CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN B (Cn 9, 1-6; Ep 5,15-20; Ga 6, 51-58)
Ở đời, quan trọng nhất đó là chuyện khờ và chuyện khôn. Thật sự ra mà nói, khôn khờ nó cũng là từ, cũng là nhận định chủ quan chứ khó mà đúng hoàn toàn được. Với người này, chuyện đó người này cho là đúng, cho là tốt còn với người kia thì cho rằng chuyện đó là dở, là dại. Chuyện khôn và chuyện khờ ấy diễn ra hết sức là thường ngày trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Nếu gặp người nhẹ nhàng thì họ sẽ tranh luận nhẹ nhàng còn nếu gặp phải người khó chịu và to tiếng thì họ sẽ to tiếng để nói cho người khác biết là họ là khôn con người kia là khờ.
Khôn ngoan là nghệ thuật sống tốt, nó tìm tòi những gì đưa tới sự sống chứ không dẫn tới sự chết. Nó là suy tư về những vấn đề lớn của con người như sống, chết, yêu thương, đau khổ, sự dữ, tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân, cuộc sống xã hội...
Người khôn ngoan là kẻ cố gắng sống tốt, biết tìm tòi những gì có ích cho cuộc sống chứ không dẫn tới sự chết. Vì thế người khôn ngoan suy tư về những vấn đề lớn của con người như: sống, chết, tình yêu, đau khổ, sự dữ... đời người có nghĩa gì không ? ý nghĩa đó là gì ?.. Và mỗi người theo trình độ của mình, người trẻ và kẻ già, ông giáo sư và người thợ thủ công hoặc bà nội trợ, ai cũng làm triết lý, ai cũng có sự khôn ngoan và nghệ thuật sống của mình.
Với Israel, từ lúc dân tộc của họ có, họ đã tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống, họ suy tư về những vấn đề lớn và chúng ta đã thấy chẳng hạn tường thuật về tạo dựng là "một suy tư khôn ngoan". Họ đã diễn đạt những suy tư ấy ra thành châm ngôn và những lời cầu nguyện, tức là những phác thảo của những tác phẩm.
Như thế rốt cục sự thật - nguồn cội của khôn ngoan - chính là Thiên Chúa; và cách duy nhất để có được khôn ngoan chính là liên hệ mật thiết và kính cẩn với Thiên Chúa, điều mà Thánh Kinh gọi là "lòng kính sợ Chúa".
Các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay hình như nói về chuyện khôn và chuyện khờ của cuộc đời. Nhẹ nhàng một chút là lời nói của Đức Khôn Ngoan trong sách châm ngôn, mạnh hơn một chút là lời khuyên của Thánh Phaolô tông đồ gửi giáo đoàn Êphêsô và mạnh hơn nữa là những người Do Thái to tiếng tranh luận với Chúa Giêsu.
Sách khôn ngoan mà chúng ta vừa được nghe là: “Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình, dựng lên bảy cây cột, hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn và sai các nữ tỳ ra đi. Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố và kêu gọi: "Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây !" Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo: "Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế ! Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết." (Cn 9 1-6).
Thật sự ra, để mà trích có vài ba câu như thế này thì không thể nào thấy được hết nét hay vẻ đẹp và thâm thuý nội dung của sách Châm Ngôn. Nếu có giờ, đọc lại toàn bộ tác phẩm Châm Ngôn, chúng ta sẽ thấy sách ấy cực kỳ hay, như là một chỉ nam cho cuộc đời mỗi người. Đọc và suy từng lời, từng câu, từng chữ trong sách ấy ta mới cảm nhận được sự khôn ngoan mà Đức Khôn ngoan hướng dẫn như đoạn sách ngắn mà chúng ta vừa nghe: Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống.
Trong hành trình lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, sự khôn ngoan sẽ dẫn con người ta đến đường sống và khờ dại sẽ dẫn đến sự diệt vong.
Kinh nghiệm về sự diệt vong hay sự sống đó được nhiều và nhiều người để và kể lại cho chúng ta. Cách riêng với tông đồ Phaolô. Phaolô đã cảm nghiệm một cách hết sức sâu sắc về sự điên rồ của Thiên Chúa và sự khôn ngoan của con người. Với thập giá, con người cho đó chính là sự điên rồ nhưng với Thiên Chúa thì ngược lại. Phaolô cảm nhận sâu sắc đến độ trong lá thư thứ hai của mình gửi cho giáo đoàn Côrintô Phaolô không ngần ngại viết: “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người”. (1 Cr 1,22-25).
Ngài xác tín mạnh mẽ đến độ “Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2,1-2).
Hôm nay, Thánh Phaolô lại mời gọi chúng ta: “Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối. Vì thế, anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa. Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí”. (Ep 5,15-18). Giọng văn của Ngài ban đầu còn nhè nhẹ nhưng sau đó hình như khẳng khái hơn: Vì thế, anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa. Vì sao Ngài khẳng khái như vậy ? Chính vì Ngài tin và Ngài xác tín vào Chúa Giêsu nên Ngài mới nói như vậy.
Nói đến Thánh Phaolô, chúng ta không nên quên những người Do Thái chính hiệu vì lẽ thánh Phaolô đã hơn một lần Ngài khẳng định rằng Ngài có nguồn gốc từ người Do Thái. Người Do Thái trong tin mừng của vài tuần nay như thế nào chúng ta đã rõ. Mấy tuần nay nếu để ý, ta nghe thấy người Do Thái xầm xì khi nghe Chúa Giêsu nói Chúa là Bánh Hằng Sống từ Trời xuống, bánh ấy không phải như bánh mà cha ông của họ đã ăn trong sa mạc và đã chết. Hôm nay chúng ta vừa nghe đấy, họ không còn xầm xì nữa và họ đã tranh luận một cách hết sức sôi nổi: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được? " (Ga 6, 52). Chúa Giêsu thì chẳng lạ lẫm gì và cũng chẳng ngại ngần gì với thái độ cứng lòng của những người tranh luận với Chúa Giêsu nên Chúa Giêsu cũng nói một cách khẳng khái với họ rằng: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời." (Ga 6, 53-58)
Thiên Chúa muốn loài người được sống. Ngôi Lời nhập thể đã thực hiện Thánh ý của Chúa Cha bằng cách giảng dạy (Ga 6, 47) và ban thịt và máu của Người để thế gian ăn uống mà được sống. Thịt và Máu Người ban tặng đây không phải là thịt và máu bình thường, nhưng thịt và máu Người sẽ dâng lên Chúa Cha làm hy lễ khi Người được giương cao trên Thập giá.
Như vậy, ăn bánh của Thiên Chúa (6, 32) là tin vào Đức Giê-su (6, 47), mà còn là ăn thịt và uống máu của Đức Giê-su (6, 51). Khi ăn thịt và uống máu của Người, chúng ta kết hiệp với Người. Và, vì kết hiệp với Người, chúng ta thông phần vào sự sống của Người, sự sống mà Chúa Cha đã ban cho Người (6,56-57).
Chúng ta tưởng rằng chỉ có người Do Thái ngày xưa thời Chúa Giêsu mới tranh luận với Chúa về vấn đề khôn ngoan và khờ dại, về Bánh Trường Sinh và man-na về sự điên rồ của thập giá và sự khôn ngoan của con người. Chúng ta ngày hôm nay không tranh luận ngoài môi ngoài miệng nhưng thái độ thờ ơ, nguội lạnh của chúng ta với Bí Tích Thánh Thể còn cay đắng hơn là tranh luận. Người Do Thái họ chỉ không tin vào Chúa Giêsu nhưng tin vào Thiên Chúa. Còn chúng ta, chúng ta đôi khi còn bi đát hơn họ là chẳng tin vào Chúa Giêsu mà cũng chẳng tin vào Thiên Chúa. Hậu quả của những kẻ kém lòng tin như thế nào hẳn chúng ta đã biết.
Làm sao mà đầu óc chúng ta có thể khôn hơn một Thiên Chúa toàn năng và quyền phép được. Đừng tranh luận với Thiên Chúa nữa.
Thôi thì hãy quay về với Thiên Chúa, trở lại với Ngài và đừng cứng lòng tin nữa, đừng tranh luận nữa mà hãy ngoan nguỳ sống theo lời mời gọi của Thánh Phaolô: Anh em hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha”.
