Một thoáng suy nghĩ về Năm Linh Mục
Thấm thoát đã gần nửa năm tôi chuyển đến vùng truyền giáo mới mẻ với nhiệm vụ đào tạo cho các nhà truyền giáo tương lai và thêm làm tuyên uý cho một giáo xứ gồm nhiều sắc dân sinh sống. Người đời thường nói thuyền to thì sóng lớn. Một tu sĩ non trẻ thiếu kinh nghiệm như tôi khi chuyển đến vùng đất mới này với những tập tục đa đạng của nhiều sắc dân cộng thêm việc đồng hành với những chủng sinh vùng Nam Mỹ đã làm tôi mất ăn mất ngủ và ảnh hưởng lớn đến cả thể xác lẫn tinh thần. Tôi đã cố gắng vừa học hỏi vừa làm việc trong môi trường mới mẻ này như là một thách đố mới trong sứ vụ dù lắm lúc cũng muốn rút lui và xin làm nhiệm vụ khác.
Paraguay nói riêng và vùng Nam Mỹ nói chung ơn gọi lúc này vô cùng quí hiếm. Phần đông các ứng sinh đến từ các vùng nông thôn nên học vấn rất thấp và đối với họ, gia đình là chính, còn chuyện ơn gọi thuộc hàng thứ yếu. Không giống như những gia đình ở Công giáo Việt Nam nói riêng và vùng Á đông nói chung khi trong gia đình có một người con đi tu thì ai nấy đều vui mừng hãnh diện và vung đắp cho ơn gọi sớm đơm hoa kết trái. Người Paraguay thì khác. Chẳng những gia đình không hề khuyến khích cho con cái mình đi tu mà còn cố ngăn cản, gièm pha hay thậm chí chính những bậc cha mẹ thường điện thoại bảo con cái quay trở về! Bởi thế cách đây 4 năm khi con số tu sĩ khấn tạm của Dòng là 16 mà nay chỉ còn vỏn vẹn 1 khấn sinh thì thử hỏi lấy đâu ra số tu sĩ trẻ để bù lại cho 20 tu sĩ bệnh tật và qua đời trong những năm qua.
Những tháng vừa qua giáo hội công giáo tại Paraguay có những khủng hoảng niềm tin do một số vị giáo sĩ cao cấp đã gây gương mù gương xấu và để lại những hậu quả luân lý không mấy đẹp đẽ khiến từ trẻ đến già đặt ra nhiều nghi vấn. Bởi thế Hội Động Giám Mục Paraguay đã công khai xin lỗi và nhìn nhận những lỗi lầm đáng tiếc do một thiểu số giáo sỹ gây ra và xin mọi người tha thứ và cầu nguyện để vượt qua cơn mây mù giông tố này.
Ngày 19 tháng 6 vừa qua tại nhà thờ Chính Toà của giáo phận nơi tôi đang phục vụ, Đức Giám mục giáo phận đã chủ sự thánh lễ để khai mạc năm thánh linh mục với sự hiện diện đầy đủ các các linh mục trong giáo phận. Đây là một trong những giáo phận lớn nhất của Paraguay với số tín hữu công giáo khoảng 500 ngàn nhưng chỉ có khoảng hơn 40 linh mục mà đa số là linh mục Dòng người ngoại quốc. Nhìn qua đếm lại chỉ thấy hai anh em linh mục Việt Nam xấp sỉ 40 tuổi lại là những người trẻ nhất trong nhóm các linh mục. Có những vị linh mục truyền giáo đã từng làm việc ở đây gần 60 năm và giờ đây đã lụm khụm thấy mà thương. Các linh mục người bản xứ Paraguay lại là thiểu số. Có người hỏi liệu nếu các linh mục nước ngoài không đến đây nữa thì giáo hội Paraguay sẽ ra sao!. Dĩ nhiên giáo hội của Chúa sẽ không chết nhưng nếu sống thì sống èo ọt và hiện tại cũng đang èo ọt vì thiếu vắng những tấm tấm lòng quảng đại của những người bản xứ không muốn dấn thân trong cánh đồng truyền giáo. Năm Thánh Linh Mục là thời gian để nhìn lại cuộc sống linh mục với những điều hay, dở và vạch ra những dự định cho tương lai của giáo hội non trẻ này.
