tản mạn: NÓI DỐI
Mỗi ngày đều có ý nghĩa lịch sử và ngày ấy để lại dấu ấn nào đó trong lòng người. Ngày Cá tháng Tư mặc dầu không có lịch sử rõ ràng nhưng ít nhiều gì con người cũng nghe đến ngày này và thi thoảng vẫn “nhắc nhau” ngày này bằng cách nói dối chuyện gì đó cho vui chứ không làm hại đến người khác. Mỗi nền văn hoá có lịch sử kỷ niệm ngày Nói Dối khác nhau nhưng thường vào ngày đầu tiên của mùa Xuân.
Người ta cho rằng, quê hương của cá tháng tư là ở nước Pháp. Ngày cá tháng tư được “khai sinh” từ thế kỷ 16. Theo cách giải thích này, vào thời kỳ đó, năm mới ở Pháp được tổ chức từ ngày 25/3 đến 1/4. Đến năm 1562, công lịch mới được giáo hoàng Gregory đưa ra với ngày đầu tiên của năm mới là 1/1 và 2 năm sau công lịch này được hoàng đế Henry IX thông qua. Tuy nhiên, có một số người không biết lịch mới mà vẫn tiếp tục tổ chức đón mừng tất niên vào ngày 1/4. Những người này bị bạn bè trêu đùa bằng cách gửi những món quà nghịch ngợm, nói dối họ và thuyết phục họ tin vào những chuyện đó. Những người bị lừa trở thành “April fool” (Kẻ ngốc tháng 4 – Cá tháng tư). Ở Việt Nam, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngày cá tháng tư đã được chấp nhận và nhanh chóng trở thành cơ hội để mọi người cùng chia sẻ các bất ngờ thú vị.
Nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về vấn đề nào đó để người nói dối đạt được mục đích mà họ mong muốn – thường là không chính đáng. Người nói dối luôn tạo môi trường giống như thật, tạo mọi cử chỉ, hành động để đối tượng tin vào những gì họ đang nói. Còn với người bị nói dối thì họ thường để lộ những cảm xúc tiêu cực, không ít người nhận thấy mình bị đem ra làm trò đùa. Trong trường hợp họ bị nói dối mà không phát hiện ra thực tế phũ phàng, thì họ rất quan tâm đến hậu quả của sự nói dối sẽ xảy ra ra sao.
Vậy là khi người thông tin mong muốn người khác hiểu lệch lạc về một vấn đề, sự kiện, hoặc mong muốn đạt được điều gì đó (thường là quyền lợi vật chất, vị trí công tác, biện minh cho việc làm xấu cho của mình, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh…) nhờ thông tin sai sự thật, bịa chuyện thì nói dối xuất hiện. Người nói dối nhiều lần, không quan tâm hoặc bất chấp hậu quả xấu có thể xảy ra cho nhiều người khác thì thường được gọi là trí trá. Xã hội, cộng đồng thường tỏ ý khinh ghét, xa lánh những người nói dối kiểu này.
Không ngờ, với phương Tây, người ta kỷ niệm cái ngày này và trêu nhau một chút cho vui còn với người Việt thì ngược lại. Chuyện đùa vui ở Tây Phương lại trở thành căn bệnh trầm kha của một số người Việt. Người Tây Phương họ thường rất thẳng thắn, đâu ra đó và họ không hề sợ mất lòng khi nói thẳng, nói thật. Người Việt thì bị cái vỏ bọc bên ngoài che chắn quá lớn để rồi khi ai nào đó nói thẳng, nói thật, góp ý với mình thì mình xừng cồ lên với sự góp ý đó. Từ cái chuyện không dám nói thẳng nói thật đâm sinh ra cái tật xấu nữa là nói xấu nhau.
Người ta vẫn thường đùa với nhau:
Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt,
Lọc lừa lương lẹo lại lên lương.
Đùa nhưng mà đúng đấy ! Thử hỏi trong xã hội hiện nay những người sống thẳng, sống thật xem hậu quả sẽ như thế nào ? Còn với những người lọc lừa lương lẹo ấy thì ngày lại ngày cứ thăng quan tiến chức !
Với lối sống ích kỷ và giả tạo để rồi người ta không còn ngần ngại hứa lèo, hứa lần, hứa hồi và nói dối trở thành thói quen trong cuộc sống.
