CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN A
Isaia 5: 1-7; Tv: 80; Philiphê 4: 6-9; Matthêu 21: 33-43
Anh chị em thân mến,
Một nữ tổng biên tập của một công ty phát hành sách có nói: Một người viết sách giỏi cũng cần phải có một tổng biên tập giỏi; đó là người sẽ đọc lại những trang sách mới viết, nêu lên những gợi ý cho tác giả trong trường hợp cần sửa chữa. Nhiệm vụ chính yếu của tổng biên tập là đọc bản thảo và ghi chú lại như công việc đòi hỏi, sau đó gặp tác giả để đề nghị những chỗ cần sửa lại. Người đó hy vọng là những đề nghị này sẽ giúp văn của tác giả hay hơn. Người tổng biên tập thường đề nghị những điều như sau: Bỏ một đoạn văn, phần này hơi dài quá, nên cắt chổ này, nên thêm vào chổ kia, hay giải thích từ ngữ này v.v....
Kinh Thánh là một tác phẩm tuyệt vời, và là sách bán chạy nhất. Tôi nghĩ ngay cả sách: “Harry Potter" cũng không bán chạy bằng Kinh Thánh. Hãy tưởng tượng bạn được thuê làm tổng biên tập trước khi những sách Kinh Thánh được ghép lại thành bộ để sản xuất, và công việc của bạn là đọc lại lời văn và đề nghị những chỗ cần sửa chữa.
Thường mỗi người trong chúng ta hay để ý một câu chuyện hoặc một đoạn văn trong Kinh Thánh mà chúng ta nghĩ không thực tế, không diễn tả được sự thật, hay hơi cao kỳ hoặc viễn vông. Như những câu văn nói về yêu thương kẻ nghịch của chúng ta thì sao? Hay đưa má bên kia cho người ta vả thì sao? Hay tha thứ đến bảy mươi lần 7 thì sao? Những câu văn ấy thật cứng cỏi mà tổng biên tập có thể xóa đi, hay đề nghị sửa cho lời văn dịu dàng hơn.
Tôi còn nhớ mẹ tôi, lúc mới lập gia đình, không có đủ những máy gia cụ tối tân như chúng ta có hiện nay. Cha mẹ tôi có 3 người con, và mẹ tôi phải làm tất cả việc nhà, nào là phải giặt quần áo bằng tay, rồi bưng lên tầng gác mái nhà để phơi. Nếu ngày nào trời mưa thì thật là cực. Khi mẹ tôi nghe chuyện trong Phúc âm thánh Luca nói về bà Maria và bà Mác-ta: Bà Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng dạy trong lúc bà Mác-ta phải tất bật làm đủ mọi thứ để tiếp khách. Mẹ tôi nói rằng "Cắt bỏ câu chuyện đó ra ngoài Kinh Thánh cho rồi". Đó, mẹ tôi nói như là tổng biên tập sách Kinh Thánh. Chắc mẹ tôi sẽ đưa trả lại trang sách đó cho tác giả với chú thích bên lề là "nên bỏ câu chuyện này đi. Vì câu chuyện này sẽ làm những người làm việc cực nhọc bực bội."
Bây giờ, nếu tôi là một tổng biên tập đọc bài Phúc âm hôm nay, và phải làm cho bài Phúc âm đó dể nghe hơn, tôi sẽ đề nghị cắt đọan giữa của dụ ngôn, ngay sau phần nói về người đầy tớ thứ nhất được gởi đi để thâu hoa lợi, và người đó bị bắt giết. Tôi sẽ tiếp ngay vào phần Chúa Giêsu đặt câu hỏi: "Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" Chắc tôi sẽ giữ lại đoạn trả lời của các người Kỳ Mục "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông."
Là tổng biên tập, tôi sẽ đề nghị tác giả cắt đoạn nói "Ông lại sai một số đầy tớ khác" Và tôi nhất định sẽ đề nghị cắt bỏ đoạn "Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng". Tôi sẽ đề nghị với tác giả là "những đoạn văn như thế làm người nghe bực bội, Và câu chuyện không thực tế. Ai lại ngu đến nỗi đã sai thêm một sổ đầy tớ khác, lại còn sai cả người con trai của mình đến một chổ đầy rủi ro và nguy hiểm như vậy? Nếu cắt những đoạn văn đó thì câu chuyện có thể dễ nghe hơn chăng."
Nếu chúng ta cắt những chi tiết vừa nói trên, chúng ta sẽ có một câu chuyện thực tế, dễ nghe, và có lẽ sẽ hợp với thế giới hiện nay hơn. Nhưng chúng ta lại mất đi phần Chúa Giêsu muốn nói về Thiên Chúa. Mặc dù Ngài bị người ta chối từ, nhưng Ngài vẫn trở lại mời gọi chúng ta. Một Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta sống đời sống trung kiên với đức tin trong việc làm vườn nho nghĩa là sống trung kiên với Phúc âm.
Anh chị em có để ý đến những dụ ngôn trong Phúc âm thường nói về đời sống trong gia đình, ngoài xã hội và nơi công sở không? Dụ ngôn hôm nay nói về vườn nho. Nhưng Chúa Giêsu không chỉ nói về nghề nông, trồng nho hay làm ruộng đâu? Mà Ngài muốn nói đến đời sống hàng ngày của chúng ta, nơi chúng ta làm việc, và cả những nơi chúng ta thường sinh hoạt như ở trong gia đình, trường học, siêu thị, sân vận động và nơi máy vi tính?
Có phải Chúa Giêsu nói với chúng ta là Thiên Chúa đang ở giữa những người sống với chúng ta hàng ngày, ở những nơi chúng ta để hết tâm trí vào công việc phải không? Cảnh quan của dụ ngôn hôm nay là vườn nho, là nơi chúng ta làm việc, và Chúa Giêsu muốn chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Nước Trời ở đây. Dù sao đi nữa khi mà công việc chiếm hết thời gian trong ngày của chúng ta thì Chúa Giêsu vẫn nhắc đến sự hiện diện của Thiên Chúa ở những nơi chúng ta buôn bán, hoặc làm công việc nhà là những nơi mà chúng ta ít nghĩ đến Ngài nhất. Ngay cả ở những nơi đó, Chúa Giêsu vẫn mời gọi chúng ta hãy mở mắt ra, hãy lắng nghe sự hiện diện của Thiên Chúa toàn năng.
Chúng ta cần được đức tin hướng dẫn trong những hoạt động hàng ngày: Chúng ta cần được nhìn thấy giá trị của mỗi người và tôn trọng mọi người, tôn trọng công việc. Chúng ta hãy sẵn sàng sống đức tin qua những hành vi của chúng ta, và nếu có dịp hãy dùng mọi cách để diễn tả đức tin thực sống động trong mỗi hành vi và lời nói của chúng ta.
Chúng ta đều chưa đạt đến sự hoàn hảo mà chúng ta tuyên xưng mổi ngày Chúa nhật. Ai trong chúng ta dám tuyên xưng là "tôi có thể làm theo thánh ý Chúa" hoặc nói "Hành vi của tôi luôn xứng hợp với đức tin mà tôi tuyên xưng ở nhà thờ"? Có lẽ vì vậy mà trước khi dâng thánh lễ, chúng ta khẩn cầu xin Chúa thương xót và tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Vậy nếu chúng ta là tổng biên tập cho bài Phúc âm hôm nay thì tốt hơn hết, chúng ta nên giữ lại câu chuyện mà tác giả đã trình bày.
Mỗi người trong chúng ta đều cần đoạn giữa của câu chuyện, phần nói về ông chủ vườn nho gởi thêm đầy tớ đến gặp những tá điền gian ác. Và chúng ta cần nhất phần nói về người con được gởi đi, vì những đoạn văn này diển tả Thiên Chúa không buông tay mặc dù có nhiều khi chúng ta bỏ Người. Thiên Chúa luôn sẵn sàng đến với chúng ta. Tình thương của Ngài không hề nguội, mặc dù có những lúc chúng ta bỏ Người hay sống thờ ơ với Người trong đức tin.
Có phải vì vậy mà chúng ta đến nhà thờ hết Chúa nhật này đến Chúa nhật khác không? và chúng ta muốn có đời sống thể hiện rõ được những điều mà chúng ta nghe trong Phúc âm không? Vậy chúng ta có thành thật biết ơn là chúng ta đã được dịp thứ hai, thứ ba và nhiều dịp khác để đền bù, để dâng lên lời hứa là thánh hóa cuộc sống qua đó trở nên thành viên của gia đình Thiên Chúa chưa? Và trên hết mọi sự là chúng ta tạ ơn Chúa vì Ngài đã nhìn thấu suốt mọi ước vọng sống thánh thiện của chúng ta để trở nên hoa trái tiến dâng nơi Bàn Tiệc thánh chưa?
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Isaia 5: 1-7; Tv: 80; Philiphê 4: 6-9; Matthêu 21: 33-43
Anh chị em thân mến,
Một nữ tổng biên tập của một công ty phát hành sách có nói: Một người viết sách giỏi cũng cần phải có một tổng biên tập giỏi; đó là người sẽ đọc lại những trang sách mới viết, nêu lên những gợi ý cho tác giả trong trường hợp cần sửa chữa. Nhiệm vụ chính yếu của tổng biên tập là đọc bản thảo và ghi chú lại như công việc đòi hỏi, sau đó gặp tác giả để đề nghị những chỗ cần sửa lại. Người đó hy vọng là những đề nghị này sẽ giúp văn của tác giả hay hơn. Người tổng biên tập thường đề nghị những điều như sau: Bỏ một đoạn văn, phần này hơi dài quá, nên cắt chổ này, nên thêm vào chổ kia, hay giải thích từ ngữ này v.v....
Kinh Thánh là một tác phẩm tuyệt vời, và là sách bán chạy nhất. Tôi nghĩ ngay cả sách: “Harry Potter" cũng không bán chạy bằng Kinh Thánh. Hãy tưởng tượng bạn được thuê làm tổng biên tập trước khi những sách Kinh Thánh được ghép lại thành bộ để sản xuất, và công việc của bạn là đọc lại lời văn và đề nghị những chỗ cần sửa chữa.
Thường mỗi người trong chúng ta hay để ý một câu chuyện hoặc một đoạn văn trong Kinh Thánh mà chúng ta nghĩ không thực tế, không diễn tả được sự thật, hay hơi cao kỳ hoặc viễn vông. Như những câu văn nói về yêu thương kẻ nghịch của chúng ta thì sao? Hay đưa má bên kia cho người ta vả thì sao? Hay tha thứ đến bảy mươi lần 7 thì sao? Những câu văn ấy thật cứng cỏi mà tổng biên tập có thể xóa đi, hay đề nghị sửa cho lời văn dịu dàng hơn.
Tôi còn nhớ mẹ tôi, lúc mới lập gia đình, không có đủ những máy gia cụ tối tân như chúng ta có hiện nay. Cha mẹ tôi có 3 người con, và mẹ tôi phải làm tất cả việc nhà, nào là phải giặt quần áo bằng tay, rồi bưng lên tầng gác mái nhà để phơi. Nếu ngày nào trời mưa thì thật là cực. Khi mẹ tôi nghe chuyện trong Phúc âm thánh Luca nói về bà Maria và bà Mác-ta: Bà Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng dạy trong lúc bà Mác-ta phải tất bật làm đủ mọi thứ để tiếp khách. Mẹ tôi nói rằng "Cắt bỏ câu chuyện đó ra ngoài Kinh Thánh cho rồi". Đó, mẹ tôi nói như là tổng biên tập sách Kinh Thánh. Chắc mẹ tôi sẽ đưa trả lại trang sách đó cho tác giả với chú thích bên lề là "nên bỏ câu chuyện này đi. Vì câu chuyện này sẽ làm những người làm việc cực nhọc bực bội."
Bây giờ, nếu tôi là một tổng biên tập đọc bài Phúc âm hôm nay, và phải làm cho bài Phúc âm đó dể nghe hơn, tôi sẽ đề nghị cắt đọan giữa của dụ ngôn, ngay sau phần nói về người đầy tớ thứ nhất được gởi đi để thâu hoa lợi, và người đó bị bắt giết. Tôi sẽ tiếp ngay vào phần Chúa Giêsu đặt câu hỏi: "Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" Chắc tôi sẽ giữ lại đoạn trả lời của các người Kỳ Mục "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông."
Là tổng biên tập, tôi sẽ đề nghị tác giả cắt đoạn nói "Ông lại sai một số đầy tớ khác" Và tôi nhất định sẽ đề nghị cắt bỏ đoạn "Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng". Tôi sẽ đề nghị với tác giả là "những đoạn văn như thế làm người nghe bực bội, Và câu chuyện không thực tế. Ai lại ngu đến nỗi đã sai thêm một sổ đầy tớ khác, lại còn sai cả người con trai của mình đến một chổ đầy rủi ro và nguy hiểm như vậy? Nếu cắt những đoạn văn đó thì câu chuyện có thể dễ nghe hơn chăng."
Nếu chúng ta cắt những chi tiết vừa nói trên, chúng ta sẽ có một câu chuyện thực tế, dễ nghe, và có lẽ sẽ hợp với thế giới hiện nay hơn. Nhưng chúng ta lại mất đi phần Chúa Giêsu muốn nói về Thiên Chúa. Mặc dù Ngài bị người ta chối từ, nhưng Ngài vẫn trở lại mời gọi chúng ta. Một Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta sống đời sống trung kiên với đức tin trong việc làm vườn nho nghĩa là sống trung kiên với Phúc âm.
Anh chị em có để ý đến những dụ ngôn trong Phúc âm thường nói về đời sống trong gia đình, ngoài xã hội và nơi công sở không? Dụ ngôn hôm nay nói về vườn nho. Nhưng Chúa Giêsu không chỉ nói về nghề nông, trồng nho hay làm ruộng đâu? Mà Ngài muốn nói đến đời sống hàng ngày của chúng ta, nơi chúng ta làm việc, và cả những nơi chúng ta thường sinh hoạt như ở trong gia đình, trường học, siêu thị, sân vận động và nơi máy vi tính?
Có phải Chúa Giêsu nói với chúng ta là Thiên Chúa đang ở giữa những người sống với chúng ta hàng ngày, ở những nơi chúng ta để hết tâm trí vào công việc phải không? Cảnh quan của dụ ngôn hôm nay là vườn nho, là nơi chúng ta làm việc, và Chúa Giêsu muốn chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Nước Trời ở đây. Dù sao đi nữa khi mà công việc chiếm hết thời gian trong ngày của chúng ta thì Chúa Giêsu vẫn nhắc đến sự hiện diện của Thiên Chúa ở những nơi chúng ta buôn bán, hoặc làm công việc nhà là những nơi mà chúng ta ít nghĩ đến Ngài nhất. Ngay cả ở những nơi đó, Chúa Giêsu vẫn mời gọi chúng ta hãy mở mắt ra, hãy lắng nghe sự hiện diện của Thiên Chúa toàn năng.
Chúng ta cần được đức tin hướng dẫn trong những hoạt động hàng ngày: Chúng ta cần được nhìn thấy giá trị của mỗi người và tôn trọng mọi người, tôn trọng công việc. Chúng ta hãy sẵn sàng sống đức tin qua những hành vi của chúng ta, và nếu có dịp hãy dùng mọi cách để diễn tả đức tin thực sống động trong mỗi hành vi và lời nói của chúng ta.
Chúng ta đều chưa đạt đến sự hoàn hảo mà chúng ta tuyên xưng mổi ngày Chúa nhật. Ai trong chúng ta dám tuyên xưng là "tôi có thể làm theo thánh ý Chúa" hoặc nói "Hành vi của tôi luôn xứng hợp với đức tin mà tôi tuyên xưng ở nhà thờ"? Có lẽ vì vậy mà trước khi dâng thánh lễ, chúng ta khẩn cầu xin Chúa thương xót và tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Vậy nếu chúng ta là tổng biên tập cho bài Phúc âm hôm nay thì tốt hơn hết, chúng ta nên giữ lại câu chuyện mà tác giả đã trình bày.
Mỗi người trong chúng ta đều cần đoạn giữa của câu chuyện, phần nói về ông chủ vườn nho gởi thêm đầy tớ đến gặp những tá điền gian ác. Và chúng ta cần nhất phần nói về người con được gởi đi, vì những đoạn văn này diển tả Thiên Chúa không buông tay mặc dù có nhiều khi chúng ta bỏ Người. Thiên Chúa luôn sẵn sàng đến với chúng ta. Tình thương của Ngài không hề nguội, mặc dù có những lúc chúng ta bỏ Người hay sống thờ ơ với Người trong đức tin.
Có phải vì vậy mà chúng ta đến nhà thờ hết Chúa nhật này đến Chúa nhật khác không? và chúng ta muốn có đời sống thể hiện rõ được những điều mà chúng ta nghe trong Phúc âm không? Vậy chúng ta có thành thật biết ơn là chúng ta đã được dịp thứ hai, thứ ba và nhiều dịp khác để đền bù, để dâng lên lời hứa là thánh hóa cuộc sống qua đó trở nên thành viên của gia đình Thiên Chúa chưa? Và trên hết mọi sự là chúng ta tạ ơn Chúa vì Ngài đã nhìn thấu suốt mọi ước vọng sống thánh thiện của chúng ta để trở nên hoa trái tiến dâng nơi Bàn Tiệc thánh chưa?
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP