Suy niệm Mùa Chay
Chớ ném đá
Biến cố ghi lại trong Phúc Am Thánh Gioan (đoạn 8, 1-11) xảy ra vào buổi sáng ở trong sân Đền Thờ, nơi Chúa Giêsu đang giảng dạy. Một nhóm kinh sư và Pharisêu đã ngưng việc phụng vụ mà kéo lê một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Theo tục lệ, chị bị lột áo cho tới ngang eo như một tang chứng để làm cho xấu hổ. Chị co ro trước mặt Chúa Giêsu, kinh hãi, vô phương tự vệ, bị làm sỉ nhục công khai, đôi tay chị bao che trước ngực. Trước mắt những người Pharisêu, chị là một thứ cặn bã.
Đôi tăng-gô
Phải có hai người mới phạm tội ngoại tình được, nhưng tại sao chỉ có người đàn bà đứng một mình trước mặt Chúa Giêsu mà thôi. Tình nhân của chị ở đâu? Theo luật, anh ta cũng có tội như chị và cũng chịu một hình phạt như chị. Nhưng anh không có mặt ở đó; không có tung tích gì về anh hết. Anh đã biến mất. Anh ở đâu? Tại sao anh cũng không bị lôi ra? Phải chăng có hai thứ luật pháp được áp dụng ở đây - một cho nam giới và một cho nữ giới? Anh là ai? Có lẽ chị ta đã bị bắt quả tang trên giường với một người Pharisêu chăng? Có lẽ điều đó giải thích sự vắng mặt của người đồng phạm!
Hơn nữa, chiếu theo luật lệ, bắt buộc phải có hai người làm chứng. Chứng cớ trong trường hợp nầy không thể chấp nhận được. Người phạm luật phải bị bắt khi hành động. Phải chăng điều đó có nghĩa là những người làm chứng chắc chắn phải được sắp đặt với mục tiêu duy nhất là bắt quả tang chị ta phạm tội ngoại tình? Phải chăng điều đó có nghĩa là những người làm chứng được chọn lựa để quan sát hơn là để phòng ngừa phạm pháp?
Thoát chết
Về phần người đàn bà thì sao? Chị biết mình có tội. Chị biết hình phạt đang chờ đợi chị. Luật pháp kết án chị phải chết bằng ném đá. Ai đã đọc cuốn tiểu thuyết của James Michener - Caravans (Đoàn Xe Lưu Động) - chắc chắn sẽ nhớ lại cảnh mô tả người đàn bà ngoại tình ở Afghanistan bị ném đá chết với những giọt máu đông cục. Khi tôi ở Iran, mỗi tháng tôi trải qua một tuần lễ tại miền nam nước đó, ở nơi rừng núi Kerman. Ở những nơi đó, người ta thường nghe kể nhiều chuyện về việc bị ném đá chết. Người đàn bà trong Phúc Am đang đối diện với một cái chết tàn bạo. Mọi cặp mắt đều hướng về Chúa Giêsu. Ngài sẽ tuân thủ lề luật ông Maisen hay là Ngài - người mà ai cũng biết đầy lòng nhân ái - sẽ tìm một phương cách để cho người đàn bà phạm tội ngoại tình được thoát chết.
