Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam theo Stephen Denney
(Giới thiệu và Biên dịch do Đỗ Hữu Nghiêm)
I. Một Cái Nhìn Về Công Giáo Trong Thế Giới Cộng Sản Đương Đại
Một nhóm tác giả cho ra mắt cuốn “Catholicism and Politics in Communist societies” do Sabrina P. Ramet, Pedro Ramet xuất bản năm 1990 [Published by Duke University Press, 1990. ISBN 0822310473, 9780822310471. 454 pages. Duke University Press. 6697 College Station. Durham, North Carolina 27708]
Cuốn sách này là cuốn thứ 2 trong một công trình tác phẩm gồm ba cuốn, Christianity under Stress - tập chú nghiên cứu các giáo hội Kitô trong các xã hội Cộng sản và xã hội chủ nghĩa đương thời. Trong cuốn này, nhóm chuyên gia khảo sát quan hệ đang thay đổi của giáo hội Công giáo biện chứng với các xã hội Cộng sản và xã hội chủ nghĩa đương thời tại Đông Âu, Mỹ châu Latinh và Á châu, trong đó có Việt Nam (từ năm 1954 đến 1989)
Theo cái nhìn của nhóm này, Công giáo truyền thống vốn coi đời sống trên trái đất chỉ có tầm quan trọng thứ yếu, làm công cụ biến chuyển đời sống thiêng liêng. Và mặt khác Công Giáo đã chú ý đến giá trị cao cả của các định chế ban đầu của giáo hội, đặt quan tâm nhiều vào các vấn đề trần thế có tính định chế.
Khác với lập trường nhị nguyên này, giáo hội Công Giáo không hề là một phiến đá rắn nguyên khối, nhưng có tính cách đa biệt nội tại và có khả năng thích ứng uyển chuyển và thay đổi qua lịch sử. Cuốn “Catholicism and Politics in Communist Societies – Công Giáo Và Đời Sống Chính Trị Trong Các Xã Hội Cộng Sản” khảo sát những cách thích ứng địa phương và quốc gia trong bối cảnh lịch sử, liên hệ kinh nghiệm đã qua của giáo hội với hoàn cảnh đương đại. Được tổ chức nghiên cứu quanh các chủ đề, như truyền thống đối với hiện đại tính, giáo phẩm đối với hàng giáo sĩ cấp dưới, cơ cấu định chế đối với tổ chức quần chúng bình dân, cuốn sách tổng hợp này lần lượt trình bày một dung mạo về tình huống xã hội và chính trị của giáo hội đương đại từng nước trong bối cảnh Cộng Sản và xã hội chủ nghĩa.
Các chuyên gia đóng góp gồm 12 người là: Pedro Ramet, Arthur F. McGovern, Roman Solchanyk, Ivan Hvat, Robert F. Goeckel, C. Chrypinski, Milan J. Reban, Leslie lazslo, Janice Broun, Eric O. Hanson, Stephen Denney, Thomas E, Quigley, Humberto Belli, Hansjakok Stehle, George Williams.
Pedro Ramet là một giáo sư diễn giảng (associate professor) tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế Henry M Jackson, Viện Đại Học Washington, Seattle. Ông là nhà biên tập xuất bản cuốn Eastern Christianity and Politics in the Twentieth Century (Cuốn một trong cả loạt) và Religion and Nationalism in Soviet and East European Politics
II. Bố Cục Nội Dung Tổng Quát
Người biên khảo nhận thấy đây là một nghiên cứu công phu, có giá trị, khá đầy đủ và nghiêm túc. Vì thế, xin giới thiệu và dịch thuật toàn bộ chương 12 viết về giáo hội Công Giáo Việt Nam trong ứng phó với xã hội do người Cộng Sản đang nắm quyền. Tuy bối cảnh chính trị hiện nay có thể nhạy cảm, bài nghiên cứu có tính văn hóa và lịch sử về thực tại đối thoại biện chứng Công Giáo-Cộng Sản tại Việt Nam đương đại (1954-1989) của Stephen Denney có nhiểu ý nghĩa và nguồn tư liệu nghiên cứu đa dạng và đưa ra một quan điểm tổng hợp và nhận định khách quan rất lý thú và ích lợi cho người đọc có quan tâm.
Để có một ý niệm về xuất xứ nguồn tư liệu, dù không đầy đủ, tôi cũng ghi lai tất cả các chú thích theo tác giả. Qua đó người đọc có được hiểu biết về nguồn tự liệu giúp tác giả nghiên cứu bài viết này.
Ta cũng nên chú ý đến thời gian từ sau 1990 đến nay, khi phong trào Cộng Sản đã bắt đầu tan rã ở Đông Âu và khối Liên Xô, và thế giới đã nhìn bộ mặt thật của chế độ Cộng sản nhiều hơn và rõ hơn, muốn chặn đứng phong trào người Việt Nam vượt biên ra khỏi nước, vì thế giới đã nhìn Việt Nam dưới con mắt khác:
Hoa Kỷ cầm đầu các nước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, mở màn cho Việt Nam gia nhập khối ASEAN và tạo điều kiện cho làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, rồi tạo điều kiện cho Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Hoa Kỳ rút Việt Nam ra khỏi các nước bị canh chừng vì kiểm soát tự do tôn giáo một cách ngặt nghèo.
Thế giới dường như muốn mở rộng đường quan hệ với mấy nước Cộng Sản Á Châu còn lại và dần dần đem nếp sống dân chủ và tự do hóa kiểu phương Tây để dần dần biến đổi và bình thường hóa các chế độ đó.
Nhưng thế giới tiếp tục có những biến chuyển mạnh, nhất là với sức mạnh do các tài nguyên dầu lửa đã làm cho khối Ả Rập Hồi Giáo có tiếng nói mạnh hơn trong cộng đồng thế giới, cùng với nhiều xáo trộn về đới sống xã hội và đạo lý với sự xuất hiện công khai việc đồng tính hôn nhân và nạn phá thai lan tràn cùng nhiều hiện tượng lố lăng khác quá trớn không nâng cao nhân phẩm xứng đáng nhiều tiến bộ về vệ tinh không gian và mạng lưới điện tử toàn cấu.
III. [270] Chương 12 Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam (270-295)
Stephen Denney
Giáo Hội công giáo tại Việt Nam ở trong một tình thế độc nhất. Với chừng bốn triệu người Công giáo (Đó là ở thời điểm năm 1990, nay sô người Công giáo đông hơn nhiều- Chú thích của VietCatholic), tức là 7% trong toàn thể dân số, đó là một giáo hội lớn thứ hai ở châu Á chỉ sau Phi Luật Tân. Đó là một giáo hội thiểu số. Có nhiều thời gian giáo hội ấy đã bị bách hại, và nhiều lần khác giáo hội ấy phát huy ảnh hưởng ngoài tầm mức dân số của mình. Ngày nay đó là một giáo hội đang tiến tới tái thống nhất sau hai mươi năm chia cắt. Trong thời gian đó hai giáo hội, bắc và nam, phát triển dưới những hoàn cảnh rất khác nhau. Đó là một giáo hội đang cố điều chỉnh với đời sống dưới chế độ Cộng Sản, cố xúc tiến một cuộc đối thoại với các lãnh tụ Mácxít, mà vẫn duy trì được niềm tin nguyên tuyền trước sách nhiễu và bách hại của chính quyền.
Công giáo được đưa vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ mười sáu và lan rộng nhanh chóng khi nhà truyền giáo Dòng Tên người Pháp là Alexandre de Rhodes đến năm 1627. Vào khoảng năm 1639 có khoảng 100.000 người Công giáo tại Tonkin (khi đó là một vương quốc tách biệt của miền nay là BắcViệt Nam). Vào khoảng năm 1663 có khoảng 200.000 tín hữu trên tổng số 2.000.000 dân (1). Linh mục Alexandre de Rhodes lập ra nhà Chúa (Domus Dei), một tổ chức các thầy giảng phần đời giúp làm công cụ duy trì và mở mang Công Giáo (2). Một hội truyền giáo khởi đầu tại Pháp để huấn luyện các linh mục bản địa, và các nhà truyền giáo Pháp đến năm 1660.
Tuy nhiên, các nhà truyền giáo và Vatican đã không thể thích ứng tốt đẹp với các giá trị Khổng giáo của xã hội Việt Nam. Thái độ không dung hợp của họ đối với nền văn hóa khác, nhất là đối với lễ nghi gia tiên, đã dẫn đến xung khắc và những làn sóng bách hại nghiêm trọng đối với người Công giáo Việt Nam. Người ta tin rằng có nhiều đến 100.000 người đã bị giết chết vào thế kỷ mười tám, và [271] khoảng 100.000 đến 300.000 người đã chết vào thế kỷ mười chín (3). Việc can thiệp và xâm chiếm thuộc địa của Pháp (1860-1945) làm cho giáo hội thịnh đạt như một định chế. Nhưng trong tâm trí của nhiều người Việt Nam, người Công giáo trở thành có cấu kết với người Pháp, góp phần vào tình huống bài trừ, nghi kỵ và xa hơn là tập trung người Công giáo vào những khu vực và làng thôn nhất định, nhất là trong các miền duyên hải.
Người Công giáo trở nên tích cực trong các phong trào dân tộc, và nhiều người ủng hộ Việt Minh khi tổ chức này tuyên bố một Nước Cộng Hòa Mới Tại Việt Nam vào tháng Tám năm 1945. Nhưng xu hướng Việt Minh muốn loại trừ các nhóm dân tộc không cộng sản làm cho người Công giáo chán ghét. Giám mục Lê Hữu Từ thuộc địa phận Phát Diệm - người một thời gian ngắn đảm nhiệm vai trò có vấn cho Hồ Chí Minh trong chế độ Việt Minh - đã trốn thoát.Và ông cùng Giám Mục Phạm Ngọc Chi thuộc địa phận Bùi Chu, thành lập một quân đội và nền hành chính riêng có tính cách chống Pháp và chống Cộng.
Cuộc Xuất Hành Năm 1954
Khi ký kết hiệp định Geneva 1954, người ta đã thỏa thuận là người Việt Nam ở Bắc hay Nam vĩ tuyến 17 sẽ được phép di chuyển qua đường phân ranh tạm thời trong thời hạn 300 ngày. Trong khoảng chừng 900.000 người trốn thoát miền Bắc, 700.000 là người Công giáo, gồm có 619 linh mục và 5 giám mục (bỏ lại chừng 375 linh mục, 4 giám mục Việt Nam và 2 giám mục ngoại quốc ở miền Bắc) (4). Cuộc xuất hành này đã thay đổi một cách triệt để tỷ lệ người Công giáo ở miền Bắc và miền Nam - trước 1954, người Công giáo làm nên khoảng 10% dân số ở miền Bắc và 5% dân số ở miền Nam; sau năm 1954, các con số này đã đảo ngược.
