Tờ Hoàn Cầu Thời báo tại Trung Quốc trong số mới nhất 18/3 vừa có bài của tác giả Đới Hy kêu gọi thiết lập căn cứ quân sự tại Trường Sa. BBCVietnamese.com xin trích giới thiệu cùng quý vị.
Bài bình luận có tựa đề "Quân đội của chúng ta cần thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Sa để bảo vệ việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải" bắt đầu bằng nhận định rằng nguyên tắc nền tảng của Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ là 'Gạt bất đồng để cùng phát triển'.
"Tuy nhiên, với tình hình hiện tại Nam Hải (Biển Đông), chúng ta đã luôn luôn 'gạt bất đồng' nhưng chưa đủ nỗ lực trong tham gia 'cùng phát triển'.
Không giống Philippines hay một số nước khác tìm phương cách luật pháp để xung đột với Trung Quốc, nhiều quốc gia lại dùng các biện pháp kín để lặng lẽ rút dần tài nguyên từ quần đảo Nam Sa (Trường Sa).
Chúng ta chỉ có thể đạt được một sự công nhận (chủ quyền) rõ ràng nếu thúc đẩy phát triển và khai thác nguồn tài nguyên ở Nam Hải.
Trung Quốc vẫn chưa có một giếng dầu hay mỏ khí nào ở Nam Hải
Theo ước tính của các cơ quan chức năng, trữ lượng dầu khí của khu vực bồn trũng chính ở Nam Hải là hàng chục tỷ tấn. Vào cuối thập niên 1990, các nước láng giềng đã hợp tác cùng các tập đoàn dầu khí quốc tế để khoan hơn một ngàn giếng trong vùng biển Nam Sa, phát hiện hơn 200 điểm có dầu khí và khai thác hơn 180 mỏ.
Các xung đột và tranh chấp trong Đông Hải và Nam Hải, cùng khủng hoảng qua eo biển Đài Loan tiếp tục làm mỗi con người Trung Quốc day dứt. Nói tương lai Trung Quốc nằm trong các vùng biển đảo là không hề phóng đại.
Năm 1999, sản lượng dầu hàng năm của các nước này đạt trên 40 triệu tấn và sản lượng khí đốt là 31 tỷ mét khối, tức lớn hơn sản lượng dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc là 2,5 và 7 lần.
Tin cho hay, một nước chiếm nhiều đảo của Trung Quốc tại Nam Sa nhất đã chia vùng biển quanh quần đảo này thành hàng trăm lô mời thầu và tiếp tục ký hợp đồng với Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Đức cùng các nước khác để thăm dò và khai thác dầu khí.
Mỗi năm, nước này thu nhập hơn 10 tỷ đôla từ dầu khí. Vào cuối 2004, Việt Nam đã xây đường băng trên đảo Trường Sa để phi cơ loại vừa có thể hạ cánh.
Vậy mà Trung Quốc vẫn chưa có lấy một giếng dầu hay mỏ khí nào hoạt động tại Nam Hải.
Một số nguồn tin trong ngành nói đó là vì hệ thống quyền lực cục bộ giữa giới chức trung ương và địa phương.
Tương lai của Trung Quốc nằm tại các vùng biển đảo
Không chú ý đúng mức tới các vùng biển đảo sẽ dẫn tới hậu quả trầm trọng. Chúng ta đã có bài học sâu sắc trong lĩnh vực này.
Tới nay, các xung đột và tranh chấp trong Đông Hải và Nam Hải, cùng khủng hoảng qua eo biển Đài Loan tiếp tục làm mỗi con người Trung Quốc day dứt.
Nói tương lai Trung Quốc nằm trong các vùng biển đảo là không hề phóng đại.
Không có nguồn lợi biển và không bảo đảm an ninh được cho các tuyến giao thương hàng hải, Trung Quốc sẽ dựa vào đâu để mà hồi sinh?