Kéo dài thời gian
Rồi thì trong bầu không khí ngột ngạt đó, Chúa Giêsu đã làm điều có một không hai. Chúa đã cúi xuống và dùng ngón tay viết trên đất. Đó là một cảnh tượng duy nhất được ghi lại trong Phúc Am chứng tỏ Chúa Giêsu đã viết. Thánh Gioan không nói rõ Chúa Giêsu đã viết những gì trên cát. Trong phim truyện về cuộc đời Chúa Giêsu, Cecil B. De Mille mô tả việc Chúa Giêsu viết ra nhiều thứ tội khác nhau: ngoại tình, ngạo mạn, tham ăn, dâm dật, ganh tương. Mỗi khi Chúa Giêsu viết lên một thứ tội thì thêm một số người Pharisêu lục tục bỏ đi. De Mille, theo đúng thời trang của Hollywood, chỉ phỏng đoán nửa vời. Nếu ông ta phỏng đoán được thì chúng ta cũng có thể phỏng đoán. Có lẽ Chúa Giêsu viết nguệch ngoạc chăng? Chúng ta không biết chắc chắn lắm. Chúng ta chỉ biết rằng vào lúc căng thẳng cao độ giữa ban trưa đó, Chúa Giêsu đã ngừng nghỉ, giữ im lặng và những ngón tay của Ngài chạy dài trên cát. Thi sĩ Ai-Nhĩ-Lan là Seamus Heaney bình luận rằng Chúa Giêsu đã kéo dài thời gian chừng nào tốt chừng nấy để tập trung sự chú ý của mọi người.
Xem ra ở trong sân Đền Thờ mọi người đều đồng ý là đời sống của người đàn bà sẽ đến hồi kết thúc. Nhưng hãy đợi một chút! Chúng ta đừng đi quá nhanh. Đang có một tiếng nói đối kháng. Đó là tiếng nói của Chúa Giêsu. Ngài ngước lên nhìn và nói: "Nào ai không có tội hãy ném đá trước đi."
Tình yêu vô điều kiện
Người đàn bà để lộ một hình dáng tuyệt vọng khi chị đứng lặng im, không biết cầu cứu vào đâu, đang chờ đợi tử thần đến đón, tự cảm thấy mình không được yêu và cũng không thể yêu được. Có nên nói cho chị biết là Chúa yêu chị không? Có nên nói với những người Pharisêu là Chúa Giêsu yêu thương họ không? Có nên nói với chúng ta rằng Thiên Chúa không yêu Chúa Giêsu hơn chúng ta không? Rằng Thiên Chúa cũng yêu chúng ta như vậy. Tôi không nói phạm thượng, cũng không nói nơi đầu môi chót lưỡi. Một trong những định nghĩa của chúng ta về Thiên Chúa là Ngài thương yêu chúng ta vô điều kiện. Chỉ đó là cách duy nhất mà Thiên Chúa biết thế nào là yêu thương. 'Vô điều kiện' có nghĩa là 'không chút dè dặt'. Tình yêu vô điều kiện có nghĩa là Thiên Chúa yêu mỗi một người trong chúng ta như nhau. Thiên Chúa yêu chúng ta cũng một cường độ như Ngài yêu thương Chúa Giêsu. Giờ đây chúng ta phải đối diện với chân lý đó nếu có thể được. Phải có cuộc sống đời đời mới nắm bắt được tình yêu vô biên của Thiên Chúa, nhưng giờ đây là thời gian tốt nhất để chúng ta bắt đầu việc đó.
Tha thứ vô điều kiện
Người đàn bà trong Phúc Am sẽ có kinh nghiệm về tình yêu vô lượng của Thiên Chúa. Chị không biết điều đó, nhưng Thiên Chúa đã tha thứ cho chị, ngay cả trước khi chị phạm tội ngoại tình.
Nếu quí bạn nghĩ rằng tôi đã đánh mất ý niệm về tội, rằng tôi đã tầm thường hóa tội lỗi, rằng tôi là một người tự do, rằng tôi lạc giáo. Hoặc giả, quí bạn nghĩ rằng điều đó khó thành sự thật được hoăc đó là một điều xúc phạm khi nói như thế. Nhưng, nếu đúng như thế (và nếu quí bạn có thể hiểu Tin Mừng) vậy có vài vấn nạn khá hấp dẫn. Nếu Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta trước khi chúng ta phạm tội, tại sao chúng ta phải trở nên tốt làm gì? Tại sao chúng ta phải lo lắng? Nếu chúng ta biết trước rằng chúng ta sẽ được tha thứ, tại sao không ăn uống và vui đùa thỏa thích…vì dù sao Chúa cũng sẽ tha thứ? Có phải tôi quá dễ dãi đối với tội lỗi không? Có phải sự tha thứ của Chúa là một giấy phép để phạm tội không?
Tình yêu đích thật
Hãy thử tưởng tượng một tân lang trong đêm động phòng hoa chúc đã nói với tân nương như sau: "Em cưng, anh yêu em nhiều lắm và anh mong muốn sống trọn đời với em, nhưng trườc khi tiến xa hơn, có một đôi điều anh muốn làm sáng tỏ trước đã. Sau tuần trăng mật, anh có thể giao du với những người đàn bà khác tới mức độ nào? Có thể anh hò hẹn với họ không? Có thể anh ân ái với họ không? Anh biết làm như thế là xúc phạm đến em nhưng chúng ta có thể âu yếm nhau mãi mãi, chúng ta có thể son phấn trang điểm và tiếp tục cuộc sống của đôi ta như thường, được không em cưng?" Tôi chắc chắn là Don Juan sẽ sớm được lệnh hãy mau mau ra khỏi cửa và đi đâu thì đi.
Tôi biết một đôi vợ chồng trẻ đã thề hứa tha thứ cho nhau như sau: Em đã tha thứ cho anh cả trước khi anh xúc phạm đến em. Họ có ngây ngô không? Có phải sự tha thứ của họ là một loại giấy phép để làm điều vô luân hay là một lời mời gọi để yêu thương nhau nhiều hơn?
Những người thật tình yêu nhau sẽ dùng hết ngày giờ không phải để khai thác mà để tìm hiểu tình yêu và sống đời sống xứng đáng với tình yêu đó. Thánh Augustinô đã tỏ ra rất nghiêm túc khi ngài công bố điều nầy: "Hãy yêu mến Thiên Chúa đi rồi làm gì mình muốn." Một ngươì yêu mến Thiên Chúa chỉ tìm kiếm để làm những việc đẹp lòng Thiên Chúa. Tình yêu là như thế đó. Tình yêu chân thật luôn luôn kiếm tìm điều tối hảo cho người mình yêu.
Tôi OK! Chị OK!
Không có một lời kết án nào thốt ra từ miệng Chúa Giêsu để kết án người đàn bà ngoại tình. Phải chăng điều đó có nghĩa là tư cách của chị OK sao? Chị không có điều gì đáng trách cả sao? Thiên Chúa không quan tâm gì hết sao? Cách đây ít năm, một bác sĩ tâm thần tên là Harris đã viết một quyển sách bán rất chạy với nhan đề: Tôi OK, chị OK (I’m OK, you’re OK). Một linh mục trong bài giảng ngày Chúa nhật đã căn cứ vào đề tài quyển sách đó. Về sau, cha hỏi một linh mục bạn nghĩ gì về bài giảng đó. Linh mục bạn trả lời: "Tôi không thể tưởng tượng được Chúa Giêsu đang bị treo trên thập giá và nói với Mẹ Ngài cùng Thánh Gioan: 'Nếu con OK và Mẹ OK,' vậy con đang làm gì ở trên đây?’" Nếu tư cách của người đàn bà OK, vậy Chúa Giêsu đang làm gì ở trong sân Đền Thờ vào lúc sáng sớm mặt trời đang lên? Chỉ có mỗi một câu trả lời. Ngài đang ở đó cho nên chị đã có thể nhận lãnh quà tặng là ơn thứ tha của Chúa.
Dòng chữ nổi bật của câu chuyện đó đã không thay đổi qua thời gian. Câu đó vẫn thế nhưng với sự khác biệt nầy là ngày nay, câu đó được nói cho bạn và cho tôi: "Không ai kết án chị sao? 'Lạy Chúa, không ai hết.'Vậy tôi cũng không kết án chị. Chị hãy về và đừng phạm tội nữa." Tha thứ, chứ không phải kết án, đó là Phúc Am của Chúa Giêsu. Vì vậy tại sao chúng ta thường nói: "Thưa cha, xin cha ban phép lành cho con, vì con đã phạm tội." Chúng ta đã không nói: "Thưa cha, xin cha mắng nhiếc con, xin cha quở phạt con." Không - Lạy Thiên Chúa là Cha, xin chúc lành con với sự tha thứ của Chúa, xin chúc lành con với phép hòa giải của Chúa, xin chúc lành con với những lời nầy: "Cha cũng không kết án con. Con hãy ra về và đừng phạm tội nữa."
