Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 24-9-2008
Sáng thứ tư 24-9-2008 đã có hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về tương quan giữa thánh Phaolô và các Tông Đồ. Các tương quan này đã mang đậm dấu vết kính trọng sâu xa và sự thẳng thắn phát xuất từ việc bảo vệ sự thật Tin Mừng nơi thánh Phaolô. Cả khi trên thực tế thánh nhân đã sống đồng thời với Đức Giêsu thành Nagiarét, nhưng đã không có cơ may gặp Người trong cuộc sống công khai. Vì thế sau khi được gặp Chúa trên đường đến thành Damasco thánh nhân cảm thấy nhu cầu tham khảo các môn đệ đầu tiên của Chúa, đã được Người lựa chọn để đem Tin Mừng đến tận cùng bờ cõi trái đất.
Đề cập tới các tiếp xúc của thánh Phaolô với các Tông Đồ Đức Thánh Cha nói:
Trong thư gửi tín hữu Galát Phaolô đưa ra một bài tường thuật liên quan tới các cuộc tiếp xúc với vài vị trong số Mười Hai Tông Đồ: trước hết là với Phêrô đã được chọn như là Kepha, trong tiếng Aramei có nghĩa là đá tảng, trên đó Giáo Hội đang được xây dựng (x. Gl 1,18); với Giacôbê ”người anh em của Chúa” (x. Gl 1,19) và với Gioan (x. Gl 2,9). Thánh Phaolô không ngần ngại nhận các vị như là ”các cột trụ” của Giáo Hội. Đặc biệt ý nghĩa là cuộc gặp gỡ của thánh Phaolô với Kepha, xảy ra tại Giêrusalem: Phaolô ở gần thánh Phêrô 15 ngày để ”tham khảo ý kiến” thánh nhân (x. Gl 1,19), hay để được thông tin tức liên quan tới cuộc sống dương thế của Chúa Phục sinh, Đấng đã ”nắm bắt” thánh nhân trên đường đến thành Damasco và đang biến đổi cuộc sống thánh nhân, một cách triệt để: từ người bách hại đối với Giáo Hội Chúa thánh nhân đã trở thành người rao giảng Tin Mừng lòng tin nơi Đấng Cứu Thế bị đóng đanh và Con Thiên Chúa, mà trong qúa khứ thánh nhân đã tìm phá hủy (x. Gl 1,23).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha giải thích loại tin tức mà thánh Phaolô có được trong ba năm theo sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô trên đường đến thành Damasco. Trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô có hai văn bản tóm tắt các yếu tố nòng cốt của truyền thống Kitô, mà thánh Phaolô đã biết tới tại Gierusalem. Thánh nhân truyền lại tỉ mỉ như ngài đã nhận được với một công thức rất trang trọng: ”Tôi truyền lại cho anh chị em điều tôi đã nhận được”. Nghĩa là người nhấn mạnh trên sự trung thành với những gì người đã nhận được và trung thành truyền lại cho các tín hữu Kitô mới. Đó là các yếu tố nòng cốt liên quan tới bí tích Thánh Thể: đây là các văn bản được đúc kết thành công thức vào năm 30. Như thế chúng ta nói tới cái chết, việc an táng trong lòng đất và sự phục sinh của Chúa Giêsu (x. 1 Cr 15,3-4).
Đối với thánh Phaolô các lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly (x. 1 Cr 11,23-25) thật là trung tâm cuộc sống của Giáo Hội: Giáo Hội được xây dựng từ trung tâm đó, và trở thành chính mình. Ngoài trung tâm thánh thể trong đó Giáo Hội luôn tái sinh - cả đối với toàn nền thần học của thánh Phaolô và toàn tư tưởng của người - các lời này đã ảnh hưởng rất nhiều trên tương quan cá nhân của thánh Phaolô với Chúa Giêsu. Một đàng chúng xác nhận rằng bí tích Thánh Thể soi sáng sự chúc dữ của thập giá và biến nó trở thành phúc lành (Gl 3,13-14) đàmg khác chúng giải thích tầm quan trọng của chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Hy lễ thập giá của Chúa Kitô là cho từng người và cho tất cả mọi người. Từ bí tích Thánh Thể và trong bí tích Thánh Thể Giáo Hội được xây dựng và nhận biết như là ”Mình của Chúa Kitô” (1 Cr 12,27), được dưỡng nuôi hằng ngày bằng quyền năng Thần Khí của Chúa Phục Sinh.
Văn bản thứ hai về sự Phục Sinh cũng được thánh Phaolô truyền lại một cách trung thực như vậy: ”Như thế tôi đã truyền lại cho anh chị em trước hết điều mà chính tôi cũng đã lãnh nhận: đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, đã được mai táng và sống lại ngày thứ ba theo lời Kinh Thánh và đã hiện ra với Kepha và Nhóm Mười Hai” (1 Cr 15,3-5). Cả trong truyền thống được chuyền lại này thánh Phaolô cũng đề cập tới ”vì tội lỗi của chúng ta”, nhấn mạnh trên sự hiến dâng của Chúa Giêsu lên Thiên Chúa Cha để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết.
Từ sự tự hiến đó thánh Phaolô rút tỉa ra các kiểu diễn tả lôi cuốn và hấp dẫn hơn trong tương quan của chúng ta với Chúa Kitô: ”Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21). ”Anh chị em biết Đừc Giêsu Kitô Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giầu sáng phú qúy, nhưng đã tự ý trở thành nghèo khó vì anh chị em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh chị em trở nên giầu có” (2 Cr 8,9). Theo Martin Luther ”đó là mầu nhiệm cao cả nhất của ơn thánh đối với các kẻ tội lỗi: với một sự trao đổi tuyệt diệu tội lỗi của chúng ta không còn là của chúng ta nữa mà là của Chúa Kitô, và sự công chính của Chúa Kitô không còn là của Chúa Kitô nữa mà là của chúng ta”. Và như thế chúng ta được cứu độ (Commento ai Salmi del 1513-1515).
Đức Thánh Cha nói tiếp trong nài huấn dụ:
Trong lời loan báo truyền khẩu, đáng chú ý tới việc dùng từ ”sống lại” thay vì ”đã sống lại” có lý hơn vì tiếp theo ”đã chết và đã được mai táng”. Nhưng kiểu nói ”sống lại” được chọn để nhấn mạnh rằng sự phục sinh của Chúa Kitô có hiệu qủa trên cuộc sống hiện tại của tín hữu: chúng ta có thể dịch là ”sống lại và tiếp tục sống” trong bí tích Thánh Thể và trong Giáo Hội. Như thế toàn Kinh Thánh làm chứng cho cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô... Nếu thánh Ambrogio thành Milano có thể nói rằng ”trong Kinh Thánh chúng ta đọc thấy Chúa Kitô”, thì bởi vì Giáo Hội thời khai sinh đã đọc toàn Kinh Thánh của Israel bắt đầu từ Chúa Kitô và hướng về Chúa Kitô.
Việc nhắc tới các vụ Chúa Phục Sinh hiện ra cho Kepha, Mười Hai Tông Đồ, hơn 500 anh em và Giacôbê kết thúc với kinh nghiệm của thánh Phaolô trên đường đến thành Damasco, ”là người sinh sau đẻ muộn và là bào thai bị phá” (1 Cr 15,8), vì thánh nhân đã bách hại Giáo Hội Chúa. Lời thú tội này diễn tả sự bất xứng của người, không đáng được coi là tông đồ ngang hàng với các vị khác đi trước thánh nhân: nhưng ơn thánh Chúa đã không vô hiệu nơi người (1 Cr 15,10). Vì thế sự khẳng định mạnh mẽ của ơn thánh Chúa cho thánh Phaolô được vào hàng ngũ các chứng nhân đầu tiên sự phục sinh của Chúa. Căn tính và sự thống nhất của việc loan báo Tin Mừng thật quan trọng, các Tông Đồ cũng như thánh Phaolô đều rao giảng cùng một niềm tin, cùng một Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại và tự trao ban trong bí tích Thánh Thể.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: tầm quan trọng mà thánh Phaolô dành cho Truyền Thống sống động của Giáo Hội và được người thông truyền cho các cộng đoàn, chứng minh cho thấy quan điểm gán cho thánh Phaolô là người sáng chế ra Kitô giáo thật là sai lầm lớn. Trước khi loan báo Chúa Giêsu Kitô là Chúa của người, thánh Phaolô đã gặp gỡ Ngài trên đường đến thành Damasco và đã giao tiếp với Ngài trong Giáo Hội, khi quan sát nếp sống của Nhóm Mười Hai và những người đã theo Chúa trên các nẻo đường xứ Galilea... Sứ mệnh là tông đồ dân ngoại, mà thánh nhân đã nhận được từ Chúa Phục Sinh, cần được xác nhận và bảo đảm bởi những người đã giơ tay phải ra cho Barnaba và thánh nhân như dấu chỉ chấp nhận công tác tông đồ và việc rao giảng Tin Mừng của các vị, cũng như dấu chỉ sự tiếp đón và hiệp thông duy nhất của Giáo Hội Chúa Kitô (x. Gl 2,9). Từ đó chúng ta hiểu kiểu nói ”cả khi chúng tôi đã biết Chúa Kitô theo thịt xác” (2 Cr 5,16): nó không có nghĩa là cuộc sống của Chúa trên trần gian này ít quan trọng đối với sự trưởng thành lòng tin của chúng ta, mà có nghĩa là từ sự phục sinh của Người tương quan của chúng ta đối với Người thay đổi. ”Xét như một người phàm Đức Giêsu Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít, Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,3-4).
Càng tìm bước theo chân Chúa Giêsu thành Nagiaret trên các nẻo đường Galilea, chúng ta càng hiểu rằng Người đã nhận lấy nhân tính của chúng ta và chia sẻ mọi sự, ngoại trừ tội lỗi. Lòng tin của chúng ta không nảy sinh từ một huyền thoại, cũng không phải từ một tư tưởng, mà là từ cuộc gặp gỡ với Chúa Phục sinh, trong cuộc sống của Giáo Hội.
Sau khi chào nhiều các tín hữu hiện diện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sáng thứ tư 24-9-2008 đã có hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về tương quan giữa thánh Phaolô và các Tông Đồ. Các tương quan này đã mang đậm dấu vết kính trọng sâu xa và sự thẳng thắn phát xuất từ việc bảo vệ sự thật Tin Mừng nơi thánh Phaolô. Cả khi trên thực tế thánh nhân đã sống đồng thời với Đức Giêsu thành Nagiarét, nhưng đã không có cơ may gặp Người trong cuộc sống công khai. Vì thế sau khi được gặp Chúa trên đường đến thành Damasco thánh nhân cảm thấy nhu cầu tham khảo các môn đệ đầu tiên của Chúa, đã được Người lựa chọn để đem Tin Mừng đến tận cùng bờ cõi trái đất.
Đề cập tới các tiếp xúc của thánh Phaolô với các Tông Đồ Đức Thánh Cha nói:
Trong thư gửi tín hữu Galát Phaolô đưa ra một bài tường thuật liên quan tới các cuộc tiếp xúc với vài vị trong số Mười Hai Tông Đồ: trước hết là với Phêrô đã được chọn như là Kepha, trong tiếng Aramei có nghĩa là đá tảng, trên đó Giáo Hội đang được xây dựng (x. Gl 1,18); với Giacôbê ”người anh em của Chúa” (x. Gl 1,19) và với Gioan (x. Gl 2,9). Thánh Phaolô không ngần ngại nhận các vị như là ”các cột trụ” của Giáo Hội. Đặc biệt ý nghĩa là cuộc gặp gỡ của thánh Phaolô với Kepha, xảy ra tại Giêrusalem: Phaolô ở gần thánh Phêrô 15 ngày để ”tham khảo ý kiến” thánh nhân (x. Gl 1,19), hay để được thông tin tức liên quan tới cuộc sống dương thế của Chúa Phục sinh, Đấng đã ”nắm bắt” thánh nhân trên đường đến thành Damasco và đang biến đổi cuộc sống thánh nhân, một cách triệt để: từ người bách hại đối với Giáo Hội Chúa thánh nhân đã trở thành người rao giảng Tin Mừng lòng tin nơi Đấng Cứu Thế bị đóng đanh và Con Thiên Chúa, mà trong qúa khứ thánh nhân đã tìm phá hủy (x. Gl 1,23).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha giải thích loại tin tức mà thánh Phaolô có được trong ba năm theo sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô trên đường đến thành Damasco. Trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô có hai văn bản tóm tắt các yếu tố nòng cốt của truyền thống Kitô, mà thánh Phaolô đã biết tới tại Gierusalem. Thánh nhân truyền lại tỉ mỉ như ngài đã nhận được với một công thức rất trang trọng: ”Tôi truyền lại cho anh chị em điều tôi đã nhận được”. Nghĩa là người nhấn mạnh trên sự trung thành với những gì người đã nhận được và trung thành truyền lại cho các tín hữu Kitô mới. Đó là các yếu tố nòng cốt liên quan tới bí tích Thánh Thể: đây là các văn bản được đúc kết thành công thức vào năm 30. Như thế chúng ta nói tới cái chết, việc an táng trong lòng đất và sự phục sinh của Chúa Giêsu (x. 1 Cr 15,3-4).
Đối với thánh Phaolô các lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly (x. 1 Cr 11,23-25) thật là trung tâm cuộc sống của Giáo Hội: Giáo Hội được xây dựng từ trung tâm đó, và trở thành chính mình. Ngoài trung tâm thánh thể trong đó Giáo Hội luôn tái sinh - cả đối với toàn nền thần học của thánh Phaolô và toàn tư tưởng của người - các lời này đã ảnh hưởng rất nhiều trên tương quan cá nhân của thánh Phaolô với Chúa Giêsu. Một đàng chúng xác nhận rằng bí tích Thánh Thể soi sáng sự chúc dữ của thập giá và biến nó trở thành phúc lành (Gl 3,13-14) đàmg khác chúng giải thích tầm quan trọng của chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Hy lễ thập giá của Chúa Kitô là cho từng người và cho tất cả mọi người. Từ bí tích Thánh Thể và trong bí tích Thánh Thể Giáo Hội được xây dựng và nhận biết như là ”Mình của Chúa Kitô” (1 Cr 12,27), được dưỡng nuôi hằng ngày bằng quyền năng Thần Khí của Chúa Phục Sinh.
Văn bản thứ hai về sự Phục Sinh cũng được thánh Phaolô truyền lại một cách trung thực như vậy: ”Như thế tôi đã truyền lại cho anh chị em trước hết điều mà chính tôi cũng đã lãnh nhận: đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, đã được mai táng và sống lại ngày thứ ba theo lời Kinh Thánh và đã hiện ra với Kepha và Nhóm Mười Hai” (1 Cr 15,3-5). Cả trong truyền thống được chuyền lại này thánh Phaolô cũng đề cập tới ”vì tội lỗi của chúng ta”, nhấn mạnh trên sự hiến dâng của Chúa Giêsu lên Thiên Chúa Cha để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết.
Từ sự tự hiến đó thánh Phaolô rút tỉa ra các kiểu diễn tả lôi cuốn và hấp dẫn hơn trong tương quan của chúng ta với Chúa Kitô: ”Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21). ”Anh chị em biết Đừc Giêsu Kitô Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giầu sáng phú qúy, nhưng đã tự ý trở thành nghèo khó vì anh chị em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh chị em trở nên giầu có” (2 Cr 8,9). Theo Martin Luther ”đó là mầu nhiệm cao cả nhất của ơn thánh đối với các kẻ tội lỗi: với một sự trao đổi tuyệt diệu tội lỗi của chúng ta không còn là của chúng ta nữa mà là của Chúa Kitô, và sự công chính của Chúa Kitô không còn là của Chúa Kitô nữa mà là của chúng ta”. Và như thế chúng ta được cứu độ (Commento ai Salmi del 1513-1515).
Đức Thánh Cha nói tiếp trong nài huấn dụ:
Trong lời loan báo truyền khẩu, đáng chú ý tới việc dùng từ ”sống lại” thay vì ”đã sống lại” có lý hơn vì tiếp theo ”đã chết và đã được mai táng”. Nhưng kiểu nói ”sống lại” được chọn để nhấn mạnh rằng sự phục sinh của Chúa Kitô có hiệu qủa trên cuộc sống hiện tại của tín hữu: chúng ta có thể dịch là ”sống lại và tiếp tục sống” trong bí tích Thánh Thể và trong Giáo Hội. Như thế toàn Kinh Thánh làm chứng cho cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô... Nếu thánh Ambrogio thành Milano có thể nói rằng ”trong Kinh Thánh chúng ta đọc thấy Chúa Kitô”, thì bởi vì Giáo Hội thời khai sinh đã đọc toàn Kinh Thánh của Israel bắt đầu từ Chúa Kitô và hướng về Chúa Kitô.
Việc nhắc tới các vụ Chúa Phục Sinh hiện ra cho Kepha, Mười Hai Tông Đồ, hơn 500 anh em và Giacôbê kết thúc với kinh nghiệm của thánh Phaolô trên đường đến thành Damasco, ”là người sinh sau đẻ muộn và là bào thai bị phá” (1 Cr 15,8), vì thánh nhân đã bách hại Giáo Hội Chúa. Lời thú tội này diễn tả sự bất xứng của người, không đáng được coi là tông đồ ngang hàng với các vị khác đi trước thánh nhân: nhưng ơn thánh Chúa đã không vô hiệu nơi người (1 Cr 15,10). Vì thế sự khẳng định mạnh mẽ của ơn thánh Chúa cho thánh Phaolô được vào hàng ngũ các chứng nhân đầu tiên sự phục sinh của Chúa. Căn tính và sự thống nhất của việc loan báo Tin Mừng thật quan trọng, các Tông Đồ cũng như thánh Phaolô đều rao giảng cùng một niềm tin, cùng một Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại và tự trao ban trong bí tích Thánh Thể.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: tầm quan trọng mà thánh Phaolô dành cho Truyền Thống sống động của Giáo Hội và được người thông truyền cho các cộng đoàn, chứng minh cho thấy quan điểm gán cho thánh Phaolô là người sáng chế ra Kitô giáo thật là sai lầm lớn. Trước khi loan báo Chúa Giêsu Kitô là Chúa của người, thánh Phaolô đã gặp gỡ Ngài trên đường đến thành Damasco và đã giao tiếp với Ngài trong Giáo Hội, khi quan sát nếp sống của Nhóm Mười Hai và những người đã theo Chúa trên các nẻo đường xứ Galilea... Sứ mệnh là tông đồ dân ngoại, mà thánh nhân đã nhận được từ Chúa Phục Sinh, cần được xác nhận và bảo đảm bởi những người đã giơ tay phải ra cho Barnaba và thánh nhân như dấu chỉ chấp nhận công tác tông đồ và việc rao giảng Tin Mừng của các vị, cũng như dấu chỉ sự tiếp đón và hiệp thông duy nhất của Giáo Hội Chúa Kitô (x. Gl 2,9). Từ đó chúng ta hiểu kiểu nói ”cả khi chúng tôi đã biết Chúa Kitô theo thịt xác” (2 Cr 5,16): nó không có nghĩa là cuộc sống của Chúa trên trần gian này ít quan trọng đối với sự trưởng thành lòng tin của chúng ta, mà có nghĩa là từ sự phục sinh của Người tương quan của chúng ta đối với Người thay đổi. ”Xét như một người phàm Đức Giêsu Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít, Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,3-4).
Càng tìm bước theo chân Chúa Giêsu thành Nagiaret trên các nẻo đường Galilea, chúng ta càng hiểu rằng Người đã nhận lấy nhân tính của chúng ta và chia sẻ mọi sự, ngoại trừ tội lỗi. Lòng tin của chúng ta không nảy sinh từ một huyền thoại, cũng không phải từ một tư tưởng, mà là từ cuộc gặp gỡ với Chúa Phục sinh, trong cuộc sống của Giáo Hội.
Sau khi chào nhiều các tín hữu hiện diện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.