Tại sao có quá nhiều người Công giáo thoát khỏi miền Bắc vào thời gian đó? Các số liệu miền Bắc mô tả, đa số người Công giáo là nông dân và ngư dân thất học và chất phác. Những người này đã theo các linh mục giống như bày chiên trung thành, bị lung lạc bởi các tin đồn sai lạc “Đức Nữ Trinh Maria đã đi vào Nam và ai không theo Mẹ sẽ chống lại ý Chúa và có thể liều mình chịu án phạt cùa ngài” . Hoa Kỳ sắp sửa ném bom nguyên tử xuống miền Bắc Việt Nam; hay “Việt Minh sẽ cấm hành đạo, bắt giam các linh mục và đẩy các người Công giáo vào rừng rú” (5)
Thực sự, đã có một nỗ lực có tổ chức muốn truyền lan các tin đồn này và cũng có những nỗ lực Việt Minh muốn cưỡng bức ngăn cản người Công giáo trốn khỏi miền Bắc. Các người tị nạn Công giáo đã kể cho nghe về các khốn khó và bách hại mà Việt Minh đã dàn dựng lên chống lại họ. Chiến dịch cải cách ruộng đất khắc nghiệt đã được bắt đầu trong khu vực do Việt Minh kiểm soát, và vì giáo hội còn giữ nhiều đất đai, nên giáo hội trở thành một mục tiêu. Cũng có nhiều báo cáo về các tín đồ Công giáo, và nhất là các linh mục, đã bị hành hạ vì cố thi hành các hoạt động tôn giáo thông thường (6). Hơn nữa có nguy hiểm là [272] Việt Minh sẽ theo gương Trung Hoa, đồng minh thân cận của họ lúc đó. Nước này đang trong quá trình thiết lập một “giáo hội yêu nước”và bách hại khắt khe các linh mục và những người Công giáo khác còn trung thành với Vatican. Thêm vào đó là di sản bách hại, điều hướng chống Công giáo qua nhiều thế kỷ trước và hy vọng có một đời sống Công giáo tốt hơn dưới quyền Tống Thống người Công giáo Ngô Đình Diệm ở phía Nam.
Với cuộc xuất hành này và cuộc chia cắt chính thức Việt Nam ở vĩ tuyến 17, giáo hội chủ yếu cũng bị phân cắt và giáo hội phát triển dưới những điều kiện chính trị rất khác nhau, qua 21 năm kế tiếp. Tôi sẽ thảo luận trước hết cuộc phát triển của giáo hội ở miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1975, và sang đến giáo hội trong một nước Việt Nam thống nhất sau 1975.
Giáo Hội ở Miền Bắc
Các nhà chức trách Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sợ hãi và không tin cậy Công giáo, mặc dù Giáo Hội chỉ là thiểu số. Họ nhìn thấy Giáo hội là di sản câu kết chặt chẽ với người Pháp và chủ yếu vẫn phong kiến. Mối quan hệ với Vatican - Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa coi như một đại diện của chủ nghĩa đế quốc – khoét sâu hơn nữa hình ảnh giáo hội là một thế lực ngoại quốc. Giáo hội là một lực lượng có tổ chức chặt chẽ - còn mạnh mẽ hơn bất cứ một nhóm tôn giáo hay chính trị nào và có tính chộng cộng sâu xa trong các giá trị của giáo hội. Cuộc xuất hành 1954 cũng đã chứng tỏ thái độ của người Công giáo đối với Việt Minh, và không có bằng chứng hiển nhiên cho thấy người Công giáo còn ở lại miền Bắc cảm nghĩ khác người Công giáo Việt Nam nói chung rất sùng đạo - họ thường đi lễ hằng ngày – và mối liên kết giữa tín đồ với các linh mục rất bền vững. Mặc dù là một thiểu số ở Việt Nam, việc tập trung người công giáo về địa lý khiến cho họ có một vị thế đa số ở nhiều làng xã.
Cuối cùng thái độ của Vatican đối với chủ nghĩa Cộng Sản là thù nghịch hơn rất nhiều vào thời gian đó so với thái độ bây giờ. Một lá thư chung ngày 9 tháng 11 năm 1951 từ cuộc họp các vị thường quyền địa phương của Khâm Sứ Toà Thánh John Dooley tại Đông Dương và các giám mục cầm đầu của Việt Nam nói rõ: “Giáo hội Công giáo và chủ nghĩa Cộng Sản là hoàn toàn đối nghịch nhau đến nỗi vị Giáo Hoàng Đức Thánh Cha của chúng ta đã tuyên bố rằng tuyệt đối không thể cùng một lúc vừa là Cộng sản vừa là Công giáo và tất cả những người Công giáo gia nhập Đảng Cộng sản thì tức khắc (ipso facto) bị tách ly khỏi khỏi giáo hội. Không những bạn bị cầm gia nhập đảng Cộng Sản mà bạn còn không thể cộng tác với đảng ấy và làm bất cứ điều gì giúp đưa đảng ấy nắm quyền” (7).
Như thế giáo hội được xem như một người cạnh tranh với chế độ mới và trong khi chế độ có dụng ý đưa giáo hội ra ngoài vòng pháp luật, các nhà hữu trách thấy cần phải giảm bớt và kiềm chế quyền lực của giáo hội nhằm động viên các tín đồ của giáo hội ủng hộ các chính sách của chế độ. Mục tiêu dài hạn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là phải [273] biến đổi giáo hội thành một công cụ của nhà nước, trung thành với ý thức hệ và luật pháp của chế độ. Mục tiêu trực tiếp hơn là loại trừ những ý tưởng “lạc hậu”, cô lập và bắt giam các linh mục bị phán đoán là phản động, ủng hộ các linh mục và các giáo dân “tiến bộ”, đấu tranh chống lại hàng giáo phẩm bảo thủ, và gỡ bỏ các trở ngại khiến dân chúng khỏi tham gia, nhất là thanh niên, vào các tố chức quần chúng (8).
Để hội nhập người Công giáo vào cộng đồng quốc gia, chế độ dành một số vị thế trách nhiệm cho những người Công giáo “tiến bộ”, nhất là trong các chi nhánh Mặt Trận Tổ Quốc và Quốc Hội. Những người Công giáo cũng được dành cho các địa vị trong các cơ quan hành chính địa phương và các ban quản trị hợp tác xã trong các khu vực tập trung đông đảo người Công giáo (9).
Bộ phận quan trọng nhất của những người Công giáo tiến bộ là Ủy Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Nước và Yêu Hoà Bình (UBLLCG), được thành lập năm 1955. Khoảng 29 năm kế tiếp, cho đến khi tố chức này mới được Ủy Ban Đoàn Kết Những Người Công Giáo Việt Nam Yêu Nước (UBĐKCG) thay thế năm 1984. Tổ chức này được chỉ định đóng vai trò tuyên truyền chính sách của chính quyền đối với người Công giáo và động viên các tín đồ ủng hộ chế độ. UBLLCG và tổ chức kế vị (UBĐKCG) thuộc vào Mặt Trận Tổ Quốc, tổ chức ô dù bao gồm tất cả các tổ chức quần chúng đại diện phụ nữ, thanh niên, nông dân, và các tầng lớp khác của quốc gia. Ủy Ban không phải là chính tổ chức quần chúng, nhưng khuyến khích người Công giáo gia nhập các tổ chức quần chúng này nhằm hội nhập họ vào trong hệ thống giá trị của quốc gia và chế độ.
UBLLCG được thành lập tại hội nghị nhóm họp tại Hà Nội ngày 8-11/3/1955, lúc vẫn còn đông đảo người Công giáo chạy trốn khỏi miền Bắc. Tờ báo Hà Nội Vietnam Courier (11/1977) cho biết 191 đại biểu tham dự, gồm có “46 linh mục, 8 nam nữ tu sĩ, 137 chủ tịch và phó chủ tịch các Ủy Ban giáo xứ và thành viên các giáo hội khác” . Hội nghị bầu ra một Ủy Ban Chấp Hành, đứng đầu là một nhóm nhỏ các linh mục ủng hộ Việt Minh gồm có Cha Vũ Xuân Kỷ (65 tuổi, xuất xứ tỉnh Nam Định) làm chủ tịch, cha Hồ Thành Biên (65 tuổi, xuất xứ tỉnh Sóc Trăng) làm phó chủ tịch. Các linh mục khác đảm lãnh các vai trò nổi bật trong Ủy Ban gồm có cha Nguyễn Thế Vịnh (tỉnh Ninh Bình) và một người miền Nam tập kết, cha Võ Thành Trinh. Mục tiêu của Ủy Ban này, như được hội nghị dự kiến là giúp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhằm “giải thoát người Công giáo Việt Nam khỏi ảnh hưởng chủ nghĩa đế quốc ngõ hầu phục hồi tư cách xứng đáng cho Mặt Trận Tổ Quốc và quốc gia” (10). Một xuất bản phẩm hằng tuần, tờ Chính Nghĩa, được Ủy Ban thành lập, truyền thông suốt ba thập niên sau đó các quan điểm của các người Công giáo “tiến bộ”và chỉ trích các giám mục và linh mục bị phán đoán là quá bảo thủ.
Tuy nhiên, ngay sau khi Ủy Ban được thành lập, tổ chức này bị Khâm Sứ Toà Thánh John Dooley và các giám mục của các địa phận quan trọng (Hà Nội, Hưng Hóa, Bắc Ninh, Vinh và Bùi Chu) tại miền Bắc kết án [274] trong một lá thư đề ngày 12/3/1955: “Phong Trào Những Người Công Giáo Kính Chúa Yêu Tổ Quốc Và Hòa Bình, được một số linh mục hoàn toàn bên ngoài hàng giáo phẩm phát động tại Hà Nội, là một mối nguy hiểm cho thống nhất của Giáo Hội tại Việt Nam. Hàng giáo phẩm không nhìn nhận phong trào này có liên quan đến các linh mục và tín hữu” (11). Ủy Ban trả lời bằng cách nói rõ, trong một lá thư gửi cho giáo hoàng: “Tất cả điều chúng tôi làm là dứt khoát chống lại những kẻ thù của tổ quốc chúng tôi và đạo thánh chúng tôi. Chúng tôi không hề có ý tưởng rằng chúng tôi có lập trường chống lại giáo hội” (12)
Chính sách tôn giáo của Việt Nam Dân Chủ đã có nhiều mức độ đàn áp khác nhau trong giai đoạn này. Một thời gian ngắn sau khi thành lập UBLLCG, giám mục và các linh mục không còn có thể giao tiếp với Vatican bằng thư tín nữa (13). Nhưng cũng chính năm 1955 VNDCCH ban hành ngày 14/6 Sắc lệnh của chủ tịch “về việc bảo vệ tự do lương tâm và thờ tự” (14). Hầu như tất cả các hứa hẹn khác nhau về tự do tôn giáo đều đặt ra điều kiện đến chỗ vô nghĩa, và mức độ tự do tôn giáo thực sự trong các năm tiếp theo, đều trở thành có tính đàn áp mạnh hơn nữa. Dẫu vậy, theo nhà quan sát Vatican Pedro Gheddo, một sự có vẻ tan bang trong chính sách tôn giáo của VNDCCH năm 1955, với việc mở cửa các nhà thờ và chủng viện và cho phép rước kiệu trong các đường phố thành thị, nhất là Hà Nội (15).
Mặt khác, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu năm 1953 đang tiến tới chặng tồi tệ nhất trong giai đoạn này. Giai đoạn này cho đến năm 1956 liên quan tới “các đấu tố của nhân dân”, các tố cáo công khai, các hành xử và bắt giam tử tội. Bernard Fall ước đoán rằng 50.000 người Việt Nam đã bị sát hại và 100.000 người bị tù tội trong suốt chiến dịch này (16). Các chức sắc Công giáo (các thành viên của các hội đồng giáo xứ làng xã), địa chủ, các linh mục thường nằm trong mục tiêu công kích trong suốt giai đoạn này, và khi chiến dịch tố giác bắt đầu, nhiều lá thư được lưu hành, kêu gọi người Công giáo “thương yêu nhân dân như chính mình” (17). Giám mục Trịnh Như Khuê thuộc Hà Nội bị UBLLCG chỉ trích vì một lá thư ông cho lưu hành đầu năm 1956 (nhân dịp Năm Mới Việt Nam) thôi thúc tình yêu huynh đệ (18). Theo quan điểm của VNDCCH, chiến dịch cải cách ruộng đất là một cơ hội cho các dân quê Công giáo đoàn kết với các dân quê khác tố giác những kẻ áp bức mình trước kia. Nhưng theo viễn tượng Công giáo thì chiến dịch đó là một chiến dịch gây chia rẽ, [275] gây nhiều đau đớn cho công đoàn Công Giáo, khi nhiều linh mục và nhiều tín hữu Công giáo thường bị kết án tù hay bị hành quyết.
Chiến dịch bắt đầu nổi lửa chặn chế độ, vì đàn áp quá sức chịu đựng đã làm lóe lên sức đề kháng tại miền quê, nhất là trong các khu vục có người Công giáo thống quát. Cuộc nổi dậy được biết đến nhiếu nhất xảy ra tháng 11/1956 tại Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An của Hồ Chí Minh. Cuộc phản loạn đe dọa lan rộng sang các khu vực chung quanh. Nó xảy ra chỉ sau ít ngày khi Hồ Chí Minh ra thông báo bắt đầu chiến dịch sửa sai - chiến dịch này kéo dài hết năm 1957 – nhìn nhận các thái quá của chiến dịch cải cách ruộng đất và để cho có nhiều bất đồng chính kiến đáng kể hơn trước. Người Công giáo có nhiều tự do hơn, thực hiện các hoạt động trong thời kỳ này. Nhiều linh mục được thả ra khỏi tù, nhiều linh mục đưọc tự do hơn, đi thăm viếng các cộng đoàn của họ; các chủng viện được mở lại; các nhà in do giáo hội điều hành được phép tự do in các sách giáo lý và kinh nguyện (19).
Một số lãnh tụ giáo hội đã đơn phương hành động, hiệu chính các sai lầm của chiến dịch cải cách ruộng đất và vì thái độ khinh khi của các nhà hữu trách. Một thí dụ đáng chú ý là lá thư ngày 15/10/1956 từ địa phận Bùi Chu, giới thiệu cương lĩnh hướng dẫn cách ứng xử với những kẻ đã gây ra thiệt hại cho người khác trong chiến dịch này. Lá thư nại đến những kẻ đã lăng nhục các linh mục và các tín đồ khác để chỉnh lý các lầm lỗi trước công chúng; và có những trường hợp họ làm bên trong thông xóm, hay ở các đám đông đảo quần chúng, tùy tính nghiêm trọng của việc xúc phạm. Lá thư cũng thôi thúc người Công giáo nào đã tước đoạt hay làm hại bất hợp pháp của cải người khác, phải đền bồi các của cải và thiệt hại ấy (20).
Vào năm 1958, VNDCCH lại đổi mới chính sách khe khắt hơn đối với giáo hội. Hai mươi một nhà truyền giáo ngoại quốc ở lại trong xứ bị trục xuất, và tháng 7/1959 Phái đoàn Tông Tòa tại Hà Nội bị buộc phải bỏ đi (các nhà truyền giáo ngoại quốc và Phái đoàn ngoại giao tông tòa thực sự bị quản chế tại gia từ 1954). Trong nhiều năm tiếp sau, tiếp xúc giữa Vatican và Giáo hội tại Việt Nam cực kỳ bị giới hạn. Nhà in độc nhất của Giáo hội bị nhà nước tịch thu và việc lưu hành các sách tôn giáo, truyền đạo đơn bị cấm đoán (21). Ngay cả giáo lý còn bị cấm dạy trong thời kỳ này, vì các giáo lý viên ngoài đời bị coi là đối thủ cạnh tranh chính trị tiềm năng của chế độ. (22)
Cũng năm 1958 VNDCCH bắt đầu một nỗ lực lớn lao nhằm qui tụ các dân quê vào trong các hợp tác xã nông nghiệp. Tiến bộ hướng đến mục tiêu này chậm hơn trong các khu vực Công giáo, và, theo phán đoán của thông tấn xã Hà Nội, rõ ràng là có nhiều chống đối nơi các linh mục và giám mục. Một số linh mục bị cơ quan thông tấn này chỉ trích nghiêm khắc vì không chịu làm các bí tích cho dân quê nào gia nhập các hợp tác xã và gợi ý họ làm việc trên những mảnh đất nhỏ thay thế. Một ít người Công giáo gia nhập các hợp tác xã này trong những năm đầu của chiến dịch này (23). [276]
Vatican II
Vào ngày 24/12/1960 Vatican thiết lập hàng giáo phẩm thường quyền của Giáo Hội tại Việt Nam - Giáo hội tại Việt Nam. Giáo hội Việt Nam cuối cùng đã chuyền đổi từ chế độ truyền giáo gồm các đại diện tông tòa sang một chế độ giáo hội thường quyền (Hiện nay có ba tổng giáo phận và 26 giáo phận tại Việt Nam). Tuy nhiên người ta chỉ thông báo biến cố này tại miền Bắc Việt Nam.
Vì những quan hệ nghèo nàn giữa Vatican và VNDCCH trong thời gian này, nên các giám mục không được phép đến thăm viếng Roma (như thường có trong các giáo hội khắp thế giới), giáo hội tại Việt Nam bị cách biệt, không thay đổi như đã diễn ra bên trong Vatican. VNDCCH không cho phép bất kỳ một giám mục nào được tham dự Công Đồng Vatican II năm 1962. Một đề tài dài do Thế Hùng viết trong số báo Học Tập tháng 9/1962 về: “Bản chất thật của Công Đồng Vatican II” , tố cáo giáo hội là tiếp tục chống đối xã hội và nói rằng mục đích của công đồng là thống nhất các giáo hội Kitô thành một lực lượng chính trị do Vatican lãnh đạo như thành phần một nỗ lực rộng khắp để xử dụng những người theo chủ nghĩa đế quốc chinh phục thế giới. Tác giả thêm, công đồng là một nỗ lực lãng phí sẽ không có tác dụng quyết định nào cả. Các nhà chú giải Hà Nội ngày nay tín nhiệm Công đồng vì giải phóng thái độ của người Công giáo đối với chủ nghĩa cộng sản và các tập tục địa phương, tuy nhiên thái độ thù nghịch mà VNDCCH đã có vào thời gian ấy là một sai lầm chiến thuật nghiêm trọng về quan điểm của họ. Việc cách ly giáo hội trong những năm này đã tăng cường thêm chủ nghĩa bảo thủ và tính cách giáo hội phải miễn cưỡng cộng tác với các nhà chức trách VNDCCH.
Mặt khác Vatican II đã làm cho giáo hội tại miền Nam có nhiều biến đổi quan trọng, mặc dù một số nhà quan sát phương Tây chỉ trích giáo hội không thích ứng nhanh chóng đủ. Ngày nay thánh lễ được làm bằng tiếng Việt Nam, và ngày nay các linh mục quay đối mặt cộng đoàn khi dâng lễ, giải thích giáo dân tham dự có vai trò mới hơn là những tín đồ theo trong đức tin. Các nhà thờ mới được xây dựng theo kiểu kiến trúc Đông phương hơn là Tây phương. Một số nghi thức và tập tục Việt Nam trước kia bị giáo hội xem là ngoại giáo đã được hội nhập vào đức tin Công giáo, Các cây hương nhang, một biểu tượng thanh lọc tại Việt Nam trước kia bị cấm đoán tại nhà thờ, nay có thể xử dụng trong các nghi lễ. Người Công giáo Việt Nam ngày nay có thể cúng vái trước bàn thờ gia tiên. Điều này trước kia bị cấm vì bị coi là một hành vi ngoại đạo, nhưng ngày nay được xem là một tập quán quốc gia, một cách tỏ lòng tôn kính. Người Công giáo cũng được khuyến khích chấp nhận một thái độ hợp tác hơn đối với các tôn giáo khác tại Việt Nam. Mặc dù giáo hội tại miền Nam vẫn còn chống cộng mạnh mẽ, Vatican II cũng tác động ảnh hưởng đến một số linh mục và giáo dân nhằm phát triển một nỗ lực gần gũi hơn, phóng khoáng hơn với các công việc chính trị và xã hội. Như thế tác động rộng khắp của Công Đồng Vatican II tại miền Nam là đem giáo hội đến gần hơn với các tập tục dân tộc của Việt Nam và [277] làm giảm bớt dần phần nào các hàng rào cản giữa người Công giáo và các nhóm tôn giáo khác tại Việt Nam. Sau năm 1975, chính giáo hội cung ứng nền tảng cho việc bắt đầu cuộc đối thoại Giáo Hội –Nhà Nước bên trong hàng giáo phẩm.
Chiến Tranh và các Quan Hệ Giáo Hội – Nhà Nước
Khi VNDCCH bắt đầu động viên dân chúng vào cuộc đấu tranh lật đổ chế độ miền Nam Việt Nam, thì một vấn đề khác xảy đến. Nhiều người Công giáo miền Bắc ủng hộ Tổng Thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm, và một số người còn trông chờ ông có thể lãnh đạo một lực lượng bắc tiến để giải phóng họ. Khi VNDCCH bắt đầu chiền dịch trưng tập quân sự, một số linh mục bị cáo giác là thôi thúc những người Công giáo không được gia nhập bộ đội (24). Trong hầu hết thời kỳ này, giới thanh niên Công giáo, nhất là những người có bà con ở miền Nam, thường không được VNDCCH tin cậy đủ để phái đi Nam. Nhưng khoảng năm 1971, rõ ràng là VNDCCH đã thay đổi thái độ, khi nhà nước bắt đầu cho lên danh sách các thanh niên Công giáo trong bộ đội và phái họ đi vào Nam.
Việc Mỹ ném bom miền Bắc năm 1965 được VNDCCH và một số nhà quan sát phương Tây nói là đã làm thay đổi có ý nghĩa thái độ của người Công giáo miền Bắc đối với Hoa Kỳ và chiến tranh. Theo phát ngôn viên VNDCCH Phong Hiền, 486 nhà thờ đã bị bom Mỹ tàn phá giữa năm 1965 và năm 1973 (25).Một lá thư ngày 30/5/1971 của UBLLCG gửi giáo hoàng đã mô tả hoàn cảnh các nhà thờ đã bị ném bom và các linh mục bị thương tích và bị sát hại, gồm cả một cuộc oanh tạc công kích vào Vinh, ở đó Giám Mục Nguyễn Đình Nhiên, phụ tá giáo phận Vinh và Cha Tường Văn Liễu đã bị thương đến chết (26). Mà một số linh mục nhà thờ còn bị chỉ trích vì họ đáp ứng lạnh nhạt trong lúc oanh tạc. Rõ ràng nhà hữu trách thấy việc này là một cơ hội để động viên người Công giáo cho nỗ lực chiến tranh, nhưng họ cảm thấy ít nhất một số trong các giám mục vẫn đang cố gắng quá vất vả để phát triển lòng sùng đạo bên trong giáo hội, trong khi vẫn xa rời các chính sách chiến tranh (27).
Trong một nỗ lực kêu gọi phe chống đối chiến tranh của phương Tây, Nước VNDCCH mời các thông tín viên, các người chủ động chống chiến tranh, và những người khác đến thăm Miền Bắc. Một số người hội gặp với các đại diện UBLLCG, nhưng ít khi với các đại diện chính thức hơn của giáo hội. Điều này là thật ngay cả đối vời Georg Hussler, Tổng Thư Ký của Caritas. Ông này đến thăm Hà Nội năm 1967 nhưng không được phép đến thăm Tổng Giám Mục Hà Nội Trịnh Như Khuê (28). Một số người Công giáo miền Bắc được du hành ở ngoại quốc đại điện cho quan điểm của chế độ, nhưng đây họ lại là đại biểu của UBLLCG. Như thế việc tiếp xúc giữa người ngoại quốc và người Công giáo miền Bắc bị kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên những tiếp xúc này có thể cũng làm nhẹ bớt việc đàn áp chống lại người Công gi áo.
Cuộc viếng thăm của Hussler có tầm quan trọng vì nhìn thấy có dấu hiệu một xu hướng được Giáo Hoàng Phaolô VI khởi đầu vào giữa thập niên 1960, nhằm chấp nhận một lập trường trung lập hơn đối với [278] cuộc xung đột Việt Nam trong lúc kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Các thay đổi tự do hóa tại Vatican hoàn toàn có thể khiến các nhà lãnh đạo VDDCCH cuối cùng thấy rằng chính họ có lợi khi cho phép các giám mục thăm viếng Roma và cho Vatican và giáo hội miền Bắc qua nhiều cách khác. Phát triển quan hệ chặt chẽ hơn không những để cải thiện lập trường ngoại giao VNDCCH, mà như thế, giáo hội vốn bị cách ly có thể bắt đầu trải nghiệm một số thay đổi do Vatican II đem đến. Các Giám Mục lần đầu đến thăm Roma năm 1974. Vào tháng 5/1976 Tổng Giám Mục Trịnh Như Khuê (đã 76 tuổi vào lúc đó) được phép đến Roma, ở đó ông được tôn phong làm Hồng Y Thứ Nhất của Việt Nam. (Ông chết ngày 27/11/1978 và được Hồng Y Trịnh Văn Căn thay thế)
Với việc ký kết Hiệp Định Paris năm 1973, và khi chiến tranh gần chấm dứt, các quan hệ giữa giáo hội và nhà nước rõ ràng theo bên ngoài đã tốt đẹp hơn một cách có ý nghĩa so với hai mươi năm trước (29).
Chế độ cũng nhận thấy nhiều thay đổi dần dần các tập quán và thần học của giáo hội. Phong Hiền lưu ý rằng với sự chấp thuận bỏ các kinh nguyện với Đức Bà Fatima, sửa soạn kỹ lưỡng các buổi rước kiệu, các bữa tiệc tùng và cưới xin lãng phí; việc đổi mới kỹ thuật âm nhạc, và loại bỏ cung điệu phương Tây và thích hợp chung của công giáo với nhiều hoạt động xã hội, “mà không làm hại đến sản xuất, học hành và chiến đấu”. Hơn nữa, ông chú thích, “lựa chọn các chức sắc cộng đồng giáo xứ đều căn cứ trên cả các tiêu chuẩn tôn giáo lẫn trần thế” (30). Tuy nhiên những thay đổi được nhìn nhận này là một suy nghĩ về các giá trị và chính sách của chế độ đối với giáo hội hơn là một cải cách đich thực.
Khó khẳng định những người Công giáo “yêu nước” ủng hộ nhiều đến bao nhiêu trong hàng giáo sĩ tại Việt Nam. Khoảng năm 1975 UBLLCG ở miền Bắc đã tiến bộ không phải qua các linh mục hay giáo dân ủng hộ chung, mà qua chính quyền hành động, gây sức ép lên hàng giáo phẩm giáo hội. Trên hết, giáo hội tại mền Bắc vẫn còn tương đối vững chắc như một nguyên khối, với một hàng giáo phẩm bảo thủ và thường bất hợp tác, các tín hữu phần đời vẫn có lòng tín ngưỡng sâu xa và trung thành với các linh mục và giám mục, và một nhóm nhỏ các linh mục “tiến bộ”. Vị trí của các linh mục này được quyết định do lòng trung tín của họ đối với đảng và ý thức hệ của đảng ấy hơn là một nền thần học đích thực.
(còn tiếp)
Chú giải:
(1)Piero Gheddo, The Cross and the Bo-Tree: Catholics and Budhhists in Vietnam (New York, Sheed and Ward, 1970),
(2) Như trên
(3)”Vietnam” trong New Catholic Encyclopedia (New York, McGraw-Hill, 1967), 14: 661-2
(5)”The Catholics and the National Movement,” trong Vietnamese Studies, số 53 (Hà Nội) xunhabasa, 1979, tt. 76-77
(4)Gheddo, Cross, tt 71, 99
(5)”The Catholics and the National Movement,” trong Vietnamese Studies, số 53 (Hà Nội) xunhabasa, 1979, tt. 76-77
(10) Vietnamese Studies số 53, t. 123
[427] (6) Tom Dooley, Deliver Us From Evil, tt.97-105, trong Dr. Tom Dooley’s Three Great Books (New York: Farrar, Strauss and Cuhady, 1960)
(7) Văn bản của là thư xuất bản trong Vietnamese Studies, số 53, t. 198.
(8) ”Một tài liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam liên quan đến Giáo Hội Công giáo” Echange France-Asie (Paris), số 72 (2/1982), 5-7; cũng xem Phạm Quang Hiệu: Vài Ý Tưởng Về Phát Triến mạnh mẽ Quyền Dân Chủ của Các Đồng Bảo Tôn Giáo,” Học Tập (Hà Nội) (7/1970): 22-26, được thông dịch trong Forein Broadcast Information Service (FBIS), Daily Report (Asia-Pacific), 26/8/1970, tt. K15-K19.
(9) Phạm Quang Hiệu: “Vài Ý Tưởng…”, tt. K15-K19
(10) Vietnamese Studies số 53, t. 123
(11) Như trên, t. 200
(12) Như trên, t. 123
(13) Gheddo, Cross, t. 85
(14) Bản văn của nghị định xuất bản trong Vietnamese Studies, số 53, tt. 192-96
(15) Gheddo, Cross, t. 82. Osservatore Romano 13/8/1955
(16) Bernard Fall: The Two Vietnams (New York, Praeger, 1963), t. 156. Có nhiều bàn cãi trong lúc chiến tranh về số người bị giết trong chiến dịch này, với các số ước đoán trải rộng tử 1500 đến nhiều trăm ngàn.
(17) Thế Hùng: “Giáo Hội Đối Với Việc Xây Dựng Miền Bắc Và Cuộc Đấu Tranh Thống Nhất Dân Tộc.” Học Tập (02/1962). Bản dịch tại Indochina Archive, University of California, Berkeley, DRV/sdb/Rel/February/1962
(18) Asia (Hồng Kông) (01/1960):17
(19) Gheddo, Cross, t. 88
(20) Thế Hùng, “Bản dịch trên hồ so tại Indochina Archive, DRV/sbd/Rel/February 1962
(21) Gheddo, Cross, tt. 88-89
(22) François Houtart và Geneviève Lemercinier, Hai Van: Life in a Vietnamese Commune (London, Zed Books, 1984), t. 170
(23) Thế Hùng, “Giáo Hội”; Houtart và Lemercinier, Hai Van, t. 169
(24) Houtart và Lemercinier, Hai Van, t,. 169
(25) Vietnamese Studies, số 53, t. 230
(26) Le Monde 9/6/1971
(27) Xem, chẳng hạn, P. Chân lý, “Hoạt Động Chính Trị » Chính Nghĩa (Hà Nội) 30/10/1966. Bản dịch trên hồ sơ tại Indochina Archive, DRV/sdb/Rel/October 1962
(28) Gheddo, Cross, tt. 94-95
(29) Vietnamese Studies, số 53, t. 128
(30) Như trên, t. 133
(Giới thiệu và Biên dịch do Đỗ Hữu Nghiêm)
I. Một Cái Nhìn Về Công Giáo Trong Thế Giới Cộng Sản Đương Đại
Một nhóm tác giả cho ra mắt cuốn “Catholicism and Politics in Communist societies” do Sabrina P. Ramet, Pedro Ramet xuất bản năm 1990 [Published by Duke University Press, 1990. ISBN 0822310473, 9780822310471. 454 pages. Duke University Press. 6697 College Station. Durham, North Carolina 27708]
Cuốn sách này là cuốn thứ 2 trong một công trình tác phẩm gồm ba cuốn, Christianity under Stress - tập chú nghiên cứu các giáo hội Kitô trong các xã hội Cộng sản và xã hội chủ nghĩa đương thời. Trong cuốn này, nhóm chuyên gia khảo sát quan hệ đang thay đổi của giáo hội Công giáo biện chứng với các xã hội Cộng sản và xã hội chủ nghĩa đương thời tại Đông Âu, Mỹ châu Latinh và Á châu, trong đó có Việt Nam (từ năm 1954 đến 1989)
Theo cái nhìn của nhóm này, Công giáo truyền thống vốn coi đời sống trên trái đất chỉ có tầm quan trọng thứ yếu, làm công cụ biến chuyển đời sống thiêng liêng. Và mặt khác Công Giáo đã chú ý đến giá trị cao cả của các định chế ban đầu của giáo hội, đặt quan tâm nhiều vào các vấn đề trần thế có tính định chế.
Khác với lập trường nhị nguyên này, giáo hội Công Giáo không hề là một phiến đá rắn nguyên khối, nhưng có tính cách đa biệt nội tại và có khả năng thích ứng uyển chuyển và thay đổi qua lịch sử. Cuốn “Catholicism and Politics in Communist Societies – Công Giáo Và Đời Sống Chính Trị Trong Các Xã Hội Cộng Sản” khảo sát những cách thích ứng địa phương và quốc gia trong bối cảnh lịch sử, liên hệ kinh nghiệm đã qua của giáo hội với hoàn cảnh đương đại. Được tổ chức nghiên cứu quanh các chủ đề, như truyền thống đối với hiện đại tính, giáo phẩm đối với hàng giáo sĩ cấp dưới, cơ cấu định chế đối với tổ chức quần chúng bình dân, cuốn sách tổng hợp này lần lượt trình bày một dung mạo về tình huống xã hội và chính trị của giáo hội đương đại từng nước trong bối cảnh Cộng Sản và xã hội chủ nghĩa.
Các chuyên gia đóng góp gồm 12 người là: Pedro Ramet, Arthur F. McGovern, Roman Solchanyk, Ivan Hvat, Robert F. Goeckel, C. Chrypinski, Milan J. Reban, Leslie lazslo, Janice Broun, Eric O. Hanson, Stephen Denney, Thomas E, Quigley, Humberto Belli, Hansjakok Stehle, George Williams.
Pedro Ramet là một giáo sư diễn giảng (associate professor) tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế Henry M Jackson, Viện Đại Học Washington, Seattle. Ông là nhà biên tập xuất bản cuốn Eastern Christianity and Politics in the Twentieth Century (Cuốn một trong cả loạt) và Religion and Nationalism in Soviet and East European Politics
II. Bố Cục Nội Dung Tổng Quát
- Preface Lời Tựa ix
- 1. Catholic Tradition, Hierarchy, and the Politics of Coexistence Under Communism: An Introduction (Truyền Thống, Giáo Phẩm Công Giáo, và Đời Sống Chính Trị Cùng Sinh Tồn Dưới Chủ Nghĩa Cộng Sản: Một Dẫn Nhập) Pedro Ramet 3
- 2. Catholic Social Teachings: A Brief History (Các Giáo Huấn Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo: Một Lịch Sử Văn Tắt) Arthur F. McGovern, S. J. 28
- 3. The Catholic Church in the Soviet Union (Giáo Hội Công Giáo tại Liên Xô) Roman Solchanyk and Ivan Hvat 49
- 4. The Catholic Church in East Germany (Giáo Hội Công Giáo tại Đông Đức) Robert F. Goeckel 93
- 5. The Catholic Church in 1944-1989 Poland (Giáo Hội Công giáo tại Ba Lan 1944-1989) Vincent C. Chrypinski 117
- 6. The Catholic Church in Czechoslovakia (Giáo Hội Công Giáo tại Tiệp Khắc) Milan J. Reban 142
- 7. The Catholic Church in Hungary (Giáo Hội Công Giáo tại Hung Gia Lợi) Leslie Lászlò 156
- 8. The Catholic Church in Yugoslavia, 1945-1989 (Giáo Hội Công Giáo tại Nam Tư, 1945-1989) Pedro Ramet 181
- 9. The Catholic Church in Romania (Giáo Hội Công Giáo tại Lỗ Ma Ni) Janice Broun 207
- 10. The Catholic Church in Albania (Giáo Hội Công Giáo tại Anbani) Janice Broun 232
- 11. The Catholic Church in China (Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc) Eric O. Hanson 253
- 12. The Catholic Church in Vietnam (Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam) Stephen Denney 270
- 13. The Catholic Church in Cuba (Giáo Hội Công Giáo tại Cuba) Thomas E. Quigley 296
- 14. The Catholic Church in Sandinista Nicaragua (Giáo Hội Công Giáo tại Nicaragua Sandinista) Humberto Belli 313
- 15.Papal Eastern Diplomacy and the Vatican Apparatus (Nền Ngoại Giao Phương Đông Của Giáo Hoàng và Guồng Máy Vatican) Hansjakob Stehle 341
- 16.Karol Wojtyła and Marxism (Karol Wojtyla và Chủ Nghĩa Mácxít) George H. Williams 356
- Notes (Chú Giải) 383
- Index (Chỉ Dẫn) 441
- Contributors (Những Người Đóng Góp) 451
Người biên khảo nhận thấy đây là một nghiên cứu công phu, có giá trị, khá đầy đủ và nghiêm túc. Vì thế, xin giới thiệu và dịch thuật toàn bộ chương 12 viết về giáo hội Công Giáo Việt Nam trong ứng phó với xã hội do người Cộng Sản đang nắm quyền. Tuy bối cảnh chính trị hiện nay có thể nhạy cảm, bài nghiên cứu có tính văn hóa và lịch sử về thực tại đối thoại biện chứng Công Giáo-Cộng Sản tại Việt Nam đương đại (1954-1989) của Stephen Denney có nhiểu ý nghĩa và nguồn tư liệu nghiên cứu đa dạng và đưa ra một quan điểm tổng hợp và nhận định khách quan rất lý thú và ích lợi cho người đọc có quan tâm.
Để có một ý niệm về xuất xứ nguồn tư liệu, dù không đầy đủ, tôi cũng ghi lai tất cả các chú thích theo tác giả. Qua đó người đọc có được hiểu biết về nguồn tự liệu giúp tác giả nghiên cứu bài viết này.
Ta cũng nên chú ý đến thời gian từ sau 1990 đến nay, khi phong trào Cộng Sản đã bắt đầu tan rã ở Đông Âu và khối Liên Xô, và thế giới đã nhìn bộ mặt thật của chế độ Cộng sản nhiều hơn và rõ hơn, muốn chặn đứng phong trào người Việt Nam vượt biên ra khỏi nước, vì thế giới đã nhìn Việt Nam dưới con mắt khác:
Hoa Kỷ cầm đầu các nước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, mở màn cho Việt Nam gia nhập khối ASEAN và tạo điều kiện cho làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, rồi tạo điều kiện cho Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Hoa Kỳ rút Việt Nam ra khỏi các nước bị canh chừng vì kiểm soát tự do tôn giáo một cách ngặt nghèo.
Thế giới dường như muốn mở rộng đường quan hệ với mấy nước Cộng Sản Á Châu còn lại và dần dần đem nếp sống dân chủ và tự do hóa kiểu phương Tây để dần dần biến đổi và bình thường hóa các chế độ đó.
Nhưng thế giới tiếp tục có những biến chuyển mạnh, nhất là với sức mạnh do các tài nguyên dầu lửa đã làm cho khối Ả Rập Hồi Giáo có tiếng nói mạnh hơn trong cộng đồng thế giới, cùng với nhiều xáo trộn về đới sống xã hội và đạo lý với sự xuất hiện công khai việc đồng tính hôn nhân và nạn phá thai lan tràn cùng nhiều hiện tượng lố lăng khác quá trớn không nâng cao nhân phẩm xứng đáng nhiều tiến bộ về vệ tinh không gian và mạng lưới điện tử toàn cấu.
III. [270] Chương 12 Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam (270-295)
Stephen Denney
Giáo Hội công giáo tại Việt Nam ở trong một tình thế độc nhất. Với chừng bốn triệu người Công giáo (Đó là ở thời điểm năm 1990, nay sô người Công giáo đông hơn nhiều- Chú thích của VietCatholic), tức là 7% trong toàn thể dân số, đó là một giáo hội lớn thứ hai ở châu Á chỉ sau Phi Luật Tân. Đó là một giáo hội thiểu số. Có nhiều thời gian giáo hội ấy đã bị bách hại, và nhiều lần khác giáo hội ấy phát huy ảnh hưởng ngoài tầm mức dân số của mình. Ngày nay đó là một giáo hội đang tiến tới tái thống nhất sau hai mươi năm chia cắt. Trong thời gian đó hai giáo hội, bắc và nam, phát triển dưới những hoàn cảnh rất khác nhau. Đó là một giáo hội đang cố điều chỉnh với đời sống dưới chế độ Cộng Sản, cố xúc tiến một cuộc đối thoại với các lãnh tụ Mácxít, mà vẫn duy trì được niềm tin nguyên tuyền trước sách nhiễu và bách hại của chính quyền.
Công giáo được đưa vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ mười sáu và lan rộng nhanh chóng khi nhà truyền giáo Dòng Tên người Pháp là Alexandre de Rhodes đến năm 1627. Vào khoảng năm 1639 có khoảng 100.000 người Công giáo tại Tonkin (khi đó là một vương quốc tách biệt của miền nay là BắcViệt Nam). Vào khoảng năm 1663 có khoảng 200.000 tín hữu trên tổng số 2.000.000 dân (1). Linh mục Alexandre de Rhodes lập ra nhà Chúa (Domus Dei), một tổ chức các thầy giảng phần đời giúp làm công cụ duy trì và mở mang Công Giáo (2). Một hội truyền giáo khởi đầu tại Pháp để huấn luyện các linh mục bản địa, và các nhà truyền giáo Pháp đến năm 1660.
Tuy nhiên, các nhà truyền giáo và Vatican đã không thể thích ứng tốt đẹp với các giá trị Khổng giáo của xã hội Việt Nam. Thái độ không dung hợp của họ đối với nền văn hóa khác, nhất là đối với lễ nghi gia tiên, đã dẫn đến xung khắc và những làn sóng bách hại nghiêm trọng đối với người Công giáo Việt Nam. Người ta tin rằng có nhiều đến 100.000 người đã bị giết chết vào thế kỷ mười tám, và [271] khoảng 100.000 đến 300.000 người đã chết vào thế kỷ mười chín (3). Việc can thiệp và xâm chiếm thuộc địa của Pháp (1860-1945) làm cho giáo hội thịnh đạt như một định chế. Nhưng trong tâm trí của nhiều người Việt Nam, người Công giáo trở thành có cấu kết với người Pháp, góp phần vào tình huống bài trừ, nghi kỵ và xa hơn là tập trung người Công giáo vào những khu vực và làng thôn nhất định, nhất là trong các miền duyên hải.
Người Công giáo trở nên tích cực trong các phong trào dân tộc, và nhiều người ủng hộ Việt Minh khi tổ chức này tuyên bố một Nước Cộng Hòa Mới Tại Việt Nam vào tháng Tám năm 1945. Nhưng xu hướng Việt Minh muốn loại trừ các nhóm dân tộc không cộng sản làm cho người Công giáo chán ghét. Giám mục Lê Hữu Từ thuộc địa phận Phát Diệm - người một thời gian ngắn đảm nhiệm vai trò có vấn cho Hồ Chí Minh trong chế độ Việt Minh - đã trốn thoát.Và ông cùng Giám Mục Phạm Ngọc Chi thuộc địa phận Bùi Chu, thành lập một quân đội và nền hành chính riêng có tính cách chống Pháp và chống Cộng.
Cuộc Xuất Hành Năm 1954
Khi ký kết hiệp định Geneva 1954, người ta đã thỏa thuận là người Việt Nam ở Bắc hay Nam vĩ tuyến 17 sẽ được phép di chuyển qua đường phân ranh tạm thời trong thời hạn 300 ngày. Trong khoảng chừng 900.000 người trốn thoát miền Bắc, 700.000 là người Công giáo, gồm có 619 linh mục và 5 giám mục (bỏ lại chừng 375 linh mục, 4 giám mục Việt Nam và 2 giám mục ngoại quốc ở miền Bắc) (4). Cuộc xuất hành này đã thay đổi một cách triệt để tỷ lệ người Công giáo ở miền Bắc và miền Nam - trước 1954, người Công giáo làm nên khoảng 10% dân số ở miền Bắc và 5% dân số ở miền Nam; sau năm 1954, các con số này đã đảo ngược.
Tại sao có quá nhiều người Công giáo thoát khỏi miền Bắc vào thời gian đó? Các số liệu miền Bắc mô tả, đa số người Công giáo là nông dân và ngư dân thất học và chất phác. Những người này đã theo các linh mục giống như bày chiên trung thành, bị lung lạc bởi các tin đồn sai lạc “Đức Nữ Trinh Maria đã đi vào Nam và ai không theo Mẹ sẽ chống lại ý Chúa và có thể liều mình chịu án phạt cùa ngài” . Hoa Kỳ sắp sửa ném bom nguyên tử xuống miền Bắc Việt Nam; hay “Việt Minh sẽ cấm hành đạo, bắt giam các linh mục và đẩy các người Công giáo vào rừng rú” (5)
Thực sự, đã có một nỗ lực có tổ chức muốn truyền lan các tin đồn này và cũng có những nỗ lực Việt Minh muốn cưỡng bức ngăn cản người Công giáo trốn khỏi miền Bắc. Các người tị nạn Công giáo đã kể cho nghe về các khốn khó và bách hại mà Việt Minh đã dàn dựng lên chống lại họ. Chiến dịch cải cách ruộng đất khắc nghiệt đã được bắt đầu trong khu vực do Việt Minh kiểm soát, và vì giáo hội còn giữ nhiều đất đai, nên giáo hội trở thành một mục tiêu. Cũng có nhiều báo cáo về các tín đồ Công giáo, và nhất là các linh mục, đã bị hành hạ vì cố thi hành các hoạt động tôn giáo thông thường (6). Hơn nữa có nguy hiểm là [272] Việt Minh sẽ theo gương Trung Hoa, đồng minh thân cận của họ lúc đó. Nước này đang trong quá trình thiết lập một “giáo hội yêu nước”và bách hại khắt khe các linh mục và những người Công giáo khác còn trung thành với Vatican. Thêm vào đó là di sản bách hại, điều hướng chống Công giáo qua nhiều thế kỷ trước và hy vọng có một đời sống Công giáo tốt hơn dưới quyền Tống Thống người Công giáo Ngô Đình Diệm ở phía Nam.
Với cuộc xuất hành này và cuộc chia cắt chính thức Việt Nam ở vĩ tuyến 17, giáo hội chủ yếu cũng bị phân cắt và giáo hội phát triển dưới những điều kiện chính trị rất khác nhau, qua 21 năm kế tiếp. Tôi sẽ thảo luận trước hết cuộc phát triển của giáo hội ở miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1975, và sang đến giáo hội trong một nước Việt Nam thống nhất sau 1975.
Giáo Hội ở Miền Bắc
Các nhà chức trách Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sợ hãi và không tin cậy Công giáo, mặc dù Giáo Hội chỉ là thiểu số. Họ nhìn thấy Giáo hội là di sản câu kết chặt chẽ với người Pháp và chủ yếu vẫn phong kiến. Mối quan hệ với Vatican - Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa coi như một đại diện của chủ nghĩa đế quốc – khoét sâu hơn nữa hình ảnh giáo hội là một thế lực ngoại quốc. Giáo hội là một lực lượng có tổ chức chặt chẽ - còn mạnh mẽ hơn bất cứ một nhóm tôn giáo hay chính trị nào và có tính chộng cộng sâu xa trong các giá trị của giáo hội. Cuộc xuất hành 1954 cũng đã chứng tỏ thái độ của người Công giáo đối với Việt Minh, và không có bằng chứng hiển nhiên cho thấy người Công giáo còn ở lại miền Bắc cảm nghĩ khác người Công giáo Việt Nam nói chung rất sùng đạo - họ thường đi lễ hằng ngày – và mối liên kết giữa tín đồ với các linh mục rất bền vững. Mặc dù là một thiểu số ở Việt Nam, việc tập trung người công giáo về địa lý khiến cho họ có một vị thế đa số ở nhiều làng xã.
Cuối cùng thái độ của Vatican đối với chủ nghĩa Cộng Sản là thù nghịch hơn rất nhiều vào thời gian đó so với thái độ bây giờ. Một lá thư chung ngày 9 tháng 11 năm 1951 từ cuộc họp các vị thường quyền địa phương của Khâm Sứ Toà Thánh John Dooley tại Đông Dương và các giám mục cầm đầu của Việt Nam nói rõ: “Giáo hội Công giáo và chủ nghĩa Cộng Sản là hoàn toàn đối nghịch nhau đến nỗi vị Giáo Hoàng Đức Thánh Cha của chúng ta đã tuyên bố rằng tuyệt đối không thể cùng một lúc vừa là Cộng sản vừa là Công giáo và tất cả những người Công giáo gia nhập Đảng Cộng sản thì tức khắc (ipso facto) bị tách ly khỏi khỏi giáo hội. Không những bạn bị cầm gia nhập đảng Cộng Sản mà bạn còn không thể cộng tác với đảng ấy và làm bất cứ điều gì giúp đưa đảng ấy nắm quyền” (7).
Như thế giáo hội được xem như một người cạnh tranh với chế độ mới và trong khi chế độ có dụng ý đưa giáo hội ra ngoài vòng pháp luật, các nhà hữu trách thấy cần phải giảm bớt và kiềm chế quyền lực của giáo hội nhằm động viên các tín đồ của giáo hội ủng hộ các chính sách của chế độ. Mục tiêu dài hạn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là phải [273] biến đổi giáo hội thành một công cụ của nhà nước, trung thành với ý thức hệ và luật pháp của chế độ. Mục tiêu trực tiếp hơn là loại trừ những ý tưởng “lạc hậu”, cô lập và bắt giam các linh mục bị phán đoán là phản động, ủng hộ các linh mục và các giáo dân “tiến bộ”, đấu tranh chống lại hàng giáo phẩm bảo thủ, và gỡ bỏ các trở ngại khiến dân chúng khỏi tham gia, nhất là thanh niên, vào các tố chức quần chúng (8).
Để hội nhập người Công giáo vào cộng đồng quốc gia, chế độ dành một số vị thế trách nhiệm cho những người Công giáo “tiến bộ”, nhất là trong các chi nhánh Mặt Trận Tổ Quốc và Quốc Hội. Những người Công giáo cũng được dành cho các địa vị trong các cơ quan hành chính địa phương và các ban quản trị hợp tác xã trong các khu vực tập trung đông đảo người Công giáo (9).
Bộ phận quan trọng nhất của những người Công giáo tiến bộ là Ủy Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Nước và Yêu Hoà Bình (UBLLCG), được thành lập năm 1955. Khoảng 29 năm kế tiếp, cho đến khi tố chức này mới được Ủy Ban Đoàn Kết Những Người Công Giáo Việt Nam Yêu Nước (UBĐKCG) thay thế năm 1984. Tổ chức này được chỉ định đóng vai trò tuyên truyền chính sách của chính quyền đối với người Công giáo và động viên các tín đồ ủng hộ chế độ. UBLLCG và tổ chức kế vị (UBĐKCG) thuộc vào Mặt Trận Tổ Quốc, tổ chức ô dù bao gồm tất cả các tổ chức quần chúng đại diện phụ nữ, thanh niên, nông dân, và các tầng lớp khác của quốc gia. Ủy Ban không phải là chính tổ chức quần chúng, nhưng khuyến khích người Công giáo gia nhập các tổ chức quần chúng này nhằm hội nhập họ vào trong hệ thống giá trị của quốc gia và chế độ.
UBLLCG được thành lập tại hội nghị nhóm họp tại Hà Nội ngày 8-11/3/1955, lúc vẫn còn đông đảo người Công giáo chạy trốn khỏi miền Bắc. Tờ báo Hà Nội Vietnam Courier (11/1977) cho biết 191 đại biểu tham dự, gồm có “46 linh mục, 8 nam nữ tu sĩ, 137 chủ tịch và phó chủ tịch các Ủy Ban giáo xứ và thành viên các giáo hội khác” . Hội nghị bầu ra một Ủy Ban Chấp Hành, đứng đầu là một nhóm nhỏ các linh mục ủng hộ Việt Minh gồm có Cha Vũ Xuân Kỷ (65 tuổi, xuất xứ tỉnh Nam Định) làm chủ tịch, cha Hồ Thành Biên (65 tuổi, xuất xứ tỉnh Sóc Trăng) làm phó chủ tịch. Các linh mục khác đảm lãnh các vai trò nổi bật trong Ủy Ban gồm có cha Nguyễn Thế Vịnh (tỉnh Ninh Bình) và một người miền Nam tập kết, cha Võ Thành Trinh. Mục tiêu của Ủy Ban này, như được hội nghị dự kiến là giúp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhằm “giải thoát người Công giáo Việt Nam khỏi ảnh hưởng chủ nghĩa đế quốc ngõ hầu phục hồi tư cách xứng đáng cho Mặt Trận Tổ Quốc và quốc gia” (10). Một xuất bản phẩm hằng tuần, tờ Chính Nghĩa, được Ủy Ban thành lập, truyền thông suốt ba thập niên sau đó các quan điểm của các người Công giáo “tiến bộ”và chỉ trích các giám mục và linh mục bị phán đoán là quá bảo thủ.
Tuy nhiên, ngay sau khi Ủy Ban được thành lập, tổ chức này bị Khâm Sứ Toà Thánh John Dooley và các giám mục của các địa phận quan trọng (Hà Nội, Hưng Hóa, Bắc Ninh, Vinh và Bùi Chu) tại miền Bắc kết án [274] trong một lá thư đề ngày 12/3/1955: “Phong Trào Những Người Công Giáo Kính Chúa Yêu Tổ Quốc Và Hòa Bình, được một số linh mục hoàn toàn bên ngoài hàng giáo phẩm phát động tại Hà Nội, là một mối nguy hiểm cho thống nhất của Giáo Hội tại Việt Nam. Hàng giáo phẩm không nhìn nhận phong trào này có liên quan đến các linh mục và tín hữu” (11). Ủy Ban trả lời bằng cách nói rõ, trong một lá thư gửi cho giáo hoàng: “Tất cả điều chúng tôi làm là dứt khoát chống lại những kẻ thù của tổ quốc chúng tôi và đạo thánh chúng tôi. Chúng tôi không hề có ý tưởng rằng chúng tôi có lập trường chống lại giáo hội” (12)
Chính sách tôn giáo của Việt Nam Dân Chủ đã có nhiều mức độ đàn áp khác nhau trong giai đoạn này. Một thời gian ngắn sau khi thành lập UBLLCG, giám mục và các linh mục không còn có thể giao tiếp với Vatican bằng thư tín nữa (13). Nhưng cũng chính năm 1955 VNDCCH ban hành ngày 14/6 Sắc lệnh của chủ tịch “về việc bảo vệ tự do lương tâm và thờ tự” (14). Hầu như tất cả các hứa hẹn khác nhau về tự do tôn giáo đều đặt ra điều kiện đến chỗ vô nghĩa, và mức độ tự do tôn giáo thực sự trong các năm tiếp theo, đều trở thành có tính đàn áp mạnh hơn nữa. Dẫu vậy, theo nhà quan sát Vatican Pedro Gheddo, một sự có vẻ tan bang trong chính sách tôn giáo của VNDCCH năm 1955, với việc mở cửa các nhà thờ và chủng viện và cho phép rước kiệu trong các đường phố thành thị, nhất là Hà Nội (15).
Mặt khác, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu năm 1953 đang tiến tới chặng tồi tệ nhất trong giai đoạn này. Giai đoạn này cho đến năm 1956 liên quan tới “các đấu tố của nhân dân”, các tố cáo công khai, các hành xử và bắt giam tử tội. Bernard Fall ước đoán rằng 50.000 người Việt Nam đã bị sát hại và 100.000 người bị tù tội trong suốt chiến dịch này (16). Các chức sắc Công giáo (các thành viên của các hội đồng giáo xứ làng xã), địa chủ, các linh mục thường nằm trong mục tiêu công kích trong suốt giai đoạn này, và khi chiến dịch tố giác bắt đầu, nhiều lá thư được lưu hành, kêu gọi người Công giáo “thương yêu nhân dân như chính mình” (17). Giám mục Trịnh Như Khuê thuộc Hà Nội bị UBLLCG chỉ trích vì một lá thư ông cho lưu hành đầu năm 1956 (nhân dịp Năm Mới Việt Nam) thôi thúc tình yêu huynh đệ (18). Theo quan điểm của VNDCCH, chiến dịch cải cách ruộng đất là một cơ hội cho các dân quê Công giáo đoàn kết với các dân quê khác tố giác những kẻ áp bức mình trước kia. Nhưng theo viễn tượng Công giáo thì chiến dịch đó là một chiến dịch gây chia rẽ, [275] gây nhiều đau đớn cho công đoàn Công Giáo, khi nhiều linh mục và nhiều tín hữu Công giáo thường bị kết án tù hay bị hành quyết.
Chiến dịch bắt đầu nổi lửa chặn chế độ, vì đàn áp quá sức chịu đựng đã làm lóe lên sức đề kháng tại miền quê, nhất là trong các khu vục có người Công giáo thống quát. Cuộc nổi dậy được biết đến nhiếu nhất xảy ra tháng 11/1956 tại Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An của Hồ Chí Minh. Cuộc phản loạn đe dọa lan rộng sang các khu vực chung quanh. Nó xảy ra chỉ sau ít ngày khi Hồ Chí Minh ra thông báo bắt đầu chiến dịch sửa sai - chiến dịch này kéo dài hết năm 1957 – nhìn nhận các thái quá của chiến dịch cải cách ruộng đất và để cho có nhiều bất đồng chính kiến đáng kể hơn trước. Người Công giáo có nhiều tự do hơn, thực hiện các hoạt động trong thời kỳ này. Nhiều linh mục được thả ra khỏi tù, nhiều linh mục đưọc tự do hơn, đi thăm viếng các cộng đoàn của họ; các chủng viện được mở lại; các nhà in do giáo hội điều hành được phép tự do in các sách giáo lý và kinh nguyện (19).
Một số lãnh tụ giáo hội đã đơn phương hành động, hiệu chính các sai lầm của chiến dịch cải cách ruộng đất và vì thái độ khinh khi của các nhà hữu trách. Một thí dụ đáng chú ý là lá thư ngày 15/10/1956 từ địa phận Bùi Chu, giới thiệu cương lĩnh hướng dẫn cách ứng xử với những kẻ đã gây ra thiệt hại cho người khác trong chiến dịch này. Lá thư nại đến những kẻ đã lăng nhục các linh mục và các tín đồ khác để chỉnh lý các lầm lỗi trước công chúng; và có những trường hợp họ làm bên trong thông xóm, hay ở các đám đông đảo quần chúng, tùy tính nghiêm trọng của việc xúc phạm. Lá thư cũng thôi thúc người Công giáo nào đã tước đoạt hay làm hại bất hợp pháp của cải người khác, phải đền bồi các của cải và thiệt hại ấy (20).
Vào năm 1958, VNDCCH lại đổi mới chính sách khe khắt hơn đối với giáo hội. Hai mươi một nhà truyền giáo ngoại quốc ở lại trong xứ bị trục xuất, và tháng 7/1959 Phái đoàn Tông Tòa tại Hà Nội bị buộc phải bỏ đi (các nhà truyền giáo ngoại quốc và Phái đoàn ngoại giao tông tòa thực sự bị quản chế tại gia từ 1954). Trong nhiều năm tiếp sau, tiếp xúc giữa Vatican và Giáo hội tại Việt Nam cực kỳ bị giới hạn. Nhà in độc nhất của Giáo hội bị nhà nước tịch thu và việc lưu hành các sách tôn giáo, truyền đạo đơn bị cấm đoán (21). Ngay cả giáo lý còn bị cấm dạy trong thời kỳ này, vì các giáo lý viên ngoài đời bị coi là đối thủ cạnh tranh chính trị tiềm năng của chế độ. (22)
Cũng năm 1958 VNDCCH bắt đầu một nỗ lực lớn lao nhằm qui tụ các dân quê vào trong các hợp tác xã nông nghiệp. Tiến bộ hướng đến mục tiêu này chậm hơn trong các khu vực Công giáo, và, theo phán đoán của thông tấn xã Hà Nội, rõ ràng là có nhiều chống đối nơi các linh mục và giám mục. Một số linh mục bị cơ quan thông tấn này chỉ trích nghiêm khắc vì không chịu làm các bí tích cho dân quê nào gia nhập các hợp tác xã và gợi ý họ làm việc trên những mảnh đất nhỏ thay thế. Một ít người Công giáo gia nhập các hợp tác xã này trong những năm đầu của chiến dịch này (23). [276]
Vatican II
Vào ngày 24/12/1960 Vatican thiết lập hàng giáo phẩm thường quyền của Giáo Hội tại Việt Nam - Giáo hội tại Việt Nam. Giáo hội Việt Nam cuối cùng đã chuyền đổi từ chế độ truyền giáo gồm các đại diện tông tòa sang một chế độ giáo hội thường quyền (Hiện nay có ba tổng giáo phận và 26 giáo phận tại Việt Nam). Tuy nhiên người ta chỉ thông báo biến cố này tại miền Bắc Việt Nam.
Vì những quan hệ nghèo nàn giữa Vatican và VNDCCH trong thời gian này, nên các giám mục không được phép đến thăm viếng Roma (như thường có trong các giáo hội khắp thế giới), giáo hội tại Việt Nam bị cách biệt, không thay đổi như đã diễn ra bên trong Vatican. VNDCCH không cho phép bất kỳ một giám mục nào được tham dự Công Đồng Vatican II năm 1962. Một đề tài dài do Thế Hùng viết trong số báo Học Tập tháng 9/1962 về: “Bản chất thật của Công Đồng Vatican II” , tố cáo giáo hội là tiếp tục chống đối xã hội và nói rằng mục đích của công đồng là thống nhất các giáo hội Kitô thành một lực lượng chính trị do Vatican lãnh đạo như thành phần một nỗ lực rộng khắp để xử dụng những người theo chủ nghĩa đế quốc chinh phục thế giới. Tác giả thêm, công đồng là một nỗ lực lãng phí sẽ không có tác dụng quyết định nào cả. Các nhà chú giải Hà Nội ngày nay tín nhiệm Công đồng vì giải phóng thái độ của người Công giáo đối với chủ nghĩa cộng sản và các tập tục địa phương, tuy nhiên thái độ thù nghịch mà VNDCCH đã có vào thời gian ấy là một sai lầm chiến thuật nghiêm trọng về quan điểm của họ. Việc cách ly giáo hội trong những năm này đã tăng cường thêm chủ nghĩa bảo thủ và tính cách giáo hội phải miễn cưỡng cộng tác với các nhà chức trách VNDCCH.
Mặt khác Vatican II đã làm cho giáo hội tại miền Nam có nhiều biến đổi quan trọng, mặc dù một số nhà quan sát phương Tây chỉ trích giáo hội không thích ứng nhanh chóng đủ. Ngày nay thánh lễ được làm bằng tiếng Việt Nam, và ngày nay các linh mục quay đối mặt cộng đoàn khi dâng lễ, giải thích giáo dân tham dự có vai trò mới hơn là những tín đồ theo trong đức tin. Các nhà thờ mới được xây dựng theo kiểu kiến trúc Đông phương hơn là Tây phương. Một số nghi thức và tập tục Việt Nam trước kia bị giáo hội xem là ngoại giáo đã được hội nhập vào đức tin Công giáo, Các cây hương nhang, một biểu tượng thanh lọc tại Việt Nam trước kia bị cấm đoán tại nhà thờ, nay có thể xử dụng trong các nghi lễ. Người Công giáo Việt Nam ngày nay có thể cúng vái trước bàn thờ gia tiên. Điều này trước kia bị cấm vì bị coi là một hành vi ngoại đạo, nhưng ngày nay được xem là một tập quán quốc gia, một cách tỏ lòng tôn kính. Người Công giáo cũng được khuyến khích chấp nhận một thái độ hợp tác hơn đối với các tôn giáo khác tại Việt Nam. Mặc dù giáo hội tại miền Nam vẫn còn chống cộng mạnh mẽ, Vatican II cũng tác động ảnh hưởng đến một số linh mục và giáo dân nhằm phát triển một nỗ lực gần gũi hơn, phóng khoáng hơn với các công việc chính trị và xã hội. Như thế tác động rộng khắp của Công Đồng Vatican II tại miền Nam là đem giáo hội đến gần hơn với các tập tục dân tộc của Việt Nam và [277] làm giảm bớt dần phần nào các hàng rào cản giữa người Công giáo và các nhóm tôn giáo khác tại Việt Nam. Sau năm 1975, chính giáo hội cung ứng nền tảng cho việc bắt đầu cuộc đối thoại Giáo Hội –Nhà Nước bên trong hàng giáo phẩm.
Chiến Tranh và các Quan Hệ Giáo Hội – Nhà Nước
Khi VNDCCH bắt đầu động viên dân chúng vào cuộc đấu tranh lật đổ chế độ miền Nam Việt Nam, thì một vấn đề khác xảy đến. Nhiều người Công giáo miền Bắc ủng hộ Tổng Thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm, và một số người còn trông chờ ông có thể lãnh đạo một lực lượng bắc tiến để giải phóng họ. Khi VNDCCH bắt đầu chiền dịch trưng tập quân sự, một số linh mục bị cáo giác là thôi thúc những người Công giáo không được gia nhập bộ đội (24). Trong hầu hết thời kỳ này, giới thanh niên Công giáo, nhất là những người có bà con ở miền Nam, thường không được VNDCCH tin cậy đủ để phái đi Nam. Nhưng khoảng năm 1971, rõ ràng là VNDCCH đã thay đổi thái độ, khi nhà nước bắt đầu cho lên danh sách các thanh niên Công giáo trong bộ đội và phái họ đi vào Nam.
Việc Mỹ ném bom miền Bắc năm 1965 được VNDCCH và một số nhà quan sát phương Tây nói là đã làm thay đổi có ý nghĩa thái độ của người Công giáo miền Bắc đối với Hoa Kỳ và chiến tranh. Theo phát ngôn viên VNDCCH Phong Hiền, 486 nhà thờ đã bị bom Mỹ tàn phá giữa năm 1965 và năm 1973 (25).Một lá thư ngày 30/5/1971 của UBLLCG gửi giáo hoàng đã mô tả hoàn cảnh các nhà thờ đã bị ném bom và các linh mục bị thương tích và bị sát hại, gồm cả một cuộc oanh tạc công kích vào Vinh, ở đó Giám Mục Nguyễn Đình Nhiên, phụ tá giáo phận Vinh và Cha Tường Văn Liễu đã bị thương đến chết (26). Mà một số linh mục nhà thờ còn bị chỉ trích vì họ đáp ứng lạnh nhạt trong lúc oanh tạc. Rõ ràng nhà hữu trách thấy việc này là một cơ hội để động viên người Công giáo cho nỗ lực chiến tranh, nhưng họ cảm thấy ít nhất một số trong các giám mục vẫn đang cố gắng quá vất vả để phát triển lòng sùng đạo bên trong giáo hội, trong khi vẫn xa rời các chính sách chiến tranh (27).
Trong một nỗ lực kêu gọi phe chống đối chiến tranh của phương Tây, Nước VNDCCH mời các thông tín viên, các người chủ động chống chiến tranh, và những người khác đến thăm Miền Bắc. Một số người hội gặp với các đại diện UBLLCG, nhưng ít khi với các đại diện chính thức hơn của giáo hội. Điều này là thật ngay cả đối vời Georg Hussler, Tổng Thư Ký của Caritas. Ông này đến thăm Hà Nội năm 1967 nhưng không được phép đến thăm Tổng Giám Mục Hà Nội Trịnh Như Khuê (28). Một số người Công giáo miền Bắc được du hành ở ngoại quốc đại điện cho quan điểm của chế độ, nhưng đây họ lại là đại biểu của UBLLCG. Như thế việc tiếp xúc giữa người ngoại quốc và người Công giáo miền Bắc bị kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên những tiếp xúc này có thể cũng làm nhẹ bớt việc đàn áp chống lại người Công gi áo.
Cuộc viếng thăm của Hussler có tầm quan trọng vì nhìn thấy có dấu hiệu một xu hướng được Giáo Hoàng Phaolô VI khởi đầu vào giữa thập niên 1960, nhằm chấp nhận một lập trường trung lập hơn đối với [278] cuộc xung đột Việt Nam trong lúc kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Các thay đổi tự do hóa tại Vatican hoàn toàn có thể khiến các nhà lãnh đạo VDDCCH cuối cùng thấy rằng chính họ có lợi khi cho phép các giám mục thăm viếng Roma và cho Vatican và giáo hội miền Bắc qua nhiều cách khác. Phát triển quan hệ chặt chẽ hơn không những để cải thiện lập trường ngoại giao VNDCCH, mà như thế, giáo hội vốn bị cách ly có thể bắt đầu trải nghiệm một số thay đổi do Vatican II đem đến. Các Giám Mục lần đầu đến thăm Roma năm 1974. Vào tháng 5/1976 Tổng Giám Mục Trịnh Như Khuê (đã 76 tuổi vào lúc đó) được phép đến Roma, ở đó ông được tôn phong làm Hồng Y Thứ Nhất của Việt Nam. (Ông chết ngày 27/11/1978 và được Hồng Y Trịnh Văn Căn thay thế)
Với việc ký kết Hiệp Định Paris năm 1973, và khi chiến tranh gần chấm dứt, các quan hệ giữa giáo hội và nhà nước rõ ràng theo bên ngoài đã tốt đẹp hơn một cách có ý nghĩa so với hai mươi năm trước (29).
Chế độ cũng nhận thấy nhiều thay đổi dần dần các tập quán và thần học của giáo hội. Phong Hiền lưu ý rằng với sự chấp thuận bỏ các kinh nguyện với Đức Bà Fatima, sửa soạn kỹ lưỡng các buổi rước kiệu, các bữa tiệc tùng và cưới xin lãng phí; việc đổi mới kỹ thuật âm nhạc, và loại bỏ cung điệu phương Tây và thích hợp chung của công giáo với nhiều hoạt động xã hội, “mà không làm hại đến sản xuất, học hành và chiến đấu”. Hơn nữa, ông chú thích, “lựa chọn các chức sắc cộng đồng giáo xứ đều căn cứ trên cả các tiêu chuẩn tôn giáo lẫn trần thế” (30). Tuy nhiên những thay đổi được nhìn nhận này là một suy nghĩ về các giá trị và chính sách của chế độ đối với giáo hội hơn là một cải cách đich thực.
Khó khẳng định những người Công giáo “yêu nước” ủng hộ nhiều đến bao nhiêu trong hàng giáo sĩ tại Việt Nam. Khoảng năm 1975 UBLLCG ở miền Bắc đã tiến bộ không phải qua các linh mục hay giáo dân ủng hộ chung, mà qua chính quyền hành động, gây sức ép lên hàng giáo phẩm giáo hội. Trên hết, giáo hội tại mền Bắc vẫn còn tương đối vững chắc như một nguyên khối, với một hàng giáo phẩm bảo thủ và thường bất hợp tác, các tín hữu phần đời vẫn có lòng tín ngưỡng sâu xa và trung thành với các linh mục và giám mục, và một nhóm nhỏ các linh mục “tiến bộ”. Vị trí của các linh mục này được quyết định do lòng trung tín của họ đối với đảng và ý thức hệ của đảng ấy hơn là một nền thần học đích thực.
(còn tiếp)
Chú giải:
(1)Piero Gheddo, The Cross and the Bo-Tree: Catholics and Budhhists in Vietnam (New York, Sheed and Ward, 1970),
(2) Như trên
(3)”Vietnam” trong New Catholic Encyclopedia (New York, McGraw-Hill, 1967), 14: 661-2
(5)”The Catholics and the National Movement,” trong Vietnamese Studies, số 53 (Hà Nội) xunhabasa, 1979, tt. 76-77
(4)Gheddo, Cross, tt 71, 99
(5)”The Catholics and the National Movement,” trong Vietnamese Studies, số 53 (Hà Nội) xunhabasa, 1979, tt. 76-77
(10) Vietnamese Studies số 53, t. 123
[427] (6) Tom Dooley, Deliver Us From Evil, tt.97-105, trong Dr. Tom Dooley’s Three Great Books (New York: Farrar, Strauss and Cuhady, 1960)
(7) Văn bản của là thư xuất bản trong Vietnamese Studies, số 53, t. 198.
(8) ”Một tài liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam liên quan đến Giáo Hội Công giáo” Echange France-Asie (Paris), số 72 (2/1982), 5-7; cũng xem Phạm Quang Hiệu: Vài Ý Tưởng Về Phát Triến mạnh mẽ Quyền Dân Chủ của Các Đồng Bảo Tôn Giáo,” Học Tập (Hà Nội) (7/1970): 22-26, được thông dịch trong Forein Broadcast Information Service (FBIS), Daily Report (Asia-Pacific), 26/8/1970, tt. K15-K19.
(9) Phạm Quang Hiệu: “Vài Ý Tưởng…”, tt. K15-K19
(10) Vietnamese Studies số 53, t. 123
(11) Như trên, t. 200
(12) Như trên, t. 123
(13) Gheddo, Cross, t. 85
(14) Bản văn của nghị định xuất bản trong Vietnamese Studies, số 53, tt. 192-96
(15) Gheddo, Cross, t. 82. Osservatore Romano 13/8/1955
(16) Bernard Fall: The Two Vietnams (New York, Praeger, 1963), t. 156. Có nhiều bàn cãi trong lúc chiến tranh về số người bị giết trong chiến dịch này, với các số ước đoán trải rộng tử 1500 đến nhiều trăm ngàn.
(17) Thế Hùng: “Giáo Hội Đối Với Việc Xây Dựng Miền Bắc Và Cuộc Đấu Tranh Thống Nhất Dân Tộc.” Học Tập (02/1962). Bản dịch tại Indochina Archive, University of California, Berkeley, DRV/sdb/Rel/February/1962
(18) Asia (Hồng Kông) (01/1960):17
(19) Gheddo, Cross, t. 88
(20) Thế Hùng, “Bản dịch trên hồ so tại Indochina Archive, DRV/sbd/Rel/February 1962
(21) Gheddo, Cross, tt. 88-89
(22) François Houtart và Geneviève Lemercinier, Hai Van: Life in a Vietnamese Commune (London, Zed Books, 1984), t. 170
(23) Thế Hùng, “Giáo Hội”; Houtart và Lemercinier, Hai Van, t. 169
(24) Houtart và Lemercinier, Hai Van, t,. 169
(25) Vietnamese Studies, số 53, t. 230
(26) Le Monde 9/6/1971
(27) Xem, chẳng hạn, P. Chân lý, “Hoạt Động Chính Trị » Chính Nghĩa (Hà Nội) 30/10/1966. Bản dịch trên hồ sơ tại Indochina Archive, DRV/sdb/Rel/October 1962
(28) Gheddo, Cross, tt. 94-95
(29) Vietnamese Studies, số 53, t. 128
(30) Như trên, t. 133