Lòng từ bi đã thắng thế
Dĩ nhiên người ta có thể khước từ sự tha thứ. Đáng buồn thay điều đó cũng thường xảy ra. Người ta phải đón nhận sự tha thứ thì sự tha thứ mới nên trọn vẹn. Khi sự tha thứ được đón nhận mới có sự hòa giải. Sự tha thứ ở trong câu chuyện thuật lại trong đoạn Phúc Am nầy đã được ban tặng một cách nhân từ độ lượng và đã được đón nhận với một tấm lòng tràn trề biết ơn. Sự tha thứ đã được viên mãn. Người đàn bà và Chúa Giêsu đã được hòa giải.
Chị có sa ngã nữa không hay đã cố kềm chế để biến đổi tình yêu? Bằng cách nào đi nữa, chị biết Chúa sẽ luôn luôn ở đó với chị, luôn luôn mời gọi chị tiến tới một tình yêu cao cả hơn. Thánh Augustinô đã nắm bắt mãi mà không thể quên được, nguồn cảm hứng tột độ của giây phút ở trong sân Đền Thờ đó khi ngài viết: "Cuối cùng chỉ còn lại hai nhân vật, người đàn bà và Chúa Giêsu, một bên khốn cùng một bên lân tuất và lòng lân tuất đã thắng thế ngày đó!"
Phỏng theo bài suy niệm "DON’T THROW STONES" của cha Vincent Travers O.P. trong sách "IN STEP WITH GOD" (Đồng Hành Với Chúa).
Chớ ném đá
Biến cố ghi lại trong Phúc Am Thánh Gioan (đoạn 8, 1-11) xảy ra vào buổi sáng ở trong sân Đền Thờ, nơi Chúa Giêsu đang giảng dạy. Một nhóm kinh sư và Pharisêu đã ngưng việc phụng vụ mà kéo lê một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Theo tục lệ, chị bị lột áo cho tới ngang eo như một tang chứng để làm cho xấu hổ. Chị co ro trước mặt Chúa Giêsu, kinh hãi, vô phương tự vệ, bị làm sỉ nhục công khai, đôi tay chị bao che trước ngực. Trước mắt những người Pharisêu, chị là một thứ cặn bã.
Đôi tăng-gô
Phải có hai người mới phạm tội ngoại tình được, nhưng tại sao chỉ có người đàn bà đứng một mình trước mặt Chúa Giêsu mà thôi. Tình nhân của chị ở đâu? Theo luật, anh ta cũng có tội như chị và cũng chịu một hình phạt như chị. Nhưng anh không có mặt ở đó; không có tung tích gì về anh hết. Anh đã biến mất. Anh ở đâu? Tại sao anh cũng không bị lôi ra? Phải chăng có hai thứ luật pháp được áp dụng ở đây - một cho nam giới và một cho nữ giới? Anh là ai? Có lẽ chị ta đã bị bắt quả tang trên giường với một người Pharisêu chăng? Có lẽ điều đó giải thích sự vắng mặt của người đồng phạm!
Hơn nữa, chiếu theo luật lệ, bắt buộc phải có hai người làm chứng. Chứng cớ trong trường hợp nầy không thể chấp nhận được. Người phạm luật phải bị bắt khi hành động. Phải chăng điều đó có nghĩa là những người làm chứng chắc chắn phải được sắp đặt với mục tiêu duy nhất là bắt quả tang chị ta phạm tội ngoại tình? Phải chăng điều đó có nghĩa là những người làm chứng được chọn lựa để quan sát hơn là để phòng ngừa phạm pháp?