Sứ mạng truyền giáo ở các cộng đồng đa văn hoá
Ngoài việc đồng hành với các chủng sinh truyền giáo trong vai trò đào tạo, tôi cũng được bề trên và giám mục giáo phận bổ nhiệm làm tuyên uý cho các cộng đoàn đa sắc dân đang sống trong vùng cực Nam của Paraguay với nhiều văn hoá và tập tục khác nhau. Tôi muốn chia sẻ với anh chị em về sứ mạng truyền giáo đặc biệt này những chuyện dở khóc, dở cười mà tôi đã chứng kiến và thực hiện trong thời gian nửa năm qua.
Lâu nay tôi cứ tưởng rằng những người trí thức là không mê tín hoặc là ít mê tín so với những người kém trí thức. Nhưng khi làm việc với những người trí thức gốc Ấu châu và một số người Nhật hải ngoại mới thấy rằng tôi đã lầm. Có lẽ về phương diện kiến thức xã hội, những người trí thức có bằng kỹ sư, tiến sĩ nhưng về phương diện đức tin họ giống như những đứa trẻ mới chập chững tập đi. Phần đông trong số họ được rửa tội ngay từ nhỏ nhưng không bao giờ họ thực hành niềm tin của họ. Mãi đến khi có chuyện thì họ mới đến linh mục và vặn vẹo đủ điều với những câu hỏi tại sao. Ở vùng đất mà đôi đang làm việc có rất nhiều tôn giáo và giáo phái, trong đó có giáo phái chứng nhân Giê-hô-va đang hoạt động rất mạnh và tranh giành ảnh hưởng nên nhiều người công giáo yếu đức tin đã bị lôi cuốn, thuyết phục. Các giáo phái này có tài lực (tiền bạc, ngân khoản viện trợ từ nhiều nguồn), nhân lực (các mục sư có đôi có cặp) và hoạt động theo từng vùng nên dễ đạt được hiệu quả. Trong khi đó các linh mục công giáo một thân một mình coi sóc nhiều giáo điểm và thiếu sự cộng tác từ nhiều phía nên phần thua là cái chắc. Bản thân tôi nhiều khi cảm thấy lạc lỏng, buồn tẻ và nhục chí khi những con chiên của mình bị người ta lấy đi mất. Đau xót lắm nhưng biết làm sao vì mỗi người có sự lựa chọn tự do mà.
Một chuyện đau lòng muốn kể ra đây để anh chị em biết rằng những người được gọi là trí thức ấy đã thực hành niềm tin của họ thua cả những người nông dân chất phát quê mùa chỉ biết làm dấu thánh giá và đọc kinh Lạy Cha. Số là mẹ của một anh kỹ sư công giáo người Đức qua đời trong vùng tôi phụ trách. Anh ta đã đến mời tôi cử hành nghi thức an táng cho bà. Tôi đã đến gia đình anh và cử hành nghi thức thật sốt sắng với cả tấm chân tình. Tuy nhiên, khi đưa xác bà ra mộ, anh ta lại mời vị mục sư tin lành để làm phép hạ huyệt và ngày sau đó những người thuộc giáo phái chứng nhân Giê-hô-va đến giảng kinh. Khi biết được chuyện đó, lòng tôi buồn rười rượi và thầm thĩ cầu xin Chúa tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm.
Rồi mới đây tôi được mời làm phép xác cho một cựu quận trưởng bị mafia ám sát. Người ta nói với tôi rằng ông cựu quận trưởng này rất tốt và sống chính trực. Khi tôi đến Nhà Tang Lễ dành cho những VIP trong chính quyền để cử hành nghi thức an táng, tôi đã thấy nhiều người khóc than và cứ tưởng là thật. Sau khi hoàn tất công việc và tôi hỏi hai người đàn bà đứng bên quan tài là ai thì người ta trả lời với tôi rằng một người là vợ và người kia là người tình và cả hai đang là nghi phạm trong vụ ám sát tình tiền này. Tôi lại bị lừa. Theo cách nói của cha Phêrô Khảm, niềm tin bị đánh cắp!
