Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh
Phúc âm của Thánh Gioan, trong chương thứ 10, Đức Giêsu đã khẳng định với các Tông đồ và những người đương thời:” Người chăn chiên tốt chính là Ta, người chăn chiên tốt thí mạng sống mình vì chiên”( Ga 10, 11). Lời khẳng định này luôn thể hiện một cách sinh động trong cuộc đời của Đức Giêsu.
Hình ảnh người Mục tử rất gần gũi với những người do thái, họ là những người chăn chiên trên các đồng cỏ bao la, bát ngát, họ sống cuộc đời du mục, luôn đi trước để tìm đến những đồng cỏ xanh tươi, có suối mát, cho chiên ăn no, tắm mát. Mục tử luôn lo lắng cho con chiên của mình:” chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm, chiên tản mác, Ta sẽ lùa về”( Ez 34, 16). Suốt cuộc đời Đức Giêsu luôn đi tìm “con chiên lạc”, “đồng bạc bị mất”, hay “người con hoang đàng”. Người Mục tử tốt chẳng quản ngại nắng mưa, dãi dầu sương gió, chỉ với ước mong:” Ta đã đến, là để chúng được có sự sống, và có một cách dồi dào” ( Ga 10,10). Đức Giêsu đã thể hiện trọn vẹn trái tim của người Mục tử nhân lành khi chết treo thân trên Thập Tự giá, khi bằng lòng vâng phục Thiên Chúa Cha, bỏ tất cả vinh quang chốn trời cao để xuống làm thân phàm nhân. Người mục tử Giêsu, luôn thao thức kiếm tìm những con chiên lạc đàn:” Ta còn những chiên khác nữa, không thuộc ràn này; các con chiên ấy, Ta cũng phải chăn dắt, và chúng sẽ nghe tiếng ta; và sẽ thành một đàn chiên, một chủ chiên”( Ga 10, 16). Sau khi sống lại và lên trời, Đức Giêsu đã trao trách nhiệm chăm sóc đàn chiên của Ngài cho Thánh Tông đồ Phêrô:” hãy chăm sóc chiên của Thầy”( Ga 21, 17). Giáo hội qua Bí tích Truyền Chức Thánh, các mục tử tiếp tục trở nên “Altre Christus”, là hình ảnh của Đức Kitô, là hiện thân, là cái tôi thứ hai của Ngài khi cử hành thánh lễ,nhất là khi đọc lời Truyền phép, khi ban bí tích Giải tội. Các mục tử hành động nhân danh Chúa Kitô, trong vai trò và ngôi vị của Ngài – in Persona Christi. Được sử dụng quyền năng và danh hiệu của Chúa, vị mục tử phải chia sẻ tư tưởng, tâm tình, ý muốn, ước vọng và đời sống của Chúa Giêsu Mục tử. Tiên tri Êzêkiel cảnh báo những mục tử không lo chu tòan sứ mạng của mình, không chăm lo cho phần rỗi của các con chiên của mình, nói tóm lại, đó không phải là những Mục tử tốt:” Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ chăn nuôi lấy mình. Mục tử thì phải chăn chiên chứ? Sữa các ngươi ăn; len các ngươi mặc; những con vật béo các ngươi làm thịt. Còn chiên các ngươi lại không chăn; chúng ốm yếu, các ngươi không bổ sức; chúng bệnh họan, các ngươi không chữa chạy; chúng xây xát, các ngươi không băng bó; chúng tản mác các ngươi không lùa về; chúng thất lạc, các ngươi không tìm kiếm”( Ez 34, 2-4).
Mục tử tốt là mục tử có tinh thần hy sinh và phục vụ một cách vui tươi và vô điều kiện:” Thầy đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và thí mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”( Mc 10,45). Mục tử tốt chính là hiện thân của Đức Kitô, nơi đó con người sẽ dễ dàng đón nhận và gặp gỡ Thiên chúa.