Thoát chết
Về phần người đàn bà thì sao? Chị biết mình có tội. Chị biết hình phạt đang chờ đợi chị. Luật pháp kết án chị phải chết bằng ném đá. Ai đã đọc cuốn tiểu thuyết của James Michener - Caravans (Đoàn Xe Lưu Động) - chắc chắn sẽ nhớ lại cảnh mô tả người đàn bà ngoại tình ở Afghanistan bị ném đá chết với những giọt máu đông cục. Khi tôi ở Iran, mỗi tháng tôi trải qua một tuần lễ tại miền nam nước đó, ở nơi rừng núi Kerman. Ở những nơi đó, người ta thường nghe kể nhiều chuyện về việc bị ném đá chết. Người đàn bà trong Phúc Am đang đối diện với một cái chết tàn bạo. Mọi cặp mắt đều hướng về Chúa Giêsu. Ngài sẽ tuân thủ lề luật ông Maisen hay là Ngài - người mà ai cũng biết đầy lòng nhân ái - sẽ tìm một phương cách để cho người đàn bà phạm tội ngoại tình được thoát chết.
Kéo dài thời gian
Rồi thì trong bầu không khí ngột ngạt đó, Chúa Giêsu đã làm điều có một không hai. Chúa đã cúi xuống và dùng ngón tay viết trên đất. Đó là một cảnh tượng duy nhất được ghi lại trong Phúc Am chứng tỏ Chúa Giêsu đã viết. Thánh Gioan không nói rõ Chúa Giêsu đã viết những gì trên cát. Trong phim truyện về cuộc đời Chúa Giêsu, Cecil B. De Mille mô tả việc Chúa Giêsu viết ra nhiều thứ tội khác nhau: ngoại tình, ngạo mạn, tham ăn, dâm dật, ganh tương. Mỗi khi Chúa Giêsu viết lên một thứ tội thì thêm một số người Pharisêu lục tục bỏ đi. De Mille, theo đúng thời trang của Hollywood, chỉ phỏng đoán nửa vời. Nếu ông ta phỏng đoán được thì chúng ta cũng có thể phỏng đoán. Có lẽ Chúa Giêsu viết nguệch ngoạc chăng? Chúng ta không biết chắc chắn lắm. Chúng ta chỉ biết rằng vào lúc căng thẳng cao độ giữa ban trưa đó, Chúa Giêsu đã ngừng nghỉ, giữ im lặng và những ngón tay của Ngài chạy dài trên cát. Thi sĩ Ai-Nhĩ-Lan là Seamus Heaney bình luận rằng Chúa Giêsu đã kéo dài thời gian chừng nào tốt chừng nấy để tập trung sự chú ý của mọi người.
Xem ra ở trong sân Đền Thờ mọi người đều đồng ý là đời sống của người đàn bà sẽ đến hồi kết thúc. Nhưng hãy đợi một chút! Chúng ta đừng đi quá nhanh. Đang có một tiếng nói đối kháng. Đó là tiếng nói của Chúa Giêsu. Ngài ngước lên nhìn và nói: "Nào ai không có tội hãy ném đá trước đi."
