Tin Vatican ngày 27 tháng 9,, năm 2009 (VIS) - Chiều nay ĐTC đã gặp Thành Viên Ủy Ban Đại kết các Hội Thánh của Cộng Hòa Tiệp Khắc tại Tòa Tổng Giám Mục Prague. ĐTC đã đến vào lúc 5:15 chiều và được ĐHY Milislav Vlk, TGM Prague đón chào. Sau khi được Chủ Tịch Hội Đồng Đại Kết chào mừng, ĐTC đã nói:
“Thật khó mà tin được rằng chỉ hai thập niên qua từ ngày những chế độ cũ nhường chỗ cho một chuyển tiếp tuy khó khăn nhưng có hiệu quả đưa đến những cơ chế chính trị mà nhiều người có thể tham gia. Trong giai đoạn ấy, các Kitô hữu đã cùng đoàn kết với những người thiện tâm khác trong việc giúp xây dựng lại một trật tự chính trị công bằng, và họ còn tiêp tục tham gia vào cuộc đối thoại hôm nay để mở một con đường mới đưa đến việc hiểu biêt lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để kiến tạo hoà bình và tiến bộ của công ích.
Ngài thêm: “Tuy nhiên, những cố gắng khai trừ Kitô giáo ra ngoài đời sống công cộng, đôi khi dưới chiêu bài cho rằng giáo huấn của Kitô giáo gây thiệt hại cho việc hạnh phúc của xã hội - được xuất hiện dưới một hình thức mới. … Việc tách biệt Tin Mừng khỏi đời sống trí thức và công cộng cách giả tạo thúc đẩy chúng ta phải tham gia vào cuộc ‘tự kiểm thảo về sự hiện đại’ và ‘về Kitô giáo hiện đại’, đặc biệt là về niềm hy vọng mà mỗi thứ có thể cống hiến cho nhân loại … trong một giai đoạn được đánh dấu bởi sự lan tràn của những quan điểm thế tục”.
Ngài nói tiếp: “Trên bình diện thực tiễn và đạo đức, Kitô giáo có rất nhiều để cống hiến”. Nhưng “Hơn nữa, Thiên Chúa còn ban cho một thực tại sâu xa hơn nhiều là điều bất khả phân ly khỏi ‘công trình’ bác áí đang hoạt động trên thế gian này: Ngài ban Ơn Cứu Độ”.
ĐTC giải thích rằng từ Ơn Cứu Độ “có đầy rẫy những ý nghĩa rộng rãi”, nhưng nó diễn tả một điều gì đó căn bản và phổ quát về sự khao khát hạnh phúc và đầy đủ của con người … Đó là chân lý chính của Tin Mừng và là cùng đích mà mọi cố gắng truyền giáo và chăm lo mục vụ nhắm đến. Đó cũng là tiêu chuẩn mà các Kitô hữu không ngừng kéo chú ý của mình đến khi họ cố gắng chữa lành những vết thương gây ra bởi sự phân chia trong quá khứ”.
“Việc rao giảng Ơn Cứu Độ của Đức Chúa Giêsu Kitô của Hội Thánh là điều có từ xa xưa nhưng vẫn luôn luôn mới. … Trong khi Âu Châu lắng nghe lịch sử của Kitô giáo, nó nghe lịch sử của chính mính. Những quan niệm về công bằng, tự do và trách nhiệm xã hội, cùng với những cơ sở văn hóa và cơ chế luật pháp được thiết lập để duy trì những ý tưởng ấy và truyền lại cho những thế hệ tương laì, được hình thành bởi gia tài Kitô giáo của nó. Thật ra, ký ức của về quá khứ của nó sinh động hóa những khát vọng của nó về tương lai”.
ĐTC Bênêđictô nói tiếp khi ngài nhắc đến Thánh Adelbert và Thánh Agnes là những vị đã rao giảng Rin Mừng trong “niềm xác tín rằng các Kitô hữu không được co rúm mình lại trong sự sợ hãi thế gian, nhưng phải tự tin chia sẻ kho tàng chân lý mà Thiên Chúa đã trao phó cho họ. Các Kitô hữu thời nay cũng vậy, trong khi mở lòng ra đón nhận những thực tại đang có và xác nhận tất cả những gì là tốt đẹp trong xã hội, cũng phải can đảm mời người ta hoán cải tận gốc, là một sự hoán cải đưa đến việc gặp gỡ Đức Kitô và mở ra một đời sống mới trong ân sủng.
Ngài nói thêm: “Từ viễn cảnh này, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các Kitô hữu có nhiệm vụ phải cùng với những người khác nhắc nhở Âu Châu về nguồn gốc của nó. Không phải vì nguồn gốc này đã bị mục nát từ lâu. Trái lại, bởi vỉ nguồn này tiếp tục – cách kín đáo nhưng hiệu quả - cung cấp cho lục địa này chất bổ dưỡng về tinh thần và luân lý để nó đi vào một cuộc đối thoại có ý nghĩa với những sắc dân từ các nền văn hóa và tôn giáo khác. Chính bởi vì Tin Mừng không phải là một ý thức hệ, nó không cả gan đóng khung những thực tại chính trị xã hội luôn tiến hóa vào những khung cứng ngắt. Mà nó siêu vượt những thăng trầm của thế gian này và soi vào phẩm giá của con người mọi thời đại một ánh sáng mới.”
