ĐỨC ÁI KHI LÀM MỤC VỤ
Em thân mến,
Đức Ái của linh mục không chỉ có khi tiếp xúc với giáo dân hay bất cứ người nào khác, nhưng Đức Ái vẫn cứ luôn hiện diện nơi con người của linh mục, và do đó mà khi linh mục làm bất cứ việc gì dù lớn hay nhỏ, dù quan trọng hay không quan trọng, dù dạy dỗ hay làm những công việc khác, thì trên mỗi công việc đều thể hiện Đức Ái của các ngài trước tiên.
Công việc hằng ngày của linh mục là dâng thánh lễ và suy niệm, đôi lúc có dạy dỗ các giáo dân trong họ đạo hoặc làm công tác mục vụ ở trường học, nhưng việc quan trọng nhất mà các linh mục phải làm, đó là công tác mục vụ trong giáo xứ của mình, hoặc nơi các cộng đoàn đã được giao phó cho các ngài. Cho nên, công tác mục vụ của các linh mục cần phải nổi bật lên một tấm lòng nhân hậu và khiêm tốn, bởi vì không một linh mục nào có thể thành công trong mục vụ được nếu linh mục ấy không thực hành Đức Ái của mình, đây là điều mà các thánh linh mục đã từng cảm nghiệm khi các ngài phục vụ Chúa nơi con người được giáo phó cho các ngài, chẳng hạn như thánh Thánh Francis of Assisi nói: “Ở nơi chỗ đầy hận thù, con phải gieo xuống hạt yêu thương.” Và ngài cũng xác tín rằng: “Yêu chính là Thiên Chúa phát ra tia lửa trên con người.” Do đó, mà trong công việc mục vụ hằng ngày, các linh mục cũng luôn phải làm thế nào để thực hiện Đức Ái nơi giáo xứ của mình, để mỗi một giáo dân của ngài luôn nhìn thấy khuôn mặt yêu thương của Chúa Giê-su nơi cha sở và nơi các linh mục của mình.
Mục vụ bao gồm tất cả những gì liên quan đến công tác truyền giáo của linh mục, từ cử hành thánh lễ, ngồi tòa giải tội, hoặc dạy dỗ các lớp giáo lý trong giáo xứ của mình, vì qua những công việc mục vụ này mà linh mục thể hiện tình yêu của Chúa Giê-su trên con người của ngài với các giáo dân. Tóm lại, mục vụ được gói trọn trong ba nhiệm vụ mà Giáo Hội đã trao phó cho các linh mục thông qua vị giám mục của họ, đó là nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản.
a. Đức Ái trong nhiệm vụ giảng dạy.
Thánh công đồng chung Vatican II dạy rằng: “Các giám mục và các linh mục, các cộng sự viên của các ngài, có nhiệm vụ số một là loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho tất cả mọi người theo lệnh của Chúa Ki-tô” ( Sách GLCG số 1888.)Có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng tức là rao giảng Lời Chúa cho tất cả mọi người, đó chính là nhiệm vụ và là trách nhiệm của linh mục, là căn tính của linh mục, do đó, khi mà một linh mục không làm tròn nhiệm vụ rao giảng của mình thì chắc chắn ngài trở thành một cái xác không hồn, hoặc khi giảng dạy mà ngài không có Đức Ái, thì lời giảng dạy của ngài sẽ như thanh la chũm chọe mà thôi.
Đức Ái trong nhiệm vụ giảng dạy đòi hỏi các linh mục phải có sự tế nhị để nhận ra, hoặc nhìn thấy đối tượng của mình là những giáo dân đang rất thiếu thốn giáo lý hoặc Lời Chúa, để khi giảng dạy ngài không la lối thóa mạ, không giận dữ chỉ trích, nhưng bày tỏ thái độ hiền hòa trong cách giảng dạy và khiêm tốn trong lời giảng của mình.
Nhiệm vụ giảng dạy của linh mục không chỉ bằng lời mà thôi, nhưng còn bằng cuộc sống của mình nữa, mà dấu chỉ rõ ràng nhất để lôi kéo và hấp dẫn giáo dân nghe và bắt chước mình đó là Đức Ái:
- Đức Ái làm cho nhiệm vụ giảng dạy của linh mục trở thành niềm vui.
- Đức Ái làm cho nhiệm vụ giảng dạy của linh mục trở thành giòng suối mát chảy vào tâm hồn tín hữu.
- Đức Ái làm cho lời giảng dạy của linh mục như ngọn lửa yêu thương, cháy phầng phầng trong tâm hồn tín hữu.
- Đức Ái của linh mục làm cho cuộc sống của ngài nên giống Chúa Giê-su hơn.
b. Đức Ái trong nhiệm vụ thánh hóa.
Muốn thánh hóa người khác thì trước hết phải thánh hóa chính mình, nghĩa là mình phải trở thành nhà mô phạm cho người khác, rồi mới chỉ bảo hướng dẫn người khác học làm người tốt.
Linh mục được giám mục trao cho quyền thánh hóa, tức là được cử hành bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống Giáo Hội, các ngài thánh hiến Giáo Hội bằng lời cầu nguyện và các việc làm gương sáng của mình, do đó mà linh mục cần phải có một đời sống gương mẫu như Chúa Giê-su –là đường là sự thật và là sự sống- để trở nên người được thánh hóa cách riêng cho Thiên Chúa và để trở nên tấm bánh cho cộng đoàn nơi ngài thi hành sứ mạng thánh hóa hưởng dùng.
Thánh công đồng chung Vartican II đã nhấn mạnh và khuyên nhủ các linh mục rằng: “Đừng làm như những lãnh chúa đối với những người được ủy thác cho phần coi sóc của mình, nhưng bằng cách trở thành những gương mẫu cho đàn chiên. Như vậy, họ sẽ cùng với đàn chiên được trao phó, đạt tới sự sống đời đời.” ( Sách GLCG số 893.) Lời nhắn nhủ rất tế nhị này của công đồng chung đáng làm cho các linh mục phải suy gẫm và xét mình, bởi vì từ ngày được chọn vào hàng ngũ công hầu danh tướng của Chúa –hàng giáo sĩ- thì linh mục thực sự được bao lần dang tay đón nhận người tội lỗi trở về với Chúa, ngài có bao nhiêu lần lỗi phạm Đức Ái với đoàn chiên mà Giáo Hội đã trao cho ngài, hay các linh mục chăm nom đoàn chiên như những người làm thuê, hoặc như các lãnh chúa trong giáo xứ của mình.
Nhiệm vụ thánh hóa là ban phát ân sủng của Thiên Chúa cho nhân loại, mà cụ thể là các giáo dân trong giáo xứ của mình, chính khi cử hành bí tích Thánh Thể -trung tâm của Đức Ái- thì linh mục càng thấy rõ hơn bất cứ người nào về mầu nhiệm tình yêu mà Chúa Giê-su đã thực hiện trong bí tích Thánh Thể, bởi lẽ, nếu ngài –linh mục- không thực sự trở nên tấm bánh cho giáo dân hưởng dùng, tức là nếu ngài không thực hiện Đức Ái cách chân thật giữa cộng đoàn, thì việc ngài đọc lời truyền phép trên bánh và rượu sẽ là một xúc phạm lớn với Chúa Giê-su Thánh Thể, cho nên khi ban phát Mính Thánh Chúa cho giáo dân thì cũng là khi linh mục ban phát Đức Ái của mình cho họ, bởi vì như lời thánh Francis of Assisi đã nói: “Chỉ mong con yêu Ngài đến chết, bởi vì Ngài tự nguyện chết vì yêu con.” Chúa Giê-su vì yêu nhân loại cho đến chết, và đã trở nên bánh trường sinh nuôi sống các linh hồn như thế nào, thì các linh mục cũng vì yêu mến Chúa Giê-su mà hiến thân cho đoàn chiên của mình như vậy, tức là đem Đức Ái chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với giáo dân của mình.
Nhiệm vụ thánh hóa còn đòi hỏi các linh mục phải hết sức thánh hóa mình trước bằng cầu nguyện, suy ngắm Lời Chúa và thực hành Đức Ái, bởi vì nếu không thích cầu nguyện hoặc cầu nguyện cách hời hợt cho có lệ thì không thể tìm được thánh ý Chúa trong lời của Ngài, và một khi không tìm được ý Chúa thì khó mà thực hành Đức Ái trong cuộc sống hiến dâng cách trọn vẹn được.
c. Đức Ái trong nhiệm vụ cai quản.
Nói đến cai quản là nói đến quyền hành, quyền hành này được trao cho toàn quyền hay một phần quyền hạn tùy theo nhu cầu chức vụ, để thi hành nhiệm vụ cai quản của mình, nhưng mà hể có quyền cai quản thì cũng đồng thời có quyền hạch sách và nhũng nhiễu quần chúng. Thế nhưng, quyền cai quản trong Hội Thánh là quyền để phục vụ, như lời dạy của thánh công đồng Vatican II rằng: “Các giám mục dẫn dắt các Giáo Hội riêng biệt của mình, như những vị đại diện và những đặc sứ của Chúa Ki-tô, bằng các lời khuyên, các lời khuyến khích và gương sáng của mình, nhưng cũng bằng uy quyền của mình, và bằng việc hành sử quyền hành linh thánh của mình.” ( Sách GLCG số 894.)
Đức giám mục đã chia sẻ quyền hành cai quản này lại cho các linh mục là những cộng sự viên đắc lực của mình, cho nên các linh mục cũng phải sử dụng quyền cai quản này để xây dụng theo tinh thần phục vụ của Thầy mình là Chúa Giê-su Ki-tô.
Không như quyền cai quản của quân đội thuộc cấp chỉ biết tuân lệnh thượng cấp, các linh mục cai quản giáo xứ của mình trong tinh thần yêu thương hơn là đe nạt, phục vụ hơn là được phục vụ và sai khiến, bởi vì Chúa Giê-su đến không phải để được phục vụ, mà là phục vụ người khác.
Đức Ái của các linh mục trong nhiệm vụ cai quản cần phải lấy tình yêu thương mà quản trị, lấy sự công bằng mà đối đãi với mỗi giáo dân không phân biệt giàu nghèo, đạo mới hay đạo cũ, hoặc có công trạng hay không công trạng với giáo xứ, bởi vì các linh mục là những “vị mục tử tốt lành sẽ là mẫu mực và khuôn đúc cho nhiệm vụ chủ chăn của các giám mục...” có như thế vai trò chủ chăn của các ngài mới thật sự nên giống Chúa Giê-su.
Có một vài mục tử cai quản giáo xứ của mình như một chủ nhân ông, lợi dụng lòng quý mến của giáo dân đối với linh mục nên sai khiến họ bất kể ngày giờ, miễn là được việc của mình mà thôi. Hoặc là có một vài giáo xứ mà mỗi khi nhắc đến cha sở của mình thì lắc đầu ngao ngán, vì ngài cai quản giáo xứ mà không như cai quản, ngài làm cha sở mà không hề xử lý công việc của nhà xứ, vì tất cả mọi việc đều ủy quyền cho cô thư ký thay ngài làm tất cả mọi việc: giáo dân muốn gặp cha sở để bàn chuyện tâm linh của mình thì phải hỏi cô thư ký, cô cho gặp cha thì gặp không cho thì giáo dân không thể gặp; có những chuyện mà đáng lẽ phải đích thân giải quyết như xưng tội, thì cũng phải qua sự đồng ý của thư ký, vì cha sở luôn bận rộn tối ngày: khi thì đi phố, khi thì đi họp tại tòa giám mục, khi thì bận họp công tác, khi thì bận đi nghỉ.v.v...nghĩa là những công việc “bận và họp” của ngài không ở trong giáo xứ, mà ở đâu đâu chỉ có Chúa biết và cô thư ký biết mà thôi, cho nên lâu ngày giáo dân không nhìn thấy được hướng đi cho giáo xứ, ngài chỉ biết làm những gì mà trong giáo xứ đã có sẵn, và rồi khi được giáo dân góp ý việc xây dựng giáo xứ, thì ngài gạt bỏ và nói: bày vẻ làm gì thêm mệt. Thái độ tiêu cực ấy bày tỏ cho giáo dân biết ngài không yêu mến giáo xứ của ngài, ngài đến hình như bị ép buộc và vì bổn phận mà làm, chứ không có hứng thú gì với công việc mục vụ của giáo xứ mình.
Chủ chăn tốt lành vì đàn chiên mà hy sinh mạng sống của mình, một mục tử tốt lành thì luôn nhân hậu với đàn chiên, không ngần ngại lắng nghe những tỏ bày tâm sự của họ, và đùm bọc họ như người cha chăm sóc đứa con yêu quý của mình, đó chính là Đức Ái, Đức Ái làm cho linh mục trở nên những mục tử tốt lành như ý Chúa Giê-su mong muốn. Thánh Phan-xi-cô Khó Nghèo đã nói: “Các thánh yêu người thì không coi phải yêu ai, mà đơn giản là vì ai mà thực hành đức ái.” ( Sách GLCG, số 1563.)đó chính là lời hướng dẫn các linh mục trong nhiệm vụ cai quản của mình, bởi vì trong công việc cai quản giáo xứ của chủ chăn, giữa đông đảo giáo dân thì có một vài linh mục chọn người nào đó để giúp đỡ và để được giúp đỡ, cho nên giáo xứ của ngài lắm lời qua tiếng lại trong giáo dân là cha sở không công bằng, yêu người này ghét bỏ người kia...
Thánh công đồng Vatican II nói về chức linh mục như sau: “Chức vụ của các linh mục, xét như đó là chức năng được kết hợp với hàng giám mục thì dự phần vào uy quyền của Chúa Ki-tô, uy quyền mà ngài dùng để xây dựng, thánh hóa và cai quản Nhiệm Thể của Ngài.” Một linh mục hiểu rõ được giáo xứ mà mình được sai đến phục vụ, không còn là một cộng đoàn xa lạ, cũng không phải chỉ là một giáo xứ thuần túy tôn giáo, mà giáo xứ còn là một Nhiệm Thể của Chúa Giê-su, do đó mà linh mục không còn cai quản theo kiểu quyền hành nữa, nhưng là phục vụ những chi thể của thân thể mầu nhiệm của Chúa mà linh mục là một trong những chi thể ấy...
