Phái đoàn các 3 Đức Tổng Giám mục và 26 Đức Giám mục Việt-Nam đã đến Rôma để thực hành cuộc ‘Ad limina’ khởi sự từ ngày 22.06.2009.
Trong thời gian này, các Vị đã dâng Thánh Lễ và viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, gặp riêng Đức Giáo Hoàng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm và tiếp xúc với các Thánh Bộ và Hội đồng Giáo hoàng. Mục đích ‘Ad limina’ là liên kết các Giám mục với Đức Thánh Cha, liên kết các Giáo hội địa phương với Giáo hội toàn cầu, như ước nguyện của Chúa Giêsu: “Xin cho mọi người nên một”.
Tuy nhiên, sự kiện quan trọng đáng lưu ý là cuộc gặp gỡ chung giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với các Giám mục Việt-Nam và ban Huấn từ gởi đến các Kitô hữu, lúc 12 giờ ngày 27.06.2009, tại Sảnh đường Công Nghị, trong dinh Tông Tòa.
Nhân dịp này, chúng ta suy tìm những điểm khác nhau, giống nhau và mới trong Huấn từ năm nay so với Huấn từ cách nay hơn 7 năm của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II ngày 22.01.2002 trong dịp ‘Ad limina’ lần trước.
I. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU.
1. Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã tiếp chung 26 Giám mục và 2 Linh mục Giám quản để trao Huấn từ vì tình trạng sức khoẻ không khả quan. Trong khi năm nay, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đọc Huấn từ của Người. Mặc dù, tham dự gặp gỡ chung lần này với Đức Thánh Cha, các thành viên đều là Hồng y hay Đức cha, nhưng, tại Việt-Nam, Giáo phận Phát diệm vẫn chưa có Giám mục Chính tòa cũng như hai Giáo phận Vinh và Thái bình vẫn chưa có Giám mục thay thế các Đức cha đã đến tuổi hồi hưu (Đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên (82 tuổi) và Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Sang (77 tuổi). Việc bổ nhiệm các Giám mục vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đảng Cộng sản chủ trương.
2. Năm 2002, sau khi chào mừng Đức Thánh Cha, cám ơn Tiền Nhân từ gần năm thế kỷ đã gieo Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội Đất Việt, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, cựu Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, khi nhắc đến Quê hương đang canh tân, Đức Cha đã nói: «Việt-Nam là quốc gia đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh tế thị trường, từ chủ thuyết cô lập tiến vào việc hội nhập với cộng đồng thế giới tự do. Thế nhưng, trong tiến trình đổi mới nầy Giáo Hội vẫn còn chưa được hưởng tất cả những tự do cần thiết.»
Năm nay, trong diễn từ chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, đã nói: «Hàng Giáo Phẩm địa phương được tạo lập vào một thời điểm mà Việt-Nam bị chia cắt trên bình diện chính trị, và điều đó đã kéo theo những hậu quả sâu đậm trong nhiều lãnh vực của xã hội trên Đất Nước chúng con. Phải chờ đến năm 1980, sau khi hai miền Nam, Bắc thống nhất vào năm 1975. Hội đồng Giám mục của cả nước Việt-Nam mới được khai sinh.»
Đêm khuya ngày 20 rạng 21.07.1954, Cộng sản Việt-Nam và Thực dân Pháp đã ký Hiệp định Genève để chia đôi Đất Nước Việt-Nam. Chánh phủ hợp pháp Việt-Nam do Thủ tướng Ngô đình Diệm điều hành quốc vụ nước Việt-Nam thống nhất, từ ải Nam Quan đến mũi Cà mau, đã không ký vào đó, vì trái với nguyện vọng của toàn dân Việt-Nam. Sự chia cắt Việt-Nam chỉ có giá trị chính trị, không ảnh hưởng đến Giáo hội Công giáo Việt-Nam luôn là một. Hai sự kiện sau đây chứng minh điều đó:
a.- Ngày 25.05.1925, Đức Thánh Cha Piô XII đặt chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, Đại diện Tòa Thánh để liên lạc giữa Rôma và các Giáo phận truyền giáo tại Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao, đặt Tòa Khâm sứ tại Huế. Năm 1951, Đức Khâm sứ John Dooley dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội.
Sau khi chiếm Miền Bắc, từ ngày 14.06.1955, chính quyền cộng sản Hà nội áp dụng sắc lệnh tôn giáo một cách triệt để khủng bố, de dọa, bỏ tù, chiếm đoạt tài sản, ly gián chia rẽ Giám mục, Linh mục và Giáo dân trong hoạt động mục vụ. Đức Khâm sứ không liên lạc được với các lãnh thổ khác thuộc quyền, nên, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tòa Thánh (Visiteur Apostolique) tại Sài gòn để có thể liên lạc được Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tòa Thánh ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, sau khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội trong một cơn bệnh nguy kịch và, vài tuần kế tiếp, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất khỏi Việt-Nam,, Tòa Thánh mới thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn với tân Khâm sứ Mario Brini.
b.- Đức Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc chuẩn bị thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’.
Ngày 24.11.1960, qua Tông Hiến ‘Chư Huynh Đáng Kính’ (Venerabilium Nostrorum), Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ với ba Giáo tỉnh: Hà nội, Huế và Sài gòn. Sắc chỉ được công bố ngày 08.12.1960, lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Do đó, Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt-Nam nói: «Giáo Hội tại Việt-Nam sắp cử hành một Năm Thánh đặc biệt kéo dài từ đại lễ các Thánh Tử vì đạo Việt-Nam, ngày 24.11.2009, đến ngày lễ Hiển Linh năm 2011… Rồi ngày 24 tháng 11 năm 2010, sẽ đánh dấu 50 năm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam bằng Tông Hiến ”Venerabilium Nostrorum” ký ngày 24 tháng 11 năm 1960. »
3. Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã tiếp chung 26 Giám mục và 2 Linh mục Giám quản trong khung cảnh «cộng đồng Công giáo Việt-Nam đã nỗ lực có những suy tư thần học, linh đạo và mục vụ của mình qua cùng nhịp với những biến cố trọng đại của Giáo hội như Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt cho Á châu, kinh nghiệm phong phú của Năm Thánh 2000… »
Năm 2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp chung 29 Giám mục trong bối cảnh «Cuộc gặp gỡ của chúng ta mang một ý nghĩa đặc biệt trong những ngày mà toàn thể Giáo hội mừng lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, và thật là một niềm an ủi lớn đối với tôi vì được biết những mối liên hệ sâu xa về lòng trung thành và yêu mến Giáo hội mà các tín hữu tại đất nước Anh Em vẫn nuôi dưỡng đối với Giáo hội và Giáo Hoàng. » và « cách đây vài ngày, Năm Linh mục đã bắt đầu. Năm này sẽ giúp làm nổi bật sự cao cả và vẻ đẹp của sứ vụ Linh mục.»
II. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU.
Trong hai Huấn từ ngày 22.01.2002 và ngày 27.06.2009, khoảng cách thời gian gần 7 năm rưỡi, hai Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI đều nhắc đến ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’.
Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã viết: về Giáo hội Công giáo cũng được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam.
"Giáo hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào". Bởi thế "cộng đồng chánh trị và Giáo hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình". Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu "cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau". Vì "sự hợp tác lành mạnh nầy", Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng.
Ngày 27.06.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với 29 Giám mục Việt-Nam: về Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt-Nam công bố năm 1980 nhấn mạnh về "Giáo hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc". Khi đóng góp phần đặc thù của mình - là loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô -, Giáo hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, nhưng cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa. Sự tham gia của Giáo hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc Việt-Nam đang dần dần cởi mở đối với cộng đồng quốc tế.
Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo hội không bao giờ có thể châm chước cho mình việc thực thi Bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng Bác ái của mỗi Kitô hữu, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, số 29). »
Thật đáng tiếc: gần 7 năm rưỡi đã trôi qua và chưa biết đến bao lâu, đảng Cộng sản vẫn từ chối "sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị" để phát triển toàn diện con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Nhờ thế, và chỉ nhờ thế, toàn dân Việt-Nam mới có thể chống ngoại xâm.
Trong nhiệm vụ Giáo dục, các trường Công giáo, từ mẫu giáo đến đại học, đã đào tạo bao nhiêu chuyên viên các ngành cho Việt-Nam. Sau ngày 30.04.1975, các cơ sở giáo dục này bị ‘mượn’ và, đến nay, nhiều nơi đã biến thành những nơi ăn chơi, nhảy nhót. Hậu quả tất yếu là bao nhiêu trẻ em phải bỏ học và nền Giáo dục đã đi đến chổ mà báo chí quốc doanh không ngừng lên tiếng báo động.
III. MỘT ĐIỂM MỚI ĐÁNG LƯU Ý.
Sau khi xác tín ‘một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể’, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói tiếp: «Ngoài ra, tôi thấy cần nhấn mạnh rằng các tôn giáo không phải là một nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, vì các tôn giáo nhắm giúp mỗi người tự thánh hóa, và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo mong muốn quảng đại phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi.»
Đây là một trả lời đầy ý nghĩa cho những ai lên án bất công những tín hữu các tôn giáo lên tiếng đòi Tự do Tôn giáo hay đòi nhà cầm quyền trả lại tài sản của các Giáo hội là ‘phá hoại tình đoàn kết quốc gia’.
Trong thời gian này, các Vị đã dâng Thánh Lễ và viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, gặp riêng Đức Giáo Hoàng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm và tiếp xúc với các Thánh Bộ và Hội đồng Giáo hoàng. Mục đích ‘Ad limina’ là liên kết các Giám mục với Đức Thánh Cha, liên kết các Giáo hội địa phương với Giáo hội toàn cầu, như ước nguyện của Chúa Giêsu: “Xin cho mọi người nên một”.
Tuy nhiên, sự kiện quan trọng đáng lưu ý là cuộc gặp gỡ chung giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với các Giám mục Việt-Nam và ban Huấn từ gởi đến các Kitô hữu, lúc 12 giờ ngày 27.06.2009, tại Sảnh đường Công Nghị, trong dinh Tông Tòa.
Nhân dịp này, chúng ta suy tìm những điểm khác nhau, giống nhau và mới trong Huấn từ năm nay so với Huấn từ cách nay hơn 7 năm của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II ngày 22.01.2002 trong dịp ‘Ad limina’ lần trước.
I. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU.
1. Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã tiếp chung 26 Giám mục và 2 Linh mục Giám quản để trao Huấn từ vì tình trạng sức khoẻ không khả quan. Trong khi năm nay, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đọc Huấn từ của Người. Mặc dù, tham dự gặp gỡ chung lần này với Đức Thánh Cha, các thành viên đều là Hồng y hay Đức cha, nhưng, tại Việt-Nam, Giáo phận Phát diệm vẫn chưa có Giám mục Chính tòa cũng như hai Giáo phận Vinh và Thái bình vẫn chưa có Giám mục thay thế các Đức cha đã đến tuổi hồi hưu (Đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên (82 tuổi) và Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Sang (77 tuổi). Việc bổ nhiệm các Giám mục vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đảng Cộng sản chủ trương.
2. Năm 2002, sau khi chào mừng Đức Thánh Cha, cám ơn Tiền Nhân từ gần năm thế kỷ đã gieo Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội Đất Việt, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, cựu Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, khi nhắc đến Quê hương đang canh tân, Đức Cha đã nói: «Việt-Nam là quốc gia đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh tế thị trường, từ chủ thuyết cô lập tiến vào việc hội nhập với cộng đồng thế giới tự do. Thế nhưng, trong tiến trình đổi mới nầy Giáo Hội vẫn còn chưa được hưởng tất cả những tự do cần thiết.»
Năm nay, trong diễn từ chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, đã nói: «Hàng Giáo Phẩm địa phương được tạo lập vào một thời điểm mà Việt-Nam bị chia cắt trên bình diện chính trị, và điều đó đã kéo theo những hậu quả sâu đậm trong nhiều lãnh vực của xã hội trên Đất Nước chúng con. Phải chờ đến năm 1980, sau khi hai miền Nam, Bắc thống nhất vào năm 1975. Hội đồng Giám mục của cả nước Việt-Nam mới được khai sinh.»
Đêm khuya ngày 20 rạng 21.07.1954, Cộng sản Việt-Nam và Thực dân Pháp đã ký Hiệp định Genève để chia đôi Đất Nước Việt-Nam. Chánh phủ hợp pháp Việt-Nam do Thủ tướng Ngô đình Diệm điều hành quốc vụ nước Việt-Nam thống nhất, từ ải Nam Quan đến mũi Cà mau, đã không ký vào đó, vì trái với nguyện vọng của toàn dân Việt-Nam. Sự chia cắt Việt-Nam chỉ có giá trị chính trị, không ảnh hưởng đến Giáo hội Công giáo Việt-Nam luôn là một. Hai sự kiện sau đây chứng minh điều đó:
a.- Ngày 25.05.1925, Đức Thánh Cha Piô XII đặt chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, Đại diện Tòa Thánh để liên lạc giữa Rôma và các Giáo phận truyền giáo tại Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao, đặt Tòa Khâm sứ tại Huế. Năm 1951, Đức Khâm sứ John Dooley dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội.
Sau khi chiếm Miền Bắc, từ ngày 14.06.1955, chính quyền cộng sản Hà nội áp dụng sắc lệnh tôn giáo một cách triệt để khủng bố, de dọa, bỏ tù, chiếm đoạt tài sản, ly gián chia rẽ Giám mục, Linh mục và Giáo dân trong hoạt động mục vụ. Đức Khâm sứ không liên lạc được với các lãnh thổ khác thuộc quyền, nên, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tòa Thánh (Visiteur Apostolique) tại Sài gòn để có thể liên lạc được Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tòa Thánh ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, sau khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội trong một cơn bệnh nguy kịch và, vài tuần kế tiếp, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất khỏi Việt-Nam,, Tòa Thánh mới thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn với tân Khâm sứ Mario Brini.
b.- Đức Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc chuẩn bị thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’.
Ngày 24.11.1960, qua Tông Hiến ‘Chư Huynh Đáng Kính’ (Venerabilium Nostrorum), Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ với ba Giáo tỉnh: Hà nội, Huế và Sài gòn. Sắc chỉ được công bố ngày 08.12.1960, lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Do đó, Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt-Nam nói: «Giáo Hội tại Việt-Nam sắp cử hành một Năm Thánh đặc biệt kéo dài từ đại lễ các Thánh Tử vì đạo Việt-Nam, ngày 24.11.2009, đến ngày lễ Hiển Linh năm 2011… Rồi ngày 24 tháng 11 năm 2010, sẽ đánh dấu 50 năm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam bằng Tông Hiến ”Venerabilium Nostrorum” ký ngày 24 tháng 11 năm 1960. »
3. Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã tiếp chung 26 Giám mục và 2 Linh mục Giám quản trong khung cảnh «cộng đồng Công giáo Việt-Nam đã nỗ lực có những suy tư thần học, linh đạo và mục vụ của mình qua cùng nhịp với những biến cố trọng đại của Giáo hội như Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt cho Á châu, kinh nghiệm phong phú của Năm Thánh 2000… »
Năm 2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp chung 29 Giám mục trong bối cảnh «Cuộc gặp gỡ của chúng ta mang một ý nghĩa đặc biệt trong những ngày mà toàn thể Giáo hội mừng lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, và thật là một niềm an ủi lớn đối với tôi vì được biết những mối liên hệ sâu xa về lòng trung thành và yêu mến Giáo hội mà các tín hữu tại đất nước Anh Em vẫn nuôi dưỡng đối với Giáo hội và Giáo Hoàng. » và « cách đây vài ngày, Năm Linh mục đã bắt đầu. Năm này sẽ giúp làm nổi bật sự cao cả và vẻ đẹp của sứ vụ Linh mục.»
II. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU.
Trong hai Huấn từ ngày 22.01.2002 và ngày 27.06.2009, khoảng cách thời gian gần 7 năm rưỡi, hai Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI đều nhắc đến ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’.
Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã viết: về Giáo hội Công giáo cũng được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam.
"Giáo hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào". Bởi thế "cộng đồng chánh trị và Giáo hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình". Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu "cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau". Vì "sự hợp tác lành mạnh nầy", Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng.
Ngày 27.06.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với 29 Giám mục Việt-Nam: về Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt-Nam công bố năm 1980 nhấn mạnh về "Giáo hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc". Khi đóng góp phần đặc thù của mình - là loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô -, Giáo hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, nhưng cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa. Sự tham gia của Giáo hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc Việt-Nam đang dần dần cởi mở đối với cộng đồng quốc tế.
Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo hội không bao giờ có thể châm chước cho mình việc thực thi Bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng Bác ái của mỗi Kitô hữu, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, số 29). »
Thật đáng tiếc: gần 7 năm rưỡi đã trôi qua và chưa biết đến bao lâu, đảng Cộng sản vẫn từ chối "sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị" để phát triển toàn diện con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Nhờ thế, và chỉ nhờ thế, toàn dân Việt-Nam mới có thể chống ngoại xâm.
Trong nhiệm vụ Giáo dục, các trường Công giáo, từ mẫu giáo đến đại học, đã đào tạo bao nhiêu chuyên viên các ngành cho Việt-Nam. Sau ngày 30.04.1975, các cơ sở giáo dục này bị ‘mượn’ và, đến nay, nhiều nơi đã biến thành những nơi ăn chơi, nhảy nhót. Hậu quả tất yếu là bao nhiêu trẻ em phải bỏ học và nền Giáo dục đã đi đến chổ mà báo chí quốc doanh không ngừng lên tiếng báo động.
III. MỘT ĐIỂM MỚI ĐÁNG LƯU Ý.
Sau khi xác tín ‘một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể’, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói tiếp: «Ngoài ra, tôi thấy cần nhấn mạnh rằng các tôn giáo không phải là một nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, vì các tôn giáo nhắm giúp mỗi người tự thánh hóa, và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo mong muốn quảng đại phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi.»
Đây là một trả lời đầy ý nghĩa cho những ai lên án bất công những tín hữu các tôn giáo lên tiếng đòi Tự do Tôn giáo hay đòi nhà cầm quyền trả lại tài sản của các Giáo hội là ‘phá hoại tình đoàn kết quốc gia’.