“Các người đã giết vợ tôi và con tôi. Nhưng tôi sẽ không đối xử xấu với các người. Tôi sẽ tha thứ các người.”
“Tôi có con trai duy nhất đã bị giết nhưng tôi đã tha thứ nên tôi sẽ thanh thản và tôi sẽ có sự bình an trên thiên đàng.”
Đây là những ngôn từ của hai người có quan hệ mật thiết với nhóm Umuvumu Tree Project ở Rwanda. Cả hai người dã có những thành viên gia đình bị giết trong lúc diệt chủng Rwanda. Bắt đầu vào tháng Tư năm 1994. Những phần tử quá khích thuộc sắc tộc Hutu đã ra sức giết tất cả những người Rwanda thuộc sắc tộc Tutsi. Sự giết chóc chỉ kéo dài một trăm ngày. Tuy vậy, thậm chí chỉ trong vòng một thời gian ngắn, hơn tám trăm ngàn người đã bị giết.
Nhóm Umuvumu Tree Project và công việc của nó đã mang hòa bình giữa những tội phạm và nạn nhân của họ. Niềm mong mỏi của đề án này là điều mà mọi người ai nấy trên toàn cõi Rwanda sẽ nói lên những lời tha thứ, “Các người đã giết vợ tôi và con tôi. Nhưng tôi sẽ không đối xử xấu đối với các người. Tôi sẽ tha thứ các người.”
Hầu như hai mươi phần trăm toàn dân số Rwanda bị giết trong trận diệt chủng. Mọi người Rwanda đã biết những người bị sát hại. Nhiều người đã mất cả gia đình và cộng đồng. Hận thù và bi thảm cùng cực đã trở nên một phần trong cuộc sống đời thường. Và khi bạo lực chấm dứt, đất nước vẫn còn những phân chia.
Sau nạn diệt chủng, những nhà tù đã đầy ắp những tội nhân. Nhà tù đã phải chứa gấp mười lần số người qui định. Những tòa án pháp luật cũng chất đầy những hồ sơ thưa kiện. Chính quyền đã phấn đấu để mang lại công bằng cho tất cả nạn nhân. Họ cũng phấn đấu bằng cách nào để cải tạo những tội phạm.
Cuối cùng chính phủ đã nhận ra rằng sẽ phải mất đến hàng trăm năm để nghe khiếu kiện tù nhân qua hệ thống tóa án thẩm quyền. Họ đã quyết định phóng thích hàng ngàn tù nhân bị cáo buộc với những tội danh nhẹ hơn. Nhưng những tù nhân này không được đi lại tự do. Thay vì, những trường hợp của họ được thông qua những tóa án dựa trên căn bản cộng đồng truyền thống. Trong những phiên tòa truyền thống này, những nhà lãnh đạo cộng đồng được ủy thác đã quyết định nếu một tù nhân bị vào tù, đã hoàn thành những nghĩa vụ cộng đồng hoặc sẽ được trả tự do. Qui trình mới này đã giúp sự gia tăng con số xét xử. Điều này thuận lợi. tuy nhiên, tiến trình này gia tăng đáng kể số tội phạm diệt chủng được phóng thích. Những tù nhân được phóng thích này đã phục dịch nhiều năm trong tù rồi. Bây giờ họ phải sống trong số những nạn nhân cuả họ.
Việc phóng thích những tù nhân này gặp khó đối với nhiều người Rwanda. Làm thế nào để những can phạm này và những nạn nhân của họ lại cùng chung sống với nhau? Đây là câu hỏi mà nhóm Umuvumu mong có câu trả lời.
Đức Giám Mục John Rucyahana là người lãnh đạo Hmuvumu Tree Project. Ngài đã giúp đỡ những phạm nhân diệt chủng và những nạn nhân gặp nhau. Ngài muốn họ cùng nhau tìm kiếm hòa bình. Tiến trình hòa bình này không chỉ là một ý tưởng mà ĐGM John phải giúp người khác. Nó cũng là một quá trình mà chính ngài cũng đã phải trải qua.
