Mỹ Chánh, chị Phụ Trách Maria Lịch đang ở trong nhà, chỉ một chiếc đò nhỏ đi qua cửa để vào nhà chị.
Ngày 30.9.2009 đến với Đại Lộc, Hội Điền
Những ngày kế tiếp, chúng tôi đến Giáo xứ Đại Lộc, Giáo xứ Phan xá, Cây Da, Càng Mỹ Chánh, Kẻ Văn, Hội Điền,... tất cả đều thuộc tỉnh Quảng trị, với mì gói và ít nước uống... chúng tôi cũng chỉ đến được bên nầy sông, Cha xứ Đại Lộc cho các anh em thanh niên mạnh mẽ trong giáo xứ đến đón, nhận quà về để trao lại cho bà con..., vì sức chúng tôi không thể lội bộ cả cây số bùn non, cao 0,50m để tiếp cận với anh em vùng lũ mà nước ngâm đã mấy ngày trước! Thương quá người dân của tôi!
Ngày 05.10.2009 đến Phú Xuân, Nhất đông, Đại Lược
Từ Huế, chúng tôi đến với giáo xứ Phú Xuân, thuộc tỉnh Thừa Thiên, Cha xứ mời anh chị em đến, họ đã có mặt... đây là một giáo xứ ở ven sông Mỹ Chánh, nên nước lũ về dữ dội, dâng lên khá cao, tất cả nhà dân đều bị ngập, gây bao thiệt hại cho vùng đất nghèo nầy. Cha xứ Lê văn Hiệp rất quan tâm lo lắng cho dân, đã vui vẻ cùng chúng tôi trao quà tận tay cho mỗi gia đình... Thấy ai ai cũng vui mừng; thùng mì gói giá trị không lớn lắm, nhưng trong hoàn cảnh nầy thì đó là một sự chia sẻ cấp bách, thiết thực và ấm lòng!
Chúng tôi lại đến Nhất Đông, Hương Lâm và Đại Lược. Mặc dầu Cha xứ đi vắng nhưng ban hành giáo ở hai giáo xứ nầy đã làm việc tích cực và có trách nhiệm. Dân miền nầy, không phải tất cả bị nước vào ngập nhà...nhưng mùa màng hư hại nhiều, lúa bị ngâm ngoài ruộng, mới gặt về, thì lại bị ngâm lần thứ hai do lũ tràn! Vậy là mất ăn và cũng mất luôn cả giống. Anh chị em nhận quà chỉ ít ít thôi, và còn dành phần cho anh chị em luơng dân chung quanh nữa! Hoan hô tinh thần Yêu thương chia sẻ thắm nghĩa đồng bào!
Ngày 09.10.2009 Mai xá, Gio Việt, Cửa Việt
Từ Đồng Hà, chi Anna Hiện và các chị em đến với anh em người mù, người nghèo tại Mai xá, Gio Việt, Cửa Việt, để khám bệnh, phát thuốc, và nhận thêm một thùng mì gói... " một miếng khi đói, bằng một gói khi no", anh chị em nghèo, bệnh tật, mù loà được hỏi thăm, an ủi rất lấy làm vui, tuy đôi mắt không trông thấy ánh sáng, nhưng niềm vui rạng rỡ tràn trề trên khuôn mặt... cả một đời gánh gian nan lao nhọc!
Ngày 09.10.2009: đến với Cồn Hến, Vĩ Dạ
Cơn bão số 9 đến rất nhanh và mạnh làm cho những người sống trên Cồn Hến - Vĩ Dạ thật khó khăn và gian khổ. Khó khăn vì nằm bên bờ Hương Giang nước siết rất mạnh. Mọi nguồn nước mưa trên Thành Phố Huế đều chảy về Sông Hương mà Cồn Hến thì nằm giữa sông Hương nên hứng chịu tất cả dòng nước dữ của lũ. Thật thương tâm với những người nghèo ở Cồn Hến...(WTGPH)
Hôm nay, chúng tôi đến với anh chị em ở đây, nhà thờ là nơi cao nhất, anh chị em đã đến trú qua những ngày bão lũ... thì hôm nay, bà con cũng tập trung ở đây để nhận một chút quà do Hội Bác ái Phanxicô và Qũi Bác Ái VietCatholic nhờ chúng tôi chuyển tới... (10 kg gạo và 50.000đ cho mỗi gia đình). Có tất cả 130 gia đình không phân biệt lương giáo; Ban hành giáo làm việc rất tốt, đã xếp đặt cho anh em lương dân và người ở xa nhận trước, đó là một cử chỉ yêu thương, cảm thông thắm nghĩa tình ruột thịt! Cầu mong cho anh chị em ở Cồn Hến chóng ổn định để bình an vui sống trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn phải khắc phục.