Một chuyện không biết là vui hay buồn cũng xin tâm sự với anh chị em để biết công việc không mấy dễ dàng mà tôi đang dấn bước để anh chị em hiệp thông cầu nguyện cho tôi. Số là khi tôi chuẩn bị dâng thánh lễ thì có hai phụ nữ Nhật chạy vào để xin tôi làm phép nhà cho họ. Như anh chị em biết người Nhật ở hải ngoại sống rất khép kín, biệt lập và luôn giữ tập tục của họ. Trong vòng 5 phút trước khi tôi dâng thánh lễ, họ vắn tắt kể cho tôi nghe những điều xui xẻo xảy ra với gia đình họ trong thời gian qua mà họ cho rằng có ai trù yểm họ khi quăng một xác sapo (con cóc) hay feto (thai nhi) không có cái đầu vào nhà họ. Họ nói tiếng Tây Ban Nha giọng Nhật nên tôi đã hiểu lầm sapo (con cóc) thành feto (thai nhi). Sau thánh lễ ban tối, tôi tức tốc đến nhà họ với môt nữ tu lớn tuổi người Paraguay để làm phép nhà và cứ đinh ninh rằng đó là thai nhi và hỏi họ đã để thai nhi đó ở đâu. Họ bảo là quăng đi mất rồi nên tôi bảo với họ là hãy cố gắng tìm lại và chôn cất cho tử tế rồi làm tuần cửu nhật cầu nguyện để xin ơn tha thứ. Trên đường về, vị nữ tu Paraguay mới kể với tôi rằng đối với Nhật, con cóc là một điềm xấu và hỏi tôi tại sao tôi bảo họ phải đi tìm con cóc để chôn! Té ra là tôi nhầm chữ nghĩa, một cái nhầm đáng tiếc và ngày hôm sau đó tôi đã nhắn với vị nữ tu này đến giải thích về sự nhầm lẫn đáng tiếc của tôi cho người phụ nữ Nhật kẻo họ cho rằng tôi là linh mục công giáo mà mê tín dị đoan.
Còn biết bao nhiêu chuyện dở khóc, dở cười ở lĩnh vực truyền giáo mới mẻ này. Thật đúng là thuyền lớn thì sóng to. Sống ở vùng đa sắc dân, đa văn hoá này mỗi ngày tôi được học nhiều điều mới mẻ và cũng phải trả những giá khá đắt. Trong Năm Thánh Linh Mục, xin anh chị em cầu nguyện thật nhiều cho vị linh mục yếu đuối và thiếu kinh nghiệm này để tôi có đủ khả năng và đức độ nhằm chống chọi và vượt qua những khó khăn thử thách trong môi trường đa văn hoá.
Paraguay, Kỷ niệm ngày khấn Dòng
Thấm thoát đã gần nửa năm tôi chuyển đến vùng truyền giáo mới mẻ với nhiệm vụ đào tạo cho các nhà truyền giáo tương lai và thêm làm tuyên uý cho một giáo xứ gồm nhiều sắc dân sinh sống. Người đời thường nói thuyền to thì sóng lớn. Một tu sĩ non trẻ thiếu kinh nghiệm như tôi khi chuyển đến vùng đất mới này với những tập tục đa đạng của nhiều sắc dân cộng thêm việc đồng hành với những chủng sinh vùng Nam Mỹ đã làm tôi mất ăn mất ngủ và ảnh hưởng lớn đến cả thể xác lẫn tinh thần. Tôi đã cố gắng vừa học hỏi vừa làm việc trong môi trường mới mẻ này như là một thách đố mới trong sứ vụ dù lắm lúc cũng muốn rút lui và xin làm nhiệm vụ khác.
Paraguay nói riêng và vùng Nam Mỹ nói chung ơn gọi lúc này vô cùng quí hiếm. Phần đông các ứng sinh đến từ các vùng nông thôn nên học vấn rất thấp và đối với họ, gia đình là chính, còn chuyện ơn gọi thuộc hàng thứ yếu. Không giống như những gia đình ở Công giáo Việt Nam nói riêng và vùng Á đông nói chung khi trong gia đình có một người con đi tu thì ai nấy đều vui mừng hãnh diện và vung đắp cho ơn gọi sớm đơm hoa kết trái. Người Paraguay thì khác. Chẳng những gia đình không hề khuyến khích cho con cái mình đi tu mà còn cố ngăn cản, gièm pha hay thậm chí chính những bậc cha mẹ thường điện thoại bảo con cái quay trở về! Bởi thế cách đây 4 năm khi con số tu sĩ khấn tạm của Dòng là 16 mà nay chỉ còn vỏn vẹn 1 khấn sinh thì thử hỏi lấy đâu ra số tu sĩ trẻ để bù lại cho 20 tu sĩ bệnh tật và qua đời trong những năm qua.