Ở đời, quan trọng nhất đó là chuyện khờ và chuyện khôn. Thật sự ra mà nói, khôn khờ nó cũng là từ, cũng là nhận định chủ quan chứ khó mà đúng hoàn toàn được. Với người này, chuyện đó người này cho là đúng, cho là tốt còn với người kia thì cho rằng chuyện đó là dở, là dại. Chuyện khôn và chuyện khờ ấy diễn ra hết sức là thường ngày trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Nếu gặp người nhẹ nhàng thì họ sẽ tranh luận nhẹ nhàng còn nếu gặp phải người khó chịu và to tiếng thì họ sẽ to tiếng để nói cho người khác biết là họ là khôn con người kia là khờ.
Khôn ngoan là nghệ thuật sống tốt, nó tìm tòi những gì đưa tới sự sống chứ không dẫn tới sự chết. Nó là suy tư về những vấn đề lớn của con người như sống, chết, yêu thương, đau khổ, sự dữ, tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân, cuộc sống xã hội...
Người khôn ngoan là kẻ cố gắng sống tốt, biết tìm tòi những gì có ích cho cuộc sống chứ không dẫn tới sự chết. Vì thế người khôn ngoan suy tư về những vấn đề lớn của con người như: sống, chết, tình yêu, đau khổ, sự dữ... đời người có nghĩa gì không ? ý nghĩa đó là gì ?.. Và mỗi người theo trình độ của mình, người trẻ và kẻ già, ông giáo sư và người thợ thủ công hoặc bà nội trợ, ai cũng làm triết lý, ai cũng có sự khôn ngoan và nghệ thuật sống của mình.
Với Israel, từ lúc dân tộc của họ có, họ đã tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống, họ suy tư về những vấn đề lớn và chúng ta đã thấy chẳng hạn tường thuật về tạo dựng là "một suy tư khôn ngoan". Họ đã diễn đạt những suy tư ấy ra thành châm ngôn và những lời cầu nguyện, tức là những phác thảo của những tác phẩm.
Như thế rốt cục sự thật - nguồn cội của khôn ngoan - chính là Thiên Chúa; và cách duy nhất để có được khôn ngoan chính là liên hệ mật thiết và kính cẩn với Thiên Chúa, điều mà Thánh Kinh gọi là "lòng kính sợ Chúa".
Các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay hình như nói về chuyện khôn và chuyện khờ của cuộc đời. Nhẹ nhàng một chút là lời nói của Đức Khôn Ngoan trong sách châm ngôn, mạnh hơn một chút là lời khuyên của Thánh Phaolô tông đồ gửi giáo đoàn Êphêsô và mạnh hơn nữa là những người Do Thái to tiếng tranh luận với Chúa Giêsu.
Sách khôn ngoan mà chúng ta vừa được nghe là: “Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình, dựng lên bảy cây cột, hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn và sai các nữ tỳ ra đi. Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố và kêu gọi: "Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây !" Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo: "Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế ! Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết." (Cn 9 1-6).
Thật sự ra, để mà trích có vài ba câu như thế này thì không thể nào thấy được hết nét hay vẻ đẹp và thâm thuý nội dung của sách Châm Ngôn. Nếu có giờ, đọc lại toàn bộ tác phẩm Châm Ngôn, chúng ta sẽ thấy sách ấy cực kỳ hay, như là một chỉ nam cho cuộc đời mỗi người. Đọc và suy từng lời, từng câu, từng chữ trong sách ấy ta mới cảm nhận được sự khôn ngoan mà Đức Khôn ngoan hướng dẫn như đoạn sách ngắn mà chúng ta vừa nghe: Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống.
Trong hành trình lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, sự khôn ngoan sẽ dẫn con người ta đến đường sống và khờ dại sẽ dẫn đến sự diệt vong.
Kinh nghiệm về sự diệt vong hay sự sống đó được nhiều và nhiều người để và kể lại cho chúng ta. Cách riêng với tông đồ Phaolô. Phaolô đã cảm nghiệm một cách hết sức sâu sắc về sự điên rồ của Thiên Chúa và sự khôn ngoan của con người. Với thập giá, con người cho đó chính là sự điên rồ nhưng với Thiên Chúa thì ngược lại. Phaolô cảm nhận sâu sắc đến độ trong lá thư thứ hai của mình gửi cho giáo đoàn Côrintô Phaolô không ngần ngại viết: “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người”. (1 Cr 1,22-25).
Ngài xác tín mạnh mẽ đến độ “Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2,1-2).
Hôm nay, Thánh Phaolô lại mời gọi chúng ta: “Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối. Vì thế, anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa. Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí”. (Ep 5,15-18). Giọng văn của Ngài ban đầu còn nhè nhẹ nhưng sau đó hình như khẳng khái hơn: Vì thế, anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa. Vì sao Ngài khẳng khái như vậy ? Chính vì Ngài tin và Ngài xác tín vào Chúa Giêsu nên Ngài mới nói như vậy.
Nói đến Thánh Phaolô, chúng ta không nên quên những người Do Thái chính hiệu vì lẽ thánh Phaolô đã hơn một lần Ngài khẳng định rằng Ngài có nguồn gốc từ người Do Thái. Người Do Thái trong tin mừng của vài tuần nay như thế nào chúng ta đã rõ. Mấy tuần nay nếu để ý, ta nghe thấy người Do Thái xầm xì khi nghe Chúa Giêsu nói Chúa là Bánh Hằng Sống từ Trời xuống, bánh ấy không phải như bánh mà cha ông của họ đã ăn trong sa mạc và đã chết. Hôm nay chúng ta vừa nghe đấy, họ không còn xầm xì nữa và họ đã tranh luận một cách hết sức sôi nổi: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được? " (Ga 6, 52). Chúa Giêsu thì chẳng lạ lẫm gì và cũng chẳng ngại ngần gì với thái độ cứng lòng của những người tranh luận với Chúa Giêsu nên Chúa Giêsu cũng nói một cách khẳng khái với họ rằng: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời." (Ga 6, 53-58)
Thiên Chúa muốn loài người được sống. Ngôi Lời nhập thể đã thực hiện Thánh ý của Chúa Cha bằng cách giảng dạy (Ga 6, 47) và ban thịt và máu của Người để thế gian ăn uống mà được sống. Thịt và Máu Người ban tặng đây không phải là thịt và máu bình thường, nhưng thịt và máu Người sẽ dâng lên Chúa Cha làm hy lễ khi Người được giương cao trên Thập giá.
Như vậy, ăn bánh của Thiên Chúa (6, 32) là tin vào Đức Giê-su (6, 47), mà còn là ăn thịt và uống máu của Đức Giê-su (6, 51). Khi ăn thịt và uống máu của Người, chúng ta kết hiệp với Người. Và, vì kết hiệp với Người, chúng ta thông phần vào sự sống của Người, sự sống mà Chúa Cha đã ban cho Người (6,56-57).
Chúng ta tưởng rằng chỉ có người Do Thái ngày xưa thời Chúa Giêsu mới tranh luận với Chúa về vấn đề khôn ngoan và khờ dại, về Bánh Trường Sinh và man-na về sự điên rồ của thập giá và sự khôn ngoan của con người. Chúng ta ngày hôm nay không tranh luận ngoài môi ngoài miệng nhưng thái độ thờ ơ, nguội lạnh của chúng ta với Bí Tích Thánh Thể còn cay đắng hơn là tranh luận. Người Do Thái họ chỉ không tin vào Chúa Giêsu nhưng tin vào Thiên Chúa. Còn chúng ta, chúng ta đôi khi còn bi đát hơn họ là chẳng tin vào Chúa Giêsu mà cũng chẳng tin vào Thiên Chúa. Hậu quả của những kẻ kém lòng tin như thế nào hẳn chúng ta đã biết.
Làm sao mà đầu óc chúng ta có thể khôn hơn một Thiên Chúa toàn năng và quyền phép được. Đừng tranh luận với Thiên Chúa nữa.
Thôi thì hãy quay về với Thiên Chúa, trở lại với Ngài và đừng cứng lòng tin nữa, đừng tranh luận nữa mà hãy ngoan nguỳ sống theo lời mời gọi của Thánh Phaolô: Anh em hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha”.