BBT: Sau chuyến đi cứu trợ này của các Nữ tu Mến Thánh Giá Huế, Sơ Bề trên của Dòng đã viết cho LM Giám đốc VietCatholic như sau:
"Subject: Xin Cha giúp để cứu trợ! Kính Cha, con là Sr Hồng Túy /TPT/MTG/Hue. Con kêu cầu Cha có lẽ hơi muộn, vì vừa qua con đi thăm chị em tại Pháp và Ý về thi cơn bão lụt đã qua, nhưng hậu quả thật là khốc hại. Trước đây chị em chúng con có đi cứu trợ liền sau cơn bão, nhưng dưới đồng bằng thôi, nhất là trong tỉnh Quảng Trị. Thứ Bảy vừa qua, chúng con lên tới đồng bào Thượng, vì chị em có phụ trách 6 Hội Người Mù thuộc tỉnh Quảng Trị. Vì đồ cứu trợ còn ít, chúng con chỉ lo cho các người mù mà thôi, nhưng thấy thật là tội nghiệp, vì khi bị lụt thì cả Mù lẫn không Mù đều bị nước cuốn hết. Thật là tội! Vậy con viết thư này để xin Cha và qúi độc giả VietCatholic thương đồng bào Thượng của chúng con với. Con không biết làm sao hơn. Khi chị em chúng con đi thăm đồng bào bị lụt, chúng con thấy thương họ quá sức! Kính chào Cha và mong Cha được sức khỏe. Kính thư, Sr Anne Hồng Túy."
Lập tức, VietCatholic đã gửi về một số tiền nhỏ xin nhờ các nữ tu lo công tác giúp đỡ cho các nạn nhân lũ lụt. Và ngay sau đó, VietCatholic nhận được email sau đây:
"Kính Cha, chúng con đã nhận được số tiền 2.000 USD do Cha và qúi ân nhân VietCatholic gởi để lo cứu trợ các anh chị em dân tộc thiểu số. Chúng con xin cám ơn Cha và qúi Ân nhân. Ngay hôm nay chúng con cũng tổ chức đi cứu giúp Hội Người Mù ở Dakrong, thuộc các xã khác của Huyện miền núi ngày. Vì đường khó đi, nên chị em chúng con đã ra khỏi nhà từ 6g sáng, sau Thánh lễ và sẽ trở về tối nay khoảng 20g. Hôm nay ở Huế trời lại mưa, tanh tanh như là mưa lụt, mọi người lại bắt đầu sợ nữa rồi... Kính xin Chúa và Mẹ La Vang chúc lành cho Cha cùng qúi Ân nhân tất cả. Sr Anne Hồng Túy".
Ngày 10. 10. 2009 D'akRông trong trái tim tôi
Từ Huế, từ 6 giờ sáng chúng tôi ra Đồng Hà, tỉnh Quảng trị, sau đó chúng tôi mới có thể lên miền núi, nơi anh em dân tộc Vân Kiều, Pacô đang gặp nạn...
Từ cầu treo Đ'akRông, chúng tôi còn phải vượt trên 70 cây số đường đèo để có thể đến nơi chúng tôi muốn đến, dẫu vậy trong lòng cũng rất hồi hộp vì không biết minh có đến nơi được chăng! Mặc dầu, hôm qua (09.10.2009), chị Anna Hiện trong đoàn chúng tôi đã cho người đi khảo sát trước...
Đoạn đường sạt lở nhiều nơi, nơi thì núi đổ xuống gây ách tắc giao thông, nơi thì lũ tấn công, con đường bị xâm lấn rất nguy hiểm; từng nơi đang được khắc phục, anh em cầu đường tích cực dùng xe ủi đất múc đất đá khai thông đường, nhiều xe ben đang tải đá đến để kè vào chổ đã bị nước lũ xói, cuốn đi... Xe chúng tôi phải dừng lại nhiều lần vì đường chỉ đi được một chiều, hoặc phải chờ cho việc múc đất đang lở dở... Trên đoạn đường nầy chúng tôi được nghe kể về một câu chuyện rất thương tâm: Khi các anh em công nhân dọn đường thì đã phát hiện ra một xe honđa và bốn người chết còn mặc áo mưa, bị chôn vùi dưới lớp đất đá do núi sập vùi lấp ! Ai ngờ một khi ra khỏi nhà, họ không bao giờ trở về nữa ! Chắc hẳn những người anh em nầy, đang đi trong mưa bão, và đã không kịp tránh thảm hoạ chết người ập xuống trên mình!
Và một chuyện đau lòng khác: Ông Hồ Quyền, Hội trưởng Hội người mù Tà rụt, vừa mới vay vốn về cho anh em mù làm vốn sống: 150.000.000đ,(một trăm năm mươi triệu đồng VN) chưa kịp trao cho hội viên, thì cũng bị cơn lũ cuốn đi cùng với ngôi nhà của ông, trong khi ông đang lật đật đưa vợ lên núi lánh nạn, vội vàng chạy xuống thì đã trể, con nước ác nghiệt cuốn đi ngôi nhà và sản nghiệp của ông ! Chúng tôi đã gặp ông tại Tà-rụt, khuôn mặt đầy ưu tư khắc khổ, nhưng vẫn đang tích cực lo cho các hội viên được nhận quà...
Điểm đầu tiên chúng tôi đến là xã TàLong, huyện Đ'ak-rông, một điều làm chúng tôi rùng mình: vì mặc dầu là miền núi mà nước đã lên đến hết tầng 1 của Uỷ ban xã, nơi đang có rất nhiều người trú bão, nhờ nước vào ban chiều, lúc3 giờ30, nên không có thiệt mạng về người, nhưng anh chị em dân tộc có gì thì đã trôi theo dòng nước dữ! Tôi thấy trên khuôn mặt anh em còn khiếp sợ.!
Đến Húc Nghì, huyện D'akrông: Trước mắt chúng tôi là những láng trại bằng bạt ni lông đã được dựng lên cho anh em dân tộc sống với nhau, vì nhà của họ đã bị nước cuốn trôi rồi! Dù bão lũ dữ dội, may mắn nơi đây núi không sạt lỡ, nên người ta đã mau chân chạy lên núi suốt đêm và không có người nào mất mạng vì bão lũ.