Những tháng vừa qua giáo hội công giáo tại Paraguay có những khủng hoảng niềm tin do một số vị giáo sĩ cao cấp đã gây gương mù gương xấu và để lại những hậu quả luân lý không mấy đẹp đẽ khiến từ trẻ đến già đặt ra nhiều nghi vấn. Bởi thế Hội Động Giám Mục Paraguay đã công khai xin lỗi và nhìn nhận những lỗi lầm đáng tiếc do một thiểu số giáo sỹ gây ra và xin mọi người tha thứ và cầu nguyện để vượt qua cơn mây mù giông tố này.
Ngày 19 tháng 6 vừa qua tại nhà thờ Chính Toà của giáo phận nơi tôi đang phục vụ, Đức Giám mục giáo phận đã chủ sự thánh lễ để khai mạc năm thánh linh mục với sự hiện diện đầy đủ các các linh mục trong giáo phận. Đây là một trong những giáo phận lớn nhất của Paraguay với số tín hữu công giáo khoảng 500 ngàn nhưng chỉ có khoảng hơn 40 linh mục mà đa số là linh mục Dòng người ngoại quốc. Nhìn qua đếm lại chỉ thấy hai anh em linh mục Việt Nam xấp sỉ 40 tuổi lại là những người trẻ nhất trong nhóm các linh mục. Có những vị linh mục truyền giáo đã từng làm việc ở đây gần 60 năm và giờ đây đã lụm khụm thấy mà thương. Các linh mục người bản xứ Paraguay lại là thiểu số. Có người hỏi liệu nếu các linh mục nước ngoài không đến đây nữa thì giáo hội Paraguay sẽ ra sao!. Dĩ nhiên giáo hội của Chúa sẽ không chết nhưng nếu sống thì sống èo ọt và hiện tại cũng đang èo ọt vì thiếu vắng những tấm tấm lòng quảng đại của những người bản xứ không muốn dấn thân trong cánh đồng truyền giáo. Năm Thánh Linh Mục là thời gian để nhìn lại cuộc sống linh mục với những điều hay, dở và vạch ra những dự định cho tương lai của giáo hội non trẻ này.
Sứ mạng truyền giáo ở các cộng đồng đa văn hoá
Ngoài việc đồng hành với các chủng sinh truyền giáo trong vai trò đào tạo, tôi cũng được bề trên và giám mục giáo phận bổ nhiệm làm tuyên uý cho các cộng đoàn đa sắc dân đang sống trong vùng cực Nam của Paraguay với nhiều văn hoá và tập tục khác nhau. Tôi muốn chia sẻ với anh chị em về sứ mạng truyền giáo đặc biệt này những chuyện dở khóc, dở cười mà tôi đã chứng kiến và thực hiện trong thời gian nửa năm qua.
Lâu nay tôi cứ tưởng rằng những người trí thức là không mê tín hoặc là ít mê tín so với những người kém trí thức. Nhưng khi làm việc với những người trí thức gốc Ấu châu và một số người Nhật hải ngoại mới thấy rằng tôi đã lầm. Có lẽ về phương diện kiến thức xã hội, những người trí thức có bằng kỹ sư, tiến sĩ nhưng về phương diện đức tin họ giống như những đứa trẻ mới chập chững tập đi. Phần đông trong số họ được rửa tội ngay từ nhỏ nhưng không bao giờ họ thực hành niềm tin của họ. Mãi đến khi có chuyện thì họ mới đến linh mục và vặn vẹo đủ điều với những câu hỏi tại sao. Ở vùng đất mà đôi đang làm việc có rất nhiều tôn giáo và giáo phái, trong đó có giáo phái chứng nhân Giê-hô-va đang hoạt động rất mạnh và tranh giành ảnh hưởng nên nhiều người công giáo yếu đức tin đã bị lôi cuốn, thuyết phục. Các giáo phái này có tài lực (tiền bạc, ngân khoản viện trợ từ nhiều nguồn), nhân lực (các mục sư có đôi có cặp) và hoạt động theo từng vùng nên dễ đạt được hiệu quả. Trong khi đó các linh mục công giáo một thân một mình coi sóc nhiều giáo điểm và thiếu sự cộng tác từ nhiều phía nên phần thua là cái chắc. Bản thân tôi nhiều khi cảm thấy lạc lỏng, buồn tẻ và nhục chí khi những con chiên của mình bị người ta lấy đi mất. Đau xót lắm nhưng biết làm sao vì mỗi người có sự lựa chọn tự do mà.
Một chuyện đau lòng muốn kể ra đây để anh chị em biết rằng những người được gọi là trí thức ấy đã thực hành niềm tin của họ thua cả những người nông dân chất phát quê mùa chỉ biết làm dấu thánh giá và đọc kinh Lạy Cha. Số là mẹ của một anh kỹ sư công giáo người Đức qua đời trong vùng tôi phụ trách. Anh ta đã đến mời tôi cử hành nghi thức an táng cho bà. Tôi đã đến gia đình anh và cử hành nghi thức thật sốt sắng với cả tấm chân tình. Tuy nhiên, khi đưa xác bà ra mộ, anh ta lại mời vị mục sư tin lành để làm phép hạ huyệt và ngày sau đó những người thuộc giáo phái chứng nhân Giê-hô-va đến giảng kinh. Khi biết được chuyện đó, lòng tôi buồn rười rượi và thầm thĩ cầu xin Chúa tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm.
Rồi mới đây tôi được mời làm phép xác cho một cựu quận trưởng bị mafia ám sát. Người ta nói với tôi rằng ông cựu quận trưởng này rất tốt và sống chính trực. Khi tôi đến Nhà Tang Lễ dành cho những VIP trong chính quyền để cử hành nghi thức an táng, tôi đã thấy nhiều người khóc than và cứ tưởng là thật. Sau khi hoàn tất công việc và tôi hỏi hai người đàn bà đứng bên quan tài là ai thì người ta trả lời với tôi rằng một người là vợ và người kia là người tình và cả hai đang là nghi phạm trong vụ ám sát tình tiền này. Tôi lại bị lừa. Theo cách nói của cha Phêrô Khảm, niềm tin bị đánh cắp!
Một chuyện không biết là vui hay buồn cũng xin tâm sự với anh chị em để biết công việc không mấy dễ dàng mà tôi đang dấn bước để anh chị em hiệp thông cầu nguyện cho tôi. Số là khi tôi chuẩn bị dâng thánh lễ thì có hai phụ nữ Nhật chạy vào để xin tôi làm phép nhà cho họ. Như anh chị em biết người Nhật ở hải ngoại sống rất khép kín, biệt lập và luôn giữ tập tục của họ. Trong vòng 5 phút trước khi tôi dâng thánh lễ, họ vắn tắt kể cho tôi nghe những điều xui xẻo xảy ra với gia đình họ trong thời gian qua mà họ cho rằng có ai trù yểm họ khi quăng một xác sapo (con cóc) hay feto (thai nhi) không có cái đầu vào nhà họ. Họ nói tiếng Tây Ban Nha giọng Nhật nên tôi đã hiểu lầm sapo (con cóc) thành feto (thai nhi). Sau thánh lễ ban tối, tôi tức tốc đến nhà họ với môt nữ tu lớn tuổi người Paraguay để làm phép nhà và cứ đinh ninh rằng đó là thai nhi và hỏi họ đã để thai nhi đó ở đâu. Họ bảo là quăng đi mất rồi nên tôi bảo với họ là hãy cố gắng tìm lại và chôn cất cho tử tế rồi làm tuần cửu nhật cầu nguyện để xin ơn tha thứ. Trên đường về, vị nữ tu Paraguay mới kể với tôi rằng đối với Nhật, con cóc là một điềm xấu và hỏi tôi tại sao tôi bảo họ phải đi tìm con cóc để chôn! Té ra là tôi nhầm chữ nghĩa, một cái nhầm đáng tiếc và ngày hôm sau đó tôi đã nhắn với vị nữ tu này đến giải thích về sự nhầm lẫn đáng tiếc của tôi cho người phụ nữ Nhật kẻo họ cho rằng tôi là linh mục công giáo mà mê tín dị đoan.
Còn biết bao nhiêu chuyện dở khóc, dở cười ở lĩnh vực truyền giáo mới mẻ này. Thật đúng là thuyền lớn thì sóng to. Sống ở vùng đa sắc dân, đa văn hoá này mỗi ngày tôi được học nhiều điều mới mẻ và cũng phải trả những giá khá đắt. Trong Năm Thánh Linh Mục, xin anh chị em cầu nguyện thật nhiều cho vị linh mục yếu đuối và thiếu kinh nghiệm này để tôi có đủ khả năng và đức độ nhằm chống chọi và vượt qua những khó khăn thử thách trong môi trường đa văn hoá.
Paraguay, Kỷ niệm ngày khấn Dòng