Tất cả chúng ta cần hiểu rõ tính cấp bách trong việc phát triển Nam Hải. Cần chạy đua với các nước láng giềng, áp dụng các chính sách ưu đãi đặc biệt, khuyến khích các địa phương và các công ty, các cá nhân để phát triển và khai thác nguồn dầu khí; nhằm tăng khí thế của toàn dân trong việc khai thác Nam Hải.
Thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Hải
Nguồn tài nguyên Nam Hải không chỉ giới hạn trong dầu và khí đốt, bởi vậy việc phát triển Nam Hải cần được hoạch định với tính toán và sử dụng các biện pháp đa dạng, cân nhắc mọi yếu tố.
Phát triển dầu và khí đốt phải là hoạt động chính trong bước tiếp theo.
Một căn cứ quy mô lớn phải được thiết lập tại Nam Hải, nơi mà vị trí chiến lược của tuyến hàng hải quốc tế phải được sử dụng để cung cấp các dịch vụ toàn diện cho các tàu của Trung Quốc và nước ngoài.
Căn cứ này sẽ là tiền đề cho sự hiện diện ngoài khơi của Trung Quốc trên thế giới.
Một khi dây chuyền hàng hải bao gồm các ngành đánh cá, sinh học biển, dầu khí, vận tải, du lịch dịch vụ vv.. được thiết lập, nó sẽ trở thành động lực kinh tế to lớn cho tỉnh Hải Nam và cả nước.
Khi đã có quan tâm lợi ích của cả nước, sự tham gia của hải quân là điều tất yếu.
Song song với việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải, cần thiết lập căn cứ (quân sự) trên quần đảo Nam Sa, với các cơ sở dành cho máy bay, trực thăng và các loại hình tác chiến khác. Hải phận và không phận rộng lớn ở đây sẽ trở thành địa điểm huấn luyện quân sự... không chỉ bảo vệ phát triển kinh tế của toàn Nam Hải mà còn thúc đẩy hiện đại hóa quân đội.
Tác giả Đới Hy là đại tá không quân và là một nhà bình luận có tiếng về các vấn đề chiến lược. Tờ Hoàn cầu Thời báo là ấn bản bổ sung của cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - Nhân dân Nhật báo, ra mỗi tuần hai lần bằng tiếng Trung.
Bài bình luận có tựa đề "Quân đội của chúng ta cần thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Sa để bảo vệ việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải" bắt đầu bằng nhận định rằng nguyên tắc nền tảng của Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ là 'Gạt bất đồng để cùng phát triển'.
"Tuy nhiên, với tình hình hiện tại Nam Hải (Biển Đông), chúng ta đã luôn luôn 'gạt bất đồng' nhưng chưa đủ nỗ lực trong tham gia 'cùng phát triển'.
Không giống Philippines hay một số nước khác tìm phương cách luật pháp để xung đột với Trung Quốc, nhiều quốc gia lại dùng các biện pháp kín để lặng lẽ rút dần tài nguyên từ quần đảo Nam Sa (Trường Sa).
Chúng ta chỉ có thể đạt được một sự công nhận (chủ quyền) rõ ràng nếu thúc đẩy phát triển và khai thác nguồn tài nguyên ở Nam Hải.
Trung Quốc vẫn chưa có một giếng dầu hay mỏ khí nào ở Nam Hải
Theo ước tính của các cơ quan chức năng, trữ lượng dầu khí của khu vực bồn trũng chính ở Nam Hải là hàng chục tỷ tấn. Vào cuối thập niên 1990, các nước láng giềng đã hợp tác cùng các tập đoàn dầu khí quốc tế để khoan hơn một ngàn giếng trong vùng biển Nam Sa, phát hiện hơn 200 điểm có dầu khí và khai thác hơn 180 mỏ.
Các xung đột và tranh chấp trong Đông Hải và Nam Hải, cùng khủng hoảng qua eo biển Đài Loan tiếp tục làm mỗi con người Trung Quốc day dứt. Nói tương lai Trung Quốc nằm trong các vùng biển đảo là không hề phóng đại.
Năm 1999, sản lượng dầu hàng năm của các nước này đạt trên 40 triệu tấn và sản lượng khí đốt là 31 tỷ mét khối, tức lớn hơn sản lượng dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc là 2,5 và 7 lần.
Tin cho hay, một nước chiếm nhiều đảo của Trung Quốc tại Nam Sa nhất đã chia vùng biển quanh quần đảo này thành hàng trăm lô mời thầu và tiếp tục ký hợp đồng với Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Đức cùng các nước khác để thăm dò và khai thác dầu khí.
Mỗi năm, nước này thu nhập hơn 10 tỷ đôla từ dầu khí. Vào cuối 2004, Việt Nam đã xây đường băng trên đảo Trường Sa để phi cơ loại vừa có thể hạ cánh.
Vậy mà Trung Quốc vẫn chưa có lấy một giếng dầu hay mỏ khí nào hoạt động tại Nam Hải.
Một số nguồn tin trong ngành nói đó là vì hệ thống quyền lực cục bộ giữa giới chức trung ương và địa phương.
Tương lai của Trung Quốc nằm tại các vùng biển đảo
Không chú ý đúng mức tới các vùng biển đảo sẽ dẫn tới hậu quả trầm trọng. Chúng ta đã có bài học sâu sắc trong lĩnh vực này.
Tới nay, các xung đột và tranh chấp trong Đông Hải và Nam Hải, cùng khủng hoảng qua eo biển Đài Loan tiếp tục làm mỗi con người Trung Quốc day dứt.
Nói tương lai Trung Quốc nằm trong các vùng biển đảo là không hề phóng đại.
Không có nguồn lợi biển và không bảo đảm an ninh được cho các tuyến giao thương hàng hải, Trung Quốc sẽ dựa vào đâu để mà hồi sinh?
Tất cả chúng ta cần hiểu rõ tính cấp bách trong việc phát triển Nam Hải. Cần chạy đua với các nước láng giềng, áp dụng các chính sách ưu đãi đặc biệt, khuyến khích các địa phương và các công ty, các cá nhân để phát triển và khai thác nguồn dầu khí; nhằm tăng khí thế của toàn dân trong việc khai thác Nam Hải.
Thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Hải
Nguồn tài nguyên Nam Hải không chỉ giới hạn trong dầu và khí đốt, bởi vậy việc phát triển Nam Hải cần được hoạch định với tính toán và sử dụng các biện pháp đa dạng, cân nhắc mọi yếu tố.
Phát triển dầu và khí đốt phải là hoạt động chính trong bước tiếp theo.
Một căn cứ quy mô lớn phải được thiết lập tại Nam Hải, nơi mà vị trí chiến lược của tuyến hàng hải quốc tế phải được sử dụng để cung cấp các dịch vụ toàn diện cho các tàu của Trung Quốc và nước ngoài.
Căn cứ này sẽ là tiền đề cho sự hiện diện ngoài khơi của Trung Quốc trên thế giới.
Một khi dây chuyền hàng hải bao gồm các ngành đánh cá, sinh học biển, dầu khí, vận tải, du lịch dịch vụ vv.. được thiết lập, nó sẽ trở thành động lực kinh tế to lớn cho tỉnh Hải Nam và cả nước.
Khi đã có quan tâm lợi ích của cả nước, sự tham gia của hải quân là điều tất yếu.
Song song với việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải, cần thiết lập căn cứ (quân sự) trên quần đảo Nam Sa, với các cơ sở dành cho máy bay, trực thăng và các loại hình tác chiến khác. Hải phận và không phận rộng lớn ở đây sẽ trở thành địa điểm huấn luyện quân sự... không chỉ bảo vệ phát triển kinh tế của toàn Nam Hải mà còn thúc đẩy hiện đại hóa quân đội.
Tác giả Đới Hy là đại tá không quân và là một nhà bình luận có tiếng về các vấn đề chiến lược. Tờ Hoàn cầu Thời báo là ấn bản bổ sung của cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - Nhân dân Nhật báo, ra mỗi tuần hai lần bằng tiếng Trung.