Trường mẫu giáo chỉ còn trơ ra một bức vách... các con em đã đến khá đông, chúng tôi nói cười và tập hát cho chúng, tất cả các em tù 3 đến 15 tuổi, chúng tôi đã mặc cho các em chiếc áo mới do người anh em hảo tâm tặng... trong sự hồn nhiên của các em có lẽ cũng làm cho người lớn được ấm lòng... Không biết đến khi nào các em mới có trường để đi tìm con chữ ! Hy vọng chúng tôi sẽ trở lại với vở viết cho các em!
Chúng tôi tiếp tục đến các điểm khác: Tà-rụt, và xa hơn nữa là A-ngo, A-bung, hai điểm nầy, giáp biên giới A-lưới, (thuộc tỉnh Thừa Thiên). Chúng tôi hỏi người anh em dân tộc, mấy ngày rày ăn gì ? " Thì ăn chung với nhau; soong cũng mất rồi, không có chi mà nấu, rồi mượn của nhau thôi..." Trong số họ có người đói lắm khi họ đến đây, nhận được gạo thì họ nhai gạo sống mà cho con ăn, làm cho chúng tôi quá xót xa !
Chúng tôi từ giả buôn làng từ lúc 3giờ30 chiều, vì đoạn đường trở lại Huế cũng non 180 cây số nữa! Chúng tôi thao thức trăn trở cho cái ăn cái mặc của những người dân miền núi nghèo nầy; chúng tôi tự hỏi: không biết bao giờ các em lại có thể đến trường, khi trường đã bị thiên tai cướp đi, sách vở còn đâu nữa; rồi mùa lạnh sắp đến, áo quần, chăn màn làm sao đủ ấm... Chúng tôi cũng biết còn rất nhiều anh em khác mà chúng tôi chưa có thể đến được, vì những bản làng như Pa-nàng, Pacô... ở vùng hẻo lánh, đường đi còn hiểm trở hơn nhiều...
Trên đường quay trở lại miền xuôi, chúng tôi thấy một ít phụ nữ dân tộc đi làm về, trên lưng một gùi củi nặng; người phụ nữ dân tộc luôn cần cù, chịu khó, gánh gian nan gia đình là bổn phận của họ theo truyền thống chế độ mẫu hệ! Chị Hiện ngồi cạnh tôi trên xe tải, Chị nói: "Với anh em dân tộc, cũi cần lắm! Vì họ luôn giữ ngọn lữa trong nhà, cẩn trọng, không bao giờ họ để lữa ấy tắt đi; có thể nói đó chính là hồn thiêng sông núi và cũng là Thần canh giữ gia đình họ... "
Mặt trời gác núi khi chúng tôi gặp lại cầu Đ' akrông, chiếc cầu dẫn chúng tôi đến với anh em trong cảm thông và yêu thương. Một ngày vất vã, nhưng ai trong chúng tôi cũng cảm nhận được niềm vui, niềm vui của chia sẻ, phục vụ, những bản làng, những khuôn mặt anh em, những tiếng cười trẻ thơ còn in đậm trong tâm trí chúng tôi... Chân thành cám ơn Qũi Bác Ái VietCatholic, Hội Bác ái Phanxicô, Hội Sara và quí ân nhân xa gần, đã quãng đại tiếp ứng kịp thời, để chúng tôi có thể đến được với những anh em trong cơn hoạn nạn. Cầu xin Chúa là Cha nhân từ, Đấng không quên ly nước lã chúng ta dâng cho Người qua những anh chị em hèn mọn nhất giữa chúng ta
Ngày 15/10/2009: tiếp tục đến Đ'akrông lần 2
Tôi không bao giờ nghĩ là tôi có dịp đến Ba-Lòng, thuộc Huyện Đ' akrông, vì xa xôi hiểm trở cả đường bộ cũng như đường thuỷ theo sông Hiếu ngược lên, lại nữa tôi cũng đã nghe nhiều chuyện "kinh khủng" tại đó....
Nhưng vì tình thương anh em mù & khiếm thị tại Huyện vùng cao nầy mà chúng tôi lại tiếp tục lên đường lên miền ấy. Huyện miền sơn cước nầy mênh mông, dài khoảng 70km x 36 km rộng ở nơi trung bình # (2520km2) địa bàn rộng, đồi núi cách trở, dân thưa thớt, 4/5 là người dân tộc sống trên các bản làng dọc đồi núi; người dân gặp lũ đã khổ, thì người mù còn khổ biết bao! Hội dòng MTG Huế từ Đồng Hà, Quảng trị, chúng tôi đã đến với họ nhiều lần, trong nhiều chương trình như: khuyến học, khám bệnh cho thuốc, hổ trợ lớp mẫu giáo, chăn nuôi, quà dịp lễ, Tết v.v..., nên đã nắm vững con số để tiện việc giúp đỡ, cùng với những anh em trong Hội người mù huyện Đ' akrông.
Điểm đến đầu tiên chúng tôi là xã Hướng Hiệp; hôm nay, Hướng Hiệp được nhận quà cả người mù lẫn người sáng (141hộ), thật là vui cho mọi người, trước hoàn cảnh khó khăn của anh em mình, thì tinh thần tưong trợ lẫn nhau không thiếu nơi người Việt Nam...
Tiếp đến, lên xã Mò-Óq, rồi tiếp tục đến vùng Triệu Nguyên, chúng tôi đã phải vượt qua rất nhiều đoạn dường lầy lội để có thể đến nơi mình muốn đến; trước đây, liền sau cơn lũ, anh chị em thanh niên eân chæ có thể cõng gạo hay mì tôm đi mắp theo triền núi để cưú đói đồng bào thôi, vì đường ngập chìm trong bùn gần cả mét trên một diện tích khá rộng...
Ba-Lòng: một địa điểm hiểm trở ngày trước làm căn cứ chiến đấu, sát với dãy Trường Sơn vô tận, chiếc xe vất vả trườn qua bùn mà tiến lên... nơi núi cao mà bị lụt thì thật khó hiểu, nhưng đây là lũ quét từ trên nguồn, nên tình trạng trở nên thảm hại, nhiều đồng ruộng đã bị một lớp bùn non phủ lên, khi chúng tôi đến Ba Lòng, thì thấy có bàn ghế của một lớp mẫu giáo đang được đem lên trụ sở để cọ rửa lớp bùn bám vào trong đợt lũ... Sự có mặt của chúng tôi làm cho mọi người cảm thấy gần gũi tình cảm miền cao và thành phố..., trường cấp II đã khắc phục để con em đến trường, phải vượt qua nhiều con đường còn bùn đóng cao, nhão nhẹt... Sau đó, chúng tôi lại đến hội người mù Haûi Phúc, đường sá còn vắng người lắm... xe chúng tôi đến đây 12giờ40, những anh em đang chờ chúng tôi với sự kiên nhẫn !
Trời đã về chiều mà chúng tôi còn 2 điểm hẹn nữa, nên phải cấp tốc, vì không muốn anh chị em mù của chúng tôi phải đợi chờ lâu hơn. Tội nghiệp anh tài xế phải hết sức cố gắng và kiên trì để đưa chúng tôi vượt đường đèo đến với anh em tại thị trấn Dakrông và một xã cùng tên trước khi lên đường trở về.
Nhờ vào trời không mưa và khí hậu khá dịu mát, nên lần nầy chúng tôi đến được cả thảy 7 địa điểm. Tại mỗi nơi đều có sự tổ chức và sắp xếp tương đối, nhờ vào sự tận tâm của các anh chị em phụ trách địa phương, cũng như chị Hiện và các chị em tại cộng đoàn Đông Hà, từ lâu nay chuyên trách và ân cần phục vụ các Hội Người Mù tại đây gồm các Tỉnh Hội Triệu Phong, Gio Linh, D'akrông và Hướng Hóa. Trong đó Tỉnh Hội Người Mù Triệu Phong gồm 17 xã và 1 thị trấn, có 334 hội viên; TH Gio Linh gồm 19 xã và 1 thị trấn, có 603 hv; TH D'akrông gồm 10 xã, 2 thị trấn với 291 hv; riêng Tỉnh hội Người Mù Hướng Hóa thì tình thế có phần tế nhị hơn, nên chúng tôi chỉ làm việc trên cơ sở huyện với việc khám bệnh và phát thuốc hằng tháng, cùng tặng quà vào những dịp đặc biệt, mỗi lần chúng tôi gặp gỡ khoảng 100 người. Ngoài việc đi đến gặp gỡ những anh chị em mù loà và gia đình họ qua phương tiện khám và phát thuốc hằng tháng, hằng năm mỗi Tỉnh Hội đều có một dự án riêng, ví dụ học chữ Braille hoặc nâng cấp văn hoá, đóng giếng bơm, nuôi trâu, nuôi dê, nuôi heo... Vào các dịp Noel, Tết... có tặng quà và phong bì; những lúc thiên tai, bão lụt... chúng tôi tìm cách cứu trợ và giúp đỡ theo khả năng mình có cũng như những gì nhận được từ ân nhân.
Trở lại với việc cứu trợ lần này, trên đường về, anh Quang (ở Triệu Nguyên) xin quá giang xe chúng tôi, hỏi anh đi đâu, anh nói: "Tôi xin đi nhờ để lên cột trâu lại, vì ở đây, như thấy đó, đồng ruộng, vườn tược chẳng còn một cây cỏ nào sống sót, trâu bò cũng chẳng còn gì ăn, mỗi ngày tôi phải lên về 14 cây số để cho trâu ăn, trâu đang được gởi ở nhà người quen..." Thật gian nan sau bão lũ ! Đi ngang qua mấy chiếc thuyền nghiêng ngã có chiếc đã vỡ tan trên đường, bùn đất phủ lấp... Anh nói: Đây là thuyền của công ty khai thác cát từ lòng sông. Anh cũng kể cho chúng tôi nghe về một người giữ trạm điện: nước lên quá nhanh, không còn cách gì để vượt lên khỏi nước, nguời nầy đành trèo lên cột điện suốt đêm, hôm sau mới có người đến cứu. Theo những người ở đây thì cơn bảo số 9, nước lên gấp đôi năm 1999, người ta phải chạy bán mạng lên núi, chứ không kip lấy được gì!
Chúng tôi hy vọng sẽ trở lại đây một ngày rất gần để giúp cho người dân thêm chút đỉnh trong những ngày mưa lạnh sắp đến. Xin chân thành cám ơn những nhà tài trợ xa gần, có lòng hy sinh, quảng đại, đã hảo tâm chia sẻ để chúng tôi có phương tiện cứu giúp anh chị em mình lúc khốn khó, "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Chúng tôi chỉ là phương tiện, là những cánh tay nối dài của quý vị, đi đến tận nơi viếng thăm, ủy lạo, nâng đỡ và trao tận tay những món quà do quý vị ân nhân xa gần gởi về với tất cả tình thương mến, để uỷ lạo, nâng đỡ và thoa dịu phần nào những đau khổ mà người anh chị em em chúng ta đang phải gánh chịu trên cuộc đời họ, nhất là những khó khăn hiện tại mà gia đình họ đang gặp phải do hậu quả của cơn lũ lụt bão táp vừa qua.
Tôi ghi lại bài nầy trong đêm, khi mưa, sấm giông bên ngoài vẫn không ngừng gầm thét... Tôi nghĩ nhiều đến các anh chị em dân tộc, các trẻ em vùng cao, giờ nầy bụng không đủ no và tấm thân không đủ ấm khi cơn gió rét lại đổ về.
Ngày 18.10.2009
Như nhiều người đã xem tin tức về cơn bão số 9 (Ketsana) vào cuối tháng 9/2009 vừa qua trên các mạng lưới thông tin: báo, đài, tivi, internet... đúng là một nỗi kinh hoàng cho Miền Trung và Tây nguyên; cho đến nay vẫn có nhiều nơi bị cắt đứt liên lạc, do cầu cống, đường sá bị trôi và do núi sạt lở... mà chưa nhận được quà từ những tấm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào, tình đồng loại đang nôn nóng chia sẻ...
Xem hình ảnh các nữ tu Mến Thánh Giá Huế đi cứu trợ
CĐ Càng Mỹ Chánh, chị Phụ Trách Maria Lịch đang ở trong nhà, chỉ một chiếc đò nhỏ đi qua cửa để vào nhà chị.
Ngày 30.9.2009 đến với Đại Lộc, Hội Điền
Những ngày kế tiếp, chúng tôi đến Giáo xứ Đại Lộc, Giáo xứ Phan xá, Cây Da, Càng Mỹ Chánh, Kẻ Văn, Hội Điền,... tất cả đều thuộc tỉnh Quảng trị, với mì gói và ít nước uống... chúng tôi cũng chỉ đến được bên nầy sông, Cha xứ Đại Lộc cho các anh em thanh niên mạnh mẽ trong giáo xứ đến đón, nhận quà về để trao lại cho bà con..., vì sức chúng tôi không thể lội bộ cả cây số bùn non, cao 0,50m để tiếp cận với anh em vùng lũ mà nước ngâm đã mấy ngày trước! Thương quá người dân của tôi!
Ngày 05.10.2009 đến Phú Xuân, Nhất đông, Đại Lược
Từ Huế, chúng tôi đến với giáo xứ Phú Xuân, thuộc tỉnh Thừa Thiên, Cha xứ mời anh chị em đến, họ đã có mặt... đây là một giáo xứ ở ven sông Mỹ Chánh, nên nước lũ về dữ dội, dâng lên khá cao, tất cả nhà dân đều bị ngập, gây bao thiệt hại cho vùng đất nghèo nầy. Cha xứ Lê văn Hiệp rất quan tâm lo lắng cho dân, đã vui vẻ cùng chúng tôi trao quà tận tay cho mỗi gia đình... Thấy ai ai cũng vui mừng; thùng mì gói giá trị không lớn lắm, nhưng trong hoàn cảnh nầy thì đó là một sự chia sẻ cấp bách, thiết thực và ấm lòng!
Chúng tôi lại đến Nhất Đông, Hương Lâm và Đại Lược. Mặc dầu Cha xứ đi vắng nhưng ban hành giáo ở hai giáo xứ nầy đã làm việc tích cực và có trách nhiệm. Dân miền nầy, không phải tất cả bị nước vào ngập nhà...nhưng mùa màng hư hại nhiều, lúa bị ngâm ngoài ruộng, mới gặt về, thì lại bị ngâm lần thứ hai do lũ tràn! Vậy là mất ăn và cũng mất luôn cả giống. Anh chị em nhận quà chỉ ít ít thôi, và còn dành phần cho anh chị em luơng dân chung quanh nữa! Hoan hô tinh thần Yêu thương chia sẻ thắm nghĩa đồng bào!
Ngày 09.10.2009 Mai xá, Gio Việt, Cửa Việt
Từ Đồng Hà, chi Anna Hiện và các chị em đến với anh em người mù, người nghèo tại Mai xá, Gio Việt, Cửa Việt, để khám bệnh, phát thuốc, và nhận thêm một thùng mì gói... " một miếng khi đói, bằng một gói khi no", anh chị em nghèo, bệnh tật, mù loà được hỏi thăm, an ủi rất lấy làm vui, tuy đôi mắt không trông thấy ánh sáng, nhưng niềm vui rạng rỡ tràn trề trên khuôn mặt... cả một đời gánh gian nan lao nhọc!
Ngày 09.10.2009: đến với Cồn Hến, Vĩ Dạ
Cơn bão số 9 đến rất nhanh và mạnh làm cho những người sống trên Cồn Hến - Vĩ Dạ thật khó khăn và gian khổ. Khó khăn vì nằm bên bờ Hương Giang nước siết rất mạnh. Mọi nguồn nước mưa trên Thành Phố Huế đều chảy về Sông Hương mà Cồn Hến thì nằm giữa sông Hương nên hứng chịu tất cả dòng nước dữ của lũ. Thật thương tâm với những người nghèo ở Cồn Hến...(WTGPH)
Hôm nay, chúng tôi đến với anh chị em ở đây, nhà thờ là nơi cao nhất, anh chị em đã đến trú qua những ngày bão lũ... thì hôm nay, bà con cũng tập trung ở đây để nhận một chút quà do Hội Bác ái Phanxicô và Qũi Bác Ái VietCatholic nhờ chúng tôi chuyển tới... (10 kg gạo và 50.000đ cho mỗi gia đình). Có tất cả 130 gia đình không phân biệt lương giáo; Ban hành giáo làm việc rất tốt, đã xếp đặt cho anh em lương dân và người ở xa nhận trước, đó là một cử chỉ yêu thương, cảm thông thắm nghĩa tình ruột thịt! Cầu mong cho anh chị em ở Cồn Hến chóng ổn định để bình an vui sống trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn phải khắc phục.
BBT: Sau chuyến đi cứu trợ này của các Nữ tu Mến Thánh Giá Huế, Sơ Bề trên của Dòng đã viết cho LM Giám đốc VietCatholic như sau:
"Subject: Xin Cha giúp để cứu trợ! Kính Cha, con là Sr Hồng Túy /TPT/MTG/Hue. Con kêu cầu Cha có lẽ hơi muộn, vì vừa qua con đi thăm chị em tại Pháp và Ý về thi cơn bão lụt đã qua, nhưng hậu quả thật là khốc hại. Trước đây chị em chúng con có đi cứu trợ liền sau cơn bão, nhưng dưới đồng bằng thôi, nhất là trong tỉnh Quảng Trị. Thứ Bảy vừa qua, chúng con lên tới đồng bào Thượng, vì chị em có phụ trách 6 Hội Người Mù thuộc tỉnh Quảng Trị. Vì đồ cứu trợ còn ít, chúng con chỉ lo cho các người mù mà thôi, nhưng thấy thật là tội nghiệp, vì khi bị lụt thì cả Mù lẫn không Mù đều bị nước cuốn hết. Thật là tội! Vậy con viết thư này để xin Cha và qúi độc giả VietCatholic thương đồng bào Thượng của chúng con với. Con không biết làm sao hơn. Khi chị em chúng con đi thăm đồng bào bị lụt, chúng con thấy thương họ quá sức! Kính chào Cha và mong Cha được sức khỏe. Kính thư, Sr Anne Hồng Túy."
Lập tức, VietCatholic đã gửi về một số tiền nhỏ xin nhờ các nữ tu lo công tác giúp đỡ cho các nạn nhân lũ lụt. Và ngay sau đó, VietCatholic nhận được email sau đây:
"Kính Cha, chúng con đã nhận được số tiền 2.000 USD do Cha và qúi ân nhân VietCatholic gởi để lo cứu trợ các anh chị em dân tộc thiểu số. Chúng con xin cám ơn Cha và qúi Ân nhân. Ngay hôm nay chúng con cũng tổ chức đi cứu giúp Hội Người Mù ở Dakrong, thuộc các xã khác của Huyện miền núi ngày. Vì đường khó đi, nên chị em chúng con đã ra khỏi nhà từ 6g sáng, sau Thánh lễ và sẽ trở về tối nay khoảng 20g. Hôm nay ở Huế trời lại mưa, tanh tanh như là mưa lụt, mọi người lại bắt đầu sợ nữa rồi... Kính xin Chúa và Mẹ La Vang chúc lành cho Cha cùng qúi Ân nhân tất cả. Sr Anne Hồng Túy".
Ngày 10. 10. 2009 D'akRông trong trái tim tôi
Từ Huế, từ 6 giờ sáng chúng tôi ra Đồng Hà, tỉnh Quảng trị, sau đó chúng tôi mới có thể lên miền núi, nơi anh em dân tộc Vân Kiều, Pacô đang gặp nạn...
Từ cầu treo Đ'akRông, chúng tôi còn phải vượt trên 70 cây số đường đèo để có thể đến nơi chúng tôi muốn đến, dẫu vậy trong lòng cũng rất hồi hộp vì không biết minh có đến nơi được chăng! Mặc dầu, hôm qua (09.10.2009), chị Anna Hiện trong đoàn chúng tôi đã cho người đi khảo sát trước...
Đoạn đường sạt lở nhiều nơi, nơi thì núi đổ xuống gây ách tắc giao thông, nơi thì lũ tấn công, con đường bị xâm lấn rất nguy hiểm; từng nơi đang được khắc phục, anh em cầu đường tích cực dùng xe ủi đất múc đất đá khai thông đường, nhiều xe ben đang tải đá đến để kè vào chổ đã bị nước lũ xói, cuốn đi... Xe chúng tôi phải dừng lại nhiều lần vì đường chỉ đi được một chiều, hoặc phải chờ cho việc múc đất đang lở dở... Trên đoạn đường nầy chúng tôi được nghe kể về một câu chuyện rất thương tâm: Khi các anh em công nhân dọn đường thì đã phát hiện ra một xe honđa và bốn người chết còn mặc áo mưa, bị chôn vùi dưới lớp đất đá do núi sập vùi lấp ! Ai ngờ một khi ra khỏi nhà, họ không bao giờ trở về nữa ! Chắc hẳn những người anh em nầy, đang đi trong mưa bão, và đã không kịp tránh thảm hoạ chết người ập xuống trên mình!
Và một chuyện đau lòng khác: Ông Hồ Quyền, Hội trưởng Hội người mù Tà rụt, vừa mới vay vốn về cho anh em mù làm vốn sống: 150.000.000đ,(một trăm năm mươi triệu đồng VN) chưa kịp trao cho hội viên, thì cũng bị cơn lũ cuốn đi cùng với ngôi nhà của ông, trong khi ông đang lật đật đưa vợ lên núi lánh nạn, vội vàng chạy xuống thì đã trể, con nước ác nghiệt cuốn đi ngôi nhà và sản nghiệp của ông ! Chúng tôi đã gặp ông tại Tà-rụt, khuôn mặt đầy ưu tư khắc khổ, nhưng vẫn đang tích cực lo cho các hội viên được nhận quà...
Điểm đầu tiên chúng tôi đến là xã TàLong, huyện Đ'ak-rông, một điều làm chúng tôi rùng mình: vì mặc dầu là miền núi mà nước đã lên đến hết tầng 1 của Uỷ ban xã, nơi đang có rất nhiều người trú bão, nhờ nước vào ban chiều, lúc3 giờ30, nên không có thiệt mạng về người, nhưng anh chị em dân tộc có gì thì đã trôi theo dòng nước dữ! Tôi thấy trên khuôn mặt anh em còn khiếp sợ.!
Đến Húc Nghì, huyện D'akrông: Trước mắt chúng tôi là những láng trại bằng bạt ni lông đã được dựng lên cho anh em dân tộc sống với nhau, vì nhà của họ đã bị nước cuốn trôi rồi! Dù bão lũ dữ dội, may mắn nơi đây núi không sạt lỡ, nên người ta đã mau chân chạy lên núi suốt đêm và không có người nào mất mạng vì bão lũ.
Trường Mẫu Giáo Húc Nghi chỉ còn bức tường |
Chúng tôi tiếp tục đến các điểm khác: Tà-rụt, và xa hơn nữa là A-ngo, A-bung, hai điểm nầy, giáp biên giới A-lưới, (thuộc tỉnh Thừa Thiên). Chúng tôi hỏi người anh em dân tộc, mấy ngày rày ăn gì ? " Thì ăn chung với nhau; soong cũng mất rồi, không có chi mà nấu, rồi mượn của nhau thôi..." Trong số họ có người đói lắm khi họ đến đây, nhận được gạo thì họ nhai gạo sống mà cho con ăn, làm cho chúng tôi quá xót xa !
Chúng tôi từ giả buôn làng từ lúc 3giờ30 chiều, vì đoạn đường trở lại Huế cũng non 180 cây số nữa! Chúng tôi thao thức trăn trở cho cái ăn cái mặc của những người dân miền núi nghèo nầy; chúng tôi tự hỏi: không biết bao giờ các em lại có thể đến trường, khi trường đã bị thiên tai cướp đi, sách vở còn đâu nữa; rồi mùa lạnh sắp đến, áo quần, chăn màn làm sao đủ ấm... Chúng tôi cũng biết còn rất nhiều anh em khác mà chúng tôi chưa có thể đến được, vì những bản làng như Pa-nàng, Pacô... ở vùng hẻo lánh, đường đi còn hiểm trở hơn nhiều...
Trên đường quay trở lại miền xuôi, chúng tôi thấy một ít phụ nữ dân tộc đi làm về, trên lưng một gùi củi nặng; người phụ nữ dân tộc luôn cần cù, chịu khó, gánh gian nan gia đình là bổn phận của họ theo truyền thống chế độ mẫu hệ! Chị Hiện ngồi cạnh tôi trên xe tải, Chị nói: "Với anh em dân tộc, cũi cần lắm! Vì họ luôn giữ ngọn lữa trong nhà, cẩn trọng, không bao giờ họ để lữa ấy tắt đi; có thể nói đó chính là hồn thiêng sông núi và cũng là Thần canh giữ gia đình họ... "
Mặt trời gác núi khi chúng tôi gặp lại cầu Đ' akrông, chiếc cầu dẫn chúng tôi đến với anh em trong cảm thông và yêu thương. Một ngày vất vã, nhưng ai trong chúng tôi cũng cảm nhận được niềm vui, niềm vui của chia sẻ, phục vụ, những bản làng, những khuôn mặt anh em, những tiếng cười trẻ thơ còn in đậm trong tâm trí chúng tôi... Chân thành cám ơn Qũi Bác Ái VietCatholic, Hội Bác ái Phanxicô, Hội Sara và quí ân nhân xa gần, đã quãng đại tiếp ứng kịp thời, để chúng tôi có thể đến được với những anh em trong cơn hoạn nạn. Cầu xin Chúa là Cha nhân từ, Đấng không quên ly nước lã chúng ta dâng cho Người qua những anh chị em hèn mọn nhất giữa chúng ta
Ngày 15/10/2009: tiếp tục đến Đ'akrông lần 2
Tôi không bao giờ nghĩ là tôi có dịp đến Ba-Lòng, thuộc Huyện Đ' akrông, vì xa xôi hiểm trở cả đường bộ cũng như đường thuỷ theo sông Hiếu ngược lên, lại nữa tôi cũng đã nghe nhiều chuyện "kinh khủng" tại đó....
Cánh đồng, vườn tược bị phủ lên một lớp bùn dày |
Điểm đến đầu tiên chúng tôi là xã Hướng Hiệp; hôm nay, Hướng Hiệp được nhận quà cả người mù lẫn người sáng (141hộ), thật là vui cho mọi người, trước hoàn cảnh khó khăn của anh em mình, thì tinh thần tưong trợ lẫn nhau không thiếu nơi người Việt Nam...
Tiếp đến, lên xã Mò-Óq, rồi tiếp tục đến vùng Triệu Nguyên, chúng tôi đã phải vượt qua rất nhiều đoạn dường lầy lội để có thể đến nơi mình muốn đến; trước đây, liền sau cơn lũ, anh chị em thanh niên eân chæ có thể cõng gạo hay mì tôm đi mắp theo triền núi để cưú đói đồng bào thôi, vì đường ngập chìm trong bùn gần cả mét trên một diện tích khá rộng...
Anh em dân tộc huyện Đakrông sau lũ |
Trời đã về chiều mà chúng tôi còn 2 điểm hẹn nữa, nên phải cấp tốc, vì không muốn anh chị em mù của chúng tôi phải đợi chờ lâu hơn. Tội nghiệp anh tài xế phải hết sức cố gắng và kiên trì để đưa chúng tôi vượt đường đèo đến với anh em tại thị trấn Dakrông và một xã cùng tên trước khi lên đường trở về.
Nhờ vào trời không mưa và khí hậu khá dịu mát, nên lần nầy chúng tôi đến được cả thảy 7 địa điểm. Tại mỗi nơi đều có sự tổ chức và sắp xếp tương đối, nhờ vào sự tận tâm của các anh chị em phụ trách địa phương, cũng như chị Hiện và các chị em tại cộng đoàn Đông Hà, từ lâu nay chuyên trách và ân cần phục vụ các Hội Người Mù tại đây gồm các Tỉnh Hội Triệu Phong, Gio Linh, D'akrông và Hướng Hóa. Trong đó Tỉnh Hội Người Mù Triệu Phong gồm 17 xã và 1 thị trấn, có 334 hội viên; TH Gio Linh gồm 19 xã và 1 thị trấn, có 603 hv; TH D'akrông gồm 10 xã, 2 thị trấn với 291 hv; riêng Tỉnh hội Người Mù Hướng Hóa thì tình thế có phần tế nhị hơn, nên chúng tôi chỉ làm việc trên cơ sở huyện với việc khám bệnh và phát thuốc hằng tháng, cùng tặng quà vào những dịp đặc biệt, mỗi lần chúng tôi gặp gỡ khoảng 100 người. Ngoài việc đi đến gặp gỡ những anh chị em mù loà và gia đình họ qua phương tiện khám và phát thuốc hằng tháng, hằng năm mỗi Tỉnh Hội đều có một dự án riêng, ví dụ học chữ Braille hoặc nâng cấp văn hoá, đóng giếng bơm, nuôi trâu, nuôi dê, nuôi heo... Vào các dịp Noel, Tết... có tặng quà và phong bì; những lúc thiên tai, bão lụt... chúng tôi tìm cách cứu trợ và giúp đỡ theo khả năng mình có cũng như những gì nhận được từ ân nhân.
Trở lại với việc cứu trợ lần này, trên đường về, anh Quang (ở Triệu Nguyên) xin quá giang xe chúng tôi, hỏi anh đi đâu, anh nói: "Tôi xin đi nhờ để lên cột trâu lại, vì ở đây, như thấy đó, đồng ruộng, vườn tược chẳng còn một cây cỏ nào sống sót, trâu bò cũng chẳng còn gì ăn, mỗi ngày tôi phải lên về 14 cây số để cho trâu ăn, trâu đang được gởi ở nhà người quen..." Thật gian nan sau bão lũ ! Đi ngang qua mấy chiếc thuyền nghiêng ngã có chiếc đã vỡ tan trên đường, bùn đất phủ lấp... Anh nói: Đây là thuyền của công ty khai thác cát từ lòng sông. Anh cũng kể cho chúng tôi nghe về một người giữ trạm điện: nước lên quá nhanh, không còn cách gì để vượt lên khỏi nước, nguời nầy đành trèo lên cột điện suốt đêm, hôm sau mới có người đến cứu. Theo những người ở đây thì cơn bảo số 9, nước lên gấp đôi năm 1999, người ta phải chạy bán mạng lên núi, chứ không kip lấy được gì!
Chúng tôi hy vọng sẽ trở lại đây một ngày rất gần để giúp cho người dân thêm chút đỉnh trong những ngày mưa lạnh sắp đến. Xin chân thành cám ơn những nhà tài trợ xa gần, có lòng hy sinh, quảng đại, đã hảo tâm chia sẻ để chúng tôi có phương tiện cứu giúp anh chị em mình lúc khốn khó, "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Chúng tôi chỉ là phương tiện, là những cánh tay nối dài của quý vị, đi đến tận nơi viếng thăm, ủy lạo, nâng đỡ và trao tận tay những món quà do quý vị ân nhân xa gần gởi về với tất cả tình thương mến, để uỷ lạo, nâng đỡ và thoa dịu phần nào những đau khổ mà người anh chị em em chúng ta đang phải gánh chịu trên cuộc đời họ, nhất là những khó khăn hiện tại mà gia đình họ đang gặp phải do hậu quả của cơn lũ lụt bão táp vừa qua.
Tôi ghi lại bài nầy trong đêm, khi mưa, sấm giông bên ngoài vẫn không ngừng gầm thét... Tôi nghĩ nhiều đến các anh chị em dân tộc, các trẻ em vùng cao, giờ nầy bụng không đủ no và tấm thân không đủ ấm khi cơn gió rét lại đổ về.
Ngày 18.10.2009