NAGAZAKI – Sáng hôm nay ngày 24.11.2008, Giáo hội phong Chân Phước cho 188 vị tử đạo Nhật Bản trong một nghi lễ long trọng có chừng 30.000 người tham dự, trong đó có phái đoàn Việt Nam do ĐHY Phạm Minh Mẫn trưởng đoàn.
Lễ phong Chân Phước hôm nay mang một ý nghĩa lớn lao là Giáo hội Nhật bé nhỏ nhưng qua sự kiện này làm cho người không Công giáo cũng nhận biết được tiến trình muốn làm “sống lại đức tin” nơi người Nhật như lời Đức Cha Mizobe Osamu, giám mục giáo phận Takamatsu và là Trưởng Ban sửa soạn cho việc Phong Chân Phước.
Giáo hội Nhật có rất nhiều vị tử đạo, con số lên tới mấy chục ngàn vị, và cũng đã có trên mấy chục vị đã được phong thánh trước đây.
Đức Tin Công Công giáo được gieo vào đất Nhật do chính thánh Phanxicô Xaviê vào năm 1549. Và từ ngày đó đã mau chóng phát triển cho tới năm 1587 thì bị đình chỉ lại vì cuộc bách hại Công giáo tại Nhật. Cuộc bách hại này kéo dài cho đến năm 1614, trong đó nhiều vị thừa sai đã bị giết hại và những tín hữu Công giáo bĩ cầm tù và bị giết. Các vị lãnh chúa thời kỳ này coi người Công giáo là một nguy hại cho đất nước.
5 năm sau khi Minh Trị thiên hoàng lên ngôi, tức là vào năm 1873, đạo Công giáo tại Nhật mới được hoạt động trở lại.
Tuy nhiên Tòa thánh Vatican vào năm 1862 đã phong thánh cho 26 vị tử đạo Nhật, được mênh dnah là “26 thánh Tử Đạo thành Nagasaki”. Trong đó có thánh Pholô Miki, và 26 vị gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân bị tử hình thập giá trên một ngọn đồi tại Nagasaki vào năm 1613.
Tới năm 1867, ĐGH Piô IX lại phong Chân Phước cho 205 vị tử đạo khác của Nhật Bản.
Tất cả 188 vị tử đạo được phong Chân phước hôm nay là người giáo dân Nhật và là những chứng nhân cho Chúa Kitô trong 2 năm là năm bách hại đạo là 1603 và 1639.
Trong một quốc gia số người Công giáo rất ít oi chỉ có 450.000 tín hữu người Nhật, công thêm chừng 580.000 tín hữu Công giáo người ngoại quốc sống ở Nhật hay công tác truyền giáo ở Nhật, trong tổng số là 127 triệu dân Nhật. Do vậy việc duy trì đức tin Công giáo rất khó khăn và sứ mệnh truyền giáo lại càng khó khăn hơn trong một quốc gia tân tiến và phát triển mạnh về kĩ thuật như Nhật bản.
Giáo hội Nhật bản cũng rất thiếu linh mục vì thế vai trò của tông đồ giáo dân lại càng khẩn thiết hơn không những trong việc truyền giáo mà cả việc tổ chức của giáo hội. Các giám mục Nhật Bản nhấn mạnh rằng: “Thời điểm đã đến, lúc này hơn khi nào hết cần phải xem việc đào tạo giáo dân là quan trọng”. Cũng vậy về khía cạnh xã hội và văn hóa, cha mẹ Công giáo cũng than phiền rằng việc truyền đạt đức tin cho con cái ngày nay xem ra khó khăn hơn. Do đó việc phong chân phước cho các giáo dân tử đạo tiền nhân của họ nhắc nhớ và khơi lại tấm gương về đời sống gia đình, về gương chứng nhân can trường của giáo dân Nhật bản thời trước.
Các đức giám mục Nhật cũng nêu lên khía cạnh khác trong cuộc phong chân phước hôm nay, là vai trò quan trọng của nhữ giới Nhật bản, vì trong số các vị tử đạo có rất nhiều phụ nữ thánh thiện và can trường.
Lễ phong Chân Phước hôm nay mang một ý nghĩa lớn lao là Giáo hội Nhật bé nhỏ nhưng qua sự kiện này làm cho người không Công giáo cũng nhận biết được tiến trình muốn làm “sống lại đức tin” nơi người Nhật như lời Đức Cha Mizobe Osamu, giám mục giáo phận Takamatsu và là Trưởng Ban sửa soạn cho việc Phong Chân Phước.
Giáo hội Nhật có rất nhiều vị tử đạo, con số lên tới mấy chục ngàn vị, và cũng đã có trên mấy chục vị đã được phong thánh trước đây.
Đức Tin Công Công giáo được gieo vào đất Nhật do chính thánh Phanxicô Xaviê vào năm 1549. Và từ ngày đó đã mau chóng phát triển cho tới năm 1587 thì bị đình chỉ lại vì cuộc bách hại Công giáo tại Nhật. Cuộc bách hại này kéo dài cho đến năm 1614, trong đó nhiều vị thừa sai đã bị giết hại và những tín hữu Công giáo bĩ cầm tù và bị giết. Các vị lãnh chúa thời kỳ này coi người Công giáo là một nguy hại cho đất nước.
5 năm sau khi Minh Trị thiên hoàng lên ngôi, tức là vào năm 1873, đạo Công giáo tại Nhật mới được hoạt động trở lại.
Tuy nhiên Tòa thánh Vatican vào năm 1862 đã phong thánh cho 26 vị tử đạo Nhật, được mênh dnah là “26 thánh Tử Đạo thành Nagasaki”. Trong đó có thánh Pholô Miki, và 26 vị gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân bị tử hình thập giá trên một ngọn đồi tại Nagasaki vào năm 1613.
Tới năm 1867, ĐGH Piô IX lại phong Chân Phước cho 205 vị tử đạo khác của Nhật Bản.
Tất cả 188 vị tử đạo được phong Chân phước hôm nay là người giáo dân Nhật và là những chứng nhân cho Chúa Kitô trong 2 năm là năm bách hại đạo là 1603 và 1639.
Trong một quốc gia số người Công giáo rất ít oi chỉ có 450.000 tín hữu người Nhật, công thêm chừng 580.000 tín hữu Công giáo người ngoại quốc sống ở Nhật hay công tác truyền giáo ở Nhật, trong tổng số là 127 triệu dân Nhật. Do vậy việc duy trì đức tin Công giáo rất khó khăn và sứ mệnh truyền giáo lại càng khó khăn hơn trong một quốc gia tân tiến và phát triển mạnh về kĩ thuật như Nhật bản.
Giáo hội Nhật bản cũng rất thiếu linh mục vì thế vai trò của tông đồ giáo dân lại càng khẩn thiết hơn không những trong việc truyền giáo mà cả việc tổ chức của giáo hội. Các giám mục Nhật Bản nhấn mạnh rằng: “Thời điểm đã đến, lúc này hơn khi nào hết cần phải xem việc đào tạo giáo dân là quan trọng”. Cũng vậy về khía cạnh xã hội và văn hóa, cha mẹ Công giáo cũng than phiền rằng việc truyền đạt đức tin cho con cái ngày nay xem ra khó khăn hơn. Do đó việc phong chân phước cho các giáo dân tử đạo tiền nhân của họ nhắc nhớ và khơi lại tấm gương về đời sống gia đình, về gương chứng nhân can trường của giáo dân Nhật bản thời trước.
Các đức giám mục Nhật cũng nêu lên khía cạnh khác trong cuộc phong chân phước hôm nay, là vai trò quan trọng của nhữ giới Nhật bản, vì trong số các vị tử đạo có rất nhiều phụ nữ thánh thiện và can trường.