ĐTC kết luận: “Chúng ta hãy xin Chúa gieo trồng trong chúng ta một tinh thần can đảm để chia sẻ chân lý cứu độ vượt thời gian, là chân lý đã uốn nắn và sẽ tiếp tục uốn nắn sự tiến bộ về xã hội và văn hóa của lục địa này.”
“Thật khó mà tin được rằng chỉ hai thập niên qua từ ngày những chế độ cũ nhường chỗ cho một chuyển tiếp tuy khó khăn nhưng có hiệu quả đưa đến những cơ chế chính trị mà nhiều người có thể tham gia. Trong giai đoạn ấy, các Kitô hữu đã cùng đoàn kết với những người thiện tâm khác trong việc giúp xây dựng lại một trật tự chính trị công bằng, và họ còn tiêp tục tham gia vào cuộc đối thoại hôm nay để mở một con đường mới đưa đến việc hiểu biêt lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để kiến tạo hoà bình và tiến bộ của công ích.
Ngài thêm: “Tuy nhiên, những cố gắng khai trừ Kitô giáo ra ngoài đời sống công cộng, đôi khi dưới chiêu bài cho rằng giáo huấn của Kitô giáo gây thiệt hại cho việc hạnh phúc của xã hội - được xuất hiện dưới một hình thức mới. … Việc tách biệt Tin Mừng khỏi đời sống trí thức và công cộng cách giả tạo thúc đẩy chúng ta phải tham gia vào cuộc ‘tự kiểm thảo về sự hiện đại’ và ‘về Kitô giáo hiện đại’, đặc biệt là về niềm hy vọng mà mỗi thứ có thể cống hiến cho nhân loại … trong một giai đoạn được đánh dấu bởi sự lan tràn của những quan điểm thế tục”.
Ngài nói tiếp: “Trên bình diện thực tiễn và đạo đức, Kitô giáo có rất nhiều để cống hiến”. Nhưng “Hơn nữa, Thiên Chúa còn ban cho một thực tại sâu xa hơn nhiều là điều bất khả phân ly khỏi ‘công trình’ bác áí đang hoạt động trên thế gian này: Ngài ban Ơn Cứu Độ”.
ĐTC giải thích rằng từ Ơn Cứu Độ “có đầy rẫy những ý nghĩa rộng rãi”, nhưng nó diễn tả một điều gì đó căn bản và phổ quát về sự khao khát hạnh phúc và đầy đủ của con người … Đó là chân lý chính của Tin Mừng và là cùng đích mà mọi cố gắng truyền giáo và chăm lo mục vụ nhắm đến. Đó cũng là tiêu chuẩn mà các Kitô hữu không ngừng kéo chú ý của mình đến khi họ cố gắng chữa lành những vết thương gây ra bởi sự phân chia trong quá khứ”.
“Việc rao giảng Ơn Cứu Độ của Đức Chúa Giêsu Kitô của Hội Thánh là điều có từ xa xưa nhưng vẫn luôn luôn mới. … Trong khi Âu Châu lắng nghe lịch sử của Kitô giáo, nó nghe lịch sử của chính mính. Những quan niệm về công bằng, tự do và trách nhiệm xã hội, cùng với những cơ sở văn hóa và cơ chế luật pháp được thiết lập để duy trì những ý tưởng ấy và truyền lại cho những thế hệ tương laì, được hình thành bởi gia tài Kitô giáo của nó. Thật ra, ký ức của về quá khứ của nó sinh động hóa những khát vọng của nó về tương lai”.
ĐTC Bênêđictô nói tiếp khi ngài nhắc đến Thánh Adelbert và Thánh Agnes là những vị đã rao giảng Rin Mừng trong “niềm xác tín rằng các Kitô hữu không được co rúm mình lại trong sự sợ hãi thế gian, nhưng phải tự tin chia sẻ kho tàng chân lý mà Thiên Chúa đã trao phó cho họ. Các Kitô hữu thời nay cũng vậy, trong khi mở lòng ra đón nhận những thực tại đang có và xác nhận tất cả những gì là tốt đẹp trong xã hội, cũng phải can đảm mời người ta hoán cải tận gốc, là một sự hoán cải đưa đến việc gặp gỡ Đức Kitô và mở ra một đời sống mới trong ân sủng.
Ngài nói thêm: “Từ viễn cảnh này, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các Kitô hữu có nhiệm vụ phải cùng với những người khác nhắc nhở Âu Châu về nguồn gốc của nó. Không phải vì nguồn gốc này đã bị mục nát từ lâu. Trái lại, bởi vỉ nguồn này tiếp tục – cách kín đáo nhưng hiệu quả - cung cấp cho lục địa này chất bổ dưỡng về tinh thần và luân lý để nó đi vào một cuộc đối thoại có ý nghĩa với những sắc dân từ các nền văn hóa và tôn giáo khác. Chính bởi vì Tin Mừng không phải là một ý thức hệ, nó không cả gan đóng khung những thực tại chính trị xã hội luôn tiến hóa vào những khung cứng ngắt. Mà nó siêu vượt những thăng trầm của thế gian này và soi vào phẩm giá của con người mọi thời đại một ánh sáng mới.”
ĐTC kết luận: “Chúng ta hãy xin Chúa gieo trồng trong chúng ta một tinh thần can đảm để chia sẻ chân lý cứu độ vượt thời gian, là chân lý đã uốn nắn và sẽ tiếp tục uốn nắn sự tiến bộ về xã hội và văn hóa của lục địa này.”