NEW YORK,ngày 28 tháng 10, năm 2008 – Tòa Thánh phát biểu: "Con người không phải là mối hiểm họa cho môi trường, nhưng họ chỉ là người quản lý".
Đức Tổng Giám Mục TGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như thế trước ủy ban thứ hai của kỳ họp thứ 63 tại đại hội đồng Liên HIệp Quốc.
Đức TGM nói: "Người ta thường nói rằng chúng ta phải bảo vệ môi trường. Thuật từ "bảo vệ" có thể khiến chúng ta hiểu sai thành việc nhìn thấy sự xung đột giữa thiên nhiên với con người. Trong diễn đàn này, chúng ta hãy nói về thuật từ "gìn giữ" hoặc là "che chở".
"Thật vậy, trong trường hợp này, từ gìn giữ hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn từ bảo vệ. Nó mang một cái nhìn tích cực nơi con người. Điều ấy có nghĩa là con người không bị xem là điều phiền toái hay là mối hiểm họa đối với môi trường, nhưng họ chỉ là người quản lý."
"Trong cảm thức này, không hề có sự đối lập giữa con người với môi trường, nhưng có sự gắn kết được thiết lập và không thể tách rời. Chính trong sự gắn kết này, môi trường có tác động vô cùng quan trọng đối sự tồn vong và phát triển của con người."
Trách nhiệm
Đức TGM đã cân nhắc nguyên tắc "trách nhiệm gìn giữ" khi Ngài bày tỏ sự quan tâm đến môi trường.
Ngài nói: "Việc áp dụng nguyên tắc này vào trong vấn đề môi trường và việc kết hợp nguyên tắc ấy với sự gìn giữ khí hậu trái đất sẽ thật sự đem lại cho cộng đồng thế giới một cơ hội để phản tỉnh trên nhiều khía cạnh vốn có thể góp phần đẩy mạnh sự phát triển con người đích thực".
Tòa Thánh trình bày ba điểm đối với những khía cạnh như thế.
Ngài nói: " Trách nhiệm gìn giữ khí hậu đòi hỏi chúng ta phải đào sâu thêm sự tương tác giữa an toàn thực phẩm và sự thay đổi khí hậu, tập trung vào vị thế trung tâm của con người, đặc biệt là nơi những vùng dân cư dễ bị tổn thương nhất, thường là những vùng nông thôn trong các quốc gia đang phát triển".
Đức TGM nói tiếp: "Thứ hai, trách nhiệm gìn giữ khí hậu nên được thiết lập trên căn bản là sự gắn kết giữa nguyên tắc phụ cấp và đoàn kết toàn cầu. Trong một thế giới liên kết chặt chẽ với nhau như ngày hôm nay, chúng ta đang chứng kiến sự bành trướng nhanh chóng của hàng loạt những thách đố trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ sự khủng hoảng lương thực tới sự xáo trộn về tài chính. Những sự khủng hoảng như thế đã dần hé mở nhiều tài nguyên và năng lực bị giới hạn trong các quốc gia để giải quyết những khủng hoảng một cách tương xứng và đã hé mở nhu cầu tăng dần đối với những hành động tập thể qua cộng đồng thế giới. "
"Thứ ba, cần phải ý thức rằng không thể xem vấn đề môi trường là không hề có dính dáng gì tới các vấn đề khác như năng lượng và kinh tế, công lý và hòa bình, các lợi ích quốc gia và sự đoàn kết quôc tế".
Tuy nhiên, Đức TGM Migliore khẳng định rằng xã hội ngày hôm nay không thể đáp lại trách nhiệm gìn giữ môi trường một cách tương xứng nếu nó không nghiêm chỉnh xem lại phong cách sống, lối tiêu thụ và sản xuất."
Ngài nói: "Do đó, có một nhu cầu cấp bách đòi hỏi việc giáo dục về trách nhiệm đối với sinh thái, dựa trên sự kiện là nhiều giá trị đạo đức, vốn là điều căn bản để xây dựng một xã hội thái bình, có liên hệ trực tiếp tới vấn đề môi trường. Trái lại, sự tương thuộc của nhiều thách đố mà thế giới đang đối mặt hôm nay thừa nhận nhu cầu cần có những giải pháp mang tính phối hợp dựa trên cái nhìn chặt chẽ về luân lý đối với thế giới".
Đức Tổng Giám Mục TGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như thế trước ủy ban thứ hai của kỳ họp thứ 63 tại đại hội đồng Liên HIệp Quốc.
Đức TGM nói: "Người ta thường nói rằng chúng ta phải bảo vệ môi trường. Thuật từ "bảo vệ" có thể khiến chúng ta hiểu sai thành việc nhìn thấy sự xung đột giữa thiên nhiên với con người. Trong diễn đàn này, chúng ta hãy nói về thuật từ "gìn giữ" hoặc là "che chở".
"Thật vậy, trong trường hợp này, từ gìn giữ hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn từ bảo vệ. Nó mang một cái nhìn tích cực nơi con người. Điều ấy có nghĩa là con người không bị xem là điều phiền toái hay là mối hiểm họa đối với môi trường, nhưng họ chỉ là người quản lý."
"Trong cảm thức này, không hề có sự đối lập giữa con người với môi trường, nhưng có sự gắn kết được thiết lập và không thể tách rời. Chính trong sự gắn kết này, môi trường có tác động vô cùng quan trọng đối sự tồn vong và phát triển của con người."
Trách nhiệm
Đức TGM đã cân nhắc nguyên tắc "trách nhiệm gìn giữ" khi Ngài bày tỏ sự quan tâm đến môi trường.
Ngài nói: "Việc áp dụng nguyên tắc này vào trong vấn đề môi trường và việc kết hợp nguyên tắc ấy với sự gìn giữ khí hậu trái đất sẽ thật sự đem lại cho cộng đồng thế giới một cơ hội để phản tỉnh trên nhiều khía cạnh vốn có thể góp phần đẩy mạnh sự phát triển con người đích thực".
Tòa Thánh trình bày ba điểm đối với những khía cạnh như thế.
Ngài nói: " Trách nhiệm gìn giữ khí hậu đòi hỏi chúng ta phải đào sâu thêm sự tương tác giữa an toàn thực phẩm và sự thay đổi khí hậu, tập trung vào vị thế trung tâm của con người, đặc biệt là nơi những vùng dân cư dễ bị tổn thương nhất, thường là những vùng nông thôn trong các quốc gia đang phát triển".
Đức TGM nói tiếp: "Thứ hai, trách nhiệm gìn giữ khí hậu nên được thiết lập trên căn bản là sự gắn kết giữa nguyên tắc phụ cấp và đoàn kết toàn cầu. Trong một thế giới liên kết chặt chẽ với nhau như ngày hôm nay, chúng ta đang chứng kiến sự bành trướng nhanh chóng của hàng loạt những thách đố trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ sự khủng hoảng lương thực tới sự xáo trộn về tài chính. Những sự khủng hoảng như thế đã dần hé mở nhiều tài nguyên và năng lực bị giới hạn trong các quốc gia để giải quyết những khủng hoảng một cách tương xứng và đã hé mở nhu cầu tăng dần đối với những hành động tập thể qua cộng đồng thế giới. "
"Thứ ba, cần phải ý thức rằng không thể xem vấn đề môi trường là không hề có dính dáng gì tới các vấn đề khác như năng lượng và kinh tế, công lý và hòa bình, các lợi ích quốc gia và sự đoàn kết quôc tế".
Tuy nhiên, Đức TGM Migliore khẳng định rằng xã hội ngày hôm nay không thể đáp lại trách nhiệm gìn giữ môi trường một cách tương xứng nếu nó không nghiêm chỉnh xem lại phong cách sống, lối tiêu thụ và sản xuất."
Ngài nói: "Do đó, có một nhu cầu cấp bách đòi hỏi việc giáo dục về trách nhiệm đối với sinh thái, dựa trên sự kiện là nhiều giá trị đạo đức, vốn là điều căn bản để xây dựng một xã hội thái bình, có liên hệ trực tiếp tới vấn đề môi trường. Trái lại, sự tương thuộc của nhiều thách đố mà thế giới đang đối mặt hôm nay thừa nhận nhu cầu cần có những giải pháp mang tính phối hợp dựa trên cái nhìn chặt chẽ về luân lý đối với thế giới".