Khi lấy Đức Ái ra để đối đãi với người khác, thì chính là đối đãi với bản thân mình vậy.
MẪU GƯƠNG ĐỨC ÁI CỦA LINH MỤC
Em thân mến,
Là linh mục của Chúa Giê-su Ki-tô, trong cuộc đời tận hiến của mình, ngoài Chúa Giê-su ra, thì có rất nhiều mẫu gương về Đức Ái để cho các linh mục học hỏi bắt chước, nhưng có lẽ gần gủi nhất và dễ thương nhất, chính là Đức Mẹ Maria mẹ của Chúa Giê-su, và thêm mẫu gương khác đó chính là thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng của các cha sở và của các linh mục.
Hai mẫu gương này đều là mẫu gương tuyệt hảo về Đức Ái, mà trong cuộc sống ở trần gian các ngài đã trở thành những tấm gương phản chiếu tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su trong cuộc đời của các ngài, mà tinh thần Phúc Âm thì gói trọn trong hai chử Yêu Thương, tức là Đức Ái.
1. Đức Ái của Đức Mẹ Maria.
Tất cả các thánh trên thiên đàng, không có một vị thánh nào mà không yêu mến Đức Mẹ Maria, tất cả những người được gọi là thánh thiện trong Giáo Hội Công Giáo, không một ai mà không biết Đức Mẹ Maria, và không một linh mục nào của Chúa Giê-su mà lại không biết người Mẹ tuyệt vời ấy của mình, nhưng điều anh muốn nói ở đây là tất cả các linh mục đều biết đến Đức Mẹ Maria, nhưng các ngài có bắt chước các nhân đức và gương sáng của Mẹ, để đời sống tận hiến của mình được thêm thú vị không ? Bởi vì có rất nhiều người –trong đó có cả linh mục- rất yêu mến Đức Mẹ Maria, đọc kinh lần chuổi Mân Côi, cầu xin với Mẹ rất nhiều điều, nhưng rất ít có người cầu xin cho được bắt chước các nhân đức của Mẹ, để sống tốt lành hơn trong cuộc sống của mình.
Cuộc đời của Đức Mẹ Maria là bản tóm gọn Phúc Âm của Chúa Giê-su, cuộc sống của Đức Mẹ Maria tràn đầy Đức Ái đối với tha nhân, từ khi Mẹ có trí khôn cho đến ngày được Thiên Chúa đưa Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác. Cuộc đời của Đức Mẹ Maria là cuốn phim sống động của những người tận hiến cho Thiên Chúa, nhất là các linh mục, để các ngài qua trung gian của Đức Mẹ Maria mà trở thành những môn đệ tốt lành của Chúa Giê-su, và mục tử nhân hậu của đoàn chiên mình.
Đức Ái của Đức Mẹ Maria được thể hiện rõ ràng nhất trong ba sự việc xảy ra trong đời của Mẹ, đó là:
1. Đi thăm bà Ê-li-sa-bét.
2. Tham dự tiệc cưới ở Ca-na.
3. Dưới chân Thánh Giá Chúa.
mà mỗi linh mục nên suy gẫm và cám ơn Thiên Chúa đã gởi đến cho các ngài một mẫu gương tuyệt vời về đàng nhân đức, đặc biệt là Đức Ái và đức khiêm nhường. Như lời thánh công đồng Vatican II dạy rằng: “Đúng thế, Trinh Nữ Đức Mẹ Maria được công nhận và tôn kính là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu Chuộc. Mẹ cũng thật sự là “Mẹ các chi thể Chúa Ki-tô”, vì đã đã cộng tác bằng Đức Ái của mình bằng việc sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội, những chi thể của Đầu này...” ( Sách GLCG, số 963.)
a. Đức Ái khi Mẹ đi phục vụ bà Ê-li-sa-bét.
Tin Mừng của thánh Lu-ca thuật lại rằng: sau khi được sứ thần truyền tin mang thai Đấng Cứu thế, thì Đức Mẹ Maria vội vã lên đường, đến miền núi, để thăm và giúp đỡ người chị họ là bà Ê-li-sa-bét, vì bà đang mang thai gần đến ngày sinh nở, và Mẹ đã ở lại đó độ ba tháng rồi trở về ( Lc 1, 39-45.).
Sự mau mắn ra đi để phục vụ tha nhân của Đức Mẹ Maria là một biểu hiệu Đức Ái rất mãnh liệt, chính lòng yêu mến Chúa thôi thúc Mẹ thực hành Đức Ái với tất cả tâm hồn, và vì Đức Ái này mà Mẹ càng thêm khiêm tốn hơn trong việc phục vụ tha nhân, mặc dù thân phận của Mẹ bây giờ đã khác trước, đó là thân phân cao sang: Mẹ Thiên Chúa. Mặc dù Mẹ không hề nói ra những việc mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi bản thân Mẹ, nhưng Thiên Chúa là Đấng luôn bảo vệ người công chính đã làm thay điều này thay cho Mẹ, khi bà Ê-li-sa-bét cất tiếng ca ngợi: “Em được chúc phúc hơn mọi người nữ, và người con em mang thai cũng được chúc phúc.” ( Lc 1, 42.) Ba tháng ở trong nhà chị họ nơi miền núi, Đức Mẹ Maria đã phục vụ với tất cả lòng yêu mến, cuộc sống ở miền núi thì khác hẳn ở miền xuôi, và công việc phục vụ người đàn bà mang thai sắp đến ngày sinh nở lại càng mệt nhọc và phức tạp hơn, nhưng Đức Mẹ Maria đã không ngần ngại phục vụ trong tinh thần khiêm tốn ngập tràn Đức Ái.
Được sai phái đến một giáo xứ bởi giám mục của mình, linh mục giống như Đức Mẹ Maria vội vã ra đi vì Đức Ái để phục vụ, chứ không vì thân phận là một giám đốc, và càng không phải là một ông quan quyền thế võng lọng đón đưa đến giáo xứ mới, rồi sau đó dù chưa tiếp xúc với giáo dân, chưa nắm rõ tình hình giáo xứ, thì đã bày tỏ quyền hành của mình qua lời nói và cử chỉ thái độ gây một ấn tượng không mấy tốt đẹp cho giáo dân mới của mình. Phục vụ với tâm tình khiêm tốn –dù mình là cha sở- và hành xử với tất cả Đức Ái của một linh mục, thì dù cho linh mục không có nhiều tài năng trổi vượt, thì ngài cũng được giáo dân vui mừng hoan hỉ, vì ngài đã trở nên giống Đức Mẹ Maria phục vụ quên mình.
Đức Ái của Đức Mẹ Maria không bao gồm trong dòng tộc, mà trải rộng đến từng người trên thế gian này, nhưng lại được bắt đầu từ trong họ hàng bà con của Mẹ, đó là việc phục vụ bà Ê-li-sa-bét. Đức Ái của linh mục cũng phải như thế, được bắt đầu từ trong gia đình mình, tức là luôn tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương và kính mến anh chị em của mình, rồi sau đó đem yêu thương này đến trong cộng đoàn giáo xứ của mình, phục vụ chăm nom đoàn chiên của mình như yêu mến chăm sóc cha mẹ và các anh chị em của mình vậy. Đó không những là noi gương Đức Ái của Đức Mẹ Maria, mà còn là thực hành lời thánh Phao-lô đã dạy.
b. Đức Ái của Mẹ nơi tiệc cưới Ca-na.
Cũng như tất cả những người phụ nữ trong thôn xóm, hoặc bà con, hoặc bạn bè, Đức Mẹ Maria cũng được mời đi dự tiệc cưới ( Ga 2, 1-12.), và Mẹ đến không phải để được phục vụ vì Mẹ là mẹ của Chúa Giê-su một Rabi-thầy- nhưng là để phục vụ giúp đỡ cho đôi tân hôn trong ngày cưới. Sự phục vụ này làm nổi bật Đức Ái nơi Mẹ khi Mẹ nhìn thấy họ đang hết rượu, và với cái nhìn tinh tế của người phụ nữ, với lòng yêu thương của người mẹ, Mẹ đã xin Chúa Giê-su –con mình- giúp họ để họ được trọn vẹn niềm vui, và Chúa Giê-su đã nhậm lời Mẹ.
Cái tế nhị tinh tế không ồn ào này, chỉ những ai có tâm hồn khiêm tốn, lòng tràn đầy Đức Ái mới có thể làm được, và đó chính là các linh mục của Chúa Giê-su, các ngài là những người con của Mẹ được sinh ra trên đồi Gôn-gô-tha qua lời trối của Chúa Giê-su: “Thưa Bà, đây là con Bà”, và “Đây là mẹ của anh.”( Ga 19, 26b-27.)
Giáo xứ như một gia đình có tiệc cưới, mỗi người một nét và ai cũng muốn đến giúp một tay để cho giáo xứ thêm yêu thương đoàn kết, tạo bầu khí vui vẻ cho giáo xứ, mà cha sở chính là chủ gia đình ấy, cho nên ngài có bổn phận và vui vẻ đón tiếp tất cả mọi người đến chia sẻ niềm vui và xây dựng với ngài, mà không vì một lý do gì để từ chối họ, bởi vì chính ngài đã học được tinh thần khiêm tốn và lòng tràn ngập Đức Ái đối với các giáo hữu của mình nơi Đức Mẹ Maria.
Không la lối thóa mạ, không hách dịch hợm mình, nhưng luôn luôn bày tò nét hân hoan khi có người muốn đến với mình để chia sẻ nổi niềm băn khoăn về đức tin, hoặc về công việc của giáo xứ. Đó chính là Đức Ái của phục vụ như Đức Mẹ Maria đã phục vụ vì Đức Ái nơi tiệc cưới Ca-na.
c. Đức Ái khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá Chúa.
Trong đau khổ oan ức thì con người ta khó mà tha thứ, khó mà thông cảm, bởi vì thù hận đang chất chứa tràn đầy trong lòng. Trong đau khổ tột cùng, không một ai bình tĩnh để tha thứ cho kẻ đã giết con mình, và đó chính là điều mà thế gian không thể làm được, vì thế gian chưa nhìn thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa, chưa thấy sự hy sinh tột cùng của tình yêu nơi Chúa Giê-su, và chưa cảm nghiệm được Đức Ái nơi Đức Mẹ Maria.
Dưới chân Thánh Giá trên đồi Gôn-gô-tha có hai hạng người: công chính và tội lỗi là Đức Mẹ Maria và các quân lính đóng đinh Chúa; có hai thái độ: yêu thương tha thứ của Chúa Giê-su và hận thù chết chóc của người lính đâm cạnh nương long Chúa; có hai trạng thái: vui mừng của những người biệt phái và thượng tế và buồn thương của Đức Mẹ Maria và môn đệ Gioan cũng như những người phụ nữ nhân đức khác. Đó chính là bối cảnh mà Đức Ái được trổi vượt lên trên tất cả mọi hận thù toan tính của con người.
Dưới chân Thánh Giá Chúa, Đức Mẹ Maria đã cảm nghiệm sâu xa ơn cứu chuộc nhân loại chỉ có nơi sự hy sinh của Chúa Giê-su, và qua sự hy sinh quên mình này của Chúa Giê-su mà Đức Ái sẽ được vươn chồi nẩy lộc nơi con người, trước hết là nơi bản thân của Mẹ, các tông đồ rồi đến những người tin vào Chúa Giê-su Ki-tô.
Dưới chân Thánh Giá Chúa ngày hôm nay chính là bàn thờ tế lễ, mà các linh mục mỗi ngày cử hành mầu nhiệm hy tế vượt qua –thánh lễ Misa- nơi bàn thánh này, sự đổ máu không còn nữa, nhưng tình yêu của Chúa Giê-su thì vẫn cứ tuôn chảy trên bàn thờ, nơi mỗi người tham dự thánh lễ qua vị đại diện của Ngài là linh mục công giáo, do đó mà các linh mục học được, suy niệm được sâu xa căn tính của linh mục chính là yêu thương, là Đức Ái, vì qua Đức Ái này mà người linh mục mỗi ngày càng trở nên giống Chúa Giê-su hơn.
Dưới chân Thánh Giá Chúa, Đức Mẹ Maria đã nghe được những lời xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ đóng đinh mình từ nơi miệng Chúa Giê-su phát ra, thì ngay trong lòng Mẹ, sự tha thứ ấy cũng được thể hiện bằng việc chấp nhận và phó thác tình yêu tận hiến này cho Thiên Chúa Cha, mà không một lời oán trách hay giận hờn, đó chính là Đức Ái tuyệt vời của Đức Mẹ Maria, và đó là mẫu gương yêu thương tuyệt vời mà Chúa Giê-su –qua trung gian của Đức Mẹ Maria- để lại cho các môn đệ của Ngài.
Không một linh mục nào mà không yêu mến thánh lễ, bởi vì một khi cử hành thánh lễ là chính ngài thực hiện lại tình yêu tận hiến của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, do đó mà ngài càng học được sự tha thứ nơi Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria. Sự tha thứ này vẫn mãi luôn xảy ra trong đời sống mục vụ của mình, ngài cần phải tha thứ luôn luôn, tha thứ không điều kiện đối với những kẻ công kích mình, không thích mình và gây khó khăn cho mình trong công việc rao giảng Phúc Âm của Chúa Giê-su, đó là Đức Ái trọn hảo của linh mục.
Đức Mẹ Maria là mẫu gương về Đức Ái của các linh mục của Chúa Giê-su Ki-tô, nếu yêu mến Mẹ mà không noi gương và thực hành các nhân đức của Mẹ, nhất là Đức Ái và đức Khiêm nhường, thì có thể nói: các linh mục đang lừa dối Mẹ và lừa dối các tín hữu của mình vậy.
(còn tiếp)
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Em thân mến,
Đức Ái của linh mục không chỉ có khi tiếp xúc với giáo dân hay bất cứ người nào khác, nhưng Đức Ái vẫn cứ luôn hiện diện nơi con người của linh mục, và do đó mà khi linh mục làm bất cứ việc gì dù lớn hay nhỏ, dù quan trọng hay không quan trọng, dù dạy dỗ hay làm những công việc khác, thì trên mỗi công việc đều thể hiện Đức Ái của các ngài trước tiên.
Công việc hằng ngày của linh mục là dâng thánh lễ và suy niệm, đôi lúc có dạy dỗ các giáo dân trong họ đạo hoặc làm công tác mục vụ ở trường học, nhưng việc quan trọng nhất mà các linh mục phải làm, đó là công tác mục vụ trong giáo xứ của mình, hoặc nơi các cộng đoàn đã được giao phó cho các ngài. Cho nên, công tác mục vụ của các linh mục cần phải nổi bật lên một tấm lòng nhân hậu và khiêm tốn, bởi vì không một linh mục nào có thể thành công trong mục vụ được nếu linh mục ấy không thực hành Đức Ái của mình, đây là điều mà các thánh linh mục đã từng cảm nghiệm khi các ngài phục vụ Chúa nơi con người được giáo phó cho các ngài, chẳng hạn như thánh Thánh Francis of Assisi nói: “Ở nơi chỗ đầy hận thù, con phải gieo xuống hạt yêu thương.” Và ngài cũng xác tín rằng: “Yêu chính là Thiên Chúa phát ra tia lửa trên con người.” Do đó, mà trong công việc mục vụ hằng ngày, các linh mục cũng luôn phải làm thế nào để thực hiện Đức Ái nơi giáo xứ của mình, để mỗi một giáo dân của ngài luôn nhìn thấy khuôn mặt yêu thương của Chúa Giê-su nơi cha sở và nơi các linh mục của mình.
Mục vụ bao gồm tất cả những gì liên quan đến công tác truyền giáo của linh mục, từ cử hành thánh lễ, ngồi tòa giải tội, hoặc dạy dỗ các lớp giáo lý trong giáo xứ của mình, vì qua những công việc mục vụ này mà linh mục thể hiện tình yêu của Chúa Giê-su trên con người của ngài với các giáo dân. Tóm lại, mục vụ được gói trọn trong ba nhiệm vụ mà Giáo Hội đã trao phó cho các linh mục thông qua vị giám mục của họ, đó là nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản.
a. Đức Ái trong nhiệm vụ giảng dạy.
Thánh công đồng chung Vatican II dạy rằng: “Các giám mục và các linh mục, các cộng sự viên của các ngài, có nhiệm vụ số một là loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho tất cả mọi người theo lệnh của Chúa Ki-tô” ( Sách GLCG số 1888.)Có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng tức là rao giảng Lời Chúa cho tất cả mọi người, đó chính là nhiệm vụ và là trách nhiệm của linh mục, là căn tính của linh mục, do đó, khi mà một linh mục không làm tròn nhiệm vụ rao giảng của mình thì chắc chắn ngài trở thành một cái xác không hồn, hoặc khi giảng dạy mà ngài không có Đức Ái, thì lời giảng dạy của ngài sẽ như thanh la chũm chọe mà thôi.
Đức Ái trong nhiệm vụ giảng dạy đòi hỏi các linh mục phải có sự tế nhị để nhận ra, hoặc nhìn thấy đối tượng của mình là những giáo dân đang rất thiếu thốn giáo lý hoặc Lời Chúa, để khi giảng dạy ngài không la lối thóa mạ, không giận dữ chỉ trích, nhưng bày tỏ thái độ hiền hòa trong cách giảng dạy và khiêm tốn trong lời giảng của mình.
Nhiệm vụ giảng dạy của linh mục không chỉ bằng lời mà thôi, nhưng còn bằng cuộc sống của mình nữa, mà dấu chỉ rõ ràng nhất để lôi kéo và hấp dẫn giáo dân nghe và bắt chước mình đó là Đức Ái:
- Đức Ái làm cho nhiệm vụ giảng dạy của linh mục trở thành niềm vui.
- Đức Ái làm cho nhiệm vụ giảng dạy của linh mục trở thành giòng suối mát chảy vào tâm hồn tín hữu.
- Đức Ái làm cho lời giảng dạy của linh mục như ngọn lửa yêu thương, cháy phầng phầng trong tâm hồn tín hữu.
- Đức Ái của linh mục làm cho cuộc sống của ngài nên giống Chúa Giê-su hơn.
b. Đức Ái trong nhiệm vụ thánh hóa.
Muốn thánh hóa người khác thì trước hết phải thánh hóa chính mình, nghĩa là mình phải trở thành nhà mô phạm cho người khác, rồi mới chỉ bảo hướng dẫn người khác học làm người tốt.
Linh mục được giám mục trao cho quyền thánh hóa, tức là được cử hành bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống Giáo Hội, các ngài thánh hiến Giáo Hội bằng lời cầu nguyện và các việc làm gương sáng của mình, do đó mà linh mục cần phải có một đời sống gương mẫu như Chúa Giê-su –là đường là sự thật và là sự sống- để trở nên người được thánh hóa cách riêng cho Thiên Chúa và để trở nên tấm bánh cho cộng đoàn nơi ngài thi hành sứ mạng thánh hóa hưởng dùng.
Thánh công đồng chung Vartican II đã nhấn mạnh và khuyên nhủ các linh mục rằng: “Đừng làm như những lãnh chúa đối với những người được ủy thác cho phần coi sóc của mình, nhưng bằng cách trở thành những gương mẫu cho đàn chiên. Như vậy, họ sẽ cùng với đàn chiên được trao phó, đạt tới sự sống đời đời.” ( Sách GLCG số 893.) Lời nhắn nhủ rất tế nhị này của công đồng chung đáng làm cho các linh mục phải suy gẫm và xét mình, bởi vì từ ngày được chọn vào hàng ngũ công hầu danh tướng của Chúa –hàng giáo sĩ- thì linh mục thực sự được bao lần dang tay đón nhận người tội lỗi trở về với Chúa, ngài có bao nhiêu lần lỗi phạm Đức Ái với đoàn chiên mà Giáo Hội đã trao cho ngài, hay các linh mục chăm nom đoàn chiên như những người làm thuê, hoặc như các lãnh chúa trong giáo xứ của mình.
