HIỆP THÔNG NHÂN VỊ VÀ QUẢN LÝ TẠO VẬT (4)
CHƯƠNG HAI
Theo Hình Ảnh Thiên Chúa: Hiệp Thông Ngôi Vị
25. Hiệp thông và quản lý là hai sợi chỉ dệt thành đạo lý về ‘imago Dei.’ Sợi thứ nhất—điều ta sẽ nói đến trong chương này—có thể tóm tắt thế này: Thiên Chúa Ba Ngôi đã mạc khải kế hoạch của mình là chia sẻ sự thông hiệp đời sống với các nhân vị được tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Quả vậy, chính vì sự thông hiệp Ba Ngôi này mà con người mới được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Chính mối tương đồng căn cốt với Thiên Chúa Ba Ngôi này đã là nền tảng làm nẩy sinh sự thông hiệp giữa một bên là các hữu thể được tạo thành và bên kia là các Ngôi Vị không được tạo thành (tức là Tam Vị). Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người tự bản chất có xác có hồn, có nam có nữ, người này được tạo thành cho người kia, là những ngôi vị hướng ngả về tình hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau, nhưng lại bị tội lỗi làm thương tổn, do đó cần phải được cứu độ, cũng như được định đọat để sống phù hợp với Chúa Kitô vốn là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, trong quyền năng Thánh Thần.
I. Xác và Hồn
26. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người là những nhân vị được kêu gọi đến vui hưởng và thực hành quyền quản lý vũ trụ vật chất. Các sinh họat này, vì thấm nhuần tình hiệp thông liên chủ thể cũng như tinh thần trách nhiệm, nên mặc dù bao hàm các khả năng tâm linh—trí năng và tình cảm—vẫn không hề bỏ rơi phần xác thân của con người. Nền thần học Công giáo về ‘imago Dei’ đã mặc nhiên hàm chứa cái chân lý sâu xa này là: thế giới vật chất đã tạo ra những điều kiện để con người có thể tác động lẫn nhau.
27. Tuy vậy, không phải lúc nào chân lý này cũng được lưu tâm đúng mức. Khoa thần học ngày nay đang nỗ lực vượt thắng tầm ảnh hưởng của khoa nhân học nhị nguyên vốn chủ trương định vị ‘imago Dei’ trong tương quan độc nhất với phần tâm linh con người mà thôi. Do ảnh hưởng khoa nhân học nhị nguyên, trước hết của Plato và sau đó của Descartes, mà thần học Kitô giáo có xu hướng đồng hóa ‘imago Dei’ với đặc điểm biệt loại của bản tính con người, đó là trí tuệ hay tinh thần. Chính khoa nhân học thánh kinh và lý thuyết tổng hợp của Thánh Tôma đã góp phần quan trọng đưa đến việc phục hồi yếu tố xác thân này.
28. Cho dù không được chủ đề hóa một cách minh nhiên, quan điểm cho rằng yếu tố xác thân là đều căn cốt nơi bản tính con người vẫn luôn mang tính chất nền tảng trong chứng từ mạc khải Kitô giáo. Khoa nhân học thánh kinh loại bỏ chủ nghĩa nhị nguyên hồn-xác. Con người là một toàn thể. Trong các từ ngữ Hípri mà Cựu Ước dùng chỉ con người, nèfès có nghĩa là sức sống của một con người cụ thể đang còn sống (Gen 9:4; Lev 24:17-18; Prov. 8:35). Thế nhưng, con người không sở hữu nèfès; con người là nèfès (Gen 2:7; Lev 17:10). Basar được dùng để chỉ xác thịt con vật cũng như con người, đôi khi cũng được dùng để chỉ toàn thể thân xác (Lev 4:11; 26:29). Cũng vậy, con người không sở hữu basar, mà chính là basar. Tân Ước dùng từ sarx (xác phàm) để chỉ thể chất tính của con người (2 Cor 12:7), nhưng mặt khác cũng dùng để chỉ toàn thể con người (Rom 8:6). Một từ ngữ Hy Lạp khác, soma (thân xác) được dùng để chỉ toàn thể con người, nhưng nhấn mạnh đến phần biểu hiện bên ngoài. Ở đây cũng thế, con người không sở hữu thân xác, mà chính là thân xác. Khoa nhân học thánh kinh giả định tính duy nhất nơi con người một cách minh bạch, cũng như chủ trương xác thân chính là cái căn cốt nơi con người.
29. Các tín điều trọng tâm của niềm tin Kitô giáo đều hàm ý rằng thân xác chính là một thành phần nội tại của nhân vị, và do đó, thân xác thông phần vào việc con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Giáo lý về tạo dựng dứt khoát loại bỏ chủ thuyết nhị nguyên dù mang tính siêu hình hay vũ trụ, bởi vì mọi sự trong vũ trụ, dù thiêng liêng hay vật chất, đều được Thiên Chúa tạo dựng và vì thế đều xuất phát từ Đấng Toàn Hảo. Trong khung giáo lý về nhập thể, thân xác cũng xuất hiện như là một thành phần nội tại của nhân vị. Phúc Âm theo thánh Gioan xác nhận rằng “Ngôi Lời đã thành xác phàm (sarx),” có ý nhấn mạnh—ngược với Ảo Thân thuyết—rằng Chúa Giêsu đã có một thân xác thể lý thực sự, chứ không phải một thân-xác-ảo. Hơn nữa, Chúa Giêsu cứu chuộc ta qua từng hành vi động tác của thân xác Ngài. Thân Xác Ngài đã bị phó nộp và Máu Huyết Ngài đã đổ ra cho ta, đó là món quà của chính Ngôi Vị Ngài hiến tặng để cứu độ ta. Công trình cứu chuộc này được tiếp nối trong Giáo Hội, là nhiệm thể Ngài, và qua các bí tích, công trình này trở thành hữu hình và khả giác. Hiệu quả của các bí tích, cho dù tự bản chất mang tính thiêng liêng, nhưng được hoàn thành nhờ các dấu chỉ vật chất vốn chỉ có thể cảm nhận được nơi thân xác và qua thân xác mà thôi. Điều này cho thấy, không chỉ trí tuệ, mà cả thân xác con người, cũng đều được cứu chuộc. Thân xác trở thành đền thờ của Thánh Thần. Sau cùng, sự kiện thân xác là thành phần căn cốt của nhân vị được hàm ngụ trong giáo lý về sự sống lại của thân xác vào ngày tận thế, điều này chứng minh rằng con người tự muôn thuở đã hiện hữu như một nhân vị duy nhất, vừa thể lý, vừa tinh thần.
30. Để duy trì tính duy nhất của hồn và xác đã được truyền dậy rõ ràng trong mạc khải, Huấn Quyền thừa nhận định nghĩa về linh hồn con người xét như forma substantialis—mô thể trọng yếu (x. Công Đồng Vienna và Latêranô V). Ở đây, Huấn Quyền dựa vào khoa nhân học của thánh Tôma, xuất phát từ gốc triết học Aristotle, chủ trương rằng thân xác và linh hồn là nguyên lý thể chất và thiêng liêng của hữu thể con người. Cần ghi nhận rằng chủ trương này không phải là không phù hợp với quan điểm khoa học hiện đại. Khoa tân vật lý đã chứng minh rằng vật chất, từ các phân tử sơ đẳng nhất, chỉ thuần túy mang tính tiềm năng, chứ không hề sở hữu xu hướng cấu tạo. Thế nhưng, cấp độ cấu tạo trong vũ trụ, bao gồm các hình thức cấu tạo cao của các thực thể hữu sinh và vô sinh đều bao gồm sự hiện diện của một thứ “information” (‘phú mô thức’). Lối suy diễn này cho thấy một kiểu loại suy bán phần giữa khái niệm của Aristotle về mô thể trọng yếu và ý niệm khoa học về ‘phú mô thức.” Tỉ như, DNA của các nhiễm sắc thể thì hàm chứa cái mô thức cần thiết cho thể chất để có thể cấu tạo theo cái tiêu biểu của một cá thể biệt loại. Một cách loại suy, mô thể trọng yếu cung cấp cho thể chất sơ đẳng cái mô thức cần thiết để cấu tạo theo một cách thức chuyên biệt nào đó. Cần thận trọng trong cách hiểu loại suy này bởi vì các khái niệm siêu hình và thiêng liêng không thể đơn thuần so sánh với các dữ kiện vật chất và sinh vật học được.
31. Những điều minh họa vừa nói, theo kinh thánh, giáo lý cũng như triết học, đều đồng quy ở một điểm là xác nhận rằng thân xác con người thực sự thông phần vào ‘imago Dei.’ Nếu linh hồn, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, tác động như mô thức trên thể chất để cấu thành thân xác con người, thì nhân vị xét như một toàn thể đã mang hình ảnh Thiên Chúa cả trong chiều kích thiêng liêng lẫn xác thể. Kết luận này được xác quyết khi xét đến toàn thể hàm ngụ của khoa Kitô học về hình ảnh Thiên Chúa. “Thực ra, chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời mặc xác phàm mà mầu nhiệm con người mới được soi tỏ…Chúa Kitô mạc khải đầy đủ bản chất con người cho chính nó và soi sáng cho lời gọi cao cả nhất của nó” (GS 22). Xét cả về mặt thiêng liêng lẫn thể lý, hợp nhất với Ngôi Lời nhập thể và được tôn vinh, nhất là trong bí tích Thánh Thể, con người đạt tới định mệnh của mình khi thân xác của nó được sống lại và thông phần vinh quang muôn đời xét như một nhân vị trọn vẹn—tức cả hồn lẫn xác—trong sự thông hiệp với Chúa Ba Ngôi cùng với tất cả cộng đoàn chư thánh trên thiên quốc.
Còn tiếp
CHƯƠNG HAI
Theo Hình Ảnh Thiên Chúa: Hiệp Thông Ngôi Vị
25. Hiệp thông và quản lý là hai sợi chỉ dệt thành đạo lý về ‘imago Dei.’ Sợi thứ nhất—điều ta sẽ nói đến trong chương này—có thể tóm tắt thế này: Thiên Chúa Ba Ngôi đã mạc khải kế hoạch của mình là chia sẻ sự thông hiệp đời sống với các nhân vị được tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Quả vậy, chính vì sự thông hiệp Ba Ngôi này mà con người mới được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Chính mối tương đồng căn cốt với Thiên Chúa Ba Ngôi này đã là nền tảng làm nẩy sinh sự thông hiệp giữa một bên là các hữu thể được tạo thành và bên kia là các Ngôi Vị không được tạo thành (tức là Tam Vị). Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người tự bản chất có xác có hồn, có nam có nữ, người này được tạo thành cho người kia, là những ngôi vị hướng ngả về tình hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau, nhưng lại bị tội lỗi làm thương tổn, do đó cần phải được cứu độ, cũng như được định đọat để sống phù hợp với Chúa Kitô vốn là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, trong quyền năng Thánh Thần.
I. Xác và Hồn
26. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người là những nhân vị được kêu gọi đến vui hưởng và thực hành quyền quản lý vũ trụ vật chất. Các sinh họat này, vì thấm nhuần tình hiệp thông liên chủ thể cũng như tinh thần trách nhiệm, nên mặc dù bao hàm các khả năng tâm linh—trí năng và tình cảm—vẫn không hề bỏ rơi phần xác thân của con người. Nền thần học Công giáo về ‘imago Dei’ đã mặc nhiên hàm chứa cái chân lý sâu xa này là: thế giới vật chất đã tạo ra những điều kiện để con người có thể tác động lẫn nhau.
27. Tuy vậy, không phải lúc nào chân lý này cũng được lưu tâm đúng mức. Khoa thần học ngày nay đang nỗ lực vượt thắng tầm ảnh hưởng của khoa nhân học nhị nguyên vốn chủ trương định vị ‘imago Dei’ trong tương quan độc nhất với phần tâm linh con người mà thôi. Do ảnh hưởng khoa nhân học nhị nguyên, trước hết của Plato và sau đó của Descartes, mà thần học Kitô giáo có xu hướng đồng hóa ‘imago Dei’ với đặc điểm biệt loại của bản tính con người, đó là trí tuệ hay tinh thần. Chính khoa nhân học thánh kinh và lý thuyết tổng hợp của Thánh Tôma đã góp phần quan trọng đưa đến việc phục hồi yếu tố xác thân này.
28. Cho dù không được chủ đề hóa một cách minh nhiên, quan điểm cho rằng yếu tố xác thân là đều căn cốt nơi bản tính con người vẫn luôn mang tính chất nền tảng trong chứng từ mạc khải Kitô giáo. Khoa nhân học thánh kinh loại bỏ chủ nghĩa nhị nguyên hồn-xác. Con người là một toàn thể. Trong các từ ngữ Hípri mà Cựu Ước dùng chỉ con người, nèfès có nghĩa là sức sống của một con người cụ thể đang còn sống (Gen 9:4; Lev 24:17-18; Prov. 8:35). Thế nhưng, con người không sở hữu nèfès; con người là nèfès (Gen 2:7; Lev 17:10). Basar được dùng để chỉ xác thịt con vật cũng như con người, đôi khi cũng được dùng để chỉ toàn thể thân xác (Lev 4:11; 26:29). Cũng vậy, con người không sở hữu basar, mà chính là basar. Tân Ước dùng từ sarx (xác phàm) để chỉ thể chất tính của con người (2 Cor 12:7), nhưng mặt khác cũng dùng để chỉ toàn thể con người (Rom 8:6). Một từ ngữ Hy Lạp khác, soma (thân xác) được dùng để chỉ toàn thể con người, nhưng nhấn mạnh đến phần biểu hiện bên ngoài. Ở đây cũng thế, con người không sở hữu thân xác, mà chính là thân xác. Khoa nhân học thánh kinh giả định tính duy nhất nơi con người một cách minh bạch, cũng như chủ trương xác thân chính là cái căn cốt nơi con người.
29. Các tín điều trọng tâm của niềm tin Kitô giáo đều hàm ý rằng thân xác chính là một thành phần nội tại của nhân vị, và do đó, thân xác thông phần vào việc con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Giáo lý về tạo dựng dứt khoát loại bỏ chủ thuyết nhị nguyên dù mang tính siêu hình hay vũ trụ, bởi vì mọi sự trong vũ trụ, dù thiêng liêng hay vật chất, đều được Thiên Chúa tạo dựng và vì thế đều xuất phát từ Đấng Toàn Hảo. Trong khung giáo lý về nhập thể, thân xác cũng xuất hiện như là một thành phần nội tại của nhân vị. Phúc Âm theo thánh Gioan xác nhận rằng “Ngôi Lời đã thành xác phàm (sarx),” có ý nhấn mạnh—ngược với Ảo Thân thuyết—rằng Chúa Giêsu đã có một thân xác thể lý thực sự, chứ không phải một thân-xác-ảo. Hơn nữa, Chúa Giêsu cứu chuộc ta qua từng hành vi động tác của thân xác Ngài. Thân Xác Ngài đã bị phó nộp và Máu Huyết Ngài đã đổ ra cho ta, đó là món quà của chính Ngôi Vị Ngài hiến tặng để cứu độ ta. Công trình cứu chuộc này được tiếp nối trong Giáo Hội, là nhiệm thể Ngài, và qua các bí tích, công trình này trở thành hữu hình và khả giác. Hiệu quả của các bí tích, cho dù tự bản chất mang tính thiêng liêng, nhưng được hoàn thành nhờ các dấu chỉ vật chất vốn chỉ có thể cảm nhận được nơi thân xác và qua thân xác mà thôi. Điều này cho thấy, không chỉ trí tuệ, mà cả thân xác con người, cũng đều được cứu chuộc. Thân xác trở thành đền thờ của Thánh Thần. Sau cùng, sự kiện thân xác là thành phần căn cốt của nhân vị được hàm ngụ trong giáo lý về sự sống lại của thân xác vào ngày tận thế, điều này chứng minh rằng con người tự muôn thuở đã hiện hữu như một nhân vị duy nhất, vừa thể lý, vừa tinh thần.
30. Để duy trì tính duy nhất của hồn và xác đã được truyền dậy rõ ràng trong mạc khải, Huấn Quyền thừa nhận định nghĩa về linh hồn con người xét như forma substantialis—mô thể trọng yếu (x. Công Đồng Vienna và Latêranô V). Ở đây, Huấn Quyền dựa vào khoa nhân học của thánh Tôma, xuất phát từ gốc triết học Aristotle, chủ trương rằng thân xác và linh hồn là nguyên lý thể chất và thiêng liêng của hữu thể con người. Cần ghi nhận rằng chủ trương này không phải là không phù hợp với quan điểm khoa học hiện đại. Khoa tân vật lý đã chứng minh rằng vật chất, từ các phân tử sơ đẳng nhất, chỉ thuần túy mang tính tiềm năng, chứ không hề sở hữu xu hướng cấu tạo. Thế nhưng, cấp độ cấu tạo trong vũ trụ, bao gồm các hình thức cấu tạo cao của các thực thể hữu sinh và vô sinh đều bao gồm sự hiện diện của một thứ “information” (‘phú mô thức’). Lối suy diễn này cho thấy một kiểu loại suy bán phần giữa khái niệm của Aristotle về mô thể trọng yếu và ý niệm khoa học về ‘phú mô thức.” Tỉ như, DNA của các nhiễm sắc thể thì hàm chứa cái mô thức cần thiết cho thể chất để có thể cấu tạo theo cái tiêu biểu của một cá thể biệt loại. Một cách loại suy, mô thể trọng yếu cung cấp cho thể chất sơ đẳng cái mô thức cần thiết để cấu tạo theo một cách thức chuyên biệt nào đó. Cần thận trọng trong cách hiểu loại suy này bởi vì các khái niệm siêu hình và thiêng liêng không thể đơn thuần so sánh với các dữ kiện vật chất và sinh vật học được.
31. Những điều minh họa vừa nói, theo kinh thánh, giáo lý cũng như triết học, đều đồng quy ở một điểm là xác nhận rằng thân xác con người thực sự thông phần vào ‘imago Dei.’ Nếu linh hồn, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, tác động như mô thức trên thể chất để cấu thành thân xác con người, thì nhân vị xét như một toàn thể đã mang hình ảnh Thiên Chúa cả trong chiều kích thiêng liêng lẫn xác thể. Kết luận này được xác quyết khi xét đến toàn thể hàm ngụ của khoa Kitô học về hình ảnh Thiên Chúa. “Thực ra, chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời mặc xác phàm mà mầu nhiệm con người mới được soi tỏ…Chúa Kitô mạc khải đầy đủ bản chất con người cho chính nó và soi sáng cho lời gọi cao cả nhất của nó” (GS 22). Xét cả về mặt thiêng liêng lẫn thể lý, hợp nhất với Ngôi Lời nhập thể và được tôn vinh, nhất là trong bí tích Thánh Thể, con người đạt tới định mệnh của mình khi thân xác của nó được sống lại và thông phần vinh quang muôn đời xét như một nhân vị trọn vẹn—tức cả hồn lẫn xác—trong sự thông hiệp với Chúa Ba Ngôi cùng với tất cả cộng đoàn chư thánh trên thiên quốc.
Còn tiếp