Khi nạn diệt chủng xảy ra ở Rwanda, ĐGM John đã phải rời khỏi quê hương. Khi ngài trở về, được biết cháu gái của ngài cũng đã bị thảm sát. Ngài cũng đã được biết những kẻ sát nhân đã làm những điều kinh tởm đối với cháu của ngài trước khi giết – thẻo da hai cánh tay và chúng dùng bạo lực hãm hiếp.
Những sự việc về cái chết của cháu ngài thật khũng khiếp. ĐGM John cảm thấy vô cùng căm phẫn những kẻ sát nhân. Thoạt tiên, ngài muốn chúng phải chịu khổ hình và xét xử. tuy nhiên, ngài nhận thấy rằng bởi ngài là một Linh mục Thiên Chúa giáo, ngài không thể đi đến việc giết họ. Ngài biết điều đó là không hợp lẽ.
Nên thay vào đó, ĐGM John đã nhìn về Kinh Thánh Ki-tô giáo cho những câu trả lời. Ngài đã tìm thấy câu trả lời trong câu chuyện về cái chết của Chúa Giê-su. Kinh thánh nói rằng Chúa Giê-su đã bị treo trên thập giá gỗ để chịu chết. ĐGM John đã chia sẻ và hiệp thông những điều mà ngài đã suy gẫm từ câu chuyện này,
“Bạn biết đấy, Khi Chúa Giê-su Ki-tô đang bị treo trên thập giá, khi những chiếc dinh vẫn còn đang xuyên qua tay và chân Người, và Người không được mặc manh quần hay tấm áo ngoài chiếc khố, và Người đã lớn tiến nói thẳng trước những người lãnh đạo tôn giáo quá khích đang đứng dưới chân thập giá, Người không chờ đợi cơn đau đớn đi qua. Người đã thét to tới Đức Chúa Cha, ‘Tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.’ Sự kiện mà Chúa Giê-su cất tiếng gọi trong khi đau đớn là lời hướng dẫn và dạy bảo chúng ta hãy tha thứ.”
ĐGM John biết rằng ngài không thể đợi đến lúc sự đau đớn qua đi. Nên ngay cả trong nõi đau của ngài, ngài đã tha thứ cho những kẻ giết cháu ngài. Giờ đây, ĐGM John cổ vũ mọi người Rwanda hãy thực hiện y như thế.
Tiến trình này không phải là dễ. Nó phải kéo dài và gồm nhiều bước. Nhưng đây là mẫu mực của Umuvumu Tree Project. Đề án này đã đem lại cả hai phạm nhân và nạn nhân ngồi lại với nhau để luận bàn những điều mà Kinh Thánh Thiên Chúa giáo đã nói về sáu ý quan trọng.
Thứ nhất người ta phải chấp nhận rằng mọi người nam hoặc nữ phải chịu trách nhiệm trước hành động của mình. Thứ hai là phải xưng tội. Người ta phải thú nhận mọi hành động sai trái. Thứ ba người ta phải ăn năn, hối cải. Đó là, người ta phải thực lo buồn, sự sám hối về bất cứ điều gì tội lỗi xấu xa mà người ta đã gây ra và phải ngưng hành động chúng.
Ý thứ tư là những nhóm bàn luận là những nạn nhân hãy tha thứ những người gieo nỗi đau đớn cho mình. Kế tiếp họ nói về việc đưa ra những cải thiện – cố gắng tìm ra những phương thức cho những can phạm trả nợ cho những nạn nhân của họ. Vấn đề cuối cùng họ thảo luận về sự hòa giải. Sự hòa giải là mục đích cuối cùng của nhóm Umuvumu Tree Project. Điều đó muốn nói rằng cả hai phạm nhân và nạn nhân sẽ hiểu biết để tìm cách thuận thảo với nhau.
Sự hòa giải yêu cầu một con người thay đổi tư duy và cảm xúc của mình. Một phụ nữ có tên là Jeannette đã mất bảy thành viên gia đình trong nạn diệt chủng. Mới đây, bà đã tham gia vào nhóm Umuvumu Tree Project. Một nhà văn của tạp chí Newsweek đã nói chuyện với bà trong một đề án Những Ngôi Làng Hòa Giải gần Kigali. Nhà văn này đã hỏi bà, “Bà có cảm nghĩ như thế nào khi bà đứng cạnh người hàng xóm của bà đẵ thừa nhận giết phụ nữ và trẻ em?” Jeannette nói,
“Lúc đầu, điều này rất khó, nhưng bây giờ tôi tha thứ cho người ta.”
Mười lăm năm sau tội diệt chủng Rwanda, nhân dân Rwanda vẫn hàn gắn những vết thương từ bạo lực. Và những nhóm tương tự nhóm Umuvumu Tree Project đang giúp đỡ những cá nhân và cộng đồng bỏ qua căm hờn của tội diệt chủng.
ĐGM John tin rằng sự hòa giải là hy vọng duy nhất cho tương lai Rwanda. Ngài đã nói với một nhóm được gọi là “Tôn Giáo và Đạo Đức” (Religion and Ethics) về tiến trình này,
“Các bạn cần mang cả hai đảng lại cùng nhau, cho họ thời gian, công bố với họ, cầu nguyện với họ, nói chuyện với họ trong lúc các bạn đem đến cho họ mức độ nhận thức rằng chúng ta sẽ … lại cùng nhau chung sống … Sự hòa giải không phải là công việc của một sớm, một chiều. Chúng ta phải cho nó thời gian … Chúng ta phải nắm giữ tiến trình này cho đến khi công việc được hoàn tất. Thậm chí chúng ta có thể chết trong lúc thực hiện. Nhưng chúng ta phải tiếp tục thực hiện nó bằng bất cứ cách nào.”
(Nguồn: “The Umuvumu Tree Project” – Mardegan, Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS)
“Tôi có con trai duy nhất đã bị giết nhưng tôi đã tha thứ nên tôi sẽ thanh thản và tôi sẽ có sự bình an trên thiên đàng.”
Đây là những ngôn từ của hai người có quan hệ mật thiết với nhóm Umuvumu Tree Project ở Rwanda. Cả hai người dã có những thành viên gia đình bị giết trong lúc diệt chủng Rwanda. Bắt đầu vào tháng Tư năm 1994. Những phần tử quá khích thuộc sắc tộc Hutu đã ra sức giết tất cả những người Rwanda thuộc sắc tộc Tutsi. Sự giết chóc chỉ kéo dài một trăm ngày. Tuy vậy, thậm chí chỉ trong vòng một thời gian ngắn, hơn tám trăm ngàn người đã bị giết.
Nhóm Umuvumu Tree Project và công việc của nó đã mang hòa bình giữa những tội phạm và nạn nhân của họ. Niềm mong mỏi của đề án này là điều mà mọi người ai nấy trên toàn cõi Rwanda sẽ nói lên những lời tha thứ, “Các người đã giết vợ tôi và con tôi. Nhưng tôi sẽ không đối xử xấu đối với các người. Tôi sẽ tha thứ các người.”
Hầu như hai mươi phần trăm toàn dân số Rwanda bị giết trong trận diệt chủng. Mọi người Rwanda đã biết những người bị sát hại. Nhiều người đã mất cả gia đình và cộng đồng. Hận thù và bi thảm cùng cực đã trở nên một phần trong cuộc sống đời thường. Và khi bạo lực chấm dứt, đất nước vẫn còn những phân chia.
Sau nạn diệt chủng, những nhà tù đã đầy ắp những tội nhân. Nhà tù đã phải chứa gấp mười lần số người qui định. Những tòa án pháp luật cũng chất đầy những hồ sơ thưa kiện. Chính quyền đã phấn đấu để mang lại công bằng cho tất cả nạn nhân. Họ cũng phấn đấu bằng cách nào để cải tạo những tội phạm.