Phúc âm của Thánh Gioan, trong chương thứ 10, Đức Giêsu đã khẳng định với các Tông đồ và những người đương thời:” Người chăn chiên tốt chính là Ta, người chăn chiên tốt thí mạng sống mình vì chiên”( Ga 10, 11). Lời khẳng định này luôn thể hiện một cách sinh động trong cuộc đời của Đức Giêsu.
Hình ảnh người Mục tử rất gần gũi với những người do thái, họ là những người chăn chiên trên các đồng cỏ bao la, bát ngát, họ sống cuộc đời du mục, luôn đi trước để tìm đến những đồng cỏ xanh tươi, có suối mát, cho chiên ăn no, tắm mát. Mục tử luôn lo lắng cho con chiên của mình:” chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm, chiên tản mác, Ta sẽ lùa về”( Ez 34, 16). Suốt cuộc đời Đức Giêsu luôn đi tìm “con chiên lạc”, “đồng bạc bị mất”, hay “người con hoang đàng”. Người Mục tử tốt chẳng quản ngại nắng mưa, dãi dầu sương gió, chỉ với ước mong:” Ta đã đến, là để chúng được có sự sống, và có một cách dồi dào” ( Ga 10,10). Đức Giêsu đã thể hiện trọn vẹn trái tim của người Mục tử nhân lành khi chết treo thân trên Thập Tự giá, khi bằng lòng vâng phục Thiên Chúa Cha, bỏ tất cả vinh quang chốn trời cao để xuống làm thân phàm nhân. Người mục tử Giêsu, luôn thao thức kiếm tìm những con chiên lạc đàn:” Ta còn những chiên khác nữa, không thuộc ràn này; các con chiên ấy, Ta cũng phải chăn dắt, và chúng sẽ nghe tiếng ta; và sẽ thành một đàn chiên, một chủ chiên”( Ga 10, 16). Sau khi sống lại và lên trời, Đức Giêsu đã trao trách nhiệm chăm sóc đàn chiên của Ngài cho Thánh Tông đồ Phêrô:” hãy chăm sóc chiên của Thầy”( Ga 21, 17). Giáo hội qua Bí tích Truyền Chức Thánh, các mục tử tiếp tục trở nên “Altre Christus”, là hình ảnh của Đức Kitô, là hiện thân, là cái tôi thứ hai của Ngài khi cử hành thánh lễ,nhất là khi đọc lời Truyền phép, khi ban bí tích Giải tội. Các mục tử hành động nhân danh Chúa Kitô, trong vai trò và ngôi vị của Ngài – in Persona Christi. Được sử dụng quyền năng và danh hiệu của Chúa, vị mục tử phải chia sẻ tư tưởng, tâm tình, ý muốn, ước vọng và đời sống của Chúa Giêsu Mục tử. Tiên tri Êzêkiel cảnh báo những mục tử không lo chu tòan sứ mạng của mình, không chăm lo cho phần rỗi của các con chiên của mình, nói tóm lại, đó không phải là những Mục tử tốt:” Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ chăn nuôi lấy mình. Mục tử thì phải chăn chiên chứ? Sữa các ngươi ăn; len các ngươi mặc; những con vật béo các ngươi làm thịt. Còn chiên các ngươi lại không chăn; chúng ốm yếu, các ngươi không bổ sức; chúng bệnh họan, các ngươi không chữa chạy; chúng xây xát, các ngươi không băng bó; chúng tản mác các ngươi không lùa về; chúng thất lạc, các ngươi không tìm kiếm”( Ez 34, 2-4).
Mục tử tốt là mục tử có tinh thần hy sinh và phục vụ một cách vui tươi và vô điều kiện:” Thầy đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và thí mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”( Mc 10,45). Mục tử tốt chính là hiện thân của Đức Kitô, nơi đó con người sẽ dễ dàng đón nhận và gặp gỡ Thiên chúa.