CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN (B)
G: 38: 1-4, 8-11; Tv 107; 2 Cr. 5: 14-17; Mc 4: 35-41
Anh chị em thân mến,
Chúng ta lại trở về mùa thường niên vì thế hôm nay phúc âm khởi sự quảng diễn bằng từ: "Hôm ấy...". Hôm ấy là ngày nào vậy? Bài này là phần kết của chương 4, và là chương có nhiều ngụ ngôn. Chúa Giêsu dạy dụ ngôn đầu cho đám đông dân chúng (4:1-9), và giải nghĩa chi tiết cho các Môn đệ. Đến cuối ngày, Chúa Giêsu bảo các môn đệ lên thuyền để "Chúng ta sang bờ bên kia đi!..". Trên thuyền, các môn đệ gặp một trận cuồng phong nổi lên. Mặc dù chúng ta không nghe Chúa Giêsu dạy gì thêm cho các ông trên thuyền, nhưng chúng ta biết Ngài vẫn tiếp tục dạy các ông. Lời dạy trên thuyến có hình thức khác. Các ông được biết thêm về quyền bính của Ngài vì Ngài bảo cuồng phong im đi.
Trong Phúc âm thánh Mác-cô, Chúa Giêsu luôn làm việc và hôm nay, Ngài bảo các môn đệ theo Ngài: "Chúng ta hãy sang bờ bên kia đi…". Chúa Giêsu có vẻ luôn định liệu được những chuyện sẽ xảy đến. Ngài không hề rảnh rỗi ngồi ở nhà. Ngài trông thấy trước những việc sẽ xảy đến, những người sẽ nghe lời Ngài giảng dạy, và thấy được quyền năng của Ngài.
Một cộng đoàn Giáo Hội sơ khai, luôn xảy ra những chuyện khó khăn khi thành lập với nhiều chương trình hoạt động thông suốt. Nhưng không vì vậy mà cộng đoàn đó tự hài lòng với chính mình, mà phải hòa hợp với môi trường xã hội, len lỏi vào những chương trình mang tính quốc gia và địa phương nhờ vậy mới chuyển hóa được việc làm của cộng đoàn.
Chúng ta không nên tham dự nhiều các việc làm xã hội? Như chúng ta đã thấy những cơn giống tố của Giáo hội sơ khai đã gặp: các xung đột với tôn giáo gốc là Do Thái Giáo, với sự áp chế của đế quốc La-Mã vì họ sợ nhóm tín hữu mới có thể gây nên sự mất ổn định của đế chế. Các môn đệ đầu tiên phải rất khó khăn mới giữ vững đức tin của mình. Vì khi đã nghe theo lời mời gọi, họ luôn sẵn sàng ra đi để đương đầu với thử thách. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng làm như vậy. Ngài đứng dậy ra đi và bảo các môn đệ rằng: "hãy sang bờ bên kia..". Đối với những người đang rao giảng thì hình như chúng ta vừa được ngồi yên một tí thì Chúa lại bảo chúng ta lên đường ra đi. Còn đối với những giáo dân đang ngồi trên ghế kia, sau khi nghe nói về những việc cần sửa đổi trong giáo xứ, như có một nhóm người mới gia nhập cộng đoàn, và họ đã phải mất nhiều thời gian để thích ứng với những nhu cầu mới.
Lời mời gọi "hãy sang bờ bên kia" có nhiều ý nghĩa đối với chúng ta. Với Giáo Hội, "bờ bên kia.." mang ý nghĩa là những người hiện giờ không ở trong cộng đoàn chúng ta, họ đang ở "bờ bên kia", có thể họ là những người phó thường dân, những người vừa di chuyển đến trong xã hội chúng ta, những người "bên phía kia", là người cao niên, người tàn tật, người bệnh chờ chết, hay người di dân vì chiến tranh trong trại di cư. .
Một sinh viên Công giáo có lần nói với tôi là anh ta chọn môn học về Hồi Giáo, môn học này đã làm cho anh thay đổi cái nhìn về những người Hồi Giáo. Mỗi tuần, vị giáo sư dạy môn này ngồi uống café với các sinh viên sau giờ học, ông ta là "một tín đồ Hồi Giáo tốt". Anh sinh viên đó học hỏi qua gương sống của vị giáo sư, nhờ vậy, lòng tin của anh ta được củng cố. "Chúng ta hãy sang bờ bên kia đi", Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta bỏ lại tính an phận, và mời gọi chúng ta lên thuyền đi tiếp. Nếu chúng ta gặp cuồng phong, Ngài sẽ luôn ở cùng, mặc dù Ngài có vẻ như đang ngủ.