Cuối cùng chính phủ đã nhận ra rằng sẽ phải mất đến hàng trăm năm để nghe khiếu kiện tù nhân qua hệ thống tóa án thẩm quyền. Họ đã quyết định phóng thích hàng ngàn tù nhân bị cáo buộc với những tội danh nhẹ hơn. Nhưng những tù nhân này không được đi lại tự do. Thay vì, những trường hợp của họ được thông qua những tóa án dựa trên căn bản cộng đồng truyền thống. Trong những phiên tòa truyền thống này, những nhà lãnh đạo cộng đồng được ủy thác đã quyết định nếu một tù nhân bị vào tù, đã hoàn thành những nghĩa vụ cộng đồng hoặc sẽ được trả tự do. Qui trình mới này đã giúp sự gia tăng con số xét xử. Điều này thuận lợi. tuy nhiên, tiến trình này gia tăng đáng kể số tội phạm diệt chủng được phóng thích. Những tù nhân được phóng thích này đã phục dịch nhiều năm trong tù rồi. Bây giờ họ phải sống trong số những nạn nhân cuả họ.
Việc phóng thích những tù nhân này gặp khó đối với nhiều người Rwanda. Làm thế nào để những can phạm này và những nạn nhân của họ lại cùng chung sống với nhau? Đây là câu hỏi mà nhóm Umuvumu mong có câu trả lời.
Đức Giám Mục John Rucyahana là người lãnh đạo Hmuvumu Tree Project. Ngài đã giúp đỡ những phạm nhân diệt chủng và những nạn nhân gặp nhau. Ngài muốn họ cùng nhau tìm kiếm hòa bình. Tiến trình hòa bình này không chỉ là một ý tưởng mà ĐGM John phải giúp người khác. Nó cũng là một quá trình mà chính ngài cũng đã phải trải qua.
Khi nạn diệt chủng xảy ra ở Rwanda, ĐGM John đã phải rời khỏi quê hương. Khi ngài trở về, được biết cháu gái của ngài cũng đã bị thảm sát. Ngài cũng đã được biết những kẻ sát nhân đã làm những điều kinh tởm đối với cháu của ngài trước khi giết – thẻo da hai cánh tay và chúng dùng bạo lực hãm hiếp.
Những sự việc về cái chết của cháu ngài thật khũng khiếp. ĐGM John cảm thấy vô cùng căm phẫn những kẻ sát nhân. Thoạt tiên, ngài muốn chúng phải chịu khổ hình và xét xử. tuy nhiên, ngài nhận thấy rằng bởi ngài là một Linh mục Thiên Chúa giáo, ngài không thể đi đến việc giết họ. Ngài biết điều đó là không hợp lẽ.
Nên thay vào đó, ĐGM John đã nhìn về Kinh Thánh Ki-tô giáo cho những câu trả lời. Ngài đã tìm thấy câu trả lời trong câu chuyện về cái chết của Chúa Giê-su. Kinh thánh nói rằng Chúa Giê-su đã bị treo trên thập giá gỗ để chịu chết. ĐGM John đã chia sẻ và hiệp thông những điều mà ngài đã suy gẫm từ câu chuyện này,
“Bạn biết đấy, Khi Chúa Giê-su Ki-tô đang bị treo trên thập giá, khi những chiếc dinh vẫn còn đang xuyên qua tay và chân Người, và Người không được mặc manh quần hay tấm áo ngoài chiếc khố, và Người đã lớn tiến nói thẳng trước những người lãnh đạo tôn giáo quá khích đang đứng dưới chân thập giá, Người không chờ đợi cơn đau đớn đi qua. Người đã thét to tới Đức Chúa Cha, ‘Tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.’ Sự kiện mà Chúa Giê-su cất tiếng gọi trong khi đau đớn là lời hướng dẫn và dạy bảo chúng ta hãy tha thứ.”
