Một đất nước bị đô hộ hay bị cai trị bằng độc tài quân phiệt, người dân muốn có tự do dân chủ phải trả giá bằng máu hay nước mắt. Những cuộc cách mạng dân tộc thường xẩy ra trong bạo động và phải tốn hao xương máu. Nhưng lịch sử cũng cho thấy người dân Ấn Độ phản kháng cường quyền Anh Quốc, giành độc lập tự do trong sự ôn hòa không bạo động.

Hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn dân Ấn Độ xuống đường khắp nơi làm tắc nghẽn mọi sinh hoạt bình thường. Với chủ trương bất tuân luật pháp và phản kháng không bạo động (désobéissance civile et résistance non violente) ông Mahatma Gandhi đã lãnh đạo dân Ấn Độ giành lại độc lập tự do cho đất nước của họ.

Ấn Độ là thuộc địa của Anh Quốc từ năm 1858, do một Phó Vương người Anh cai trị. Chế độ thực dân Anh hà khắc, thuế nặng dân nghèo, sản xuất vật chất bị phân tải về mẩu quốc. Tự do ngôn luận không có, nhưng tự do tín ngưỡng hảy còn được tôn trọng.

Tình trạng Việt Nam có khác, ác độc hơn nhiều, đất đai thuộc quyền quản lý của nhà nước, ruộng đất của nông dân chính quyền muốn cướp thì cứ tịch thu. Khi cần bán giá cao cho người nước ngoài hay cho bất cứ ai thì cứ bán. Dân phản kháng thì chính quyền đàn áp.

Công an lộng quyền đánh đập thường dân không sợ bị truy tố vì hệ thống bao che từ trên xuống dưới đã trở thành qui luật. Quan chức hối lộ công khai, tiền viện trợ hay công quỹ đảng viên chia nhau bòn rút, miễn sao túi ông đầy, kỳ dư chết sống mặc bây. Xây cầu sập, xây nhà đổ, thành phố và thủ đô ngập lụt vì cống rãnh nghẹt hư trong khi ngân khoản sửa chữa tốn mất nửa triệu đô la.

Luật pháp là để xử những người dân được gán tội là phản động, gây rối trị an chớ không phải để xử đảng viên cách mạng. Báo chí thuộc độc quyền của đảng kể cả mạng lưới liên lạc cá nhân trên trời cũng bị kiểm soát. Tôn giáo tự do hành đạo theo hệ thống quốc doanh trực thuộc chính quyền. Còn tôn giáo chính thống thì bị làm khó dễ, hoặc cấm đoán hoặc đàn áp bắt bớ.

Nhìn lại tất cả sự bất công lộng quyền thật là ghê rợn. Chế độ cộng sản lúc ban đầu làm dân sợ hãi nhưng sự gian ác tràn đầy gây bất mãn đến độ tức nước vỡ bờ, dân chúng không còn sợ công an chính quyền nữa.

Trở lại chuyện Ấn Độ, ông Mahatma Gandhi, được người Ấn tôn Thánh, đã lãnh đạo phong trào giành độc lập khởi sự từ năm 1920 bằng cách trường kỳ phản kháng, bất hợp tác, bất tuân luật pháp, bất bạo động. Hai mươi bảy năm sau ngày 15 tháng 8 năm 1947 Cộng Hòa Ấn Độ tuyên bố độc lập tự do.

Đọc qua cuộc sống và hành động của Gandhi tôi nhớ một vài sự kiện ly kỳ trong biết bao nhiêu việc ông đã làm cho chính quyền Anh Quốc phải lúng túng đến cuối cùng phải chịu thua.

Có một ngày ông cho thông báo và yêu cầu toàn dân theo ông ra biển, mỗi người phải đem theo một cái chén, hay một gáo dừa hoặc bất cứ thứ gì có thể đựng nước. Theo lời yêu cầu của ông, hàng trăm ngàn người Ấn Độ theo ông ra biển. Tới nơi ông bảo mỗi người múc nước biển phơi khô thành muối và từ nay tự sản xuất lấy mà dùng, không mua muối của chính quyền Anh Quốc bán nữa.

Một lần khác ông làm một tay quay kéo chỉ và đề nghị toàn dân dệt vải may mặc không mua vải của Anh Quốc.

Chính quyền thực dân Anh Quốc bắt giam những người biểu tình phản kháng, ông Gandhi ra lệnh tất cả dân Ấn tự nguyện xin vào tù. Trước cửa cac nhà tù dân chen nhau đen nghẹt xin cho được vào nhà giam.

Ngoài ra ông Mahatma Gandhi đã tuyệt thực nhiều lần để phản đối và đòi hỏi chính quyền thực dân phải nhượng bộ hết việc nầy đến việc khác, kết quả ông đã đưa dân tộc ông đến bờ tự do.

Tại Việt Nam Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã viết thơ thỉnh cầu tòa thánh Vatican mở Năm Thánh tại Thái Hà, nhân dịp kỷ niệm tám mươi năm thành lập nhà Dòng Chúa Cứu Thế và đền thờ Đức Mẹ Hăng Cứu Giúp. Tòa Thánh đã chấp thuận do thơ trả lời đề ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Đức Hồng Y Francis James Stafford, Chưởng Quản Tổng Tòa Xá Giải, được sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng.

Văn thư ấn định những ai dự lễ tại đền thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, giáo xứ Thái Hà và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha thì sẽ được hưởng ơn Toàn Xá. Văn thư còn nêu rõ hai điều quan trọng là:

- “Mọi dịp mừng trọng thể và các ngày lễ do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội tùy ý ấn định”

- “Văn thư nầy có giá trị trong năm Đại Thánh, bất chấp mọi quy định trái ngược”.


Xem hình ảnh lễ khai mạc Năm Thánh Thái Hà

Hai tháng trước đây tại giáo xứ Thái Hà và khu Toà Khâm Sứ, giáo dân cầu nguyện bị gây rối, đàn áp, khủng bố, đánh đập, bắt bớ, truy tố ra tòa. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã từng tuyên bố ai bị cầm tù thì ngài sẽ thay thế.

Ngày nay sự thỉnh cầu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt được tòa thánh Vatican công khai chấp nhận. Lập năm thánh tại đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, giáo xứ Thái Hà và cho mọi giáo dân đến đó dự lể cầu nguyện được hưởng ơn Toàn Xá. Thật là một ơn phước cho toàn thề người công giáo Việt Nam và cũng là một tin mừng cho tất cả đồng đạo người Việt trên khắp thế giới.

Khai mạc Năm Thánh tại Thái Hà 31.1.2009
Trong niềm hân hoan đó tôi vững tin Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt biết rõ ngài phải xử lý như thế nào và hành động làm sao để cho giáo dân Công Giáo Việt Nam có được sự tự do thờ phượng Thiên Chúa theo sự tin tưởng của mình và theo đúng qui luật của giáo hội.

Tôi mong rằng có một ngày nào đó Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt sẽ có lời kêu gọi toàn thể giáo dân khắp xứ qui tụ về tại Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà để dự lễ cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.

Tôi hy vọng cộng sản Hà Nội sẽ không đàn áp và nếu có đàn áp cũng không giải quyết được vấn đề vì lúc đó Hà Nội sẽ bị hàng trăm ngàn người tràn ngập, giao thông tắc nghẽn, dân chúng đứng chật đường, đông hơn công an cảnh sát.

Tôi cũng hy vọng rằng nếu chính quyền bắt giam giáo dân về thủ đô cầu nguyện thì Đức Tổng Giám Mục Ngô Quan Kiệt sẽ là người đầu tiên vào tù và hàng ngàn, hàng triệu giáo dân khác sẽ xin theo, bởi vì bị giam trong nhà tù nhỏ thì cũng giống y như nhà tù lớn ở khắp xứ, cũng mất tự do, cũng không có công lý, cũng bị hiếp đáp, đàn áp, bóc lột do tham nhũng và công an lạm quyền. Vậy thì tù trong hay tù ngoài có khác gì nhau đâu!

Tôi ước mong năm thánh từ ngày 31 tháng 01 năm 2009 đến ngày 7 tháng 5 năm 210 sẽ là năm Chúa ban cho dân Việt Nam có được sự tự do thờ phượng Thiên Chúa theo đúng nghi lễ, điều kiện và qui luật của Hội thánh. Tôi tin người công giáo Việt Nam sẽ hy sinh tất cả để tạo cho bằng được quyền tự do tín ngưỡng của mình. Tôi tin trong số giáo dân Công giáo sẽ có một người nổi bật như ông Môi-Sen đứng ra lãnh đạo dẫn dắt dân chúa hưởng được quyền tự do thờ phượng ngài.

Tôi cũng ước mong sự tự do hành đạo dẫn đến mọi sự tự do khác mà dân tộc Việt Nam đang mưu tìm bằng mọi cách.