Tình yêu vô điều kiện
Người đàn bà để lộ một hình dáng tuyệt vọng khi chị đứng lặng im, không biết cầu cứu vào đâu, đang chờ đợi tử thần đến đón, tự cảm thấy mình không được yêu và cũng không thể yêu được. Có nên nói cho chị biết là Chúa yêu chị không? Có nên nói với những người Pharisêu là Chúa Giêsu yêu thương họ không? Có nên nói với chúng ta rằng Thiên Chúa không yêu Chúa Giêsu hơn chúng ta không? Rằng Thiên Chúa cũng yêu chúng ta như vậy. Tôi không nói phạm thượng, cũng không nói nơi đầu môi chót lưỡi. Một trong những định nghĩa của chúng ta về Thiên Chúa là Ngài thương yêu chúng ta vô điều kiện. Chỉ đó là cách duy nhất mà Thiên Chúa biết thế nào là yêu thương. 'Vô điều kiện' có nghĩa là 'không chút dè dặt'. Tình yêu vô điều kiện có nghĩa là Thiên Chúa yêu mỗi một người trong chúng ta như nhau. Thiên Chúa yêu chúng ta cũng một cường độ như Ngài yêu thương Chúa Giêsu. Giờ đây chúng ta phải đối diện với chân lý đó nếu có thể được. Phải có cuộc sống đời đời mới nắm bắt được tình yêu vô biên của Thiên Chúa, nhưng giờ đây là thời gian tốt nhất để chúng ta bắt đầu việc đó.
Tha thứ vô điều kiện
Người đàn bà trong Phúc Am sẽ có kinh nghiệm về tình yêu vô lượng của Thiên Chúa. Chị không biết điều đó, nhưng Thiên Chúa đã tha thứ cho chị, ngay cả trước khi chị phạm tội ngoại tình.
Nếu quí bạn nghĩ rằng tôi đã đánh mất ý niệm về tội, rằng tôi đã tầm thường hóa tội lỗi, rằng tôi là một người tự do, rằng tôi lạc giáo. Hoặc giả, quí bạn nghĩ rằng điều đó khó thành sự thật được hoăc đó là một điều xúc phạm khi nói như thế. Nhưng, nếu đúng như thế (và nếu quí bạn có thể hiểu Tin Mừng) vậy có vài vấn nạn khá hấp dẫn. Nếu Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta trước khi chúng ta phạm tội, tại sao chúng ta phải trở nên tốt làm gì? Tại sao chúng ta phải lo lắng? Nếu chúng ta biết trước rằng chúng ta sẽ được tha thứ, tại sao không ăn uống và vui đùa thỏa thích…vì dù sao Chúa cũng sẽ tha thứ? Có phải tôi quá dễ dãi đối với tội lỗi không? Có phải sự tha thứ của Chúa là một giấy phép để phạm tội không?
Tình yêu đích thật
Hãy thử tưởng tượng một tân lang trong đêm động phòng hoa chúc đã nói với tân nương như sau: "Em cưng, anh yêu em nhiều lắm và anh mong muốn sống trọn đời với em, nhưng trườc khi tiến xa hơn, có một đôi điều anh muốn làm sáng tỏ trước đã. Sau tuần trăng mật, anh có thể giao du với những người đàn bà khác tới mức độ nào? Có thể anh hò hẹn với họ không? Có thể anh ân ái với họ không? Anh biết làm như thế là xúc phạm đến em nhưng chúng ta có thể âu yếm nhau mãi mãi, chúng ta có thể son phấn trang điểm và tiếp tục cuộc sống của đôi ta như thường, được không em cưng?" Tôi chắc chắn là Don Juan sẽ sớm được lệnh hãy mau mau ra khỏi cửa và đi đâu thì đi.
Tôi biết một đôi vợ chồng trẻ đã thề hứa tha thứ cho nhau như sau: Em đã tha thứ cho anh cả trước khi anh xúc phạm đến em. Họ có ngây ngô không? Có phải sự tha thứ của họ là một loại giấy phép để làm điều vô luân hay là một lời mời gọi để yêu thương nhau nhiều hơn?
Những người thật tình yêu nhau sẽ dùng hết ngày giờ không phải để khai thác mà để tìm hiểu tình yêu và sống đời sống xứng đáng với tình yêu đó. Thánh Augustinô đã tỏ ra rất nghiêm túc khi ngài công bố điều nầy: "Hãy yêu mến Thiên Chúa đi rồi làm gì mình muốn." Một ngươì yêu mến Thiên Chúa chỉ tìm kiếm để làm những việc đẹp lòng Thiên Chúa. Tình yêu là như thế đó. Tình yêu chân thật luôn luôn kiếm tìm điều tối hảo cho người mình yêu.
Tôi OK! Chị OK!
Không có một lời kết án nào thốt ra từ miệng Chúa Giêsu để kết án người đàn bà ngoại tình. Phải chăng điều đó có nghĩa là tư cách của chị OK sao? Chị không có điều gì đáng trách cả sao? Thiên Chúa không quan tâm gì hết sao? Cách đây ít năm, một bác sĩ tâm thần tên là Harris đã viết một quyển sách bán rất chạy với nhan đề: Tôi OK, chị OK (I’m OK, you’re OK). Một linh mục trong bài giảng ngày Chúa nhật đã căn cứ vào đề tài quyển sách đó. Về sau, cha hỏi một linh mục bạn nghĩ gì về bài giảng đó. Linh mục bạn trả lời: "Tôi không thể tưởng tượng được Chúa Giêsu đang bị treo trên thập giá và nói với Mẹ Ngài cùng Thánh Gioan: 'Nếu con OK và Mẹ OK,' vậy con đang làm gì ở trên đây?’" Nếu tư cách của người đàn bà OK, vậy Chúa Giêsu đang làm gì ở trong sân Đền Thờ vào lúc sáng sớm mặt trời đang lên? Chỉ có mỗi một câu trả lời. Ngài đang ở đó cho nên chị đã có thể nhận lãnh quà tặng là ơn thứ tha của Chúa.
Dòng chữ nổi bật của câu chuyện đó đã không thay đổi qua thời gian. Câu đó vẫn thế nhưng với sự khác biệt nầy là ngày nay, câu đó được nói cho bạn và cho tôi: "Không ai kết án chị sao? 'Lạy Chúa, không ai hết.'Vậy tôi cũng không kết án chị. Chị hãy về và đừng phạm tội nữa." Tha thứ, chứ không phải kết án, đó là Phúc Am của Chúa Giêsu. Vì vậy tại sao chúng ta thường nói: "Thưa cha, xin cha ban phép lành cho con, vì con đã phạm tội." Chúng ta đã không nói: "Thưa cha, xin cha mắng nhiếc con, xin cha quở phạt con." Không - Lạy Thiên Chúa là Cha, xin chúc lành con với sự tha thứ của Chúa, xin chúc lành con với phép hòa giải của Chúa, xin chúc lành con với những lời nầy: "Cha cũng không kết án con. Con hãy ra về và đừng phạm tội nữa."
Lòng từ bi đã thắng thế
Dĩ nhiên người ta có thể khước từ sự tha thứ. Đáng buồn thay điều đó cũng thường xảy ra. Người ta phải đón nhận sự tha thứ thì sự tha thứ mới nên trọn vẹn. Khi sự tha thứ được đón nhận mới có sự hòa giải. Sự tha thứ ở trong câu chuyện thuật lại trong đoạn Phúc Am nầy đã được ban tặng một cách nhân từ độ lượng và đã được đón nhận với một tấm lòng tràn trề biết ơn. Sự tha thứ đã được viên mãn. Người đàn bà và Chúa Giêsu đã được hòa giải.
Chị có sa ngã nữa không hay đã cố kềm chế để biến đổi tình yêu? Bằng cách nào đi nữa, chị biết Chúa sẽ luôn luôn ở đó với chị, luôn luôn mời gọi chị tiến tới một tình yêu cao cả hơn. Thánh Augustinô đã nắm bắt mãi mà không thể quên được, nguồn cảm hứng tột độ của giây phút ở trong sân Đền Thờ đó khi ngài viết: "Cuối cùng chỉ còn lại hai nhân vật, người đàn bà và Chúa Giêsu, một bên khốn cùng một bên lân tuất và lòng lân tuất đã thắng thế ngày đó!"
Phỏng theo bài suy niệm "DON’T THROW STONES" của cha Vincent Travers O.P. trong sách "IN STEP WITH GOD" (Đồng Hành Với Chúa).