Tiếp tục các nỗ lực cứu trợ nạn nhân ngập lụt
Cơn mưa tầm tã trút xuống Hà Nội tuần rồi gây bao thiệt hại cho dân chúng và trong cơn hoạn nạn hiện nay, công tác cứu trợ đang được chính quyền và cơ quan chức năng thực hiện như thế nào?
Đợt ngập lịch sử sau những cơn mưa nặng hột kéo dài suốt 5 ngày liên tiếp trên bầu trời Hà Nội đã tràn ngập hơn 120 ngàn căn nhà, và trên 70 ngàn héc ta ruộng đồng, hoa màu, thủy sản.
Theo hãng thông tấn AFP gởi đi từ Hà Nội, dân chúng tại một số khu vực bị bão lụt than phiền vì họ đã không nhận được sự trợ giúp hữu hiệu từ phía các cơ quan công quyền cũng như lực lượng bộ đội, công an, trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn đó.
Dự báo, dự phòng, đối phó
Ông Hiệp, một cư dân có nhà trong vùng bị ngập nước nói lên sự tuyệt vọng của những người kém may mắn lúc ấy:
“Chắc là dự báo tồi đó. Dự báo thời tiết tồi quá! Thứ hai nữa là dự phòng lại còn tồi hơn. Thứ ba nữa là đối phó thì cũng lại tồi nữa. Thế thì làm sao mà có thể chống chọi được với cái đó. Đấy, cái tình hình nó là như thế. Tức là nó ngập toàn bộ.
Ví dụ như là có những căn hộ ở dưới khu Tâm Mai, ở phía dưới Quận Hai Bà Trưng đấy, là nó ngập hầu hết cái tầng một rồi. Thế là người dân tầng một lại phải kéo lên ở nhờ tầng hai, tầng ba, tầng bốn. Thế thì tất cả những vấn đề về vệ sinh, nước nôi đều phải làm một cách ghê gớm, có thể nói kéo theo những vấn đề về y tế, về vệ sinh.
Bây giờ những chỗ nước rút phải cố gắng làm tổng vệ sinh, rồi phun thuốc diệt trùng để làm thế nào cho bệnh tật khỏi phát sinh ra, chứ nếu mà phát sinh ra bệnh tật nữa thì nguy hiểm lắm. Và người dân ngoại thành thì gay go lắm! Chưa kể tới người dân ngoại thành thì vốn là nông dân đã nghèo khổ, khó khăn, thế mà bây giờ bị như thế này, rồi mùa màng nữa chớ!
Cho nên có thể nói được là từ cái lúc mình còn bé cho tới bây giờ 80 tuổi chưa bao giờ thấy một cái tình trạng nó như thế này. Mưa kéo dài, ngập lụt hết tất cả.”
Nỗ lực cứu đói, chống bệnh
Đến nay nước đã rút, mọi sinh hoạt được phục hồi, nhớ lại những cảnh đói rét của những ngày Hà Nội không khác nào biển cả mênh mông, ông ghi nhận rằng, chánh quyền đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong chiến dịch cứu trợ:
“Trước mắt thì mới chỉ làm thế nào cho người ta đỡ đói bởi vì nước ngập mênh mông như thế có những người mà có thể nói rằng là chả có cái gì cả thì, thôi thì cung cấp cho người ta một ít mì sợi các thứ gì người ta ăn cho qua.
Cái quan trọng là sau đó làm sao mà để cho người ta duy trì được cuộc sống, rồi người ta sản xuất, có thế thì mới có thể nói rằng là cứu đói về cơ bản được. Cái đó thì chính phủ VN đang lo, Hà Nội cũng đang lo. Rõ ràng nó có mang lại hiệu quả, bởi vì tôi nói thí dụ nhé, không có đâu xa, nói ngay trong cái khu nội thành tôi, cái khu ngập như thế có những gia đình người ta, điện mất rồi nhé, thế đun bằng cái gì?
Nước lấy ở đâu ra? Thì phải mang nước sạch đến cho người ta. Ít nhất có nước sạch cho người ta uống, rồi thì phải mang mì đến cho người ta ăn, rồi phải mang nến cho người ta thắp vào buổi tối. Đấy, những cái cứu trợ ấy nói chung là người Việt Nam quen làm rồi chứ không phải bây giờ họ mới phải chống chỏi với một cái lũ lụt lớn như thế, mà trước đây cũng nhiều lần như thế, cho nên họ quen đi rồi. Và vì vậy cho nên cái cứu trợ ấy nói thực là có tác dụng, không có người bị chết đói gì đâu.”
Ông Hiệp cũng nói tới những công việc mà nhà nước đang cho triển khai, qua giải thích của báo đài để ổn định cuộc sống người dân trong những ngày tới:
“Kết quả mà người ta nhìn thấy thì lúc này mới chỉ giúp cho người dân qua được cái giai đoạn nước vẫn còn mênh mông mà thôi. Còn là hiện nay chính phủ đã đề ra kế hoạch là phải làm thế nào cho dân khỏi phải đói đã. Thứ hai nữa, phải làm thế nào để cho khi nước rút đi thì phải nhanh chống để mà có giống má, giống rau, giống thóc, giống khoai, để người ta tích cực người ta sản xuất ngay mới có thể duy trì được sản xuất, và như vậy thì mới là cái cứu đói lâu dài. Đấy, cái kế hoạch của Việt Nam hiện nay nó là như thế!”
Ông Thanh, một người dân Hà Nội khác phải chống chọi với lũ lụt, vì nhà ông ở khu Thái Hà bị ngập sâu trong nước, kể với phóng viên Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do chúng tôi về những cố gắng mà ông cho là vượt bực trong việc cứu đói, chống bệnh:
“Bánh mì với lại mì tôm, nước sạch chở đến tận nơi thì cũng giải quyết cho dân đỡ vất vã. Rồi thì cũng có thuyền có bản để chở dân đi đi lại lại. Rồi máy bơm rất nhiều, hàng nghìn máy bơm để bơm nước ra cho nhanh rút. Thôi thì không chuyện gì xảy ra đâu. Cũng bình thường.
Dân làm ăn vẫn tốt. Không có chuyện gì xảy ra đâu. Không có cướp bóc, không có trấn lột gì đâu. Tốt lắm. Không có gì cả. Giá xăng thì rất hạ, rất rẻ. Mấy hôm đầu, khoảng độ một tuần, các học sinh ở các trường bị ngập phải nghỉ.
Bây giờ nước rút hết rồi thì làm vệ sinh xong sạch sẽ đi học bình thường rồi. Hoạt động bình thường hết. Chợ búa, hàng hoá đầy đủ cả. Không thiếu thốn gì đâu. Gạo cũng vẫn bình ổn như trước. Không thiếu. Đó cũng là kết quả tốt. Chở đến từng nhà các bình nước để sinh hoạt cho sạch sẽ. Bệnh tiêu chảy, đau mắt hột thì mới chớm đã dập tắt ngay. Không có ai bị gì cả.”
Tin tức và diễn đàn trên mạng cho biết ông Phạm Quang Nghị, bí thư thành ủy Hà Nội, đã ngỏ lời xin lỗi dân chúng thủ đô trước những xôn xao được lan truyền nhanh chóng trong dư luận, sau khi ông tuyên bố nhân dân bây giờ hay ỷ lại vào nhà nước, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia, chứ không đem hết sức ra mà làm, và ông cho rằng, sự việc hơn 20 người thiệt mạng, là một cuộc diễn tập cho tương lai.
(Nguồn: RFA, ngày 9.11.2008)
Cơn mưa tầm tã trút xuống Hà Nội tuần rồi gây bao thiệt hại cho dân chúng và trong cơn hoạn nạn hiện nay, công tác cứu trợ đang được chính quyền và cơ quan chức năng thực hiện như thế nào?
Hà Nội còn ngập (AFP PHOTO/Hoàng Đình Nam) |
Theo hãng thông tấn AFP gởi đi từ Hà Nội, dân chúng tại một số khu vực bị bão lụt than phiền vì họ đã không nhận được sự trợ giúp hữu hiệu từ phía các cơ quan công quyền cũng như lực lượng bộ đội, công an, trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn đó.
Dự báo, dự phòng, đối phó
Ông Hiệp, một cư dân có nhà trong vùng bị ngập nước nói lên sự tuyệt vọng của những người kém may mắn lúc ấy:
“Chắc là dự báo tồi đó. Dự báo thời tiết tồi quá! Thứ hai nữa là dự phòng lại còn tồi hơn. Thứ ba nữa là đối phó thì cũng lại tồi nữa. Thế thì làm sao mà có thể chống chọi được với cái đó. Đấy, cái tình hình nó là như thế. Tức là nó ngập toàn bộ.
Ví dụ như là có những căn hộ ở dưới khu Tâm Mai, ở phía dưới Quận Hai Bà Trưng đấy, là nó ngập hầu hết cái tầng một rồi. Thế là người dân tầng một lại phải kéo lên ở nhờ tầng hai, tầng ba, tầng bốn. Thế thì tất cả những vấn đề về vệ sinh, nước nôi đều phải làm một cách ghê gớm, có thể nói kéo theo những vấn đề về y tế, về vệ sinh.
Bây giờ những chỗ nước rút phải cố gắng làm tổng vệ sinh, rồi phun thuốc diệt trùng để làm thế nào cho bệnh tật khỏi phát sinh ra, chứ nếu mà phát sinh ra bệnh tật nữa thì nguy hiểm lắm. Và người dân ngoại thành thì gay go lắm! Chưa kể tới người dân ngoại thành thì vốn là nông dân đã nghèo khổ, khó khăn, thế mà bây giờ bị như thế này, rồi mùa màng nữa chớ!
Cho nên có thể nói được là từ cái lúc mình còn bé cho tới bây giờ 80 tuổi chưa bao giờ thấy một cái tình trạng nó như thế này. Mưa kéo dài, ngập lụt hết tất cả.”
Nỗ lực cứu đói, chống bệnh
Đến nay nước đã rút, mọi sinh hoạt được phục hồi, nhớ lại những cảnh đói rét của những ngày Hà Nội không khác nào biển cả mênh mông, ông ghi nhận rằng, chánh quyền đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong chiến dịch cứu trợ:
“Trước mắt thì mới chỉ làm thế nào cho người ta đỡ đói bởi vì nước ngập mênh mông như thế có những người mà có thể nói rằng là chả có cái gì cả thì, thôi thì cung cấp cho người ta một ít mì sợi các thứ gì người ta ăn cho qua.
Cái quan trọng là sau đó làm sao mà để cho người ta duy trì được cuộc sống, rồi người ta sản xuất, có thế thì mới có thể nói rằng là cứu đói về cơ bản được. Cái đó thì chính phủ VN đang lo, Hà Nội cũng đang lo. Rõ ràng nó có mang lại hiệu quả, bởi vì tôi nói thí dụ nhé, không có đâu xa, nói ngay trong cái khu nội thành tôi, cái khu ngập như thế có những gia đình người ta, điện mất rồi nhé, thế đun bằng cái gì?
Nước lấy ở đâu ra? Thì phải mang nước sạch đến cho người ta. Ít nhất có nước sạch cho người ta uống, rồi thì phải mang mì đến cho người ta ăn, rồi phải mang nến cho người ta thắp vào buổi tối. Đấy, những cái cứu trợ ấy nói chung là người Việt Nam quen làm rồi chứ không phải bây giờ họ mới phải chống chỏi với một cái lũ lụt lớn như thế, mà trước đây cũng nhiều lần như thế, cho nên họ quen đi rồi. Và vì vậy cho nên cái cứu trợ ấy nói thực là có tác dụng, không có người bị chết đói gì đâu.”
Ông Hiệp cũng nói tới những công việc mà nhà nước đang cho triển khai, qua giải thích của báo đài để ổn định cuộc sống người dân trong những ngày tới:
“Kết quả mà người ta nhìn thấy thì lúc này mới chỉ giúp cho người dân qua được cái giai đoạn nước vẫn còn mênh mông mà thôi. Còn là hiện nay chính phủ đã đề ra kế hoạch là phải làm thế nào cho dân khỏi phải đói đã. Thứ hai nữa, phải làm thế nào để cho khi nước rút đi thì phải nhanh chống để mà có giống má, giống rau, giống thóc, giống khoai, để người ta tích cực người ta sản xuất ngay mới có thể duy trì được sản xuất, và như vậy thì mới là cái cứu đói lâu dài. Đấy, cái kế hoạch của Việt Nam hiện nay nó là như thế!”
Ông Thanh, một người dân Hà Nội khác phải chống chọi với lũ lụt, vì nhà ông ở khu Thái Hà bị ngập sâu trong nước, kể với phóng viên Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do chúng tôi về những cố gắng mà ông cho là vượt bực trong việc cứu đói, chống bệnh:
“Bánh mì với lại mì tôm, nước sạch chở đến tận nơi thì cũng giải quyết cho dân đỡ vất vã. Rồi thì cũng có thuyền có bản để chở dân đi đi lại lại. Rồi máy bơm rất nhiều, hàng nghìn máy bơm để bơm nước ra cho nhanh rút. Thôi thì không chuyện gì xảy ra đâu. Cũng bình thường.
Dân làm ăn vẫn tốt. Không có chuyện gì xảy ra đâu. Không có cướp bóc, không có trấn lột gì đâu. Tốt lắm. Không có gì cả. Giá xăng thì rất hạ, rất rẻ. Mấy hôm đầu, khoảng độ một tuần, các học sinh ở các trường bị ngập phải nghỉ.
Bây giờ nước rút hết rồi thì làm vệ sinh xong sạch sẽ đi học bình thường rồi. Hoạt động bình thường hết. Chợ búa, hàng hoá đầy đủ cả. Không thiếu thốn gì đâu. Gạo cũng vẫn bình ổn như trước. Không thiếu. Đó cũng là kết quả tốt. Chở đến từng nhà các bình nước để sinh hoạt cho sạch sẽ. Bệnh tiêu chảy, đau mắt hột thì mới chớm đã dập tắt ngay. Không có ai bị gì cả.”
Tin tức và diễn đàn trên mạng cho biết ông Phạm Quang Nghị, bí thư thành ủy Hà Nội, đã ngỏ lời xin lỗi dân chúng thủ đô trước những xôn xao được lan truyền nhanh chóng trong dư luận, sau khi ông tuyên bố nhân dân bây giờ hay ỷ lại vào nhà nước, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia, chứ không đem hết sức ra mà làm, và ông cho rằng, sự việc hơn 20 người thiệt mạng, là một cuộc diễn tập cho tương lai.
(Nguồn: RFA, ngày 9.11.2008)