LỄ CẦU CHO CÁC LINH HỒN NHỚ ĐẾN NGƯỜI QUÁ CỐ
Lc 23, 33.39-43
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao ? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !" Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !" Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !" Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Cứ mỗi lần lễ các linh hồn đến, ta lại cảm nhận sự mau qua của thời gian. Chỉ còn 60 ngày nữa là hết một năm. Thêm vào đó, gió bấc thổi, không gian u ám, vài loại cây đã trút lá vàng trên lối đi khiến ta cảm thấy bùi ngùi nghĩ đến những người đã khuất. Có lẽ đó cũng chính là ý định của Giáo Hội khi đặt ngày lễ cầu nguyện cho các linh hồn vào dịp tháng 11. Nhớ đến những người đã khuất là một việc làm quan trọng vì 4 lý do:
1. Nhớ đến người chết để biết ơn. Ta không thể tưởng tượng thế giới ta đang sống hôm nay sẽ thế nào nếu đã không có những người đã khuất. Nếu không có ông bà cha mẹ, cũng không có ta trên đời này. Nếu không có các bậc tiền nhân, không có đất nước này. Nếu không có những người đi trước, không có thành phố như ngày hôm nay. Nếu ông bà cha mẹ ta không truyền lại đức tin, khó có thể tưởng tượng hôm nay ta biết thờ phượng và yêu mến Chúa. Các ngài làm nên đời ta. Các ngài xây dựng đất nước cho ta. Các ngài truyền lại cho ta một di sản cao quí là đức tin vững mạnh vào Chúa. Các ngài là thành phần của đời sống ta. Một thành phần quan trọng. Một thành phần quyết định. Vì thế, tưởng nhớ đến các ngài để biết ơn, cầu nguyện cho các ngài là một việc làm hợp đạo lý, một bổn phận không thể thiếu.
2. Nhớ đến người chết để nhớ đến thân phận mình. Nếu người chết đã là một phần của đời ta thì cái chết lại là một phần gắn liền với thân ta. Con người không ai tránh khỏi cái chết. Càng sống lâu càng gần cái chết hơn. Và ngay trong khi sống, cái chết đã đến. Những tế bào chết hết lớp này đến lớp khác. Tóc rụng hằng ngày. Với thời gian, mắt mờ, răng rụng, gối mỏi, chân run. Tất cả lần lượt từ bỏ ta. Và cuối cùng là hơi thở. Chết là không thể tránh khỏi. Biết bao người tài giỏi đã qua đi. Biết bao binh hùng tướng mạnh đã nằm xuống. Biết bao lãnh chúa quyền uy nghiêng trời lệch đất đã chỉ còn là mớ xương khô. Không ai tránh khỏi cái chết. Hiểu được như thế, ta sẽ tránh được nhiều sai lầm trong cuộc sống. Hiểu được như thế, ta sẽ biết chuẩn bị cái chết cho tốt đẹp.
3. Nhớ đến người chết để biết chết. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại 3 cái chết. Người trộm dữ, người trộm lành và Chúa Giêsu. Ba người chung một hoàn cảnh. Nhìn bề ngoài chẳng khác gì nhau. Nhưng cái chết lại khác xa nhau. Người trộm dữ chết trong tức tưởi. Ong không biết chết vì ông đã không biết sống. Chỉ sống cho mình. Người trộm lành đã chết trong an bình. Ong đã chấp nhận cái chết. Trong những giờ phút cuối đời ông đã nhận ra chân lý nên đã biết sống cho Chúa, phó thác cho Chúa vận mạng của mình. Chúa Giêsu là tấm gương cho ta về việc chấp nhận cái chết. Người chủ động đi đến cái chết. Mạng sống Người chính Người tự ý trao nộp. Người phó thác linh hồn trong tay Đức Chúa Cha. Vì Người không sống cho bản thân, nhưng sống cho Đấng đã sai Người. Không những chấp nhận cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu còn chấp nhận cái chết dần mòn trong cuộc sống. Người tự hiến mình đi khắp đó đây rao giảng Tin Mừng. Người tự hiến đời mình phục vụ tha nhân. Người chấp nhận cái chết dần mòn trong những mệt nhọc, vất vả, đau khổ, nhục nhã. Chấp nhận cái chết trong cuộc sống, Người trở thành nguồn ơn cứu độ cho chúng ta.
4- Nhớ đến người chết để biết sống. Chúa Giêsu, vì dám chết theo thánh ý Đức Chúa Cha, nên đã được Đức Chúa Cha tôn vinh, đem sự sống đến cho chúng ta. Người chết để đi vào cõi hằng sống. Người chết để từ nay luôn ở bên chúng ta, nâng đỡ cuộc đời chúng ta. Người sống mãi. Người ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Các thánh là những người đã chết cho Chúa và cho anh em. Các ngài cũng sống mãi và tiếp tục nâng đỡ cuộc sống của chúng ta. Khi thánh Đaminh sắp qua đời, anh em trong dòng buồn thảm khóc lóc. Nhưng thánh nhân nói với anh em: “Anh em đừng lo buồn. Về thiên đàng, Cha còn trợ giúp đắc lực hơn cho anh em”. Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giê su cũng hứa: “Về trời, tôi sẽ làm mưa hoa hồng trên mặt đất”. Các Đấng đã dám chết cho Chúa và cho anh em sẽ sống mãi và tiếp tục là một thành phần tích cực của đời sống chúng ta. Đã biết chết, các ngài sẽ sống mãi.
Nhân dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên, ta hãy biết noi gương các ngài, biết chết đi hằng ngày trong quên mình yêu mến Chúa và phục vụ anh em, ta sẽ được sống mãi với Chúa.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1. Nhớ đến người chết có cần thiết không ? Tại sao ?
2. Cái chết có giá trị gì trong cuộc sống ?
3. Biết chết thì mới biết sống. Bạn nghĩ thế nào về cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu.
Lc 23, 33.39-43
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao ? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !" Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !" Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !" Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Cứ mỗi lần lễ các linh hồn đến, ta lại cảm nhận sự mau qua của thời gian. Chỉ còn 60 ngày nữa là hết một năm. Thêm vào đó, gió bấc thổi, không gian u ám, vài loại cây đã trút lá vàng trên lối đi khiến ta cảm thấy bùi ngùi nghĩ đến những người đã khuất. Có lẽ đó cũng chính là ý định của Giáo Hội khi đặt ngày lễ cầu nguyện cho các linh hồn vào dịp tháng 11. Nhớ đến những người đã khuất là một việc làm quan trọng vì 4 lý do:
1. Nhớ đến người chết để biết ơn. Ta không thể tưởng tượng thế giới ta đang sống hôm nay sẽ thế nào nếu đã không có những người đã khuất. Nếu không có ông bà cha mẹ, cũng không có ta trên đời này. Nếu không có các bậc tiền nhân, không có đất nước này. Nếu không có những người đi trước, không có thành phố như ngày hôm nay. Nếu ông bà cha mẹ ta không truyền lại đức tin, khó có thể tưởng tượng hôm nay ta biết thờ phượng và yêu mến Chúa. Các ngài làm nên đời ta. Các ngài xây dựng đất nước cho ta. Các ngài truyền lại cho ta một di sản cao quí là đức tin vững mạnh vào Chúa. Các ngài là thành phần của đời sống ta. Một thành phần quan trọng. Một thành phần quyết định. Vì thế, tưởng nhớ đến các ngài để biết ơn, cầu nguyện cho các ngài là một việc làm hợp đạo lý, một bổn phận không thể thiếu.
2. Nhớ đến người chết để nhớ đến thân phận mình. Nếu người chết đã là một phần của đời ta thì cái chết lại là một phần gắn liền với thân ta. Con người không ai tránh khỏi cái chết. Càng sống lâu càng gần cái chết hơn. Và ngay trong khi sống, cái chết đã đến. Những tế bào chết hết lớp này đến lớp khác. Tóc rụng hằng ngày. Với thời gian, mắt mờ, răng rụng, gối mỏi, chân run. Tất cả lần lượt từ bỏ ta. Và cuối cùng là hơi thở. Chết là không thể tránh khỏi. Biết bao người tài giỏi đã qua đi. Biết bao binh hùng tướng mạnh đã nằm xuống. Biết bao lãnh chúa quyền uy nghiêng trời lệch đất đã chỉ còn là mớ xương khô. Không ai tránh khỏi cái chết. Hiểu được như thế, ta sẽ tránh được nhiều sai lầm trong cuộc sống. Hiểu được như thế, ta sẽ biết chuẩn bị cái chết cho tốt đẹp.
3. Nhớ đến người chết để biết chết. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại 3 cái chết. Người trộm dữ, người trộm lành và Chúa Giêsu. Ba người chung một hoàn cảnh. Nhìn bề ngoài chẳng khác gì nhau. Nhưng cái chết lại khác xa nhau. Người trộm dữ chết trong tức tưởi. Ong không biết chết vì ông đã không biết sống. Chỉ sống cho mình. Người trộm lành đã chết trong an bình. Ong đã chấp nhận cái chết. Trong những giờ phút cuối đời ông đã nhận ra chân lý nên đã biết sống cho Chúa, phó thác cho Chúa vận mạng của mình. Chúa Giêsu là tấm gương cho ta về việc chấp nhận cái chết. Người chủ động đi đến cái chết. Mạng sống Người chính Người tự ý trao nộp. Người phó thác linh hồn trong tay Đức Chúa Cha. Vì Người không sống cho bản thân, nhưng sống cho Đấng đã sai Người. Không những chấp nhận cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu còn chấp nhận cái chết dần mòn trong cuộc sống. Người tự hiến mình đi khắp đó đây rao giảng Tin Mừng. Người tự hiến đời mình phục vụ tha nhân. Người chấp nhận cái chết dần mòn trong những mệt nhọc, vất vả, đau khổ, nhục nhã. Chấp nhận cái chết trong cuộc sống, Người trở thành nguồn ơn cứu độ cho chúng ta.
4- Nhớ đến người chết để biết sống. Chúa Giêsu, vì dám chết theo thánh ý Đức Chúa Cha, nên đã được Đức Chúa Cha tôn vinh, đem sự sống đến cho chúng ta. Người chết để đi vào cõi hằng sống. Người chết để từ nay luôn ở bên chúng ta, nâng đỡ cuộc đời chúng ta. Người sống mãi. Người ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Các thánh là những người đã chết cho Chúa và cho anh em. Các ngài cũng sống mãi và tiếp tục nâng đỡ cuộc sống của chúng ta. Khi thánh Đaminh sắp qua đời, anh em trong dòng buồn thảm khóc lóc. Nhưng thánh nhân nói với anh em: “Anh em đừng lo buồn. Về thiên đàng, Cha còn trợ giúp đắc lực hơn cho anh em”. Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giê su cũng hứa: “Về trời, tôi sẽ làm mưa hoa hồng trên mặt đất”. Các Đấng đã dám chết cho Chúa và cho anh em sẽ sống mãi và tiếp tục là một thành phần tích cực của đời sống chúng ta. Đã biết chết, các ngài sẽ sống mãi.
Nhân dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên, ta hãy biết noi gương các ngài, biết chết đi hằng ngày trong quên mình yêu mến Chúa và phục vụ anh em, ta sẽ được sống mãi với Chúa.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1. Nhớ đến người chết có cần thiết không ? Tại sao ?
2. Cái chết có giá trị gì trong cuộc sống ?
3. Biết chết thì mới biết sống. Bạn nghĩ thế nào về cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu.