JERUSALEM. Hôm 11-5-2009, cuộc hành hương của ĐTC Biển Đức 16 tại Thánh Địa, bắt đầu bước sang giai đoạn thứ 2: sau 3 ngày lưu lại Vương Quốc Giordani, ĐTC sang thăm Israel cho đến thứ sáu, 15-5 tới đây, trong đó có một ngày diễn ra tại lãnh thổ của người Palestine, tức là ngày thứ tư, 13-5-2009.
Chiều 11-5-2009, ĐTC đã viếng thăm xã giao tổng thống Shimon Peres trước khi đến viếng Viện Yad Vashem ở Jerusalem, tưởng niệm cuộc diệt chủng Do thái, rồi ngài đến Trung Tâm Đức Bà để gặp gỡ các tổ chức đối thoại liên tôn. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.
Giã từ Giordani
Lúc 7 giờ rưỡi sáng 11-5-2009, ĐTC đã dâng thánh lễ riêng tại Nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Amman, rồi chào từ biệt các nhân viên của sứ quán Tòa Thánh để ra phi trường Hoàng Hậu Alia vào lúc 10 giờ. Tại đây Quốc vương và hoàng hậu Giordani cùng với đông đảo quan chức chính quyền và giáo quyền đã có mặt sẵn để tiễn biệt ĐTC.
Trong diễn văn từ biệt, sau khi nồng nhiệt cám ơn Quốc vương, các quan chức chính quyền, giáo quyền và tất cả mọi người đã cộng tác vào việc tổ chức và tiến hành các sinh hoạt trong cuộc viếng thăm của ngài, ĐTC đặc biệt bày tỏ vui mừng vì một số sáng kiến do cộng đồng Công Giáo tại Giordani đề xướng: như mở thêm 1 cánh mới cho trung tâm Nữ Vương Hòa Bình để săn sóc những người khuyết tật đủ loại và gia đình họ, xây thêm hai thánh đường tại Betani để đón tiếp các tín hữu hành hương, thiết lập đại học Madala để góp phần huấn luyện người trẻ thuộc các truyền thống khác nhau.
ĐTC đặc biệt khích lệ mọi người dân Giordani, dù là Kitô hay Hồi giáo, hãy xây dựng trên những nền tảng vững chắc của tinh thần bao dung tôn giáo, giúp các thành phần của các cộng đồng khác nhau sống chung trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Ngài cũng đề cao Quốc vương Giordani rất tích cực hoạt động trong việc cổ võ đối thoại liên tôn.
ĐTC nói thêm rằng: ”Các bạn thân mến, như các bạn đã biết, tôi đến Giordani này, chủ yếu như
một người hành hương và một mục tử. Vì thế, kinh nghiệm trong những ngày này sẽ ở lại mãi trong ký ức của tôi chính là những cuộc viếng thăm tại các nơi thánh và những lúc cầu nguyện mà chúng ta đã cùng nhau cử hành. Một lần nữa tôi muốn bày tỏ lòng quí chuộng của toàn thể Giáo Hội đối với những người chăm sóc các nơi hành hương tại đất nước này. Tôi cũng muốn cám ơn nhiều người đã góp phần tổ chức buổi hát KinhChiều tại nhà thờ chính tòa thánh Giorgio chiều thứ bẩy 9-5 và thánh lễ chúa nhật tại Sân vận động quốc tế. Thật là một niềm vui cho tôi khi được cảm nghiệm các cử hành trong mùa phục sinh cùng với các tín hữu Công Giáo thuộc các truyền thống khác nhau, liên kết trong niềm hiệp thông của Giáo Hội và trong việc làm chứng về Chúa Kitô”.
Quốc vương và hoàng hậu đã tiễn ĐTC đến tận thang chiếc Airbus 321 của hãng hàng không hoàng gia Giordani.
Máy bay đã chở ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả quốc tế sang phi trường Tel Aviv của Israel chỉ cách đó 103 cây số.
Đón tiếp tại Tel Aviv
Khi đến phi trường Ben Gourion của thành phố Tel Aviv vào lúc 11 giờ sáng giờ địa phương, ĐTC đã được tổng thống Shimon Peres và thủ tướng Benjamin Netanyahu, cùng với các quan chức chính quyền, đại diện các tôn giáo và các GM Công Giáo đón tiếp.
Trong lời chào mừng ĐTC, tổng thống Peres đã bắt đầu bằng tiếng latinh: ”Kính chào Đức Benedicto, thủ lãnh các tín hữu, hôm nay đến viếng thăm Thánh Địa”. Ông cũng đề cao lập trường và hoạt động của ĐTC nhắm làm dịu bớt bạo lực và oán thù trên thế giới và ông chắc chắn sẽ có sự tiếp tục đốit hoại giữa Do thái giáo và Kitô giáo trong tinh thần các ngôn sứ. Và ông cũng nói rằng ”cuộc viếng thăm của ngài mang lại một phúc lành, sự cảm thông giữa các tôn giáo và trải rộng hòa bình gần xa.
Trong bài đáp từ, ĐTC cho biết ngài Israel như một người lữ hành để cầu nguyện, đặc biệt là cho hòa bình. Ngài cũng đề cập đến vấn đề diệt chủng Do thái, nạn bài Do thái, việc lui tới các nơi thánh ở Jerusalem, sự dấn thân cho hòa bình tại Israel và các lãnh thổ của người Palestine, giải pháp 2 quốc gia. Sau cùng ĐTC khuyến khích các tín hữu Kitô ở lại Thánh Địa và góp phần xây dựng hòa bình.
Giống như tại Amman, ĐTC cũng đề cao vai trò của tôn giáo trong xã hội và nói rằng:
”Tòa Thánh và Quốc gia Israel cùng chia sẻ nhiều giá trị, trong đó trước tiên có quyết tâm dành cho tôn giáo chỗ đứng hợp pháp trong đời sống xã Hội. Trật tự đúng đắn của các quan hệ xã hội giả thiết và đòi phải có sự tôn trọng đối với tự do và phẩm giá của mỗi người, dù họ là Kitô hay Do thái. Họ đều tin rằng mình được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa. Khi chiều kích tôn giáo của co người bị phủ nhận hoặc bị gạt ra ngoài lề, thì nó gây nguy hiểm cho chính nền tảng của sự hiểu biết đúng đắn về các nhân quyền bất khả nhượng”. ĐTC nói tiếp:
”Bi thảm thay, dân tộc Do Thái đã phải chịu những hậu quả kinh khủng của những ý thức chối bỏ chính phẩm giá căn bản của mỗi người. Thật là điều đúng đắn và thích hợp, vì trong cuộc viếng thăm ở Israel này, tôi được dịp tưởng niệm 6 triệu người Do thái nạn nhân của Shoah, cuộc diệt chủng, và cầu nguyện đề nhân loại không bao giờ phải chứng kiến tội ác lớn lao dường ấy. Buồn thay, nạn bài Do thái vẫn tiếp tục ngóc cái đầu xấu xa của nó tại nhiều nơi trên thế giới. Đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Cần phải cố gắng hết sức để loại trừ nạn bài Do thái, bất kỳ nó ở đâu, và thăng tiến sự tôn trọng và quí chuộng mọi thành phần của mỗi dân, tộc, bộ lạc, ngôn ngữ và quốc gia trên thế giới”.
ĐTC cho biết trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, ngài sẽ viếng thăm các nơi thánh ở Jerusalem và ”Hy vọng nồng nhiệt của tôi là tất cả các tín hữu hành hương tại các nơi thánh ở Jerusalem có thể tự do lui tới các nơi ấy mà không phải chịu những giới hạn, họ được tham gia các lễ nghi tôn giáo và bảo trì một cách xứng đáng các nhà thờ phượng tại các nơi Thánh. Ước gì họ có thể chu toàn lời tiên tri của Isaia, theo đó nhiều dân nước sẽ tựu về Núi của Nhà Chúa, để Chúa dạy họ những đường nẻo của Ngài và có thể tiến được theo đường lối Chúa, con đường hòa bình và công chính, những con đường dẫn đến hòa giải và hòa hợp” (Is 2,2-5).
ĐTC ghi nhận rằng ”Jerusalem có nghĩa là thành hòa bình, thế mà từ bao thập niên qua, dân chúng tại Thánh Địa này không được hưởng hòa bình. ”Niềm hy vọng của vô số người nam nữ và trẻ em mong được một tương lai chắc chắn và an toàn hơn tùy thuộc kết quả cuộc thương thuyết hòa bình giữa người Israel và Palestine. Hiệp với tất cả mọi người thiện chí, tôi tha thiết xin những người có trách nhiệm hãy tìm kiếm mọi con đường có thể, để tìm kiếm giải pháp đúng đắn cho những khó khăn hết sức lớn lao, để hai dân tộc có thể sống trong hòa bình nơi quê hương của họ, trong các biên cương chắc chắn và được quốc tế nhìn nhận. Tôi hy vọng và cầu nguyện để sớm có một bầu không khí tín nhiệm lẫn nhau hơn, để mọi phía có thể thực sự tiến triển trên con đường hòa bình và ổn định”.
Sau cùng, ĐTC chào thăm các GM và tín hữu Công Giáo hiện diện. Người kế vị thánh Phêrô đến giữa họ để thi hành sứ vụ của mình, và sẽ kết thúc các buổi lễ mừng Năm Gia Đình tại Nazareth. Tôi nói với các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa rằng ”Qua chứng tá của anh chị em dành cho Đấng đã rao giảng tha thứ và hòa giả, qua sự dấn thân của anh chị em trong việc bảo vệ tính chất thánh thiêng của sự sống con người, anh chị em có thể đóng góp đặc biệt để chấm dứt những xung đột đố kỵ đã gây đau thương quá lâu cho phần đất này. Tôi cầu nguyện để sự hiện diện liên tục của anh chị em tại Israel và các lãnh thổ Palestine mang lại nhiều thành quả trong việc thăng tiến hòa bình và sự tôn trọng lẫn nhau giữa mọi người đang sống tại Thánh Địa”.
Sau khi thức đón tiếp đơn sơ tại phi trường Tel Aviv, ĐTC đã đáp trực thăng quân sự về thủ đô Jerusalem cách đó 60 cây số.
Thăm tổng thống Israel
Lúc 4 giờ chiều 11-5-2009, ĐTC mở lại các hoạt động với cuộc viếng thăm xã giao tổng thống Shimon Peres. Ông năm nay 86 tuổi (1923) nhưng vẫn khỏe mạnh. Ông sinh trưởng tại Bạch Nga và cùng với gia đình di cư về Tel Aviv cách đây 75 năm (1934). Ông từng làm ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng, phó thủ tướng và thủ tướng. Năm 1994, cùng với chủ tịch Yasser Arafat của Palestine, ông được giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực trong tiến trình hòa bình. Từ 2 năm nay, ông Peres là vị tổng thống thứ 9 của Israel.
Đến phủ tổng thống Israel, ĐTC đã sau cuộc hội kiến riêng với tổng thống Shimon Peres, rồi ra vườn cùng tới tổng thống trồng một cây ôliu tượng trưng cho ước muốn hòa bình.
Một ca đoàn trẻ nữ đã hát mừng trong buổi gặp gỡ chính thức trước sự hiện diện của 300 nhân vật chính trị và tôn giáo trong vườn của phủ tổng thống.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC đặc biệt cám ơn tổng thống và cho biết cuộc hành hương của ngài tại các nơi thánh là một lời nguyện xin hồng ân quí giá là sự hiệp nhất và an bình cho Trung Đông và toàn thể nhân loại. ”Thực vậy, tôi cầu nguyện hằng ngày cho hòa bình nảy sinh từ công lý, được trở lại Thánh Địa và toàn vùng này, mang lại an ninh và hy vọng mới cho tất cả mọi người”.
ĐTC đặc biệt ngỏ lời với các vị lãnh đạo tôn giáo và nói rằng:
”Với các vị lãnh đạo tôn giáo hiện diện tại đây chiều nay, tôi muốn nói rằng sự đóng góp đặc thù của các tôn giáo cho sự tìm kiếm hòa bình chủ yếu hệ tại sự thành tâm và liên kết tìm kiếm Thiên Chúa. Trách vụ của chúng ta là công bố và làm chứng rằng Đấng Tối Cao hiện diện và có thể nhận biết được Ngài cả khi Chúa có vẻ ẩn khuất trước mắt chúng ta, Ngài vẫn hoạt động trong thế giới để mưu ích cho chúng ta, và tương lai xã hội mang đầy hy vọng khi nó hòa hợp với trật tự của Chúa... Vì thế, các vị lãnh đạo tôn giáo cần phải ý thức rằng mọi chia rẽ hoặc căng thẳng, mọi xu hướng co cụm vào mình hoặc nghi ngờ nơi các tín hữu hoặc giữa các cộng đoàn, có thể dễ dàng dẫn tới tự mâu thuẫn làm lu mờ đặc biệt duy nhất của Đấng Tối Cao, phản bội sự đoàn kết của chúng ta, và trái ngược với Đấng tỏ mình ra là Đấng giàu tình thương kiên vững và trung tín” (Xh 34,6; Tv 138,2)... Vì thế, chúng ta hãy quyết tâm làm sao để qua giáo huấn và sự hướng dẫn các cộng đoàn liên hệ, chúng ta giúp họ trở thành những tín hữu chân chính, luôn ý thức về lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa, phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người và sự hiệp nhất của toàn thể gia đình nhân loại.
Tiếp tục bài diễn văn, ĐTC phân tích nguyên ngữ của từ ”an ninh” mà người Israel luôn quan tâm. Từ này, batah, phát sinh từ sự tín nhiệm và không phải chỉ nói tới sự không có đe dọa, nhưng còn nói về tâm tình bình thản và tín thác. An ninh, sự toàn vẹn, công lý và hòa bình, theo kế hoạch của Thiên Chúa cho thế giới, đó là những điều không thể tách rời nhau. Chúng không phải chỉ là kết quả cố gắng của con người, nhưng là những giá trị xuất phát từ quan hệ cơ bản của Thiên Chúa với con người.. Chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ các giá trị ấy, đó là sống các giá trị ấy. Không một cá nhân, gia đình, cộng đoàn hoặc quốc gia nào được miễn chuẩn khọi nghĩa vụ sống trong công lý và hoạt động cho hòa bình.
ĐTC không quên nhấn mạnh rằng an ninh lâu bền là một vấn đề tín nhiệm, được nuôi dưỡng trong công lý và sự toàn bẹn, được đóng dấu bằng sự hoán cải nội tâm, hích thức chúng ta nhìn tha nhân và nhìn nhận họ là anh chị em đồng hàng với mình.
Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, LM Lombardi cho biết trong cuộc viếng thăm tại phủ tổng thống, tổng thống Peres đã giới thiệu với ĐTC cha mẹ và ông nổi của binh sĩ Do thái Shalit bị nhóm Hamas bắt cóc năm 2006 và vẫn còn giam giữ. ĐTC bày tỏ sự cảm thông với đau khổ của những người đang đau khổ vì biến cố này, cũng như vì hậu quả của các cuộc xung đột, và đó là điều mà ngài tiếp tục làm trong cuộc viếng thăm.
Ngoài ra, tổng thống Peres đã tặng ĐTC Kinh Thánh Do thái điện tử thu trên một chip nửa milimét.
Viếng thăm Viện Yad Vashem
Giã từ phủ tổng thống Israel, ĐTC đã đến viếng Viện Yad VAshem, Tưởng Niệm cuộc diệt chủng Do thái, cách đó lối 3 cây số rưỡi. ĐTC Gioan Phaolô 2 cũng đã từng viếng Viện này trong cuộc hành hương Thánh Địa hồi Năm Thánh 2000. Tại đây có một số bình đựng tro của các nạn nhân Do thái tại các trại tập trung thời Đức quốc xã.
Đến nơi vào lúc gần 6 giờ chiều, ĐTC đã được Ông chủ tịch Avner Shelev và giám đốc Trung Tâm tiếp đón và hướng dẫn ngài đi quanh Đền để đến Phòng tưởng niệm. Tại đây, Tổng thống Israel, chủ tịch quốc hội Reuven Rivlin, nhiều vị bộ trưởng và Rabbi trưởng Israel Lau của Hội đồng Yad Vashem cũng hiện diện. ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng tháp tùng ĐTC.
Lễ tưởng niệm bắt đầu với một bài ca do một tù nhân Do thái tại Hungari sáng tác. Tiếp đến ĐTC đã thắp lên ngọn lửa đời đời, và nghe đọc bài tưởng niệm, rồi ngài đặt vòng hoa tưởng niệm, trước khi một kinh của Do thái cầu cho người quá cố được xướng lên.
ĐTC đã chào thăm 6 người sống sót trong cuộc diệt chủng Do thái và một người công chính thuộc các dân nước đang sống tại Israel là ông Ivan Branetic.
Lên tiếng tại buổi tưởng niệm, ĐTC nói:
”Tôi đã đến để đứng im lặng trong phòng tưởng niệm này, được dựng lên để nhớ đến hàng triệu người Do thái bị sát hại trong thảm kịch Shoah kinh khủng. Họ đã mất mạng sống nhưng không bao giờ mất tên: tên của họ được ghi khắc không thể phai mờ trong tâm hồn những người thân yêu, nhưng bạn đồng tù và những người quyết tâm không bao giờ để cho những hành vi tàn ác như thế tái diễn cho nhân loại. Nhất là tên của họ được ghi khắc mãi mãi trong ký ức của Thiên Chúa tối cao.
ĐTC nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội Công Giáo, quyết tâm theo giáo huấn của Chúa Giêsu và noi gương tình yêu của Chúa đối với mọi người, Giáo Hội cảm thấy một niềm cảm thông sâu xa đối với các nạn nhân được tưởng niệm nơi đây. Cũng vậy Giáo Hội gần gũi với tất cả những người đang phải chịu bách hại vì chủng tộc, màu da, điều kiện sống hoặc tôn giáo - đau khổ của họ cũng là của Giáo Hội và hy vọng của họ mong được công lý cũng là hy vọng của Giáo Hội. Trong tư cách là Giám Mục Roma và là Người Kế Vị thánh Phêrô Tông Đồ, tôi tái khẳng định như các vị tiền nhiệm của tôi rằng Giáo Hội quyết tâm cầu nguyện và làm việc khôgn biết mệt mỏi để oán thù không bao giờ tái hiển trị trong tâm hồn con người. Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacob là Thiên Chúa của hòa bình (cf Tv 85,9).
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, tôi biết ơn sâu xa đối với Thiên Chúa và các bạn vì được cơ hội đứng nơi đây trong thinh lặng: một sự thinh lặng để tưởng niệm, thinh lặng để cầu nguyện và thinh lặng để hy vọng”.
Trước khi giã từ Viện Yashem, ĐTC đã được chủ tịch viện này tặng một bức tranh do Họa sĩ Do thái Felix Nussbaum vẽ. Ông đã bị sát hại trong cuộc diệt chủng. Sau cùng ĐTC đã ký tên vào sổ danh dự lưu niệm. Ngài viết câu ”Lòng từ bi của Chúa sẽ không bị tắt lịm”, Sách Ai Ca, đoạn 3 câu 22.
Và cũng như vị tiền nhiệm, ngài đã không vào thăm Viện bảo tàng Yad Vashem vì tại đây có một tấm bia lưu niệm xúc phạm đến Đức Piô 12, phê bình Người im lặng không lên tiếng tố giác Đức Quốc Xã tàn sát người Do thái. Cuộc viếng thăm tưởng niệm với bài ca của một người Do thái nạn nhân bị Đức quốc xã sát hại.
Gặp gỡ các tổ chức đối thoại liên tôn
Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày 11-5-2009 là cuộc gặp gỡ các tổ chức đối thoại liên tôn tại Trung Tâm Đức Bà ở Jerusalem, cách viện Yad Vashem lối 10 cây số.
Trung tâm này do các cha dòng thánh Augustino Đức Mẹ Lên Trời ở Pháp khởi xướng hồi năm 1884 với mục đích giúp đỡ và cho các tín hữu Pháp hành hương Thánh Địa trú ngụ. Sau nhiều năm xây cất, trung tâm được hoàn thành hồi năm 1904. Năm 1978, Đức Gioan Phaolô 2 biến trung tâm này thành một Viện Giáo Hoàng với tên là Trung Tâm Đức Bà Jerusalem, một trung tâm đại kết. Tại đây có 144 phòng, 2 phòng lớn để hội họp, và một thính đường với 500 chỗ ngồi. Từ năm 2004, Đức Gioan Phaolô 2 ủy thác việc quản trị trung tâm này cho Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.
Tại thính đường của Trung Tâm Đức Bà vào lúc gần 7 giờ chiều, đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và các vị đại diện nhiều tôn giáo ở Thánh Địa: Kitô, Do thái, Hồi giáo, người Hồi giáo Druse, Samaritani, v.v.
Sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Fouad Twal, ĐTC đã ngỏ lời với mọi người hiện diện và đề cao sự đóng góp của các tôn giáo cho văn hóa và xã hội. Ngài đặt câu hỏi: đâu là đóng góp mà tôn giáo mang lại cho các nền văn hóa trên thế giới đang chịu ảnh hưởng của sự hoàn cầu hóa mau lẹ như ngày nay? ĐTC nhấn mạnh rằng trong bối cảnh văn hóa hoàn cầu hóa và bị phân hóa như ngày nay, cần để ý tới sự duy nhất của bản tính con người và ảnh hưởng của sự hiện diện khắp nơi của Thiên Chúa. Và trong nhiều cách thức mà tín hữu cảm nghiệm Thiên Chúa, chúng ta cần nêu bật sự thật này là: Chân lý chẳng những không đe dọa thái độ bao dung đối với những khác biệt hoặc sự đa nguyên văn hóa, trái lại chân lý làm cho con người có thể đồng thuận với nhau và giữ cho cuộc đối thoại công cộng được hợp lý, lương thiện và có thể kiểm chứng được, đồng thời chân lý cũng mở ra con đường dẫn tới hòa bình. Khi thăng tiến ý chí vâng phục chân lý, chúng ta mở rộng ý niệm lý trí và phạm vi hoạt động của lý trí, làm cho sự đối thoại chân thành giữa các nền văn hóa và các tôn giáo có thể tiến hành được và đó là điều mà nhân loại ngày nay đang đặc biệt cần đến.
ĐTC nói thêm rằng: ”Những người có tín ngưỡng có thể chia sẻ với tha nhân chân lý về Thiên Chúa và qua đó họ phục vụ xã hội bằng nhiều cách. Chúng ta có thể kiến tạo môi trường, những ốc đảo hòa bình và suy tư sâu xa, trong đó chân lý có thể được khám phá.” Sau cùng, ngài khích lệ các đại diện của các tổ chức dân thân đối thoại liên tôn và nói rằng ”Những khác biệt giữa chúng ta không bao giờ được trình bày một cách sai trí như thể đó là một nguồn mạch gây ra cọ xát và căng thẳng không thể tránh được giữa chúng ta cũng như giữa lòng xã hội. Trái lại, những khác biệt ấy là một cơ hội rất tốt để con người thuộc các tôn giáo khác nhau, có thể sống chung trong niềm tôn trọng sâu xa đối với nhau, trong sự quí chuộng và nâng đỡ nhau trên các nẻo đường của Thiên Chúa”.
Sau cuộc gặp gỡ, ĐTC còn làm phép viên đá đầu tiên xây cất Trung Tâm Đức Bà ở Magdala, thuộc miền Galilea, với mục đích nới rộng hoạt động của Trung Tâm Đức Bà ở Jerusalem này. Trung tâm mới sẽ được thiết lập trên khu đất rộng 4,3 hécta, được mua với sự đóng góp của hàng ngàn tín hữu hảo tâm các nơi. Trung Tâm Đức Bà Magdala sẽ được dùng để đón tiếp các tín hữu hành hương và theo dự kiến, Thánh đường thánh Maria Madalena cũng sẽ được xây cất trong tương lai vì đây cũng là nơi sinh trưởng của Thánh Nữ.
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC đã tặng cho nhà nguyện Trung Tâm một nhà tạm nặng 40 kílô để giữ Mình Thánh Chúa có hình Người Mục Tử nhân lành và các con chiên. Phần bên ngoài bằng bạc và bên trong mạ vàng.
Cũng nên nói thêm rằng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thánh Địa bị những người Hồi giáo và Do thái cực đoan phê bình. Một số bộ trưởng Do thái thuộc đảng Shas cực hữu tẩy chay, trong khi những người Hồi giáo cực đoan thì than phiền ĐTC không công khai xin lỗi rõ ràng vì bài diễn văn tại đại học Regensburg hồi năm 2006 mà họ cho là 'xúc phạm đến Hồi giáo'. Những thành phần cực đoan này chỉ là thiểu số trong cả hai phía.