Đó chỉ là một chi tiết nhỏ trong câu chuyện, nhưng chúng ta khó bỏ qua được. Vì khi cộng đoàn Giáo Hội bị thử thách quá nặng nề, chúng ta có thể thưa với Chúa Giêsu: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?" Tôi viết bài này một vài ngày sau khi có tin trên báo chí là các trẻ em ở viện mồ côi và trường học ở Ai-Len, đã hơn 50 năm, bị lạm dụng, nhưng các bề trên hội dòng coi các nơi đó và các chức sắc không để ý gì đến các em cả. Tôi muốn cùng với các Môn đệ trên thuyền đang bi sóng gió thưa với Chúa Giêsu "Thầy ơi, Thầy chẳng lo gì sao ?"
Các Kitô Hữu đi qua bờ bên kia, cũng đã gặp cuồng phong và thử thách từ bên ngoài. Một cộng đoàn nọ mua một dãy nhà, sửa sang lại để giúp những người có lợi tức thấp ở, nhưng khi giới chức địa phương biết được, họ vận động nhiều người chống đối. Cộng đoàn giáo dân đó chống lại và nguyền rủa những người chống đối. "Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền". Trong số người chống đối đó, có vài người ở trong cộng đoàn Giáo Hội sở tại. Chúng ta, những người theo Chúa Giêsu, luôn dấn thân đến những nơi mới và làm những công việc mới, có thể gặp nhiều phong ba bão táp từ bên trong cộng đoàn giúp trui rèn đức tin của chúng ta.
Vì thế, chúng ta không nên nhanh chóng phê phán thái độ của các Môn đệ trên thuyền với Chúa Giêsu. Tôi nghĩ tôi cũng sẽ hỏi Chúa Giêsu như các ông ấy. Tôi cũng sẽ hỏi: " Thầy chẳng lo gì sao?..."
Thật ra, trong khi các môn đệ hoảng hốt, thì Chúa Giêsu không tỏ vẻ gì là hoảng hốt cả, mặc dù Ngài cùng ở trên thuyền với các ông. Ngài không sợ gì cả. Các nước tiên tiến trên thế giới chất đầy vũ khí nguyên tử vì họ nghĩ là muốn giữ an toàn, thì phải trang bị vũ khí trong người hay trong nhà, như vậy mới an tâm. Hãy tránh xa những kẻ lạ mặt mà chúng ta không biết, hãy tìm cách tự bảo vệ bằng cách không nên cho những người đó vào cộng đòan. Đó là cách chúng ta thể hiện sự lo sợ.
Chúa Giêsu lên tiếng ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!". Thánh Mác-cô cho chúng ta biết "Gió liền tắt, và biển lặng như tờ". Không có câu trả lời nào cho sự sợ hãi và giông tố của con người. Nhưng tôi sẽ thử hỏi Chúa Giêsu, vì Ngài lo cho các con cái Ngài đang van xin Ngài bảo cơn cuồng phong thế giới im đi. Trong bàn Tiệc Thánh hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện xin cho sự im lặng chỉ có nơi Thiên Chúa, ban xuống trong đời sống chúng ta và cho cả thế giới.
Các Môn đệ gọi Chúa Giêsu trong cơn sợ hãi của họ. "Thầy ơi." Có lẽ, trong cơn sóng gió của chúng ta, Ngài đã lên tiếng che chở cho Giáo Hội đang gặp khó khăn, và Ngài đã lên tiếng giúp bình an cho những người lo sợ. Chúng ta hãy tập lắng nghe, tập kêu xin Thiên Chúa và nghe lời Chúa với tất cả tâm hồn chúng ta. Hãy nghe Chúa Giêsu nói ngay bây giờ, trong cơn sóng gió chúng ta đang gặp "Im đi, Câm đi ". Anh chị em có nghe Ngài không?
Trên máy bay, tôi thấy hành khách đeo tai nghe để tránh tiếng ồn của máy bay. Nhờ vậy, họ chỉ nghe những bản nhạc êm dịu, tiếng chim biển nơi bãi vắng (trong bản nhạc Sounds good to me!) làm át tiếng ồn của động cơ máy bay, nhằm có được chuyến bay thoải mái. Một ngày bình thường trên thế giới, cũng đầy những tiếng ồn, và nhiều người cố gắng tìm những phút êm dịu trong cuộc sống của họ. Cho dù chúng ta có dùng cách nào đi chăng nữa, thì những tiếng ồn của cuộc sống cũng làm cho chúng ta khó nghe được lời Chúa Kitô hướng dẫn chúng ta vượt qua cơn sóng gió.
Cơn sóng gió cuối cùng chúng ta sẽ gặp, và không có cách nào tránh được, đó là cái chết. Mỗi người chúng ta đều sẽ phải đương đầu với sự chết, cái chết có thể đến như một cơn cuồng phong hay một cách từ tốn. Nhưng, cho dù sự chết đến bằng cách nào đi nữa, chúng ta cũng lo sợ, và với đức tin, đoạn Phúc âm này cho chúng ta biết là Chúa Giêsu luôn nghĩ đến chúng ta, Ngài sẽ không để chúng ta lo sợ quá đáng. Chúng ta tin rằng khi chúng ta cần, Ngài sẽ lên tiếng bảo cơn sóng gió "câm đi, Im đi."
Thánh Mác-cô nói là Chúa Giêsu tỉnh dậy. Tôi tự hỏi có phải thánh Mác-cô ám chỉ Ngài đang yên giấc một chút chăng? Hay thánh Mác-cô có ý ám chỉ Ngài tỉnh dậy qua cơn sóng gió riêng của Ngài là sự chết? Vì Chúa Giêsu tỉnh dậy, chúng ta cũng sẽ tỉnh dậy qua sự chết. Với đức tin, chúng ta tin quyền năng của Chúa Giêsu trên sự chết, chúng ta hy vọng, qua bao cơn sóng gió chúng ta gặp, chúng ta có thể cảm thấy sự bình an mà Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta trong đời sống này.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
G: 38: 1-4, 8-11; Tv 107; 2 Cr. 5: 14-17; Mc 4: 35-41
Anh chị em thân mến,
Chúng ta lại trở về mùa thường niên vì thế hôm nay phúc âm khởi sự quảng diễn bằng từ: "Hôm ấy...". Hôm ấy là ngày nào vậy? Bài này là phần kết của chương 4, và là chương có nhiều ngụ ngôn. Chúa Giêsu dạy dụ ngôn đầu cho đám đông dân chúng (4:1-9), và giải nghĩa chi tiết cho các Môn đệ. Đến cuối ngày, Chúa Giêsu bảo các môn đệ lên thuyền để "Chúng ta sang bờ bên kia đi!..". Trên thuyền, các môn đệ gặp một trận cuồng phong nổi lên. Mặc dù chúng ta không nghe Chúa Giêsu dạy gì thêm cho các ông trên thuyền, nhưng chúng ta biết Ngài vẫn tiếp tục dạy các ông. Lời dạy trên thuyến có hình thức khác. Các ông được biết thêm về quyền bính của Ngài vì Ngài bảo cuồng phong im đi.
Trong Phúc âm thánh Mác-cô, Chúa Giêsu luôn làm việc và hôm nay, Ngài bảo các môn đệ theo Ngài: "Chúng ta hãy sang bờ bên kia đi…". Chúa Giêsu có vẻ luôn định liệu được những chuyện sẽ xảy đến. Ngài không hề rảnh rỗi ngồi ở nhà. Ngài trông thấy trước những việc sẽ xảy đến, những người sẽ nghe lời Ngài giảng dạy, và thấy được quyền năng của Ngài.
Một cộng đoàn Giáo Hội sơ khai, luôn xảy ra những chuyện khó khăn khi thành lập với nhiều chương trình hoạt động thông suốt. Nhưng không vì vậy mà cộng đoàn đó tự hài lòng với chính mình, mà phải hòa hợp với môi trường xã hội, len lỏi vào những chương trình mang tính quốc gia và địa phương nhờ vậy mới chuyển hóa được việc làm của cộng đoàn.
Chúng ta không nên tham dự nhiều các việc làm xã hội? Như chúng ta đã thấy những cơn giống tố của Giáo hội sơ khai đã gặp: các xung đột với tôn giáo gốc là Do Thái Giáo, với sự áp chế của đế quốc La-Mã vì họ sợ nhóm tín hữu mới có thể gây nên sự mất ổn định của đế chế. Các môn đệ đầu tiên phải rất khó khăn mới giữ vững đức tin của mình. Vì khi đã nghe theo lời mời gọi, họ luôn sẵn sàng ra đi để đương đầu với thử thách. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng làm như vậy. Ngài đứng dậy ra đi và bảo các môn đệ rằng: "hãy sang bờ bên kia..". Đối với những người đang rao giảng thì hình như chúng ta vừa được ngồi yên một tí thì Chúa lại bảo chúng ta lên đường ra đi. Còn đối với những giáo dân đang ngồi trên ghế kia, sau khi nghe nói về những việc cần sửa đổi trong giáo xứ, như có một nhóm người mới gia nhập cộng đoàn, và họ đã phải mất nhiều thời gian để thích ứng với những nhu cầu mới.
Lời mời gọi "hãy sang bờ bên kia" có nhiều ý nghĩa đối với chúng ta. Với Giáo Hội, "bờ bên kia.." mang ý nghĩa là những người hiện giờ không ở trong cộng đoàn chúng ta, họ đang ở "bờ bên kia", có thể họ là những người phó thường dân, những người vừa di chuyển đến trong xã hội chúng ta, những người "bên phía kia", là người cao niên, người tàn tật, người bệnh chờ chết, hay người di dân vì chiến tranh trong trại di cư. .
Một sinh viên Công giáo có lần nói với tôi là anh ta chọn môn học về Hồi Giáo, môn học này đã làm cho anh thay đổi cái nhìn về những người Hồi Giáo. Mỗi tuần, vị giáo sư dạy môn này ngồi uống café với các sinh viên sau giờ học, ông ta là "một tín đồ Hồi Giáo tốt". Anh sinh viên đó học hỏi qua gương sống của vị giáo sư, nhờ vậy, lòng tin của anh ta được củng cố. "Chúng ta hãy sang bờ bên kia đi", Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta bỏ lại tính an phận, và mời gọi chúng ta lên thuyền đi tiếp. Nếu chúng ta gặp cuồng phong, Ngài sẽ luôn ở cùng, mặc dù Ngài có vẻ như đang ngủ.
Đó chỉ là một chi tiết nhỏ trong câu chuyện, nhưng chúng ta khó bỏ qua được. Vì khi cộng đoàn Giáo Hội bị thử thách quá nặng nề, chúng ta có thể thưa với Chúa Giêsu: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?" Tôi viết bài này một vài ngày sau khi có tin trên báo chí là các trẻ em ở viện mồ côi và trường học ở Ai-Len, đã hơn 50 năm, bị lạm dụng, nhưng các bề trên hội dòng coi các nơi đó và các chức sắc không để ý gì đến các em cả. Tôi muốn cùng với các Môn đệ trên thuyền đang bi sóng gió thưa với Chúa Giêsu "Thầy ơi, Thầy chẳng lo gì sao ?"
Các Kitô Hữu đi qua bờ bên kia, cũng đã gặp cuồng phong và thử thách từ bên ngoài. Một cộng đoàn nọ mua một dãy nhà, sửa sang lại để giúp những người có lợi tức thấp ở, nhưng khi giới chức địa phương biết được, họ vận động nhiều người chống đối. Cộng đoàn giáo dân đó chống lại và nguyền rủa những người chống đối. "Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền". Trong số người chống đối đó, có vài người ở trong cộng đoàn Giáo Hội sở tại. Chúng ta, những người theo Chúa Giêsu, luôn dấn thân đến những nơi mới và làm những công việc mới, có thể gặp nhiều phong ba bão táp từ bên trong cộng đoàn giúp trui rèn đức tin của chúng ta.
Vì thế, chúng ta không nên nhanh chóng phê phán thái độ của các Môn đệ trên thuyền với Chúa Giêsu. Tôi nghĩ tôi cũng sẽ hỏi Chúa Giêsu như các ông ấy. Tôi cũng sẽ hỏi: " Thầy chẳng lo gì sao?..."
Thật ra, trong khi các môn đệ hoảng hốt, thì Chúa Giêsu không tỏ vẻ gì là hoảng hốt cả, mặc dù Ngài cùng ở trên thuyền với các ông. Ngài không sợ gì cả. Các nước tiên tiến trên thế giới chất đầy vũ khí nguyên tử vì họ nghĩ là muốn giữ an toàn, thì phải trang bị vũ khí trong người hay trong nhà, như vậy mới an tâm. Hãy tránh xa những kẻ lạ mặt mà chúng ta không biết, hãy tìm cách tự bảo vệ bằng cách không nên cho những người đó vào cộng đòan. Đó là cách chúng ta thể hiện sự lo sợ.
Chúa Giêsu lên tiếng ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!". Thánh Mác-cô cho chúng ta biết "Gió liền tắt, và biển lặng như tờ". Không có câu trả lời nào cho sự sợ hãi và giông tố của con người. Nhưng tôi sẽ thử hỏi Chúa Giêsu, vì Ngài lo cho các con cái Ngài đang van xin Ngài bảo cơn cuồng phong thế giới im đi. Trong bàn Tiệc Thánh hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện xin cho sự im lặng chỉ có nơi Thiên Chúa, ban xuống trong đời sống chúng ta và cho cả thế giới.
Các Môn đệ gọi Chúa Giêsu trong cơn sợ hãi của họ. "Thầy ơi." Có lẽ, trong cơn sóng gió của chúng ta, Ngài đã lên tiếng che chở cho Giáo Hội đang gặp khó khăn, và Ngài đã lên tiếng giúp bình an cho những người lo sợ. Chúng ta hãy tập lắng nghe, tập kêu xin Thiên Chúa và nghe lời Chúa với tất cả tâm hồn chúng ta. Hãy nghe Chúa Giêsu nói ngay bây giờ, trong cơn sóng gió chúng ta đang gặp "Im đi, Câm đi ". Anh chị em có nghe Ngài không?
Trên máy bay, tôi thấy hành khách đeo tai nghe để tránh tiếng ồn của máy bay. Nhờ vậy, họ chỉ nghe những bản nhạc êm dịu, tiếng chim biển nơi bãi vắng (trong bản nhạc Sounds good to me!) làm át tiếng ồn của động cơ máy bay, nhằm có được chuyến bay thoải mái. Một ngày bình thường trên thế giới, cũng đầy những tiếng ồn, và nhiều người cố gắng tìm những phút êm dịu trong cuộc sống của họ. Cho dù chúng ta có dùng cách nào đi chăng nữa, thì những tiếng ồn của cuộc sống cũng làm cho chúng ta khó nghe được lời Chúa Kitô hướng dẫn chúng ta vượt qua cơn sóng gió.
Cơn sóng gió cuối cùng chúng ta sẽ gặp, và không có cách nào tránh được, đó là cái chết. Mỗi người chúng ta đều sẽ phải đương đầu với sự chết, cái chết có thể đến như một cơn cuồng phong hay một cách từ tốn. Nhưng, cho dù sự chết đến bằng cách nào đi nữa, chúng ta cũng lo sợ, và với đức tin, đoạn Phúc âm này cho chúng ta biết là Chúa Giêsu luôn nghĩ đến chúng ta, Ngài sẽ không để chúng ta lo sợ quá đáng. Chúng ta tin rằng khi chúng ta cần, Ngài sẽ lên tiếng bảo cơn sóng gió "câm đi, Im đi."
Thánh Mác-cô nói là Chúa Giêsu tỉnh dậy. Tôi tự hỏi có phải thánh Mác-cô ám chỉ Ngài đang yên giấc một chút chăng? Hay thánh Mác-cô có ý ám chỉ Ngài tỉnh dậy qua cơn sóng gió riêng của Ngài là sự chết? Vì Chúa Giêsu tỉnh dậy, chúng ta cũng sẽ tỉnh dậy qua sự chết. Với đức tin, chúng ta tin quyền năng của Chúa Giêsu trên sự chết, chúng ta hy vọng, qua bao cơn sóng gió chúng ta gặp, chúng ta có thể cảm thấy sự bình an mà Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta trong đời sống này.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP