PARAGUAY - NHỮNG TRĂN TRỞ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO
Những trăn trở mục vụ truyền giáo
Từ những ngày cuối tháng 11, xứ tôi bắt đầu cử hành thánh lễ thêm sức. Vì là một giáo xứ lớn với hơn 80 giáo điểm truyền giáo cách xa nhau nên Đức Giám mục và hai anh em linh mục chúng tôi phải chia nhau thành 8 vùng với 8 thánh lễ để tất cả đều được tham dự. Trước đó chúng tôi phải phân công ngồi tòa cho các em chuẩn bị thêm sức và các cha mẹ đỡ đầu. Ở vùng đất Nam Mỹ này vai trò của cha mẹ đỡ đầu rất quan trọng vì họ phải có trách nhiệm lớn với con cái đỡ đầu như chính cha mẹ ruột vậy. Chính vì thế ai được chọn làm cha mẹ đỡ đầu là một vinh dự lớn và được nhiều người kính nể. Cha mẹ nào có nhiều con đỡ đầu thường dễ thắng cử trong các cuộc bầu cử địa phương. Chính vì lẽ đó mà một số cha mẹ đỡ đầu muốn lấy lòng mọi người.
Ngồi tòa mới thấy được tầm quan trọng của bí tích hòa giải. Hối nhân có thể thay đổi hay không dĩ nhiên là do ơn Chúa, nhưng một phần cũng do cha giải tội biết lắng nghe và giúp họ thay đổi. Trước đây khi ngôn ngữ chưa rành, tôi thường đọc ngay công thức xá giải sau khi hối nhân xưng tội xong rồi để Chúa làm gì thì làm. Giờ đây tôi đã bắt đầu hiểu cái ngôn ngữ pha tạp Guarañol và Portuñol của họ nên tôi bắt đầu đưa ra những lời khuyên nhằm giúp họ nhận ra những sai lầm của họ mà sửa đổi. Như có được sự đồng cảm, họ vui mừng chấp nhận và hứa sẽ khắc phục. Có những người đã thay đổi thật sự và cảm thấy bình an trong lòng. Tôi cũng cảm thấy vui vì mình đã làm được điều gì đó theo đúng chức năng của mình.
Trong dịp này tôi cũng được tiếp chuyện với một số người đã từng rời bỏ giáo hội để chuyển qua các giáo phái khác mà nay muốn trở về. Họ nói với tôi rằng vì họ căm thù linh mục này hay linh mục nọ nên họ đã bỏ đạo. Tôi đã chia sẻ với họ rằng linh mục cũng chỉ là con người nên có những giới hạn và bất toàn. Tuy nhiên anh chị em giữ đạo vì Chúa chứ không phải giữ đạo vì ông cha xứ hay vì một ông linh mục nào cả. Cha xứ của anh chị em có thể coi sóc anh chị em 10 hay 20 năm rồi ra đi. Còn Chúa thì ở với và coi sóc anh chị em mãi mãi. Đừng vì những chuyện vặt vãnh hay chuyện giận cha xứ, tức linh mục mà bỏ Chúa là không đúng. Tôi cũng chia sẻ với họ rằng có thể với một số người, tôi là người tốt; nhưng với nhiều người khác tôi sẽ là người xấu biết đâu chừng. Vì thế anh chị em đừng bao giờ đáng đồng những linh mục cư xử không tốt giống như Chúa được. Nhiều người đã hiểu và đã chấp nhận với lối giải thích kiểu nhà quê của tôi. Họ hứa sẽ cố gắng trở lại với Chúa và xin sự tha thứ. Tôi nói với họ rằng Chúa luôn chờ đợi để tha thứ cho họ nếu họ biết tỏ lòng thống hối thật sự.
Như tôi đã từng chia sẻ về cách sống đạo ở vùng truyền giáo này. Có nhiều người chỉ đến nhà thờ 3 lần trong đời, đó là lúc rửa tội, lúc thêm sức và ngày cưới cho hợp pháp. Những giáo lý viên hay những người điều phối viên trong các giáo điểm truyền giáo cũng là những người có nhiều vấn đề rắc rối như sống chung chạ với nhau như vợ chồng nhiều năm mà chưa có phép đạo, con cái lớn tuổi mà chưa được chịu phép rửa tội hay thêm sức… Thật là đau đầu khi phải giải quyết những chuyện trái luật này. Các linh mục tiền nhiệm trước đây đã cử hành lễ cưới vào mùa chay, mùa vọng hay vào đúng những ngày Chúa Nhật nên bây giờ đã thành thông lệ và khó bề thay đổi một sớm một chiều được. Nhìn thấy họ thiếu thốn về đời sống tinh thần và thiếu hiểu biết căn bản về luật đạo khiến tôi phải lo âu rất nhiều. Ngồi tòa với các em chuẩn bị lãnh nhận bí tích thêm sức mà các em không biết làm dấu thánh giá cho đúng và không biết thế nào là xưng tội đôi lúc cũng cảm thấy bực mình nhưng nghĩ lại cũng không phải là lỗi của các em. Ước mong sao có thêm những nhà truyền giáo, những giáo dân nhiệt tâm sẵn sàng dấn thân vào việc mở mang nước Chúa để giúp
Mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm (8/12)
Tháng 12 người người khắp nơi trên thế giới, cách riêng người Công giáo náo nức chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và Năm Mới. Thường thì các nước ở Á châu và Bắc Mỹ lúc này bước vào mùa đông với cái lạnh buốt giá nên nghe những bài hát về Noel thật là ý nghĩa: Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời.
Trái lại bên Nam Mỹ lúc này đang vào mùa hè với tiết trời oi bức và nhiệt độ có ngày lên đến 43 độ C. Bầu khí Giáng sinh chẳng có gì hấp dẫn và lôi cuốn mấy. Các học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè với các nghi thức phát thưởng để kết thúc năm học.
Tại Paraguay, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 12 người dân bắt đầu đi hành hương viếng Đức Mẹ tại đền thánh Caacupe. Người ta đến hành hương nơi đây từ khắp các nẻo đường của đất nước bằng nhiều phương tiện khác nhau: Đi bộ, đi xe đạp, đi xe Honda, xe bò, xe ngựa, xe hơi… Trời oi bức và đường xá xa xôi như thế nhưng phải công nhận rằng đoàn người hành hương đã không quản ngại để đến viếng Mẹ và được uống nước và tắm từ nguồn suối nằm trong khuôn viên của Đền Thánh Caacupe. Những người công giáo nguội lạnh không bao giờ biết đến nhà thờ là gì cũng nối gót với đoàn hành hương đi bộ vài chục cây số với bộ đồ nghề uống trà Terere để đến viếng Đức Mẹ. Có thể một số người bài bác việc người dân coi trọng Đức Mẹ hơn Chúa nhưng quả thật nhờ việc kính viếng Đức Mẹ mà người ta có thể gần Chúa hơn. Người dân Paraguay sùng kính Đức Mẹ hơn cả người Việt chúng ta nữa và cũng chính vì điểm này mà giáo phái Tin Lành không thể phát triển mạnh mẽ được.
Vào chính ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8/12), hơn một triệu người đã tập trung tại Đền Thánh để cử hành lễ bổn mạng của đất nước. Vì đây là ngày quốc lễ nên tất cả mọi người được nghỉ việc để tham dự thánh lễ. Tất cả các kênh truyền hình đã truyền hình trực tiếp thánh lễ và phân tích bài giảng của vị giám mục chủ tế. Tham dự thánh lễ có sự hiện diện của tổng thống, phó tổng thống, chủ tịch quốc hội và các bộ trưởng người công giáo. Người dân nước này thường đánh giá vào khả năng cũng như tinh thần đạo đức của các vị lãnh đạo qua việc thực thi nghĩa vụ tôn giáo. Cảnh sát và quân đội cũng như các nhân viên xã hội đã được huy động tối đa để giữ trật tự và cung cấp các dịch vụ y tế và vệ sinh cần thiết cho anh chị em tín hữu tham dự thánh lễ. Phải thật sự nhìn nhận rằng đời sống tâm linh rất quan trọng đối với các quốc gia vùng Nam Mỹ.
Tôi không có duyên tham dự vào ngày chính lễ ở Đền Thánh Đức Mẹ Caacupe vì phải cử hành 3 thánh lễ cho 3 giáo điểm truyền giáo có bổn mạng Mẹ Vô Nhiễm. Dù trời nắng nóng như vậy nhưng mọi người đã đến nhà nguyện từ rất sớm để lần chuỗi Mân Côi, rước kiệu và hiệp dâng thánh lễ. Nhiều khi người giáo dân đạo đức làm cho linh mục đạo đức hơn. Tôi thấy trước đây tôi còn xềng xoàng và có lúc biếng nhác trong việc kinh hạt nhưng từ khi thấy giáo dân họ đạo đức và siêng năng lần chuỗi nên cũng phải cố gắng giống như họ. Chính những giáo dân tốt lành và đơn sơ đã dạy cho tôi biết cầu nguyện và sống tốt hơn.
Ngày lễ Giáng sinh sắp đến nhưng bầu khí ở đây không mấy nhộn nhịp và hấp dẫn như các giáo xứ có người Việt sinh sống. Những bài thánh ca Giáng sinh ở đây chưa thể làm cho tôi thấm được. Vì thiếu linh mục nên chúng tôi chỉ cử hành thánh lễ ở giáo xứ chính, còn các giáo điểm truyền giáo thì đành phải “nhịn lễ” và âm thầm cầu nguyện trong gia đình với những tập tài liệu do Hội truyền giáo biên soạn. Nghĩ thấy thương cho giáo dân ở các giáo điểm truyền giáo vì từ lâu lắm rồi họ chưa biết thánh lễ Giáng sinh là gì. Họ đã thiếu thốn về vật chất mà ngay cả về đời sống tinh thần cũng thiếu nốt. Ước gì Chúa Hài Đồng làm phép lạ để mỗi người được hưởng trọn niềm vui mùa Giáng Sinh với đầy đủ ý nghĩa như lòng họ mong ước.
Paraguay 13/12/2008
Những trăn trở mục vụ truyền giáo
Từ những ngày cuối tháng 11, xứ tôi bắt đầu cử hành thánh lễ thêm sức. Vì là một giáo xứ lớn với hơn 80 giáo điểm truyền giáo cách xa nhau nên Đức Giám mục và hai anh em linh mục chúng tôi phải chia nhau thành 8 vùng với 8 thánh lễ để tất cả đều được tham dự. Trước đó chúng tôi phải phân công ngồi tòa cho các em chuẩn bị thêm sức và các cha mẹ đỡ đầu. Ở vùng đất Nam Mỹ này vai trò của cha mẹ đỡ đầu rất quan trọng vì họ phải có trách nhiệm lớn với con cái đỡ đầu như chính cha mẹ ruột vậy. Chính vì thế ai được chọn làm cha mẹ đỡ đầu là một vinh dự lớn và được nhiều người kính nể. Cha mẹ nào có nhiều con đỡ đầu thường dễ thắng cử trong các cuộc bầu cử địa phương. Chính vì lẽ đó mà một số cha mẹ đỡ đầu muốn lấy lòng mọi người.
Ngồi tòa mới thấy được tầm quan trọng của bí tích hòa giải. Hối nhân có thể thay đổi hay không dĩ nhiên là do ơn Chúa, nhưng một phần cũng do cha giải tội biết lắng nghe và giúp họ thay đổi. Trước đây khi ngôn ngữ chưa rành, tôi thường đọc ngay công thức xá giải sau khi hối nhân xưng tội xong rồi để Chúa làm gì thì làm. Giờ đây tôi đã bắt đầu hiểu cái ngôn ngữ pha tạp Guarañol và Portuñol của họ nên tôi bắt đầu đưa ra những lời khuyên nhằm giúp họ nhận ra những sai lầm của họ mà sửa đổi. Như có được sự đồng cảm, họ vui mừng chấp nhận và hứa sẽ khắc phục. Có những người đã thay đổi thật sự và cảm thấy bình an trong lòng. Tôi cũng cảm thấy vui vì mình đã làm được điều gì đó theo đúng chức năng của mình.
Trong dịp này tôi cũng được tiếp chuyện với một số người đã từng rời bỏ giáo hội để chuyển qua các giáo phái khác mà nay muốn trở về. Họ nói với tôi rằng vì họ căm thù linh mục này hay linh mục nọ nên họ đã bỏ đạo. Tôi đã chia sẻ với họ rằng linh mục cũng chỉ là con người nên có những giới hạn và bất toàn. Tuy nhiên anh chị em giữ đạo vì Chúa chứ không phải giữ đạo vì ông cha xứ hay vì một ông linh mục nào cả. Cha xứ của anh chị em có thể coi sóc anh chị em 10 hay 20 năm rồi ra đi. Còn Chúa thì ở với và coi sóc anh chị em mãi mãi. Đừng vì những chuyện vặt vãnh hay chuyện giận cha xứ, tức linh mục mà bỏ Chúa là không đúng. Tôi cũng chia sẻ với họ rằng có thể với một số người, tôi là người tốt; nhưng với nhiều người khác tôi sẽ là người xấu biết đâu chừng. Vì thế anh chị em đừng bao giờ đáng đồng những linh mục cư xử không tốt giống như Chúa được. Nhiều người đã hiểu và đã chấp nhận với lối giải thích kiểu nhà quê của tôi. Họ hứa sẽ cố gắng trở lại với Chúa và xin sự tha thứ. Tôi nói với họ rằng Chúa luôn chờ đợi để tha thứ cho họ nếu họ biết tỏ lòng thống hối thật sự.
Như tôi đã từng chia sẻ về cách sống đạo ở vùng truyền giáo này. Có nhiều người chỉ đến nhà thờ 3 lần trong đời, đó là lúc rửa tội, lúc thêm sức và ngày cưới cho hợp pháp. Những giáo lý viên hay những người điều phối viên trong các giáo điểm truyền giáo cũng là những người có nhiều vấn đề rắc rối như sống chung chạ với nhau như vợ chồng nhiều năm mà chưa có phép đạo, con cái lớn tuổi mà chưa được chịu phép rửa tội hay thêm sức… Thật là đau đầu khi phải giải quyết những chuyện trái luật này. Các linh mục tiền nhiệm trước đây đã cử hành lễ cưới vào mùa chay, mùa vọng hay vào đúng những ngày Chúa Nhật nên bây giờ đã thành thông lệ và khó bề thay đổi một sớm một chiều được. Nhìn thấy họ thiếu thốn về đời sống tinh thần và thiếu hiểu biết căn bản về luật đạo khiến tôi phải lo âu rất nhiều. Ngồi tòa với các em chuẩn bị lãnh nhận bí tích thêm sức mà các em không biết làm dấu thánh giá cho đúng và không biết thế nào là xưng tội đôi lúc cũng cảm thấy bực mình nhưng nghĩ lại cũng không phải là lỗi của các em. Ước mong sao có thêm những nhà truyền giáo, những giáo dân nhiệt tâm sẵn sàng dấn thân vào việc mở mang nước Chúa để giúp
Mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm (8/12)
Tháng 12 người người khắp nơi trên thế giới, cách riêng người Công giáo náo nức chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và Năm Mới. Thường thì các nước ở Á châu và Bắc Mỹ lúc này bước vào mùa đông với cái lạnh buốt giá nên nghe những bài hát về Noel thật là ý nghĩa: Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời.
Trái lại bên Nam Mỹ lúc này đang vào mùa hè với tiết trời oi bức và nhiệt độ có ngày lên đến 43 độ C. Bầu khí Giáng sinh chẳng có gì hấp dẫn và lôi cuốn mấy. Các học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè với các nghi thức phát thưởng để kết thúc năm học.
Tại Paraguay, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 12 người dân bắt đầu đi hành hương viếng Đức Mẹ tại đền thánh Caacupe. Người ta đến hành hương nơi đây từ khắp các nẻo đường của đất nước bằng nhiều phương tiện khác nhau: Đi bộ, đi xe đạp, đi xe Honda, xe bò, xe ngựa, xe hơi… Trời oi bức và đường xá xa xôi như thế nhưng phải công nhận rằng đoàn người hành hương đã không quản ngại để đến viếng Mẹ và được uống nước và tắm từ nguồn suối nằm trong khuôn viên của Đền Thánh Caacupe. Những người công giáo nguội lạnh không bao giờ biết đến nhà thờ là gì cũng nối gót với đoàn hành hương đi bộ vài chục cây số với bộ đồ nghề uống trà Terere để đến viếng Đức Mẹ. Có thể một số người bài bác việc người dân coi trọng Đức Mẹ hơn Chúa nhưng quả thật nhờ việc kính viếng Đức Mẹ mà người ta có thể gần Chúa hơn. Người dân Paraguay sùng kính Đức Mẹ hơn cả người Việt chúng ta nữa và cũng chính vì điểm này mà giáo phái Tin Lành không thể phát triển mạnh mẽ được.
Vào chính ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8/12), hơn một triệu người đã tập trung tại Đền Thánh để cử hành lễ bổn mạng của đất nước. Vì đây là ngày quốc lễ nên tất cả mọi người được nghỉ việc để tham dự thánh lễ. Tất cả các kênh truyền hình đã truyền hình trực tiếp thánh lễ và phân tích bài giảng của vị giám mục chủ tế. Tham dự thánh lễ có sự hiện diện của tổng thống, phó tổng thống, chủ tịch quốc hội và các bộ trưởng người công giáo. Người dân nước này thường đánh giá vào khả năng cũng như tinh thần đạo đức của các vị lãnh đạo qua việc thực thi nghĩa vụ tôn giáo. Cảnh sát và quân đội cũng như các nhân viên xã hội đã được huy động tối đa để giữ trật tự và cung cấp các dịch vụ y tế và vệ sinh cần thiết cho anh chị em tín hữu tham dự thánh lễ. Phải thật sự nhìn nhận rằng đời sống tâm linh rất quan trọng đối với các quốc gia vùng Nam Mỹ.
Tôi không có duyên tham dự vào ngày chính lễ ở Đền Thánh Đức Mẹ Caacupe vì phải cử hành 3 thánh lễ cho 3 giáo điểm truyền giáo có bổn mạng Mẹ Vô Nhiễm. Dù trời nắng nóng như vậy nhưng mọi người đã đến nhà nguyện từ rất sớm để lần chuỗi Mân Côi, rước kiệu và hiệp dâng thánh lễ. Nhiều khi người giáo dân đạo đức làm cho linh mục đạo đức hơn. Tôi thấy trước đây tôi còn xềng xoàng và có lúc biếng nhác trong việc kinh hạt nhưng từ khi thấy giáo dân họ đạo đức và siêng năng lần chuỗi nên cũng phải cố gắng giống như họ. Chính những giáo dân tốt lành và đơn sơ đã dạy cho tôi biết cầu nguyện và sống tốt hơn.
Ngày lễ Giáng sinh sắp đến nhưng bầu khí ở đây không mấy nhộn nhịp và hấp dẫn như các giáo xứ có người Việt sinh sống. Những bài thánh ca Giáng sinh ở đây chưa thể làm cho tôi thấm được. Vì thiếu linh mục nên chúng tôi chỉ cử hành thánh lễ ở giáo xứ chính, còn các giáo điểm truyền giáo thì đành phải “nhịn lễ” và âm thầm cầu nguyện trong gia đình với những tập tài liệu do Hội truyền giáo biên soạn. Nghĩ thấy thương cho giáo dân ở các giáo điểm truyền giáo vì từ lâu lắm rồi họ chưa biết thánh lễ Giáng sinh là gì. Họ đã thiếu thốn về vật chất mà ngay cả về đời sống tinh thần cũng thiếu nốt. Ước gì Chúa Hài Đồng làm phép lạ để mỗi người được hưởng trọn niềm vui mùa Giáng Sinh với đầy đủ ý nghĩa như lòng họ mong ước.
Paraguay 13/12/2008