Nhiệm vụ thánh hóa là ban phát ân sủng của Thiên Chúa cho nhân loại, mà cụ thể là các giáo dân trong giáo xứ của mình, chính khi cử hành bí tích Thánh Thể -trung tâm của Đức Ái- thì linh mục càng thấy rõ hơn bất cứ người nào về mầu nhiệm tình yêu mà Chúa Giê-su đã thực hiện trong bí tích Thánh Thể, bởi lẽ, nếu ngài –linh mục- không thực sự trở nên tấm bánh cho giáo dân hưởng dùng, tức là nếu ngài không thực hiện Đức Ái cách chân thật giữa cộng đoàn, thì việc ngài đọc lời truyền phép trên bánh và rượu sẽ là một xúc phạm lớn với Chúa Giê-su Thánh Thể, cho nên khi ban phát Mính Thánh Chúa cho giáo dân thì cũng là khi linh mục ban phát Đức Ái của mình cho họ, bởi vì như lời thánh Francis of Assisi đã nói: “Chỉ mong con yêu Ngài đến chết, bởi vì Ngài tự nguyện chết vì yêu con.” Chúa Giê-su vì yêu nhân loại cho đến chết, và đã trở nên bánh trường sinh nuôi sống các linh hồn như thế nào, thì các linh mục cũng vì yêu mến Chúa Giê-su mà hiến thân cho đoàn chiên của mình như vậy, tức là đem Đức Ái chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với giáo dân của mình.
Nhiệm vụ thánh hóa còn đòi hỏi các linh mục phải hết sức thánh hóa mình trước bằng cầu nguyện, suy ngắm Lời Chúa và thực hành Đức Ái, bởi vì nếu không thích cầu nguyện hoặc cầu nguyện cách hời hợt cho có lệ thì không thể tìm được thánh ý Chúa trong lời của Ngài, và một khi không tìm được ý Chúa thì khó mà thực hành Đức Ái trong cuộc sống hiến dâng cách trọn vẹn được.
c. Đức Ái trong nhiệm vụ cai quản.
Nói đến cai quản là nói đến quyền hành, quyền hành này được trao cho toàn quyền hay một phần quyền hạn tùy theo nhu cầu chức vụ, để thi hành nhiệm vụ cai quản của mình, nhưng mà hể có quyền cai quản thì cũng đồng thời có quyền hạch sách và nhũng nhiễu quần chúng. Thế nhưng, quyền cai quản trong Hội Thánh là quyền để phục vụ, như lời dạy của thánh công đồng Vatican II rằng: “Các giám mục dẫn dắt các Giáo Hội riêng biệt của mình, như những vị đại diện và những đặc sứ của Chúa Ki-tô, bằng các lời khuyên, các lời khuyến khích và gương sáng của mình, nhưng cũng bằng uy quyền của mình, và bằng việc hành sử quyền hành linh thánh của mình.” ( Sách GLCG số 894.)
Đức giám mục đã chia sẻ quyền hành cai quản này lại cho các linh mục là những cộng sự viên đắc lực của mình, cho nên các linh mục cũng phải sử dụng quyền cai quản này để xây dụng theo tinh thần phục vụ của Thầy mình là Chúa Giê-su Ki-tô.
Không như quyền cai quản của quân đội thuộc cấp chỉ biết tuân lệnh thượng cấp, các linh mục cai quản giáo xứ của mình trong tinh thần yêu thương hơn là đe nạt, phục vụ hơn là được phục vụ và sai khiến, bởi vì Chúa Giê-su đến không phải để được phục vụ, mà là phục vụ người khác.
Đức Ái của các linh mục trong nhiệm vụ cai quản cần phải lấy tình yêu thương mà quản trị, lấy sự công bằng mà đối đãi với mỗi giáo dân không phân biệt giàu nghèo, đạo mới hay đạo cũ, hoặc có công trạng hay không công trạng với giáo xứ, bởi vì các linh mục là những “vị mục tử tốt lành sẽ là mẫu mực và khuôn đúc cho nhiệm vụ chủ chăn của các giám mục...” có như thế vai trò chủ chăn của các ngài mới thật sự nên giống Chúa Giê-su.
Có một vài mục tử cai quản giáo xứ của mình như một chủ nhân ông, lợi dụng lòng quý mến của giáo dân đối với linh mục nên sai khiến họ bất kể ngày giờ, miễn là được việc của mình mà thôi. Hoặc là có một vài giáo xứ mà mỗi khi nhắc đến cha sở của mình thì lắc đầu ngao ngán, vì ngài cai quản giáo xứ mà không như cai quản, ngài làm cha sở mà không hề xử lý công việc của nhà xứ, vì tất cả mọi việc đều ủy quyền cho cô thư ký thay ngài làm tất cả mọi việc: giáo dân muốn gặp cha sở để bàn chuyện tâm linh của mình thì phải hỏi cô thư ký, cô cho gặp cha thì gặp không cho thì giáo dân không thể gặp; có những chuyện mà đáng lẽ phải đích thân giải quyết như xưng tội, thì cũng phải qua sự đồng ý của thư ký, vì cha sở luôn bận rộn tối ngày: khi thì đi phố, khi thì đi họp tại tòa giám mục, khi thì bận họp công tác, khi thì bận đi nghỉ.v.v...nghĩa là những công việc “bận và họp” của ngài không ở trong giáo xứ, mà ở đâu đâu chỉ có Chúa biết và cô thư ký biết mà thôi, cho nên lâu ngày giáo dân không nhìn thấy được hướng đi cho giáo xứ, ngài chỉ biết làm những gì mà trong giáo xứ đã có sẵn, và rồi khi được giáo dân góp ý việc xây dựng giáo xứ, thì ngài gạt bỏ và nói: bày vẻ làm gì thêm mệt. Thái độ tiêu cực ấy bày tỏ cho giáo dân biết ngài không yêu mến giáo xứ của ngài, ngài đến hình như bị ép buộc và vì bổn phận mà làm, chứ không có hứng thú gì với công việc mục vụ của giáo xứ mình.
Chủ chăn tốt lành vì đàn chiên mà hy sinh mạng sống của mình, một mục tử tốt lành thì luôn nhân hậu với đàn chiên, không ngần ngại lắng nghe những tỏ bày tâm sự của họ, và đùm bọc họ như người cha chăm sóc đứa con yêu quý của mình, đó chính là Đức Ái, Đức Ái làm cho linh mục trở nên những mục tử tốt lành như ý Chúa Giê-su mong muốn. Thánh Phan-xi-cô Khó Nghèo đã nói: “Các thánh yêu người thì không coi phải yêu ai, mà đơn giản là vì ai mà thực hành đức ái.” ( Sách GLCG, số 1563.)đó chính là lời hướng dẫn các linh mục trong nhiệm vụ cai quản của mình, bởi vì trong công việc cai quản giáo xứ của chủ chăn, giữa đông đảo giáo dân thì có một vài linh mục chọn người nào đó để giúp đỡ và để được giúp đỡ, cho nên giáo xứ của ngài lắm lời qua tiếng lại trong giáo dân là cha sở không công bằng, yêu người này ghét bỏ người kia...
Thánh công đồng Vatican II nói về chức linh mục như sau: “Chức vụ của các linh mục, xét như đó là chức năng được kết hợp với hàng giám mục thì dự phần vào uy quyền của Chúa Ki-tô, uy quyền mà ngài dùng để xây dựng, thánh hóa và cai quản Nhiệm Thể của Ngài.” Một linh mục hiểu rõ được giáo xứ mà mình được sai đến phục vụ, không còn là một cộng đoàn xa lạ, cũng không phải chỉ là một giáo xứ thuần túy tôn giáo, mà giáo xứ còn là một Nhiệm Thể của Chúa Giê-su, do đó mà linh mục không còn cai quản theo kiểu quyền hành nữa, nhưng là phục vụ những chi thể của thân thể mầu nhiệm của Chúa mà linh mục là một trong những chi thể ấy...
Khi lấy Đức Ái ra để đối đãi với người khác, thì chính là đối đãi với bản thân mình vậy.
MẪU GƯƠNG ĐỨC ÁI CỦA LINH MỤC
Em thân mến,
Là linh mục của Chúa Giê-su Ki-tô, trong cuộc đời tận hiến của mình, ngoài Chúa Giê-su ra, thì có rất nhiều mẫu gương về Đức Ái để cho các linh mục học hỏi bắt chước, nhưng có lẽ gần gủi nhất và dễ thương nhất, chính là Đức Mẹ Maria mẹ của Chúa Giê-su, và thêm mẫu gương khác đó chính là thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng của các cha sở và của các linh mục.
Hai mẫu gương này đều là mẫu gương tuyệt hảo về Đức Ái, mà trong cuộc sống ở trần gian các ngài đã trở thành những tấm gương phản chiếu tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su trong cuộc đời của các ngài, mà tinh thần Phúc Âm thì gói trọn trong hai chử Yêu Thương, tức là Đức Ái.
1. Đức Ái của Đức Mẹ Maria.
Tất cả các thánh trên thiên đàng, không có một vị thánh nào mà không yêu mến Đức Mẹ Maria, tất cả những người được gọi là thánh thiện trong Giáo Hội Công Giáo, không một ai mà không biết Đức Mẹ Maria, và không một linh mục nào của Chúa Giê-su mà lại không biết người Mẹ tuyệt vời ấy của mình, nhưng điều anh muốn nói ở đây là tất cả các linh mục đều biết đến Đức Mẹ Maria, nhưng các ngài có bắt chước các nhân đức và gương sáng của Mẹ, để đời sống tận hiến của mình được thêm thú vị không ? Bởi vì có rất nhiều người –trong đó có cả linh mục- rất yêu mến Đức Mẹ Maria, đọc kinh lần chuổi Mân Côi, cầu xin với Mẹ rất nhiều điều, nhưng rất ít có người cầu xin cho được bắt chước các nhân đức của Mẹ, để sống tốt lành hơn trong cuộc sống của mình.
Cuộc đời của Đức Mẹ Maria là bản tóm gọn Phúc Âm của Chúa Giê-su, cuộc sống của Đức Mẹ Maria tràn đầy Đức Ái đối với tha nhân, từ khi Mẹ có trí khôn cho đến ngày được Thiên Chúa đưa Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác. Cuộc đời của Đức Mẹ Maria là cuốn phim sống động của những người tận hiến cho Thiên Chúa, nhất là các linh mục, để các ngài qua trung gian của Đức Mẹ Maria mà trở thành những môn đệ tốt lành của Chúa Giê-su, và mục tử nhân hậu của đoàn chiên mình.
Đức Ái của Đức Mẹ Maria được thể hiện rõ ràng nhất trong ba sự việc xảy ra trong đời của Mẹ, đó là:
1. Đi thăm bà Ê-li-sa-bét.
2. Tham dự tiệc cưới ở Ca-na.
3. Dưới chân Thánh Giá Chúa.
mà mỗi linh mục nên suy gẫm và cám ơn Thiên Chúa đã gởi đến cho các ngài một mẫu gương tuyệt vời về đàng nhân đức, đặc biệt là Đức Ái và đức khiêm nhường. Như lời thánh công đồng Vatican II dạy rằng: “Đúng thế, Trinh Nữ Đức Mẹ Maria được công nhận và tôn kính là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu Chuộc. Mẹ cũng thật sự là “Mẹ các chi thể Chúa Ki-tô”, vì đã đã cộng tác bằng Đức Ái của mình bằng việc sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội, những chi thể của Đầu này...” ( Sách GLCG, số 963.)
a. Đức Ái khi Mẹ đi phục vụ bà Ê-li-sa-bét.
Tin Mừng của thánh Lu-ca thuật lại rằng: sau khi được sứ thần truyền tin mang thai Đấng Cứu thế, thì Đức Mẹ Maria vội vã lên đường, đến miền núi, để thăm và giúp đỡ người chị họ là bà Ê-li-sa-bét, vì bà đang mang thai gần đến ngày sinh nở, và Mẹ đã ở lại đó độ ba tháng rồi trở về ( Lc 1, 39-45.).
Sự mau mắn ra đi để phục vụ tha nhân của Đức Mẹ Maria là một biểu hiệu Đức Ái rất mãnh liệt, chính lòng yêu mến Chúa thôi thúc Mẹ thực hành Đức Ái với tất cả tâm hồn, và vì Đức Ái này mà Mẹ càng thêm khiêm tốn hơn trong việc phục vụ tha nhân, mặc dù thân phận của Mẹ bây giờ đã khác trước, đó là thân phân cao sang: Mẹ Thiên Chúa. Mặc dù Mẹ không hề nói ra những việc mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi bản thân Mẹ, nhưng Thiên Chúa là Đấng luôn bảo vệ người công chính đã làm thay điều này thay cho Mẹ, khi bà Ê-li-sa-bét cất tiếng ca ngợi: “Em được chúc phúc hơn mọi người nữ, và người con em mang thai cũng được chúc phúc.” ( Lc 1, 42.) Ba tháng ở trong nhà chị họ nơi miền núi, Đức Mẹ Maria đã phục vụ với tất cả lòng yêu mến, cuộc sống ở miền núi thì khác hẳn ở miền xuôi, và công việc phục vụ người đàn bà mang thai sắp đến ngày sinh nở lại càng mệt nhọc và phức tạp hơn, nhưng Đức Mẹ Maria đã không ngần ngại phục vụ trong tinh thần khiêm tốn ngập tràn Đức Ái.
Được sai phái đến một giáo xứ bởi giám mục của mình, linh mục giống như Đức Mẹ Maria vội vã ra đi vì Đức Ái để phục vụ, chứ không vì thân phận là một giám đốc, và càng không phải là một ông quan quyền thế võng lọng đón đưa đến giáo xứ mới, rồi sau đó dù chưa tiếp xúc với giáo dân, chưa nắm rõ tình hình giáo xứ, thì đã bày tỏ quyền hành của mình qua lời nói và cử chỉ thái độ gây một ấn tượng không mấy tốt đẹp cho giáo dân mới của mình. Phục vụ với tâm tình khiêm tốn –dù mình là cha sở- và hành xử với tất cả Đức Ái của một linh mục, thì dù cho linh mục không có nhiều tài năng trổi vượt, thì ngài cũng được giáo dân vui mừng hoan hỉ, vì ngài đã trở nên giống Đức Mẹ Maria phục vụ quên mình.
Đức Ái của Đức Mẹ Maria không bao gồm trong dòng tộc, mà trải rộng đến từng người trên thế gian này, nhưng lại được bắt đầu từ trong họ hàng bà con của Mẹ, đó là việc phục vụ bà Ê-li-sa-bét. Đức Ái của linh mục cũng phải như thế, được bắt đầu từ trong gia đình mình, tức là luôn tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương và kính mến anh chị em của mình, rồi sau đó đem yêu thương này đến trong cộng đoàn giáo xứ của mình, phục vụ chăm nom đoàn chiên của mình như yêu mến chăm sóc cha mẹ và các anh chị em của mình vậy. Đó không những là noi gương Đức Ái của Đức Mẹ Maria, mà còn là thực hành lời thánh Phao-lô đã dạy.
b. Đức Ái của Mẹ nơi tiệc cưới Ca-na.
Cũng như tất cả những người phụ nữ trong thôn xóm, hoặc bà con, hoặc bạn bè, Đức Mẹ Maria cũng được mời đi dự tiệc cưới ( Ga 2, 1-12.), và Mẹ đến không phải để được phục vụ vì Mẹ là mẹ của Chúa Giê-su một Rabi-thầy- nhưng là để phục vụ giúp đỡ cho đôi tân hôn trong ngày cưới. Sự phục vụ này làm nổi bật Đức Ái nơi Mẹ khi Mẹ nhìn thấy họ đang hết rượu, và với cái nhìn tinh tế của người phụ nữ, với lòng yêu thương của người mẹ, Mẹ đã xin Chúa Giê-su –con mình- giúp họ để họ được trọn vẹn niềm vui, và Chúa Giê-su đã nhậm lời Mẹ.
Cái tế nhị tinh tế không ồn ào này, chỉ những ai có tâm hồn khiêm tốn, lòng tràn đầy Đức Ái mới có thể làm được, và đó chính là các linh mục của Chúa Giê-su, các ngài là những người con của Mẹ được sinh ra trên đồi Gôn-gô-tha qua lời trối của Chúa Giê-su: “Thưa Bà, đây là con Bà”, và “Đây là mẹ của anh.”( Ga 19, 26b-27.)
Giáo xứ như một gia đình có tiệc cưới, mỗi người một nét và ai cũng muốn đến giúp một tay để cho giáo xứ thêm yêu thương đoàn kết, tạo bầu khí vui vẻ cho giáo xứ, mà cha sở chính là chủ gia đình ấy, cho nên ngài có bổn phận và vui vẻ đón tiếp tất cả mọi người đến chia sẻ niềm vui và xây dựng với ngài, mà không vì một lý do gì để từ chối họ, bởi vì chính ngài đã học được tinh thần khiêm tốn và lòng tràn ngập Đức Ái đối với các giáo hữu của mình nơi Đức Mẹ Maria.
Không la lối thóa mạ, không hách dịch hợm mình, nhưng luôn luôn bày tò nét hân hoan khi có người muốn đến với mình để chia sẻ nổi niềm băn khoăn về đức tin, hoặc về công việc của giáo xứ. Đó chính là Đức Ái của phục vụ như Đức Mẹ Maria đã phục vụ vì Đức Ái nơi tiệc cưới Ca-na.
c. Đức Ái khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá Chúa.
Trong đau khổ oan ức thì con người ta khó mà tha thứ, khó mà thông cảm, bởi vì thù hận đang chất chứa tràn đầy trong lòng. Trong đau khổ tột cùng, không một ai bình tĩnh để tha thứ cho kẻ đã giết con mình, và đó chính là điều mà thế gian không thể làm được, vì thế gian chưa nhìn thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa, chưa thấy sự hy sinh tột cùng của tình yêu nơi Chúa Giê-su, và chưa cảm nghiệm được Đức Ái nơi Đức Mẹ Maria.
Dưới chân Thánh Giá trên đồi Gôn-gô-tha có hai hạng người: công chính và tội lỗi là Đức Mẹ Maria và các quân lính đóng đinh Chúa; có hai thái độ: yêu thương tha thứ của Chúa Giê-su và hận thù chết chóc của người lính đâm cạnh nương long Chúa; có hai trạng thái: vui mừng của những người biệt phái và thượng tế và buồn thương của Đức Mẹ Maria và môn đệ Gioan cũng như những người phụ nữ nhân đức khác. Đó chính là bối cảnh mà Đức Ái được trổi vượt lên trên tất cả mọi hận thù toan tính của con người.
Dưới chân Thánh Giá Chúa, Đức Mẹ Maria đã cảm nghiệm sâu xa ơn cứu chuộc nhân loại chỉ có nơi sự hy sinh của Chúa Giê-su, và qua sự hy sinh quên mình này của Chúa Giê-su mà Đức Ái sẽ được vươn chồi nẩy lộc nơi con người, trước hết là nơi bản thân của Mẹ, các tông đồ rồi đến những người tin vào Chúa Giê-su Ki-tô.
Dưới chân Thánh Giá Chúa ngày hôm nay chính là bàn thờ tế lễ, mà các linh mục mỗi ngày cử hành mầu nhiệm hy tế vượt qua –thánh lễ Misa- nơi bàn thánh này, sự đổ máu không còn nữa, nhưng tình yêu của Chúa Giê-su thì vẫn cứ tuôn chảy trên bàn thờ, nơi mỗi người tham dự thánh lễ qua vị đại diện của Ngài là linh mục công giáo, do đó mà các linh mục học được, suy niệm được sâu xa căn tính của linh mục chính là yêu thương, là Đức Ái, vì qua Đức Ái này mà người linh mục mỗi ngày càng trở nên giống Chúa Giê-su hơn.
Dưới chân Thánh Giá Chúa, Đức Mẹ Maria đã nghe được những lời xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ đóng đinh mình từ nơi miệng Chúa Giê-su phát ra, thì ngay trong lòng Mẹ, sự tha thứ ấy cũng được thể hiện bằng việc chấp nhận và phó thác tình yêu tận hiến này cho Thiên Chúa Cha, mà không một lời oán trách hay giận hờn, đó chính là Đức Ái tuyệt vời của Đức Mẹ Maria, và đó là mẫu gương yêu thương tuyệt vời mà Chúa Giê-su –qua trung gian của Đức Mẹ Maria- để lại cho các môn đệ của Ngài.
Không một linh mục nào mà không yêu mến thánh lễ, bởi vì một khi cử hành thánh lễ là chính ngài thực hiện lại tình yêu tận hiến của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, do đó mà ngài càng học được sự tha thứ nơi Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria. Sự tha thứ này vẫn mãi luôn xảy ra trong đời sống mục vụ của mình, ngài cần phải tha thứ luôn luôn, tha thứ không điều kiện đối với những kẻ công kích mình, không thích mình và gây khó khăn cho mình trong công việc rao giảng Phúc Âm của Chúa Giê-su, đó là Đức Ái trọn hảo của linh mục.
Đức Mẹ Maria là mẫu gương về Đức Ái của các linh mục của Chúa Giê-su Ki-tô, nếu yêu mến Mẹ mà không noi gương và thực hành các nhân đức của Mẹ, nhất là Đức Ái và đức Khiêm nhường, thì có thể nói: các linh mục đang lừa dối Mẹ và lừa dối các tín hữu của mình vậy.
(còn tiếp)
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com