NĂM THÁNH PAUL: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN PHỨC TẠP VÀO KHOẢNH KHẮC CUỐI CÙNG

Nội dung Thessalonians I và II, cả hai đều trọng tâm truyền đạt về ngày Đáo Diện, Chúa Jesus Ki-tô con Thiên Chúa trở lại vào ngày tận thế - khoảnh khắc cuối cùng.

Sau khi dân Thessalonica nhận được lá thư thứ nhất của Paul, vài môn đệ của Chúa Ki-tô hình như đã kết luận rằng ngày Đáo Diện không còn xa nữa, gần đến nỗi họ ngưng hoạt động để chuẩn bị cho ngày trở lại của Chúa Ki-tô (2 Thessolonians 3: 6-12). Thessalonians II đưa ra rằng đây là một kết luận sai. Người Ki-tô giáo không tham gia vào cuộc tranh luận này về việc lao động hàng ngày trên thế gian để chuẩn bị cho ngày trở lại của Thiên Chúa hoặc thoát khỏi tình trạng bị kết tội rằng Người đã đến. Paul, người đã thiết tha, mong mỏi sự xuất hiện của Thiên Chúa nhưng được giao toàn bộ công việc vất vả nặng nhọc, làm gương cho người Ki-tô giáo bắt chước. Công việc nặng nhọc của ông đã chỉ ra cách người ta nên như thế nào để sống trong sự chờ mong ngày kết thúc: không phải là một gánh nặng cho bất cứ ai, cũng không gây trở ngại đến công việc của người khác.

Trong lúc thiết tha sự Đáo Diện của Chúa Jesus, người Ki-tô giáo phải tham gia đầy đủ những nhiện vụ trần thế cùng những lời cam kết. Lòng thành tín Ki-tô giáo phải tham gia đầy đủ những nhiệm vụ trần thế, không phải là vấn đề “hoặc là/ hoặc” (hoặc tham gia đầy đủ trong công việc hoặc mong chờ Thiên Chúa trở lại), mà là một “cả hai/ và” (cả hai: tham gia một cách đầy đủ chứng tỏ với người khác qua công việc trên trần thế và lòng mong đợi để mãn nguyện những điều luật của Chúa vào khoảnh khắc cuối cùng – ngày tận thế).

Cả hai lá thư gửi dân Thessalonica đều đưa ra lời cảnh báo về những gì phải xảy ra trong những ngày cuối cùng. Tuy nhiên hai lá có thể được xem như có sự khác nhau từ những chi tiết nêu ra, lá thư thứ hai lặp lại cấu trúc và ngôn ngữ của lá thư thứ nhất.Việc phân tích này đã dẫn đến một số học giả phân loại lá thư Thessalonica I chính xác là của Paul và lá thư Thessalonica II như một tác phẩm giả danh (được viết bởi một người nào đó – người kế thừa hay người thông dịch – nhận sự ủy quyền của Paul và viết tên của ông).

Tuy nhiên, lý lẽ không có sức thuyết phục và dường như không hợp lý vì nội dung luận giải trong Thessalonica II không được đề cập như trong lá thư thứ nhất của Paul, hoặc việc sử dụng những dữ kiện của ông đưa ra bằng cách giải thích sai với những gì ông đã nói trong lá thư trước đây của ông (có liên quan đến “sự trở lại của chúa Jesus Ki-tô con Thiên Chúa và sự sống của chúng ta cùng nhau đoàn tụ bên Người).

Trong lá thư thứ hai gửi dân Thessalonica, Paul chỉ ra rằng những hình ảnh truyền thống đối với sự kiện ngày tận thế ngụ ý môt vài “sự cố” khác phải diễn ra trước những sự kiện ắt có và đủ xảy ra (cf. 2 Thessalonians 2: 3-12). Giai đoạn này, điều mà Paul đã nói là ngay trước ngày tân thế, mô tả những sức mạnh của tai họa như được sắp xếp theo trình tự cho một hào lũy cuối cùng tấn công chống lại những con người thánh thiện của Thiên Chúa. Đồng minh của Tử Thần trong trận đánh cuối cùng với tâm hồn loài người được mô tả như “người vô pháp luật”, một người mà trong việc liên minh với Satan kháng cự lại điều luật của Thiên Chúa.

Người Ki-tô giáo phải cảnh giác trong cuộc sống ngoài đời của mình không được sợ kẻ vô pháp luật, vì “Chúa Jesus sẽ giết nó bằng hơi thở từ miệng Người … bởi sự xuất hiện và trở lại của Người” (2 Thessalonians 2: 8).

Mỗi lá thư thuộc quyền hạn của Paul (trừ Galatians – một cuốn Tân Ước) đều bắt đầu với một lời nguyện tạ ơn tới Thiên Chúa vì những phúc lành thương ban những người Ki-tô giáo tựu trung qua sự phục sinh của Chúa Jesus (“theo lượng từ bi của Thiên Chúa và Chúa Jesus Ki-tô con Chúa chúng ta”). Những lời cầu nguyện này có thể được xem như khúc dạo đầu (giống như khúc nhạc dạo đầu cho những nhạc kịch hoặc những màn trình diễn sân khấu) báo hiệu từ những luận điểm qua nội dung của nó.

Lời nguyện của Paul trong lá thư thứ hai gửi dân Thessalonica được tìm thấy trong 1: 3-12. Nó nói về sự kiên định của người Ki-tô giáo ở giữa sự truy hại và bằng cách nào Chúa Jesus trở lại trong vinh quang sẽ thiết đặt những vấn đề ngay lành. Điều này sẽ tỏa ra trong vinh quang không chỉ của Thiên Chúa và Chúa Jesus mà còn là tất cả của Ki-tô hữu, những người đã ôm chặt Thiên Chúa trong đức tin, hy vọng và tình yêu (“để tên của Chúa Jesus con Thiên Chúa chúng ta có thể được ngợi ca nơi bạn, và bạn nơi Người”).

Mục đích của Thiên Chúa là điều mà, thông qua Chúa Jesus, tất cả chia sẻ trong Vương Quốc sau khi Chúa Ki-tô đã chiến thắng cuối cùng trên hết tất cả những kẻ thù của giáo hội Người. Đây là thông điệp an ủi của lá thư thứ hai tới dân Thessalonica và của những bài đọc Kinh thánh trong những tuần lễ cuối cùng của năm phụng vụ.

Thực tế là Tân Ước đã trình bày một tập hợp những hình ảnh mô tả ngày tận thế có nghĩa rằng những Ki-tô hữu không khát khao ngày Đáo Diện coi như thể từng ngày.

Thay vào đó, đồng thời họ phải sẵn sàng cho sự trở lại của Thiên Chúa sắp xảy ra đến nơi và cũng đã chuẩn bị để kiên trì trong đức tin của mình đối với sự kéo dài nỗi chờ mong một cách kiên nhẫn cho đến ngày trở lại của Thiên Chúa diễn ra.

Như đã được trung thành hàng bao nhiêu thế kỷ, tất cả những ai hy vọng nơi Chúa Ki-tô đều phải sống mỗi ngày như thể đó là điều cuối cùng của họ, sẵn sàng để gặp Chúa Jesus khi Người đến, như Người đã nói: “Con cũng không biết ngày hoặc giờ” (Matthew 24: 13).

Jos. Tú Nạc, NMS

Nguồn: The Catholic Register