Lớn nói dối theo lớn, nhỏ nói dối theo nhỏ. Không biết có quá đáng chăng bây giờ đi tìm người nói thật khó quá ! Vì lẽ nói thật, nói thẳng thường hay bị ganh ghét, đố kỵ. “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” ! Vì sợ mất lòng nên nhiều người đã sợ làm mất lòng người khác nên đành né đi bằng cách nói dối để làm hài lòng đối phương. Mà cũng khổ, biết nói dối là điều xấu, là điều không ai thích nhưng dần dần chuyện nói dối xảy ra quá nhiều trong xã hội nên nói dối đâm ra là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Cách đây không lâu, có việc xuống Cần Thơ. Dân “Hai Lúa” lâu lâu mới có dịp ngồi trên xe “tốc hành”, “Hai Lúa” vào bến xe Miền Tây, hỏi và mua được chiếc vé đi Cần Thơ của hãng xe KL. Nhân viên bán vé bảo 16 giờ 00 xe xuất bến nhưng chờ mãi đến 17 g 15 xe chưa xuất bến. Thế là đành mất 80.000 cho vé xe KL để chuyển qua xe ML vì có khách đi xe ML bỏ chỗ ! Lần sau có cho thêm tiền chẳng bao giờ tôi đi xe KL nữa.
Đi xe khách bị trễ thì còn thông cảm được, đàng này đi máy bay mà cứ bị trễ hoài. Báo chí vẫn nói lên tiếng nói của người dân về hãng X trễ hẹn. Mới đây thôi, chuyến bay từ Vinh vào Sài Gòn bị trễ mà đến phút chót hành khách mới được thông báo, hơn 20 đứa trẻ lây lất trong sân bay để chờ chuyến bay “đến hẹn lại trễ” của hãng hàng không X. Trễ hẹn hoài nên đâm ra chuyện hứa lèo, chuyện nói dối của hãng hàng không ấy cũng chẳng còn lạ gì với hành khách.
Nói chi xa, đơn giản nhất là việc thi công đường sá, đoạn đường từ Bình Khánh về Cần Giờ đã chậm với dự định thời gian không đến mức tưởng tượng nữa. Hết hẹn ngày này đến hẹn ngày khác, hết hẹn năm này đến hẹn năm khác. Mới nghe thông tin là nhà thầu phải thuê 7 công ty để đẩy nhanh tiến độ thi công đến cuối năm 2009 hoàn tất công trình. Nghe thì nghe vậy chứ khi nào nó hoàn thành mới biết được chứ cũng đã biết bao nhiêu năm nay người dân nghe con đường Rừng Sác ấy hoàn thành năm 2006, rồi đợi đến 2007. Nay đến 2009 mà cỏ ở bên mặt đường thi công cao hơn cả đầu người. Cỏ cao hơn cả đầu người thì thử hỏi đến bao giờ mới hoàn thành được vậy mà người ta lại hứa đến cuối 2009. Hãy đợi đấy !
Những đoạn đường đang vướng mắc lô-cốt được mấy con đường hoàn thành đúng tiến độ …
Còn biết bao nhiêu và biết bao nhiêu chuyện nói dối xảy ra trong cuộc đời, trong xã hội.
Lúc đầu, người ta con tin tưởng vào lời hứa nhưng dần dần người ta có một cái kinh nghiệm là chẳng bao giờ lời hứa ấy được thực hiện. Tất cả những lời hứa ấy đều chờ đợi một câu: Hãy đợi đấy ! Người dân đợi hoài, đợi mãi riết rồi cũng thành thói quen. Kêu chi cho mệt, gào chi cho khổ ! Thôi thì cứ nhắm mắt chờ. Ngày nào nó xong thì biết nó xong chứ chờ đợi chi vào “lời nói dối như cuội” ấy !
Nhiều và nhiều việc khác chắc không cần nói ra thì ai ai cũng biết cả. “Thượng bất chính - hạ tất loạn” là hậu qủa bình thường của những người có trách nhiệm mà hứa lèo, hứa cụi. Người cầm quyền, người có trách nhiệm mà nói dối thì ở dưới làm sao không nói dối được.
Thẳng thắn - thật thà thường vẫn thường thua thiệt so với người nói dối, người lương lẹo. Thật thà - dối trá vẫn là hai mặt của đồng tiền, hai mặt của vấn đề mãi mãi tồn tại trong xã hội. Thật thà - dối trá vẫn luôn là lựa chọn dành cho con người. Chớ gì thấy được hậu quả của lối sống dối trá, của những người nói dối đã gây biết bao nhiêu thiệt hại cho anh chị em đồng loại để ngày mỗi ngày con người sống thật với nhau hơn, sống chân thành với nhau hơn.
Mỗi ngày đều có ý nghĩa lịch sử và ngày ấy để lại dấu ấn nào đó trong lòng người. Ngày Cá tháng Tư mặc dầu không có lịch sử rõ ràng nhưng ít nhiều gì con người cũng nghe đến ngày này và thi thoảng vẫn “nhắc nhau” ngày này bằng cách nói dối chuyện gì đó cho vui chứ không làm hại đến người khác. Mỗi nền văn hoá có lịch sử kỷ niệm ngày Nói Dối khác nhau nhưng thường vào ngày đầu tiên của mùa Xuân.
Người ta cho rằng, quê hương của cá tháng tư là ở nước Pháp. Ngày cá tháng tư được “khai sinh” từ thế kỷ 16. Theo cách giải thích này, vào thời kỳ đó, năm mới ở Pháp được tổ chức từ ngày 25/3 đến 1/4. Đến năm 1562, công lịch mới được giáo hoàng Gregory đưa ra với ngày đầu tiên của năm mới là 1/1 và 2 năm sau công lịch này được hoàng đế Henry IX thông qua. Tuy nhiên, có một số người không biết lịch mới mà vẫn tiếp tục tổ chức đón mừng tất niên vào ngày 1/4. Những người này bị bạn bè trêu đùa bằng cách gửi những món quà nghịch ngợm, nói dối họ và thuyết phục họ tin vào những chuyện đó. Những người bị lừa trở thành “April fool” (Kẻ ngốc tháng 4 – Cá tháng tư). Ở Việt Nam, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngày cá tháng tư đã được chấp nhận và nhanh chóng trở thành cơ hội để mọi người cùng chia sẻ các bất ngờ thú vị.
Nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về vấn đề nào đó để người nói dối đạt được mục đích mà họ mong muốn – thường là không chính đáng. Người nói dối luôn tạo môi trường giống như thật, tạo mọi cử chỉ, hành động để đối tượng tin vào những gì họ đang nói. Còn với người bị nói dối thì họ thường để lộ những cảm xúc tiêu cực, không ít người nhận thấy mình bị đem ra làm trò đùa. Trong trường hợp họ bị nói dối mà không phát hiện ra thực tế phũ phàng, thì họ rất quan tâm đến hậu quả của sự nói dối sẽ xảy ra ra sao.
Vậy là khi người thông tin mong muốn người khác hiểu lệch lạc về một vấn đề, sự kiện, hoặc mong muốn đạt được điều gì đó (thường là quyền lợi vật chất, vị trí công tác, biện minh cho việc làm xấu cho của mình, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh…) nhờ thông tin sai sự thật, bịa chuyện thì nói dối xuất hiện. Người nói dối nhiều lần, không quan tâm hoặc bất chấp hậu quả xấu có thể xảy ra cho nhiều người khác thì thường được gọi là trí trá. Xã hội, cộng đồng thường tỏ ý khinh ghét, xa lánh những người nói dối kiểu này.
Không ngờ, với phương Tây, người ta kỷ niệm cái ngày này và trêu nhau một chút cho vui còn với người Việt thì ngược lại. Chuyện đùa vui ở Tây Phương lại trở thành căn bệnh trầm kha của một số người Việt. Người Tây Phương họ thường rất thẳng thắn, đâu ra đó và họ không hề sợ mất lòng khi nói thẳng, nói thật. Người Việt thì bị cái vỏ bọc bên ngoài che chắn quá lớn để rồi khi ai nào đó nói thẳng, nói thật, góp ý với mình thì mình xừng cồ lên với sự góp ý đó. Từ cái chuyện không dám nói thẳng nói thật đâm sinh ra cái tật xấu nữa là nói xấu nhau.
Người ta vẫn thường đùa với nhau:
Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt,
Lọc lừa lương lẹo lại lên lương.
Đùa nhưng mà đúng đấy ! Thử hỏi trong xã hội hiện nay những người sống thẳng, sống thật xem hậu quả sẽ như thế nào ? Còn với những người lọc lừa lương lẹo ấy thì ngày lại ngày cứ thăng quan tiến chức !
Với lối sống ích kỷ và giả tạo để rồi người ta không còn ngần ngại hứa lèo, hứa lần, hứa hồi và nói dối trở thành thói quen trong cuộc sống.
Lớn nói dối theo lớn, nhỏ nói dối theo nhỏ. Không biết có quá đáng chăng bây giờ đi tìm người nói thật khó quá ! Vì lẽ nói thật, nói thẳng thường hay bị ganh ghét, đố kỵ. “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” ! Vì sợ mất lòng nên nhiều người đã sợ làm mất lòng người khác nên đành né đi bằng cách nói dối để làm hài lòng đối phương. Mà cũng khổ, biết nói dối là điều xấu, là điều không ai thích nhưng dần dần chuyện nói dối xảy ra quá nhiều trong xã hội nên nói dối đâm ra là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Cách đây không lâu, có việc xuống Cần Thơ. Dân “Hai Lúa” lâu lâu mới có dịp ngồi trên xe “tốc hành”, “Hai Lúa” vào bến xe Miền Tây, hỏi và mua được chiếc vé đi Cần Thơ của hãng xe KL. Nhân viên bán vé bảo 16 giờ 00 xe xuất bến nhưng chờ mãi đến 17 g 15 xe chưa xuất bến. Thế là đành mất 80.000 cho vé xe KL để chuyển qua xe ML vì có khách đi xe ML bỏ chỗ ! Lần sau có cho thêm tiền chẳng bao giờ tôi đi xe KL nữa.
Đi xe khách bị trễ thì còn thông cảm được, đàng này đi máy bay mà cứ bị trễ hoài. Báo chí vẫn nói lên tiếng nói của người dân về hãng X trễ hẹn. Mới đây thôi, chuyến bay từ Vinh vào Sài Gòn bị trễ mà đến phút chót hành khách mới được thông báo, hơn 20 đứa trẻ lây lất trong sân bay để chờ chuyến bay “đến hẹn lại trễ” của hãng hàng không X. Trễ hẹn hoài nên đâm ra chuyện hứa lèo, chuyện nói dối của hãng hàng không ấy cũng chẳng còn lạ gì với hành khách.
Nói chi xa, đơn giản nhất là việc thi công đường sá, đoạn đường từ Bình Khánh về Cần Giờ đã chậm với dự định thời gian không đến mức tưởng tượng nữa. Hết hẹn ngày này đến hẹn ngày khác, hết hẹn năm này đến hẹn năm khác. Mới nghe thông tin là nhà thầu phải thuê 7 công ty để đẩy nhanh tiến độ thi công đến cuối năm 2009 hoàn tất công trình. Nghe thì nghe vậy chứ khi nào nó hoàn thành mới biết được chứ cũng đã biết bao nhiêu năm nay người dân nghe con đường Rừng Sác ấy hoàn thành năm 2006, rồi đợi đến 2007. Nay đến 2009 mà cỏ ở bên mặt đường thi công cao hơn cả đầu người. Cỏ cao hơn cả đầu người thì thử hỏi đến bao giờ mới hoàn thành được vậy mà người ta lại hứa đến cuối 2009. Hãy đợi đấy !
Những đoạn đường đang vướng mắc lô-cốt được mấy con đường hoàn thành đúng tiến độ …
Còn biết bao nhiêu và biết bao nhiêu chuyện nói dối xảy ra trong cuộc đời, trong xã hội.
Lúc đầu, người ta con tin tưởng vào lời hứa nhưng dần dần người ta có một cái kinh nghiệm là chẳng bao giờ lời hứa ấy được thực hiện. Tất cả những lời hứa ấy đều chờ đợi một câu: Hãy đợi đấy ! Người dân đợi hoài, đợi mãi riết rồi cũng thành thói quen. Kêu chi cho mệt, gào chi cho khổ ! Thôi thì cứ nhắm mắt chờ. Ngày nào nó xong thì biết nó xong chứ chờ đợi chi vào “lời nói dối như cuội” ấy !
Nhiều và nhiều việc khác chắc không cần nói ra thì ai ai cũng biết cả. “Thượng bất chính - hạ tất loạn” là hậu qủa bình thường của những người có trách nhiệm mà hứa lèo, hứa cụi. Người cầm quyền, người có trách nhiệm mà nói dối thì ở dưới làm sao không nói dối được.
Thẳng thắn - thật thà thường vẫn thường thua thiệt so với người nói dối, người lương lẹo. Thật thà - dối trá vẫn là hai mặt của đồng tiền, hai mặt của vấn đề mãi mãi tồn tại trong xã hội. Thật thà - dối trá vẫn luôn là lựa chọn dành cho con người. Chớ gì thấy được hậu quả của lối sống dối trá, của những người nói dối đã gây biết bao nhiêu thiệt hại cho anh chị em đồng loại để ngày mỗi ngày con người sống thật với nhau hơn, sống chân thành với nhau hơn.