BIỂN LỬA



Kính dâng những nạn nhân của cuộc cháy rừng tại Victoria – Úc châu 7-2-09

Thanh Quảng sdb

Ngày 7/2/2009 vừa qua được mệnh danh là “Black Saturday”, “Ngày Thứ Bảy Đen”, ngày nóng nhất trong lịch của tiểu bang Victoria khi khí hậu tăng lên tới 46.7 độ C. Cái nóng hừng hực kèm theo gío bắc từ sa mạc thổi về làm rục hoa, cháy lá và nỏ khô cỏ cây! Còn người người ai nấy trùm đầu che cổ nếu cần phải đi ra ngoài. Người ta tuôn vào các siêu thị, hồ bơi để trốn nóng! Nếu ở nhà thì máy lạnh mở tối đa...làm các công ty điện bị qúa tải, đành phải cúp điện từng vùng. Chính trong ngày nóng nghiệt ngã đó thì lửa phát cháy. Lửa có thể phát cháy từ những cọ sát của cây cổ nỏ khô, từ tiếng sét của trời mà lửa bốt cháy ở đây do con người! Lửa đã bốc cháy từ vùng Gippsland làm thiệt mạng 11 người dân vô tội và tiêu hủy nhiều nhà cửa cùng hàng trăm ngàn mẫu rừng.

Sau một tuần tìm kiếm thủ phạm, cảnh sát đã bắt giữ và tòa bắt đầu xét xử tên James Sokaluck 39 tuổi, người mà 20 năm trước đã tình nguyện gia nhập đội lính cứu hỏa mà bị từ chối... Trong một mạng lưới điện toán của hắn, hắn có viết cho người bạn gái: “we are compelled to do what we are forbidden ” “Chúng ta cần phải làm điều mà chúng ta bị cấm!”. Ngòi lửa mà hắm châm đã lan tràn sang các vùng phụ cận như Callignee, Upper Callignee, Hazelwood, Jerralang và Koornalla giết hại thêm 21 ngươì khác nữa!

Cảnh sát Victoria còn đang truy lùng thêm những kẻ dã tâm đốt rừng. Theo Viện Học Tội Phạm của Uc (Australian Institute of Criminology thì hàng năm ơ Uc xảy ra từ 20,000 tói 30,000 vụ đốt rừng và làm thiệt hại không tính cuộc cháy rừng thảm khốc này là 1.6 tỷ đô. Riêng cuộc cháy rừng năm nay không biết con số thiệt hại sẽ tăng vọt bao nhiêu, vì đây là cuộc cháy rừng lớn nhất và thiệt hại nhất trong lịch sử tiểu bang từ trước tới nay!

I.NIỀM ĐAU

Thoáng qua cơn cháy rừng vừa qua chúng ta có thể nêu ra một vài thảm trạng như sau:

1. Vợ chồng cựu xướng ngôn viên Brian và Moiree Naylor: ông Brian nổi tiếng vì làm cho đài truyền hình số 7 10 năm, và 20 năm cho đài số 9, nên hầu hết người dân Uc đều biết đến ông. Hai ông bà đã chọn vùng Kinglake, một vùng núi hồ thơ mộng thần tiên làm nơi dưỡng gìa... Nào ngờ đâu, ngôi nhà thơ mộng trên ngọn đồi nơi đây chính là nơi an nghỉ của ông bà. Joe Ropar người hàng xóm ở bên một ngọn đồi đối diện rưng rưng hai dòng nước mắt kể: “Không như những cư dân ở đây, ông bà Naylor dọn cỏ sạch chung quanh nhà, họ chuẩn bị ngăn ngừa hỏa hoạn, ấy thế mà ngọn lửa tàn ác kia chỉ trong vòng 2 phút thôi đã di chuyển từ một khoảng cách 20 cây số, như một khối bom lửa tỏa xuống thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà của ông bà, dù ông bà có trang bị đầy đủ máy bơm nước phòng hỏa. Hai ông bà cũng như 18 người bạn của ông Ropar đã phải chết tất tưởi trong hỏa lò mà nhiều người chỉ còn lại một nhóm tro nhỏ!”

Ngôi nhà của ông bà Naylor còn lại chiếc bàn đá và 4 chiếc ghế sắt


2. Người tài xế xe điện Arthur Enver 57 tuổi, ông sống với mẹ ở Campbellfield, một thành phố ngoại ô thành phố Melbourne và mới dọn về Kinglake được 6 tháng. Lúc cơn lửa mới bùng phát, ông dục người bạn đời dọn đồ và con chó lên xe lái về vùng an toàn, còn ông lái xe motô chạy theo, nhưng vì khói mịt mù và hơi nóng... Petra đã tới nơi an toàn nhưng chờ đợi cả 6 giờ nhưng vẫn chưa thấy Arthur tới, và bà mẹ và người bạn đường đã nhận hung tin, Arthur bị chết cháy trên đoạn đường tử thần vì cây đổ và lửa tàn phá. Arthur đã từng mạo hiểm và thoát chết khi dùng chiếc tầu buồm dài 13 mét vượt biển từ Nam Phi chèo về Uc Châu khi bị sóng biển đánh gẫy cột buồm, nhưng ông đã không thoát được ngọn lửa khốc liệt của “Ngày thứ Bảy đen” 7/2/2009 vừa qua. Chiếc môtô còn bên vệ đường nhưng ông Arthur đã bị tử thần cướp mất!

Chiếc xe moto bên đường


Núi đồi và thung lũng thần tiên Kinglake đã trở thành một thung lũng tử thần với nhà thờ, nhà trường và nhà cửa bị thiêu rụi, xe cộ bị cháy, xác người lớn nhỏ và xúc vật bị thiêu cháy trên bước đường tìm thoát khỏi biển lửa. Nguyên một buổi chiều thứ bảy đen đó đã cướp đi 35 sinh mạng, những người con ưu tú của thiên đường Kinglake.

3. “Chúng ta cùng về thiên quốc với nhau” đó là lời cầu nguyện và an ủi nhau của gia đình ông bà Mercuri và ba đứa con người Uc, trùng hợp với gia đình anh chị Hưởng Thúy và ba cháu Mi, Huy và Vi.

- Gia đình ông bà Rod và Maryanne Mercuri và ba cháu Allyson 11 tuổi và hai cháu sinh đôi Dean và Kirk 9 tuổi chạy vào một garage gạch để trốn lửa, khi garage bị bốc cháy họ núp sau bức tường cạnh bể nước và dùng chiếc sô xanh và khăn thấm nước để khỏi bị cháy. Bà Mercuri nói: “Không thể tưởng tượng được sức nóng, chúng tôi từ biệt nhau để cùng chết chung”. Các cháu kêu lên: “mẹ ơi chúng ta về trời, chúng ta chết nhưng ít nhất chúng ta cùng chết chung với nhau” (Mum, we we ‘re going to heaven together” và Allison nói: “ we ‘re all going to die, but at least we ‘re all together”. Bà Mercuri tạ ơn Chúa gìn giữ gia đình bà còn sống! Chỉ một tíc tắc cơn lửa từ trên trời ập xuống mà gia đình bà chỉ có một cái sô múc nước, một cái xẻng và tấm chăn để tự vệ!

- Một gia đình Việt Nam và gia đình hàng xóm khác cũng thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Gia đình anh chị Hưởng Thủy và ba cháu Mi 13 tuổi, Huy 9 tuổi và Vi 7 tuổi, qua Uc dưới diện tay nghề được một năm nay. Gia đình được ông bà chủ tiệm bánh mì tại vùng Kinglake bảo trợ qua. Đây là một gia đình Việt Nam duy nhất trong thị trấn nên hầu như cư dân trong vùng đều biết tới. Khi nghe biết có gia đình Việt Nam lâm nạn, cá nhân chúng tôi và Nguyệt San Dân Chúa đã liên lạc tới thăm giúp đỡ và được anh chị đưa về Kinglake thăm viếng, vì hiện nay chỉ có cư dân trong vùng mới được vào thị trấn.

Chị Thủy kể vì không có kinh nghiệm về cháy rừng, nên khi được ông bà chủ lò bánh mì báo sẽ phải di tản, và ông bà sẽ điện thoại cho hay. Anh chị thấy ngọn lửa còn cách xa hai ba cây số nên cũng bình thản thu dọn những giấy tờ cần thiết! Nào ngờ đâu lửa từ trời ập xuống, anh chị và ba cháu chỉ kịp ôm mớ hồ sơ giấy tơ tùy thân chạy ra khỏi nhà thì căn nhà bớc cháy! Chẳng biết chạy đi dâu, anh chị chạy qua nhà kế bên vì ngôi nhà này được xây bằng đá xanh kiên cố và anh chị nghĩ sẽ được an toàn. Gia đình người Uc kế bên cũng hai vợ chồng và ba đứa con mở cửa đón gia đình chị... Những tiếng nổ của chiếc xe phát cháy, tiếng nổ của bình ga hay nhà xập... ngọn lửa tàn khốc và độ nóng làm bể kính cửa sổ trong lúc anh Hưởng và ông chủ nhà cố công thấm ướt cái chăn và ngăn ngọn lửa... Nhưng khói và lửa ùa vào làm hai người đành bó tay! Ngột ngạt mọi người đành phải chạy ra khỏi nhà... Chung quanh đang cháy biết chạy đi đâu? Cuối cùng tất cả đánh liều chạy vào trú ở chiếc garage trong đó chất đầy đồ... Mười người và ba con chó chui vào những ngóc ngách trống... Hơi nóng hừng hực, người lớn nhường cho các em nhỏ được ưu tiên thấm khăn ướt đắp lên mặt để thở. Các em bé la hét hoảng hốt trong lúc đó lòng lo khôn xiết nhưng chị Thủy cố trấn an các con bằng mời gọi các con đọc kinh cầu nguyện cùng Đức mẹ và Lòng thương xót Chúa chở che, còn không xin Chúa và Mẹ giúp được chết an lành! Khoảng 1 giờ sau ngọn lửa cháy giảm dần, xe cứu lửa chạy tới... Tất cả mừng vui và xe cứu hỏa xịt nước và cung cấp cho 10 người chút nước để đỡ khát và tới tối ông bà chủ lò bánh mì tưởng cả gia đình của anh chị Hưởng đã chết, họ nhờ xe cứu hỏa vào xem và mừng vui vì thấy tất cả còn sống và được xe cứu hỏa di chuyển về nơi an toàn. Anh chị tạ ơn Chúa vì còn sống. Anh chị và các cháu nhìn nhận như một phép lạ của Lòng Thương Xót Chúa và Mẹ Maria. Dù tiêu tán tất cả tài sản. Khi đến thăm căn nhà mà nay chỉ còn là đống tro tàn đổ nát, tôi bùi ngùi thấy chị bới trong đống tro tàn nơi phòng ngủ như tìm kiếm một kỷ vật hay một cái gì đó... dù người chồng bảo ‘không còn gì đâu em!’ Tôi hiểu có lẽ đồ nữ trang hay một kỷ vật nào của gia đình mà chị mong muốn tìm lại được!

Cha chủ nhiệm cùng gia đình anh chị Hưởng Thủy


Trong hoạn nạn, qua việc gây qũy của Dân Chúa tôi gửi chị ít tiền, chị cảm động nhưng ngần ngại nói “con có xứng đáng để nhận số tiên này hay không? Có lẽ còn có người cần hơn con!”

Trong hoạn nạn cùng cực, niềm hy vọng vẫn dư tràn, khi tôi thấy ai ai trong thị trấn cũng qúy mến và quan tâm tới gia đình anh chị. Tôi vui mừng vì hôm qua thủ tương Kevin Rudd tơí thăm Kinglake, thủ tướng đã gặp anh chị và nói với bà bộ trưởng “Hãy giúp gia đình này như mọi gia đình khác và hứa sẽ cứu xét để gia đình được định cư lại xứ Uc”. Ly do vì gia đình anh chị qua Uc với diện lao động nên bình thường không được trợ cấp như các công công dân Úc.

4. Những nạn nhân tí hon: Không gì có thể ngăn được đôi dòng lệ cũng như tâm hồn thổn thức xúc động trước những trẻ thơ vô tội bị chết tất tưởi trong những ngọn lửa khốc liệt!

Nước mắt cho tuổi thơ: Trong số các nạn nhân cơn cháy rừng có nhiều em nhỏ làm thiệt mạng làm cho mọi người rơi lệ và quặn đau như trường hợp em Alexis Davey chưa đầy tám tháng tuổi, hai em Joria Davey và Brielle Brown 3 tuổi, bé Matthew Brown 7 tuổi, hai em Lyric O Shea và Eric Brown 8 tuổi, bé Neeve Bucchanan 9 tuổi, bé Trey O’Shea 10 tuổi, Nicola Roland 12 tuổi và Caitlin Rolland 14 tuổi... Ở vào tuổi xuân xanh tương lai đầy sáng chói mà đã sớm ra đi trong quằn quoại của khói lửa!

5. Những thảm trạng cá biệt: Có thể nói 209 người chết vì nạn cháy rừng là 209 câu chuyện mà lịch sử của cơn cháy rừng 2009 này sẽ ghi lại trong tâm khảm của những người thân quen, trong lịch sử thương đau của tiểu bang lẫn liên bang Uc Châu.

- Làm sao không rơi lệ được khi cặp vợ chồng trẻ Adrian và Mirrabella cùng chết với ba người con thơ Eric 8 tuổi, Matthew 7 tuổi và Brielle 3 tuổi. Gia đình Brown này thật hạnh phúc, hai vợ chồng gặp nhau trong những buổi học nhẩy từ thời niên thiếu và đã kết duyên với nhau, nay chàng là chủ biên của tập san Squares Arround Victoria!

- Lòng chúng ta chùng xuống khi biết ba người trẻ Melanee 23 tuổi cùng bạn trai Greg 22 tuổi và người em 21 tuổi đi coi nhà cho một người bà con ở Yarra Glen và bị chôn vùi dưới ngọn lửa, trong khi còn nói với ba mẹ “I love you” (con yêu ba mẹ) trước khi giây nói bị cúp và ngọn lửa tàn khốc đã cướp đi ba sinh mạng trẻ.

- Hoặc như Allan O’ Gorman, một thương gia giầu có quyết tâm về nhà để bảo vệ Caroline vợ ông và Stuart cậu con trai vừa tốt nghiệp trung học trong một căn nhà tráng lệ trên đồi ở Kinglake. Thảm thương thay cả ba bị chết khi ngọn lửa từ đâu chụp xuống trên ngôi biệt thự của họ, để lại 2 người con sinh đôi may mắn còn sống vì đi chơi xa nhà.

- Như cặp vợ chồng sắp cưới Steve Fisher và Kate Ansett rất yêu thích cây rừng và dã thú nên mua một khu đất và xây một ngôi nhà ở Toolangi State Forest. Hai người mới dọn vào căn nhà mới được dăm tháng và chuẩn bị làm lễ cưới thì cơn hỏa hoạn chiều thứ bảy đen đã cướp mạng sống họ ở trần gian để họ vĩnh viễn có nhau trong cuộc sống vĩnh hằng.

6. Nỗi khắc khoải cho những người thân bị mất tích trong cơn hỗn loạn của trận cháy rừng “Ngày Thứ bảy Đen” 7/2/2009. Cả trăm người bị mất tích hay lạc nhau trong cơn hỗn loạn bị ngọn lửa tàn khốc chia cắt hay bị chết. Có những vợ chồng hay bạn hữu bị lạc nhau và may mắn gặp được nhau trong nhà thương vì mỗi người bị phổng nặng phải đưa vào bệnh viện!

Có những trường hợp như chết đi sống lại như năm chàng thanh niên Frank Gissara, Paul Anderson, Tony Fleischer, Brett Crosby và Collin Aylett may mắn sống sót nhờ một bồn nước xây bằng ximăng, có một nắp đậy nhỏ. Frank Gissara nghe tin cháy rừng ở Gippsland liền kêu mấy bạn tới phụ bảo vệ ngôi nhà của anh, thí thình lình như một khối lửa ập xuống tiêu hủy ngôi nhà nông trại của chàng. Năm người bị lửa bao vây tứ bề nên đành mở nắp hồ nước chui vào đó rồi cưa thay nhau kẻ kặn người đứng mà thở và nhớ thế mà họ thoát được cơn lửa tàn khốc!

Có những người sau hàng tuần vẫn biệt tin, chắc họ bị chết cháy nơi nào đó trong biển lửa của một chiều rộng cả 150 cây số!

II. HY VỌNG VÀ NIỀM VUI TRONG NỖI KHỔ SẦU

Trước thảm họa của cơn cháy rừng tàn khốc tại tiểu bang Victoria làm mềm lòng mọi người công dân Uc từ một em nhỏ tới người lớn, các vị lãnh đạo tôn giáo chính trị tơí các chính khách. Đất nước Uc đã đoàn kết nên một chia cơm sẻ áo. Những tặng vật nhiều vô số kể, hiện kim được hứa tặng và mọi tầng lớp từ học sinh tới người lớn, hội đoàn lớn nhỏ tới các tổ chức tôn giáo, công ty và chính phủ.

Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI và Nữ hoàng Anh đã gửi điện văn chia buồn và cầu nguyện cho các nạn nhân. Thủ tướng Kevin Rudd đã tới tận hiện trường và rơi lệ thăm các nạn nhân của thiên tai. Ngày 15/2 ông đã tới Wandong và cảm động, ông rơi lệ khi bồng bé Bailey Lackas 8 tuổi đã mồ côi cha vì cơn lửa đã cướp đi sinh mạng của ông. Thủ tướng đã viết lên chiếc áo thung màu xanh lá cây của bé: “You are a big hero, Bailley” “Em là anh hùng”. Ông hứa xây dựng lại các thị trấn bị hủy phá: “từng viên gạch, chúng ta cùng nhau xây dựng lại từng viên gạch, từng ngôi nhà, từng con đường...” Ong yêu cầu quốc hội chuẩn y ưu tiên xử dụng số tiền 42 tỷ cứu vãn nền kinh tế Uc Châu vào việc xây dựng các vùng bị cháy.

Trong suốt thời gian cháy rừng trên ngày nào thủ hiến John Brunby của tiểu bang cũng có mặt trên hiện trường để hỗ trợ các đội lính cứu hỏa và quân đội trong công việc chữa cháy và đồng cảm với các nạn nhân mất cửa nhà. Ong kêu gọi “Chúng ta hãy coi niềm đau của anh chị em trong cơn cháy rừng như chính là niềm đau của gia đình mình!”.

Cùng ngày 15/2, 17 vị lãnh đạo các Tôn giáo khác nhau đã qui tụ cùng các chính khách và các tín hữu cầu nguyện trong cùng tâm tình và tâm lòng!

Trong cơn thảm họa, gia đình ông bà Caspar Densem và cậu bé Otto vừa trốn chạy! ngay đêm hôm đó họ vui mừng được đón chào một người con là Emma ra chào đời. Hoặc Travis và Jullian Buckland nhà cửa vừa bị cháy rụi thì hạ sinh được bé gái Gypsy

Dù đau buồn về tài sản nhà cửa bị cháy Natasha Hallas và trevor Campbell vẫy quyết tâm tổ chức ngày cưới của mình vào chính ngày lễ tình yêu: Cũng có đám cưới được tổ chức như cặp vợ chồng trẻ Ben Deventer và Elizabeth Nisbet đã bãi bỏ cuộc đi chơi tuần trăng mật để giúp đỡ các nạn nhân của cơn cháy rừng

Một cảnh đẹp tuyệt nữa là người lính cứu hỏa David Tree khi thấy chú Koala bị bỏng, đã chia sẻ hai ba chai nước của chàng để hy sinh cứu sống chú Koala. Chúa Koala sau này được đặt tên là Sam.

III. TRÁI TIM CỦA ÚC: NGÀY TANG TOÀN QUỐC 22/2/2009

Trong những ngày cháy rừng nhân dân Uc đã rộng tay quyên góp, mọi tổ chức từ thể thao văn nghệ tất tất đều hy sinh dành số tiền thu được cho các nạn nhân nên tiền quyên góp lên cả 300 triệu. Thủ tướng Kevin Rudd đã công bố ngày Chúa nhật 22/7/2009 làm ngày “Tang Toàn Quốc” cho tất cả các nạn nhân của cơn cháy rừng xuyên suốt từ ngày 7/2/2009 cho tới nay vẫn chưa ngưng tắt!

11 giờ sáng ngày 22/2/2009 chuông các thánh đường đổ dồn, mọi người ngừng tay hướng về trời cao để cầu nguyện cho các nạn nhân! Cho tới hôm nay lửa đã tiêu hủy hơn 3000 mẫu rừng, cướp đi 209 sinh mạng con người; hủy phá gần 2000 cơ sở nhà cửa và nông trại; tiêu diệt hàng triệu triệu sinh vật từ chim chóc, kangaroo, Koala tơi các con vật lớn nhỏ trên trờ cũng như như trong lòng đất. Thiệt hại về rừng sẽ làm tiểu bang Victoria đã thiếu nước trầm trọng thì nay lại còn thiếu nước hơn nữa trong những năm tháng sắp tới vì cây bị chết khô...

Tuy thế trái tim của người Uc đã luôn rộng mở giúp đỡ những nơi bất hạnh thì nay trái tim đó được lột trần để tuôn tràn thương cảm cho anh chị em đất nước của chính mình.