Chiều 11-5-2009, ĐTC đã viếng thăm xã giao tổng thống Shimon Peres trước khi đến viếng Viện Yad Vashem ở Jerusalem, tưởng niệm cuộc diệt chủng Do thái, rồi ngài đến Trung Tâm Đức Bà để gặp gỡ các tổ chức đối thoại liên tôn. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.
Giã từ Giordani
Lúc 7 giờ rưỡi sáng 11-5-2009, ĐTC đã dâng thánh lễ riêng tại Nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Amman, rồi chào từ biệt các nhân viên của sứ quán Tòa Thánh để ra phi trường Hoàng Hậu Alia vào lúc 10 giờ. Tại đây Quốc vương và hoàng hậu Giordani cùng với đông đảo quan chức chính quyền và giáo quyền đã có mặt sẵn để tiễn biệt ĐTC.
Trong diễn văn từ biệt, sau khi nồng nhiệt cám ơn Quốc vương, các quan chức chính quyền, giáo quyền và tất cả mọi người đã cộng tác vào việc tổ chức và tiến hành các sinh hoạt trong cuộc viếng thăm của ngài, ĐTC đặc biệt bày tỏ vui mừng vì một số sáng kiến do cộng đồng Công Giáo tại Giordani đề xướng: như mở thêm 1 cánh mới cho trung tâm Nữ Vương Hòa Bình để săn sóc những người khuyết tật đủ loại và gia đình họ, xây thêm hai thánh đường tại Betani để đón tiếp các tín hữu hành hương, thiết lập đại học Madala để góp phần huấn luyện người trẻ thuộc các truyền thống khác nhau.
ĐTC đặc biệt khích lệ mọi người dân Giordani, dù là Kitô hay Hồi giáo, hãy xây dựng trên những nền tảng vững chắc của tinh thần bao dung tôn giáo, giúp các thành phần của các cộng đồng khác nhau sống chung trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Ngài cũng đề cao Quốc vương Giordani rất tích cực hoạt động trong việc cổ võ đối thoại liên tôn.
ĐTC nói thêm rằng: ”Các bạn thân mến, như các bạn đã biết, tôi đến Giordani này, chủ yếu như
một người hành hương và một mục tử. Vì thế, kinh nghiệm trong những ngày này sẽ ở lại mãi trong ký ức của tôi chính là những cuộc viếng thăm tại các nơi thánh và những lúc cầu nguyện mà chúng ta đã cùng nhau cử hành. Một lần nữa tôi muốn bày tỏ lòng quí chuộng của toàn thể Giáo Hội đối với những người chăm sóc các nơi hành hương tại đất nước này. Tôi cũng muốn cám ơn nhiều người đã góp phần tổ chức buổi hát KinhChiều tại nhà thờ chính tòa thánh Giorgio chiều thứ bẩy 9-5 và thánh lễ chúa nhật tại Sân vận động quốc tế. Thật là một niềm vui cho tôi khi được cảm nghiệm các cử hành trong mùa phục sinh cùng với các tín hữu Công Giáo thuộc các truyền thống khác nhau, liên kết trong niềm hiệp thông của Giáo Hội và trong việc làm chứng về Chúa Kitô”.
Quốc vương và hoàng hậu đã tiễn ĐTC đến tận thang chiếc Airbus 321 của hãng hàng không hoàng gia Giordani.
Máy bay đã chở ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả quốc tế sang phi trường Tel Aviv của Israel chỉ cách đó 103 cây số.
Đón tiếp tại Tel Aviv
Khi đến phi trường Ben Gourion của thành phố Tel Aviv vào lúc 11 giờ sáng giờ địa phương, ĐTC đã được tổng thống Shimon Peres và thủ tướng Benjamin Netanyahu, cùng với các quan chức chính quyền, đại diện các tôn giáo và các GM Công Giáo đón tiếp.
Trong lời chào mừng ĐTC, tổng thống Peres đã bắt đầu bằng tiếng latinh: ”Kính chào Đức Benedicto, thủ lãnh các tín hữu, hôm nay đến viếng thăm Thánh Địa”. Ông cũng đề cao lập trường và hoạt động của ĐTC nhắm làm dịu bớt bạo lực và oán thù trên thế giới và ông chắc chắn sẽ có sự tiếp tục đốit hoại giữa Do thái giáo và Kitô giáo trong tinh thần các ngôn sứ. Và ông cũng nói rằng ”cuộc viếng thăm của ngài mang lại một phúc lành, sự cảm thông giữa các tôn giáo và trải rộng hòa bình gần xa.
Trong bài đáp từ, ĐTC cho biết ngài Israel như một người lữ hành để cầu nguyện, đặc biệt là cho hòa bình. Ngài cũng đề cập đến vấn đề diệt chủng Do thái, nạn bài Do thái, việc lui tới các nơi thánh ở Jerusalem, sự dấn thân cho hòa bình tại Israel và các lãnh thổ của người Palestine, giải pháp 2 quốc gia. Sau cùng ĐTC khuyến khích các tín hữu Kitô ở lại Thánh Địa và góp phần xây dựng hòa bình.
Giống như tại Amman, ĐTC cũng đề cao vai trò của tôn giáo trong xã hội và nói rằng:
”Tòa Thánh và Quốc gia Israel cùng chia sẻ nhiều giá trị, trong đó trước tiên có quyết tâm dành cho tôn giáo chỗ đứng hợp pháp trong đời sống xã Hội. Trật tự đúng đắn của các quan hệ xã hội giả thiết và đòi phải có sự tôn trọng đối với tự do và phẩm giá của mỗi người, dù họ là Kitô hay Do thái. Họ đều tin rằng mình được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa. Khi chiều kích tôn giáo của co người bị phủ nhận hoặc bị gạt ra ngoài lề, thì nó gây nguy hiểm cho chính nền tảng của sự hiểu biết đúng đắn về các nhân quyền bất khả nhượng”. ĐTC nói tiếp:
”Bi thảm thay, dân tộc Do Thái đã phải chịu những hậu quả kinh khủng của những ý thức chối bỏ chính phẩm giá căn bản của mỗi người. Thật là điều đúng đắn và thích hợp, vì trong cuộc viếng thăm ở Israel này, tôi được dịp tưởng niệm 6 triệu người Do thái nạn nhân của Shoah, cuộc diệt chủng, và cầu nguyện đề nhân loại không bao giờ phải chứng kiến tội ác lớn lao dường ấy. Buồn thay, nạn bài Do thái vẫn tiếp tục ngóc cái đầu xấu xa của nó tại nhiều nơi trên thế giới. Đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Cần phải cố gắng hết sức để loại trừ nạn bài Do thái, bất kỳ nó ở đâu, và thăng tiến sự tôn trọng và quí chuộng mọi thành phần của mỗi dân, tộc, bộ lạc, ngôn ngữ và quốc gia trên thế giới”.
ĐTC cho biết trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, ngài sẽ viếng thăm các nơi thánh ở Jerusalem và ”Hy vọng nồng nhiệt của tôi là tất cả các tín hữu hành hương tại các nơi thánh ở Jerusalem có thể tự do lui tới các nơi ấy mà không phải chịu những giới hạn, họ được tham gia các lễ nghi tôn giáo và bảo trì một cách xứng đáng các nhà thờ phượng tại các nơi Thánh. Ước gì họ có thể chu toàn lời tiên tri của Isaia, theo đó nhiều dân nước sẽ tựu về Núi của Nhà Chúa, để Chúa dạy họ những đường nẻo của Ngài và có thể tiến được theo đường lối Chúa, con đường hòa bình và công chính, những con đường dẫn đến hòa giải và hòa hợp” (Is 2,2-5).
ĐTC ghi nhận rằng ”Jerusalem có nghĩa là thành hòa bình, thế mà từ bao thập niên qua, dân chúng tại Thánh Địa này không được hưởng hòa bình. ”Niềm hy vọng của vô số người nam nữ và trẻ em mong được một tương lai chắc chắn và an toàn hơn tùy thuộc kết quả cuộc thương thuyết hòa bình giữa người Israel và Palestine. Hiệp với tất cả mọi người thiện chí, tôi tha thiết xin những người có trách nhiệm hãy tìm kiếm mọi con đường có thể, để tìm kiếm giải pháp đúng đắn cho những khó khăn hết sức lớn lao, để hai dân tộc có thể sống trong hòa bình nơi quê hương của họ, trong các biên cương chắc chắn và được quốc tế nhìn nhận. Tôi hy vọng và cầu nguyện để sớm có một bầu không khí tín nhiệm lẫn nhau hơn, để mọi phía có thể thực sự tiến triển trên con đường hòa bình và ổn định”.
Sau cùng, ĐTC chào thăm các GM và tín hữu Công Giáo hiện diện. Người kế vị thánh Phêrô đến giữa họ để thi hành sứ vụ của mình, và sẽ kết thúc các buổi lễ mừng Năm Gia Đình tại Nazareth. Tôi nói với các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa rằng ”Qua chứng tá của anh chị em dành cho Đấng đã rao giảng tha thứ và hòa giả, qua sự dấn thân của anh chị em trong việc bảo vệ tính chất thánh thiêng của sự sống con người, anh chị em có thể đóng góp đặc biệt để chấm dứt những xung đột đố kỵ đã gây đau thương quá lâu cho phần đất này. Tôi cầu nguyện để sự hiện diện liên tục của anh chị em tại Israel và các lãnh thổ Palestine mang lại nhiều thành quả trong việc thăng tiến hòa bình và sự tôn trọng lẫn nhau giữa mọi người đang sống tại Thánh Địa”.
Sau khi thức đón tiếp đơn sơ tại phi trường Tel Aviv, ĐTC đã đáp trực thăng quân sự về thủ đô Jerusalem cách đó 60 cây số.
Thăm tổng thống Israel
Lúc 4 giờ chiều 11-5-2009, ĐTC mở lại các hoạt động với cuộc viếng thăm xã giao tổng thống Shimon Peres. Ông năm nay 86 tuổi (1923) nhưng vẫn khỏe mạnh. Ông sinh trưởng tại Bạch Nga và cùng với gia đình di cư về Tel Aviv cách đây 75 năm (1934). Ông từng làm ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng, phó thủ tướng và thủ tướng. Năm 1994, cùng với chủ tịch Yasser Arafat của Palestine, ông được giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực trong tiến trình hòa bình. Từ 2 năm nay, ông Peres là vị tổng thống thứ 9 của Israel.
Đến phủ tổng thống Israel, ĐTC đã sau cuộc hội kiến riêng với tổng thống Shimon Peres, rồi ra vườn cùng tới tổng thống trồng một cây ôliu tượng trưng cho ước muốn hòa bình.
Một ca đoàn trẻ nữ đã hát mừng trong buổi gặp gỡ chính thức trước sự hiện diện của 300 nhân vật chính trị và tôn giáo trong vườn của phủ tổng thống.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC đặc biệt cám ơn tổng thống và cho biết cuộc hành hương của ngài tại các nơi thánh là một lời nguyện xin hồng ân quí giá là sự hiệp nhất và an bình cho Trung Đông và toàn thể nhân loại. ”Thực vậy, tôi cầu nguyện hằng ngày cho hòa bình nảy sinh từ công lý, được trở lại Thánh Địa và toàn vùng này, mang lại an ninh và hy vọng mới cho tất cả mọi người”.
ĐTC đặc biệt ngỏ lời với các vị lãnh đạo tôn giáo và nói rằng:
”Với các vị lãnh đạo tôn giáo hiện diện tại đây chiều nay, tôi muốn nói rằng sự đóng góp đặc thù của các tôn giáo cho sự tìm kiếm hòa bình chủ yếu hệ tại sự thành tâm và liên kết tìm kiếm Thiên Chúa. Trách vụ của chúng ta là công bố và làm chứng rằng Đấng Tối Cao hiện diện và có thể nhận biết được Ngài cả khi Chúa có vẻ ẩn khuất trước mắt chúng ta, Ngài vẫn hoạt động trong thế giới để mưu ích cho chúng ta, và tương lai xã hội mang đầy hy vọng khi nó hòa hợp với trật tự của Chúa... Vì thế, các vị lãnh đạo tôn giáo cần phải ý thức rằng mọi chia rẽ hoặc căng thẳng, mọi xu hướng co cụm vào mình hoặc nghi ngờ nơi các tín hữu hoặc giữa các cộng đoàn, có thể dễ dàng dẫn tới tự mâu thuẫn làm lu mờ đặc biệt duy nhất của Đấng Tối Cao, phản bội sự đoàn kết của chúng ta, và trái ngược với Đấng tỏ mình ra là Đấng giàu tình thương kiên vững và trung tín” (Xh 34,6; Tv 138,2)... Vì thế, chúng ta hãy quyết tâm làm sao để qua giáo huấn và sự hướng dẫn các cộng đoàn liên hệ, chúng ta giúp họ trở thành những tín hữu chân chính, luôn ý thức về lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa, phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người và sự hiệp nhất của toàn thể gia đình nhân loại.
Tiếp tục bài diễn văn, ĐTC phân tích nguyên ngữ của từ ”an ninh” mà người Israel luôn quan tâm. Từ này, batah, phát sinh từ sự tín nhiệm và không phải chỉ nói tới sự không có đe dọa, nhưng còn nói về tâm tình bình thản và tín thác. An ninh, sự toàn vẹn, công lý và hòa bình, theo kế hoạch của Thiên Chúa cho thế giới, đó là những điều không thể tách rời nhau. Chúng không phải chỉ là kết quả cố gắng của con người, nhưng là những giá trị xuất phát từ quan hệ cơ bản của Thiên Chúa với con người.. Chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ các giá trị ấy, đó là sống các giá trị ấy. Không một cá nhân, gia đình, cộng đoàn hoặc quốc gia nào được miễn chuẩn khọi nghĩa vụ sống trong công lý và hoạt động cho hòa bình.
ĐTC không quên nhấn mạnh rằng an ninh lâu bền là một vấn đề tín nhiệm, được nuôi dưỡng trong công lý và sự toàn bẹn, được đóng dấu bằng sự hoán cải nội tâm, hích thức chúng ta nhìn tha nhân và nhìn nhận họ là anh chị em đồng hàng với mình.
Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, LM Lombardi cho biết trong cuộc viếng thăm tại phủ tổng thống, tổng thống Peres đã giới thiệu với ĐTC cha mẹ và ông nổi của binh sĩ Do thái Shalit bị nhóm Hamas bắt cóc năm 2006 và vẫn còn giam giữ. ĐTC bày tỏ sự cảm thông với đau khổ của những người đang đau khổ vì biến cố này, cũng như vì hậu quả của các cuộc xung đột, và đó là điều mà ngài tiếp tục làm trong cuộc viếng thăm.
Ngoài ra, tổng thống Peres đã tặng ĐTC Kinh Thánh Do thái điện tử thu trên một chip nửa milimét.
Viếng thăm Viện Yad Vashem
Giã từ phủ tổng thống Israel, ĐTC đã đến viếng Viện Yad VAshem, Tưởng Niệm cuộc diệt chủng Do thái, cách đó lối 3 cây số rưỡi. ĐTC Gioan Phaolô 2 cũng đã từng viếng Viện này trong cuộc hành hương Thánh Địa hồi Năm Thánh 2000. Tại đây có một số bình đựng tro của các nạn nhân Do thái tại các trại tập trung thời Đức quốc xã.
Đến nơi vào lúc gần 6 giờ chiều, ĐTC đã được Ông chủ tịch Avner Shelev và giám đốc Trung Tâm tiếp đón và hướng dẫn ngài đi quanh Đền để đến Phòng tưởng niệm. Tại đây, Tổng thống Israel, chủ tịch quốc hội Reuven Rivlin, nhiều vị bộ trưởng và Rabbi trưởng Israel Lau của Hội đồng Yad Vashem cũng hiện diện. ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng tháp tùng ĐTC.
Lễ tưởng niệm bắt đầu với một bài ca do một tù nhân Do thái tại Hungari sáng tác. Tiếp đến ĐTC đã thắp lên ngọn lửa đời đời, và nghe đọc bài tưởng niệm, rồi ngài đặt vòng hoa tưởng niệm, trước khi một kinh của Do thái cầu cho người quá cố được xướng lên.
ĐTC đã chào thăm 6 người sống sót trong cuộc diệt chủng Do thái và một người công chính thuộc các dân nước đang sống tại Israel là ông Ivan Branetic.
Lên tiếng tại buổi tưởng niệm, ĐTC nói:
”Tôi đã đến để đứng im lặng trong phòng tưởng niệm này, được dựng lên để nhớ đến hàng triệu người Do thái bị sát hại trong thảm kịch Shoah kinh khủng. Họ đã mất mạng sống nhưng không bao giờ mất tên: tên của họ được ghi khắc không thể phai mờ trong tâm hồn những người thân yêu, nhưng bạn đồng tù và những người quyết tâm không bao giờ để cho những hành vi tàn ác như thế tái diễn cho nhân loại. Nhất là tên của họ được ghi khắc mãi mãi trong ký ức của Thiên Chúa tối cao.
ĐTC nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội Công Giáo, quyết tâm theo giáo huấn của Chúa Giêsu và noi gương tình yêu của Chúa đối với mọi người, Giáo Hội cảm thấy một niềm cảm thông sâu xa đối với các nạn nhân được tưởng niệm nơi đây. Cũng vậy Giáo Hội gần gũi với tất cả những người đang phải chịu bách hại vì chủng tộc, màu da, điều kiện sống hoặc tôn giáo - đau khổ của họ cũng là của Giáo Hội và hy vọng của họ mong được công lý cũng là hy vọng của Giáo Hội. Trong tư cách là Giám Mục Roma và là Người Kế Vị thánh Phêrô Tông Đồ, tôi tái khẳng định như các vị tiền nhiệm của tôi rằng Giáo Hội quyết tâm cầu nguyện và làm việc khôgn biết mệt mỏi để oán thù không bao giờ tái hiển trị trong tâm hồn con người. Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacob là Thiên Chúa của hòa bình (cf Tv 85,9).
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, tôi biết ơn sâu xa đối với Thiên Chúa và các bạn vì được cơ hội đứng nơi đây trong thinh lặng: một sự thinh lặng để tưởng niệm, thinh lặng để cầu nguyện và thinh lặng để hy vọng”.
Trước khi giã từ Viện Yashem, ĐTC đã được chủ tịch viện này tặng một bức tranh do Họa sĩ Do thái Felix Nussbaum vẽ. Ông đã bị sát hại trong cuộc diệt chủng. Sau cùng ĐTC đã ký tên vào sổ danh dự lưu niệm. Ngài viết câu ”Lòng từ bi của Chúa sẽ không bị tắt lịm”, Sách Ai Ca, đoạn 3 câu 22.
Và cũng như vị tiền nhiệm, ngài đã không vào thăm Viện bảo tàng Yad Vashem vì tại đây có một tấm bia lưu niệm xúc phạm đến Đức Piô 12, phê bình Người im lặng không lên tiếng tố giác Đức Quốc Xã tàn sát người Do thái. Cuộc viếng thăm tưởng niệm với bài ca của một người Do thái nạn nhân bị Đức quốc xã sát hại.
Gặp gỡ các tổ chức đối thoại liên tôn
Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày 11-5-2009 là cuộc gặp gỡ các tổ chức đối thoại liên tôn tại Trung Tâm Đức Bà ở Jerusalem, cách viện Yad Vashem lối 10 cây số.
Trung tâm này do các cha dòng thánh Augustino Đức Mẹ Lên Trời ở Pháp khởi xướng hồi năm 1884 với mục đích giúp đỡ và cho các tín hữu Pháp hành hương Thánh Địa trú ngụ. Sau nhiều năm xây cất, trung tâm được hoàn thành hồi năm 1904. Năm 1978, Đức Gioan Phaolô 2 biến trung tâm này thành một Viện Giáo Hoàng với tên là Trung Tâm Đức Bà Jerusalem, một trung tâm đại kết. Tại đây có 144 phòng, 2 phòng lớn để hội họp, và một thính đường với 500 chỗ ngồi. Từ năm 2004, Đức Gioan Phaolô 2 ủy thác việc quản trị trung tâm này cho Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.
Tại thính đường của Trung Tâm Đức Bà vào lúc gần 7 giờ chiều, đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và các vị đại diện nhiều tôn giáo ở Thánh Địa: Kitô, Do thái, Hồi giáo, người Hồi giáo Druse, Samaritani, v.v.
Sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Fouad Twal, ĐTC đã ngỏ lời với mọi người hiện diện và đề cao sự đóng góp của các tôn giáo cho văn hóa và xã hội. Ngài đặt câu hỏi: đâu là đóng góp mà tôn giáo mang lại cho các nền văn hóa trên thế giới đang chịu ảnh hưởng của sự hoàn cầu hóa mau lẹ như ngày nay? ĐTC nhấn mạnh rằng trong bối cảnh văn hóa hoàn cầu hóa và bị phân hóa như ngày nay, cần để ý tới sự duy nhất của bản tính con người và ảnh hưởng của sự hiện diện khắp nơi của Thiên Chúa. Và trong nhiều cách thức mà tín hữu cảm nghiệm Thiên Chúa, chúng ta cần nêu bật sự thật này là: Chân lý chẳng những không đe dọa thái độ bao dung đối với những khác biệt hoặc sự đa nguyên văn hóa, trái lại chân lý làm cho con người có thể đồng thuận với nhau và giữ cho cuộc đối thoại công cộng được hợp lý, lương thiện và có thể kiểm chứng được, đồng thời chân lý cũng mở ra con đường dẫn tới hòa bình. Khi thăng tiến ý chí vâng phục chân lý, chúng ta mở rộng ý niệm lý trí và phạm vi hoạt động của lý trí, làm cho sự đối thoại chân thành giữa các nền văn hóa và các tôn giáo có thể tiến hành được và đó là điều mà nhân loại ngày nay đang đặc biệt cần đến.
ĐTC nói thêm rằng: ”Những người có tín ngưỡng có thể chia sẻ với tha nhân chân lý về Thiên Chúa và qua đó họ phục vụ xã hội bằng nhiều cách. Chúng ta có thể kiến tạo môi trường, những ốc đảo hòa bình và suy tư sâu xa, trong đó chân lý có thể được khám phá.” Sau cùng, ngài khích lệ các đại diện của các tổ chức dân thân đối thoại liên tôn và nói rằng ”Những khác biệt giữa chúng ta không bao giờ được trình bày một cách sai trí như thể đó là một nguồn mạch gây ra cọ xát và căng thẳng không thể tránh được giữa chúng ta cũng như giữa lòng xã hội. Trái lại, những khác biệt ấy là một cơ hội rất tốt để con người thuộc các tôn giáo khác nhau, có thể sống chung trong niềm tôn trọng sâu xa đối với nhau, trong sự quí chuộng và nâng đỡ nhau trên các nẻo đường của Thiên Chúa”.
Sau cuộc gặp gỡ, ĐTC còn làm phép viên đá đầu tiên xây cất Trung Tâm Đức Bà ở Magdala, thuộc miền Galilea, với mục đích nới rộng hoạt động của Trung Tâm Đức Bà ở Jerusalem này. Trung tâm mới sẽ được thiết lập trên khu đất rộng 4,3 hécta, được mua với sự đóng góp của hàng ngàn tín hữu hảo tâm các nơi. Trung Tâm Đức Bà Magdala sẽ được dùng để đón tiếp các tín hữu hành hương và theo dự kiến, Thánh đường thánh Maria Madalena cũng sẽ được xây cất trong tương lai vì đây cũng là nơi sinh trưởng của Thánh Nữ.
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC đã tặng cho nhà nguyện Trung Tâm một nhà tạm nặng 40 kílô để giữ Mình Thánh Chúa có hình Người Mục Tử nhân lành và các con chiên. Phần bên ngoài bằng bạc và bên trong mạ vàng.
Cũng nên nói thêm rằng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thánh Địa bị những người Hồi giáo và Do thái cực đoan phê bình. Một số bộ trưởng Do thái thuộc đảng Shas cực hữu tẩy chay, trong khi những người Hồi giáo cực đoan thì than phiền ĐTC không công khai xin lỗi rõ ràng vì bài diễn văn tại đại học Regensburg hồi năm 2006 mà họ cho là 'xúc phạm đến Hồi giáo'. Những thành phần cực đoan này chỉ là thiểu số trong cả hai phía.