ĐGM John biết rằng ngài không thể đợi đến lúc sự đau đớn qua đi. Nên ngay cả trong nõi đau của ngài, ngài đã tha thứ cho những kẻ giết cháu ngài. Giờ đây, ĐGM John cổ vũ mọi người Rwanda hãy thực hiện y như thế.
Tiến trình này không phải là dễ. Nó phải kéo dài và gồm nhiều bước. Nhưng đây là mẫu mực của Umuvumu Tree Project. Đề án này đã đem lại cả hai phạm nhân và nạn nhân ngồi lại với nhau để luận bàn những điều mà Kinh Thánh Thiên Chúa giáo đã nói về sáu ý quan trọng.
Thứ nhất người ta phải chấp nhận rằng mọi người nam hoặc nữ phải chịu trách nhiệm trước hành động của mình. Thứ hai là phải xưng tội. Người ta phải thú nhận mọi hành động sai trái. Thứ ba người ta phải ăn năn, hối cải. Đó là, người ta phải thực lo buồn, sự sám hối về bất cứ điều gì tội lỗi xấu xa mà người ta đã gây ra và phải ngưng hành động chúng.
Ý thứ tư là những nhóm bàn luận là những nạn nhân hãy tha thứ những người gieo nỗi đau đớn cho mình. Kế tiếp họ nói về việc đưa ra những cải thiện – cố gắng tìm ra những phương thức cho những can phạm trả nợ cho những nạn nhân của họ. Vấn đề cuối cùng họ thảo luận về sự hòa giải. Sự hòa giải là mục đích cuối cùng của nhóm Umuvumu Tree Project. Điều đó muốn nói rằng cả hai phạm nhân và nạn nhân sẽ hiểu biết để tìm cách thuận thảo với nhau.
Sự hòa giải yêu cầu một con người thay đổi tư duy và cảm xúc của mình. Một phụ nữ có tên là Jeannette đã mất bảy thành viên gia đình trong nạn diệt chủng. Mới đây, bà đã tham gia vào nhóm Umuvumu Tree Project. Một nhà văn của tạp chí Newsweek đã nói chuyện với bà trong một đề án Những Ngôi Làng Hòa Giải gần Kigali. Nhà văn này đã hỏi bà, “Bà có cảm nghĩ như thế nào khi bà đứng cạnh người hàng xóm của bà đẵ thừa nhận giết phụ nữ và trẻ em?” Jeannette nói,
“Lúc đầu, điều này rất khó, nhưng bây giờ tôi tha thứ cho người ta.”
Mười lăm năm sau tội diệt chủng Rwanda, nhân dân Rwanda vẫn hàn gắn những vết thương từ bạo lực. Và những nhóm tương tự nhóm Umuvumu Tree Project đang giúp đỡ những cá nhân và cộng đồng bỏ qua căm hờn của tội diệt chủng.
ĐGM John tin rằng sự hòa giải là hy vọng duy nhất cho tương lai Rwanda. Ngài đã nói với một nhóm được gọi là “Tôn Giáo và Đạo Đức” (Religion and Ethics) về tiến trình này,
“Các bạn cần mang cả hai đảng lại cùng nhau, cho họ thời gian, công bố với họ, cầu nguyện với họ, nói chuyện với họ trong lúc các bạn đem đến cho họ mức độ nhận thức rằng chúng ta sẽ … lại cùng nhau chung sống … Sự hòa giải không phải là công việc của một sớm, một chiều. Chúng ta phải cho nó thời gian … Chúng ta phải nắm giữ tiến trình này cho đến khi công việc được hoàn tất. Thậm chí chúng ta có thể chết trong lúc thực hiện. Nhưng chúng ta phải tiếp tục thực hiện nó bằng bất cứ cách nào.”
(Nguồn: “The Umuvumu Tree Project” – Mardegan, Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS)