“Đã giải quyết … đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý”!
Trong bài viết có tựa đề “Sự thật không thể che đậy” trên báo Hà Nội Mới ra ngày 23/8/2008 có đọan viết: “Thành phố có đủ căn cứ và trên thực tế đã xem xét, giải quyết các đơn kiện đòi đất của Giáo xứ Thái Hà đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý”.
Tôi xin phân tích với nhóm phóng viên nội chính về cái “luật”, cái “tình”, cái “lý” mà chính quyền Hà Nội đã sử dụng khi giải quyết đơn khiếu nại của Giáo xứ Thái Hà.
Về luật, chính quyền Hà Nội chỉ bê ra cái Nghị Quyết 23, vốn là “câu thần chú biến đất của người khác thành của Nhà nước” rồi tuyên bố từ đây không xem xét lại chính sách ‘ăn cướp đất đai’ ấy nữa. Nếu Hiến Pháp hay Bộ luật dân sự quy định phải tôn trọng quyền sở hữu của các cá nhân hay tổ chức thì chính quyền thừa biết các văn bản kiểu nghị quyết 23 kia là trái với Hiến pháp, vậy mà cứ nhất định không xem xét lại! Rõ ràng cứ phải để nó tồn tại như thế để chủ nó vô phương đòi lại.
Về trình tự thủ tục khiếu nại tố cáo theo đúng luật thì chính quyền Hà Nội cũng nhất định quên luôn! Tôi xin mạo muội nhắc các quan điều 8 Nghị định 53/2005/NĐ-CP quy định: “người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại…người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng có liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình…Việc gặp gỡ, đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, tóm tắt kết quả về các nội dung đã đối thoại…Kết quả việc gặp gỡ, đối thoại là một trong các căn cứ làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại. ”
Pháp luật quy định là thế, nhưng nếu có một hai buổi họp thì chính quyền Hà Nội tranh thủ cao giọng nhắc nhở, bảo ban cha con giáo xứ Thái Hà, khá lắm là chỉ nhằm “thông tin” như ông Trịnh Kiên Đỉnh chủ trì cuộc gặp gỡ trước đây tuyên bố. Họ cứ oang oang một bài tủ: đất quan đã “quản lý” là của quan, “xăng có thể cạn, lốp có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”! Đâu có đối thoại nên làm gì có chuyện thấu tình, đạt lý? Không chừng các bậc “phụ mẫu chi dân” cho rằng pháp luật quy định như vậy là thừa, là bất lợi cho việc các ngài dạy dỗ dân ngu nên lờ đi cho xong chuyện. Nhiều lần phía các linh mục và giáo dân yêu cầu trưng ra các chứng cứ chứng minh việc giao đất đai và các văn bản quản lý đất đai thì các quan lại cho là “tài liệu mật” trong khi Nghị định nói trên cho rằng đây là “quyền” của người tham gia đối thoại. Các vị lãnh đạo chính quyền sợ đưa ra chứng cứ e rằng sẽ bị kỷ luật hay bị đi tù như làm lộ bí mật quốc gia chăng? Hay các quan không bao giờ đối thoại, chỉ quen đè đầu cỡi cổ bắt nạt bỏ tù nhân dân nên nghĩ rằng mình có quyền không áp dụng khỏan lụât này? Hay các quan lại sợ đưa ra các văn bản quản lý kiểu văn bản của nhà 32 bis Nguyễn Thị Diệu: “Nhà vắng chủ nên Nhà nước là chủ”, tức là loại văn bản “nhà đất này thuộc nhà nước vì nhà nước đã bức tử chủ nhà”? Hay như văn bản quản lý nhà các nữ tu Phaolô, nhà để “đào tạo trẻ em thành các thế lực phản động chống phá Cách Mạng” nên phải tịch thu? Quý Cha và anh chị em giáo dân Thái Hà coi chừng chính quyền dùng “photoshop” chế biến giấy tờ rồi đăng báo chửi rủa, sau đó ra tòa thì chánh án cầm giấy “photoshop designed” tuyên án tử hình hàng loạt. Tôi đề nghị Giáo xứ Thái Hà cần giám định các giấy tờ nếu Nhà nước đưa ra muộn màng, mà phải giám định tại các cơ quan giám định không thuộc hệ thống quản lý của Nhà nước ta!
Tiếp đến cũng cần thấy cách hành xử theo “lý của kẻ mạnh” trong chỉ đạo của Chính quyền TP Hà Nội. Luật pháp Việt Nam quy định người khiếu nại ít nhất có quyền khiếu nại 2 lần đến các cơ quan có thẩm quyền trong một vấn đề. Khi người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết lần 1 thì có quyền khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc kiện ra tòa (Điều 17, điểm d). Trong khi Giáo xứ Thái Hà mới có giải quyết khiếu nại lần thứ nhất, chính quyền Hà Nội xem như đó là giải quyết cuối cùng nên chỉ đạo “Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn Sở Xây dựng, UBND quận Đống Đa về đầu tư và xây dựng công trình; cân đối, bố trí nguồn vốn, ngân sách Thành phố để thực hiện xong dự án ngay trong năm 2008” (Trích CV 4213/UBND-NNĐC). Chính quyền Hà Nội cũng nên biết rằng, luật Khiếu nại tố cáo còn cho phép khiếu nại lần thứ 3 lên Thủ tướng Chính phủ theo điểm 2 điều 28 “ Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Tôi vừa biết rằng chính quyền Tỉnh Lâm Đồng cho hay, việc giao lại đất tại Đồi Mai Anh Đà Lạt là kết quả của lần khiếu nại thứ 3 theo quy định trên đây. Vì trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Trưởng Bộ Xây dựng đã 2 lần bác đơn của các sơ Nữ tử Bác ái. Nhưng trong chuyện Thái Hà thì biết đâu Bộ xây dựng và Thủ tướng đã chỉ đạo từ xa nên Thành phố tin chắc trước sau trên dưới cũng theo một “bài thuốc” sắc từ Nghị Quyết 23?
Chính các phóng viên nội chính cũng tuyên bố dõng dạc trong bài có tựa đề “Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cần sớm yêu cầu giáo sĩ và giáo dân chấm dứt hành vi sai trái” trên báo Hà Nội Mới ngày 21/08/2008 rằng: “ Trong khi thành phố đã và đang tập trung giải quyết đơn của linh mục Chánh xứ Thái Hà về vấn đề đất đai tại khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng…Vụ việc đang trong quá trình giải quyết thì một số giáo sĩ không những không hợp tác với các cơ quan Nhà nước mà còn làm những việc sai trái …”. Thế đấy, các anh khẳng định khu đất kia đang trong thời gian khiếu nại, nên bên khiếu nại cầu nguyện trên khu đất tranh chấp là “vi phạm pháp luật” còn các quan tiến hành xây dựng công trình công cộng trên đó thì các anh im thin thít?! Rõ ràng các anh đã sơ hở “lòi mặt chuột”, khi các anh ghi tiếp “ngày 6-8-2008, đại diện UBND quận Đống Đa và phường Quang Trung đã đến làm việc và thông báo với giáo xứ Thái Hà về việc triển khai công tác theo ý kiến chỉ đạo của thành phố tại công văn số 4231”. Đất đai trang tranh chấp mà các bác đòi “triển khai công tác” gì trên đó? Thế mà gọi là “đạt lý” à!
Có phải thói quen xu nịnh và tâng bốc các quan đã làm lương tâm nghề nghiệp của các anh chỉ thấy “hầu bao” của các quan tham??? Đâu có khó khăn gì để thấy việc chính quyền đến thông báo triển khai dự án là “giọt nước làm tràn ly”, để rồi giáo dân Thái Hà phá tường rào vào cầu nguyện tại khu đất để thể hiện quyết tâm bảo vệ khu đất có nguy cơ bị cướp mất vĩnh viễn. Vâng, chính quyền không tuân thủ pháp luật mà cứ oang oang cao giọng dạy dỗ con dân giáo xứ Thái Hà phải tôn trọng pháp luật. Thực là nực cười!
Nhóm phóng viên nội chính không biết rằng chính ông Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã khẳng định nguyên nhân của tình trạng khiếu nại tố cáo như sau: "Chúng ta cần nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề, có thể chỗ này chỗ khác phát sinh khiếu nại tố cáo là do người dân làm chưa đúng hoặc do kẻ địch lợi dụng, nhưng nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ chính chúng ta, từ việc ban hành chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện. Khiếu nại tố cáo thường tập trung vào lĩnh vực đất đai, vì sao? Chính vì việc triển khai các dự án có liên quan đến đất đai thường có lợi cho chủ đầu tư, cho một bộ phận ở địa phương mà bất lợi cho người dân". Trích báo Tuổi trẻ ngày 23/8/2008 trong bài “Người có thẩm quyền ít đối thoại với dân” .
Phải chăng “lương tâm không bằng lương tháng”. Mới hôm qua, một bác sĩ tâm lý bảo với tôi rằng: “Chúng nó đứt hết dây thần kinh xấu hổ rồi!”
Trong bài viết có tựa đề “Sự thật không thể che đậy” trên báo Hà Nội Mới ra ngày 23/8/2008 có đọan viết: “Thành phố có đủ căn cứ và trên thực tế đã xem xét, giải quyết các đơn kiện đòi đất của Giáo xứ Thái Hà đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý”.
Tôi xin phân tích với nhóm phóng viên nội chính về cái “luật”, cái “tình”, cái “lý” mà chính quyền Hà Nội đã sử dụng khi giải quyết đơn khiếu nại của Giáo xứ Thái Hà.
Về luật, chính quyền Hà Nội chỉ bê ra cái Nghị Quyết 23, vốn là “câu thần chú biến đất của người khác thành của Nhà nước” rồi tuyên bố từ đây không xem xét lại chính sách ‘ăn cướp đất đai’ ấy nữa. Nếu Hiến Pháp hay Bộ luật dân sự quy định phải tôn trọng quyền sở hữu của các cá nhân hay tổ chức thì chính quyền thừa biết các văn bản kiểu nghị quyết 23 kia là trái với Hiến pháp, vậy mà cứ nhất định không xem xét lại! Rõ ràng cứ phải để nó tồn tại như thế để chủ nó vô phương đòi lại.
Về trình tự thủ tục khiếu nại tố cáo theo đúng luật thì chính quyền Hà Nội cũng nhất định quên luôn! Tôi xin mạo muội nhắc các quan điều 8 Nghị định 53/2005/NĐ-CP quy định: “người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại…người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng có liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình…Việc gặp gỡ, đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, tóm tắt kết quả về các nội dung đã đối thoại…Kết quả việc gặp gỡ, đối thoại là một trong các căn cứ làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại. ”
Pháp luật quy định là thế, nhưng nếu có một hai buổi họp thì chính quyền Hà Nội tranh thủ cao giọng nhắc nhở, bảo ban cha con giáo xứ Thái Hà, khá lắm là chỉ nhằm “thông tin” như ông Trịnh Kiên Đỉnh chủ trì cuộc gặp gỡ trước đây tuyên bố. Họ cứ oang oang một bài tủ: đất quan đã “quản lý” là của quan, “xăng có thể cạn, lốp có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”! Đâu có đối thoại nên làm gì có chuyện thấu tình, đạt lý? Không chừng các bậc “phụ mẫu chi dân” cho rằng pháp luật quy định như vậy là thừa, là bất lợi cho việc các ngài dạy dỗ dân ngu nên lờ đi cho xong chuyện. Nhiều lần phía các linh mục và giáo dân yêu cầu trưng ra các chứng cứ chứng minh việc giao đất đai và các văn bản quản lý đất đai thì các quan lại cho là “tài liệu mật” trong khi Nghị định nói trên cho rằng đây là “quyền” của người tham gia đối thoại. Các vị lãnh đạo chính quyền sợ đưa ra chứng cứ e rằng sẽ bị kỷ luật hay bị đi tù như làm lộ bí mật quốc gia chăng? Hay các quan không bao giờ đối thoại, chỉ quen đè đầu cỡi cổ bắt nạt bỏ tù nhân dân nên nghĩ rằng mình có quyền không áp dụng khỏan lụât này? Hay các quan lại sợ đưa ra các văn bản quản lý kiểu văn bản của nhà 32 bis Nguyễn Thị Diệu: “Nhà vắng chủ nên Nhà nước là chủ”, tức là loại văn bản “nhà đất này thuộc nhà nước vì nhà nước đã bức tử chủ nhà”? Hay như văn bản quản lý nhà các nữ tu Phaolô, nhà để “đào tạo trẻ em thành các thế lực phản động chống phá Cách Mạng” nên phải tịch thu? Quý Cha và anh chị em giáo dân Thái Hà coi chừng chính quyền dùng “photoshop” chế biến giấy tờ rồi đăng báo chửi rủa, sau đó ra tòa thì chánh án cầm giấy “photoshop designed” tuyên án tử hình hàng loạt. Tôi đề nghị Giáo xứ Thái Hà cần giám định các giấy tờ nếu Nhà nước đưa ra muộn màng, mà phải giám định tại các cơ quan giám định không thuộc hệ thống quản lý của Nhà nước ta!
Tiếp đến cũng cần thấy cách hành xử theo “lý của kẻ mạnh” trong chỉ đạo của Chính quyền TP Hà Nội. Luật pháp Việt Nam quy định người khiếu nại ít nhất có quyền khiếu nại 2 lần đến các cơ quan có thẩm quyền trong một vấn đề. Khi người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết lần 1 thì có quyền khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc kiện ra tòa (Điều 17, điểm d). Trong khi Giáo xứ Thái Hà mới có giải quyết khiếu nại lần thứ nhất, chính quyền Hà Nội xem như đó là giải quyết cuối cùng nên chỉ đạo “Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn Sở Xây dựng, UBND quận Đống Đa về đầu tư và xây dựng công trình; cân đối, bố trí nguồn vốn, ngân sách Thành phố để thực hiện xong dự án ngay trong năm 2008” (Trích CV 4213/UBND-NNĐC). Chính quyền Hà Nội cũng nên biết rằng, luật Khiếu nại tố cáo còn cho phép khiếu nại lần thứ 3 lên Thủ tướng Chính phủ theo điểm 2 điều 28 “ Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Tôi vừa biết rằng chính quyền Tỉnh Lâm Đồng cho hay, việc giao lại đất tại Đồi Mai Anh Đà Lạt là kết quả của lần khiếu nại thứ 3 theo quy định trên đây. Vì trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Trưởng Bộ Xây dựng đã 2 lần bác đơn của các sơ Nữ tử Bác ái. Nhưng trong chuyện Thái Hà thì biết đâu Bộ xây dựng và Thủ tướng đã chỉ đạo từ xa nên Thành phố tin chắc trước sau trên dưới cũng theo một “bài thuốc” sắc từ Nghị Quyết 23?
Chính các phóng viên nội chính cũng tuyên bố dõng dạc trong bài có tựa đề “Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cần sớm yêu cầu giáo sĩ và giáo dân chấm dứt hành vi sai trái” trên báo Hà Nội Mới ngày 21/08/2008 rằng: “ Trong khi thành phố đã và đang tập trung giải quyết đơn của linh mục Chánh xứ Thái Hà về vấn đề đất đai tại khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng…Vụ việc đang trong quá trình giải quyết thì một số giáo sĩ không những không hợp tác với các cơ quan Nhà nước mà còn làm những việc sai trái …”. Thế đấy, các anh khẳng định khu đất kia đang trong thời gian khiếu nại, nên bên khiếu nại cầu nguyện trên khu đất tranh chấp là “vi phạm pháp luật” còn các quan tiến hành xây dựng công trình công cộng trên đó thì các anh im thin thít?! Rõ ràng các anh đã sơ hở “lòi mặt chuột”, khi các anh ghi tiếp “ngày 6-8-2008, đại diện UBND quận Đống Đa và phường Quang Trung đã đến làm việc và thông báo với giáo xứ Thái Hà về việc triển khai công tác theo ý kiến chỉ đạo của thành phố tại công văn số 4231”. Đất đai trang tranh chấp mà các bác đòi “triển khai công tác” gì trên đó? Thế mà gọi là “đạt lý” à!
Có phải thói quen xu nịnh và tâng bốc các quan đã làm lương tâm nghề nghiệp của các anh chỉ thấy “hầu bao” của các quan tham??? Đâu có khó khăn gì để thấy việc chính quyền đến thông báo triển khai dự án là “giọt nước làm tràn ly”, để rồi giáo dân Thái Hà phá tường rào vào cầu nguyện tại khu đất để thể hiện quyết tâm bảo vệ khu đất có nguy cơ bị cướp mất vĩnh viễn. Vâng, chính quyền không tuân thủ pháp luật mà cứ oang oang cao giọng dạy dỗ con dân giáo xứ Thái Hà phải tôn trọng pháp luật. Thực là nực cười!
Nhóm phóng viên nội chính không biết rằng chính ông Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã khẳng định nguyên nhân của tình trạng khiếu nại tố cáo như sau: "Chúng ta cần nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề, có thể chỗ này chỗ khác phát sinh khiếu nại tố cáo là do người dân làm chưa đúng hoặc do kẻ địch lợi dụng, nhưng nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ chính chúng ta, từ việc ban hành chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện. Khiếu nại tố cáo thường tập trung vào lĩnh vực đất đai, vì sao? Chính vì việc triển khai các dự án có liên quan đến đất đai thường có lợi cho chủ đầu tư, cho một bộ phận ở địa phương mà bất lợi cho người dân". Trích báo Tuổi trẻ ngày 23/8/2008 trong bài “Người có thẩm quyền ít đối thoại với dân” .
Phải chăng “lương tâm không bằng lương tháng”. Mới hôm qua, một bác sĩ tâm lý bảo với tôi rằng: “Chúng nó đứt hết dây thần kinh xấu hổ rồi!”