Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật XIX Thường Niên – A (Mt 14:22-31)
Bài Tin Mừng tuần trước nói về việc Chúa Giêsu làm cho bánh và cá hóa ra nhiều để nuôi trên năm ngàn người. Tuần này Hội Thánh nhắc đến việc Chúa đi trên mặt biển và làm cho sóng gió in lặng để củng cố Đức Tin của các môn đệ vì các ông còn yếu tin. Chúa dạy bài học này cho các môn đệ khi các ông đang ở trên thuyền. Con thuyền của các ông tượng trưng cho Hội Thánh. Hội Thánh là gia đình những người tin vào Chúa và nâng đỡ Đức Tin của nhau. Hội Thánh là Nhiệm Thể của Chúa nên Chúa luôn để tâm đến mọi hoạt động của Hội Thánh. Tuy Đức Tin là ân sủng nhưng không Thiên Chúa ban cho từng cá nhân, nhưng cần được nuôi dưỡng trong Hội Thánh qua lời giảng dạy và các Bí Tích, như các chi thể cần có máu luân chuyển từ tim và bộ não sống động. Không một chi thể nào có thể sống được mà không gắn liền với thân thể, cho nên không một ai có thể có Đức Tin độc lập với Đức Tin của Hội Thánh. Đức Tin cũng cần phải được thực hành trong đời sống hằng ngày thì mới có hiệu quả. Ngày nay có nhiều Giáo Phái nhận mình là Giáo Hội thật của Chúa. Nhưng chỉ có một Hội Thánh Công Giáo là Giáo Hội còn đứng vững trước các tấn công của thế gian mà không nhượng bộ, không để mình chìm theo những làn sóng thế tục, vô luân, vì luôn luôn kiên trì tin tưởng vào Chúa và trung thành làm theo Ý Người.
Nhiều khi chúng ta cũng hỏi Chúa như Thánh Phêrô, “Lạy Chúa nếu thật sự là Chúa thì cho con trúng số, làm cho con cái của con ngoan ngoãn, cho giáo xứ con đoàn kết, cho học trò con biết vâng lời, thì đóng cửa các nhà thương phá thai, thì bịt miệng các chính trị gia đang loan truyền sự dữ,….” Chúng ta sẽ phản ứng ra sao nếu Chúa không ban cho chúng ta những điều ấy? Chúng ta còn tin Chúa không hay nghi ngờ để bị chìm theo các làn sóng dồn dập của thế gian, của vật chất, của thuyết tương đối, của thuyết duy vật vô thần…?
Mt 14:22 - Khi dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.
Dịch là Chúa Giêsu giục các môn đệ trở xuống thuyền thực ra chưa lột được ý của câu này. Nếu dịch sát theo bản Hy Lạp, thì phải là Chúa lập tức bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước. Lý do mà Chúa bắt các môn đệ xuống thuyền và qua bờ bên kia, tức là về Capernaum, trước, vì Người không muốn các ông chứng kiến cảnh dân chúng bắt Người lên làm vua (x Ga 6:14-15). Vào thời ấy người Do Thái đang nóng lòng mong đợi một vị Mêsia đến giải phóng họ khỏi ách nô lệ Rôma và tái lập vương quyền của Vua Đavid như Thiên Chúa đã hứa. Thấy Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, họ bảo nhau: “Đây thật sự là vị ngôn sứ, đấng phải đến trong thế gian” (Ga 6:14). Chính các môn đệ khi theo Chúa cũng hy vọng được quyền thế, vì các ông thật sự chưa hiểu rõ về Chúa và các giáo huấn của Người (x. Mt 20:21-24; Mc 25:35-41). Cho nên Người đã lập tức bắt các ông xuống thuyền sang bờ bên kia, vì sợ các ông cũng sẽ đồng tình với dân chúng mà tôn Người lên làm vua.
Ngày nay chúng ta cũng chẳng khác gì dân Do Thái và các môn đệ bao nhiêu. Mặc dù đã biết là Vương Quyền của Chúa không phải là vương quyền trần thế, nhưng hầu hết những điều chúng ta cầu nguyện là xin Chúa cho những gì là vật chất nhiều hơn tinh thần như: làm ăn phát đạt, thi đỗ, khẻo mạnh, …. Có người còn cầu xin cho được trúng số…. Các môn đệ ngày nay cũng thế. Nhiều người đi tu làm linh mục để được “lên hàng khanh tướng.” Nhiều người ra làm việc tông đồ để mưu cầu danh tiếng hay để được mang ơn. Có những Giáo Lý viên chỉ muốn dạy lớp Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu hoặc Thêm Xức vì sau hai lớp này họ được cám ơn trên nhà thờ còn dạy các lớp khác thì không ai biết đến….
Khi bắt các môn đệ lập tức xuống thuyền qua bờ bên kia, Chúa cũng muốn dạy tôi rằng khi làm được việc gì tốt tôi cũng phải lập tức xuống thuyền về Capernaum, tức là hạ mình xuống nhớ lại nguồn gốc thấp hàn của mình, và nếu có thể được thì lánh đi ngay, đừng chần chờ kẻo bị người ta cám ơn hoặc khen thưởng mà thành ra kiêu ngạo, tự mãn, mà quên rằng mình từ Capernaum, là nơi đánh cá quê mùa.
Mt 14:23 - Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện một mình. Đến chiều, Người vẫn ở đó một mình.
Sau khi làm cho bánh hóa ra nhiều nuôi năm ngàn người chắc Chúa Giêsu rất cảm động khi nghĩ đến một ngày không xa, chính Người sẽ trở nên của ăn cho chúng ta cho đến tận thế. Nên Chúa cần phải tâm sự riêng với Cha Người. Cầu nguyện với Ðức Chúa Cha là một đặc điểm của Chúa Giêsu (x Lc 6:12). Tuy Người lúc nào cũng kết hợp với Ðức Chúa Cha, nhưng Người vẫn dành những thời giờ riêng biệt để cầu nguyện riêng, đặc biệt là trước khi quyết định những việc trọng đại (x Mt 26:36; Lc 9:27). Một trong những mục đích của Người là để dạy cho chúng ta tầm quan trọng của việc cầu nguyện riêng bằng chính việc làm của Người. Ở đây chúng ta học được của Chúa bốn đặc tính của cầu nguyện riêng:
Mt 14:24 - Còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió.
Dịch sát nghĩa là: Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy dặm, bị sóng đánh vì ngược gió. Biển đây là Biển hồ, tức là hồ Giênêsarét, hồ Tibêria hay là hồ Galilê (x Ga 6:1). Hồ này hình bầu dục, dài khoảng 21 km, rộng khoảng 12 km. Vì hồ quá lớn, lại có núi bao quanh nên thường có nhiều sóng gió (x Mt 8:23). Các môn đệ chắc chắn là đã quen với sóng gió của Biển Hồ. Tuy nhiên các ông vẫn sợ hãi.
Biển Hồ tượng trưng cho trần gian, mà cũng có thể tượng trưng cho đời sống thường nhật của mỗi người chúng ta. Sau khi được ăn Bánh Trường Sinh Chúa cũng sai chúng ta trở về đời sống thường nhật. Cũng như các môn đệ, chúng ta trở về, không phải như những cá nhân riêng rẽ, mà như chi thể của Nhiệm Thể Chúa là Hội Thánh. Chúng ta cùng Hội Thánh đi vào thế gian. Con thuyền tượng trưng cho Hội Thánh ở trần gian đang phải đương đầu với nhiều trở ngại. Sóng gió là những trở ngại ấy. Cũng vậy, đời sống của mỗi người chúng ta cũng phải đương đầu với nhiều sóng gió trong gia đình, ở sở làm, và nhiều khi cả ở trong giáo xứ của chúng ta.
Mt 14:25 - Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông.
Canh tư đêm tối hay vào khoảng canh tư - Trong thời Cựu Ước, người Do Thái chia đêm ra làm ba canh, mỗi canh 4 giờ. Vào thời Chúa Giêsu, họ theo người Rôma chia ngày thành 12 giờ, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều, và chia đêm thành 4 canh, mỗi canh 3 giờ. Canh tư từ 3 giờ đến 6 giờ sáng. Có lẽ sự phân chia này là theo giờ đổi lính canh của người Rôma.
Chúa Giêsu ở trên núi, nhưng luôn quan tâm đến các môn đệ. Khi thấy các ông bị sóng gió nguy ngập, Người liền đi trên mặt biển mà đến cứu các ông. Cũng thế, lúc nào Chúa cũng quan tâm đến chúng ta trong cuộc chiến đấu vật lộn với phong ba nơi trần thế.
Người đi trên mặt biển. - Đối với người Do Thái, biển tượng trưng cho sự hỗn độn dưới quyền năng của tối tăm. Cựu Ước nhiều lần nói tới việc Thiên Chúa chế ngự biển cả khi tạo dựng, cho Dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, và Ngài đi trên biển (x G 9:8; Tv 77,20). Việc Chúa Giêsu đi trên mặt biển không phải để biểu diễn, nhưng để chứng tỏ rằng Người có quyền trên biển, ngõ hầu củng cố đức tin của các môn đệ. Ðây là những phép lạ riêng để cho các môn đệ nhận ra và vững tin rằng Người là Thiên Chúa (Mc 6:45-52; Ga 6:14-21).
Mt 14:26 - Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: "Ma kìa!", và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng.
Các môn đệ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển mà đến gần thì tưởng là ma. Điều này không có gì là ngạc nhiên cả vì người thời đó tin rằng ma quỷ làm chủ biển cả. Biển là một con quái vật hỗn độn trong huyền thoại về tạo dựng của người Trung Đông. Biển bị Thiên Chúa chế ngự trong phạm vi của nó (G 38:8-11), nhưng khi chèo thuyền vào biển là trong phạm vi của biển, nên nó có quyền trên tàu bè. Nhưng lý do chính là đức tin của các ông còn yếu. Lần trước khi các ông kêu la trên biển cả (Mt 8:23-27), Chúa đã khiển trách các ông, “Tại sao các con sợ hãi, hỡi những kẻ yếu tin!” và các ông đã tự hỏi, “Người này là người nào mà cả gió và biển cũng vâng phục Người.” Đức tin này vẫn còn yếu kém sau khi Chúa sống lại đến nỗi khi Người hiện ra với các ông, các ông cũng tưởng là ma (Lc 24:37). Đức tin ấy chỉ được mạnh mẽ sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống với các ông vào Lễ Ngũ Tuần.
Mt 14:27 - Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ!"
Hãy yên tâm – Chúa trấn an các môn đệ bằng lời nói quen thuộc của Người, “Hãy yên tâm” (Mt 9:2; 9:22; Mk 10:49). Hội Thánh và cuộc đời của mỗi người chúng ta nhiều khi cũng có những sóng gió mà chúng ta không chống cự nổi, nhưng Chúa luôn bảo vệ Hội Thánh và bảo vệ mỗi người chúng ta nếu chúng ta tin vào Người. Khi gặp sóng gió hãy vững tay chèo lái, tức là vẫn trung thành tuân giữ giới luật Chúa, sống theo giáo huấn của Người cùng tin cậy vào Người và hãy yên tâm, đừng sợ vì Chúa luôn ở bên.
Thầy đây, đừng sợ! – Khi dịch ra tiếng Việt Nam, “Thầy đây” không còn lột được ý nghĩa siêu nhiên của câu trả lời. Trong Cựu Ước Thiên Chúa hay tự xưng "Ta là", "Ta là Đấng Hiện Hữu" (x St 46,3; Xh 3,14). Khi xưng, "Thầy đây", Chúa Giêsu ám chỉ Người là Thiên Chúa. Vì là Thiên Chúa, Người có quyền năng trên biển cả, Người có thể đi trên nước, nên Người bảo các ông “Đừng sợ”.
Mt 14:28 -29 - Phêrô thưa lại rằng: "Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy". 29 Chúa phán: "Hãy đến!" Phêrô xuống khỏi thuyền, bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu.
Thánh Phêrô quả thật là một con người chất phác, thành thật và mau tin hơn các môn đệ khác. Một khi đã tin là đem ra thực hành liền, nên khi Chúa phán “Hãy đến!” thì ngài lập tức ra khỏi thuyền và đi bộ trên nước đến cùng Chúa mà chẳng hoài nghi chút nào. Không một hãng xưởng nào thời nay có thể thuê một người bộp chộp và nông cạn dễ tin như thế làm giám đốc điều hành công ty của mình. Thế mà Chúa lại chọn Thánh Phêrô làm đầu Hội Thánh hữu hình của Người. Sở dĩ Thánh Phêrô dám liều mình bước xuống nước giữa con giông bão vì ngài tin vào lời Chúa, và có can đảm thực hành lời ấy bất chấp mọi nguy hiểm. Chúa đã cho Thánh Phêrô chia sẻ quyền năng của Người. Ngày hay các Đức Thánh Cha cũng thế. Bốn mươi năm về trước, khi cuộc cách mạng tính dục bắt đầu, sau khi tất cả các giáo phái Tin Lành đều nhượng bộ dư luận quần chúng mà cho tín hữu của họ dùng thuốc ngừa thai. Nhiều giám mục và các nhà thần học Hoa Kỳ cũng tin rằng Hội Thánh Công Giáo cũng sẽ cho phép như thế. Còn Đức Thánh Cha Phaolô VI thì đã bác bỏ những đề nghị của đa số thành viên trong ủy ban chuyên môn về ngừa thai mà ra Thông Điệp Humanae Vitae. Ngài gọi nó là “dấu chỉ mâu thuẫn của thời đại.” Khi ra thông điệp ấy, Đức Thánh Cha đã can đảm chịu mọi chống đối sẽ xảy đến cho ngài trong Hội Thánh. Nhưng ngài nhất định vững tai lèo lái con thuyền Hội Thánh giữa cuộc phong ba vũ bão vô tiền khoáng hậu ấy. Ngài bị tấn công đủ mọi phiá, không những ở ngoài Hội Thánh mà ngay trong lòng Hội Thánh. Linh Mục Charles E. Curran, giáo sư về Thần Học Luân lý tại Catholic University of America đã dẫn đầu cuộc vận động phản đối Đức Thánh Cha với sự ủng hộ ngầm của nhiều giám mục cấp tiến. Cuộc vận động này đã gây ra nhiều sóng gió trong Hội Thánh mà đến bây giờ vẫn chưa yên. Tuy nhiên ngày nay nhiều người đã phải nhìn nhận rằng Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói tiên tri trong Thông Điệp Humanae Vitae về những hậu quả mà thuốc ngừa thai đem đến cho nhân loại.
Mt 14:30-31 - Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: "Lạy Thầy, xin cứu con!" 31 Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: "Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?"
Thấy gió mạnh, ông sợ hãi - Bao lâu Thánh Phêrô đẩ ý đến Chúa Giêsu, thì ông có thể đi trên mặt nước mà không sợ gì cả. Nhưng khi thay vì để tâm vào Chúa, ông để tâm vào sóng gió, và quên rằng Chúa ban quyền cho ngài để thắng vượt ba đào thì ngài đâm ra sợ hãi, hoài nghi, và bắt đầu chìm xuống.
Lạy Thầy, xin cứu con với! – Có bản dịch là “Thưa Ngài, xin cứu con” - Thật ra chữ κυριε là thể vocative của κυριος của Hy Lạp, có ba nghĩa là ông chủ, để xưng hô với một người trên như Sir của tiếng Anh hay ngài của tiếng Việt, nhưng cũng dùng để xưng hô với Thiên Chúa. Vì thế dịch là “Thưa Thầy” thì không chỉnh lắm. Có lẽ dịch “Lạy Chúa” là đúng nhất.
Tại sao lại mà nghi ngờ? – Đây là một lời trách yêu của Chúa vì Người thừa biết rằng đức tin ngài còn yếu. Chúng ta nhiều khi cũng như Thánh Phêrô, tin vào Chúa đấy, nhưng vẫn còn nghi ngờ. Ðó là chuyện bình thường.
Ở đây Chúa muốn dạy Thánh Phêrô và tất cả chúng ta một bài học là đừng cậy sức mình, vì con người vừa yếu đuối vừa hèn nhát. Đôi khi lòng mình không muốn để bị chìm vào trong biển cả tội lỗi, nhưng vì yếu đuối mà sa ngã, vì hèn nhát nên nhượng bộ làm theo bạn bè hay dư luận quần chúng. Muốn không bị chìm thì phải dựa vào ơn Chúa. Và một khi đang chìm thì phải bắt chước Thánh Phêrô kêu cầu cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin cứu con!” Mỗi khi bị cám dỗ, mỗi khi gặp hiểm nghèo, cũng xin cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin cứu con!”
Mt 14:32-33 - Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. 33 Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa".
Gió liền yên lặng - Ở đâu có Chúa thì ở đấy có bình an.
Thật Thầy là Con Thiên Chúa - Lần trước khi Chúa Giêsu truyền cho sóng gió yên lặng, các môn đệ hỏi nhau, "Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (Mt 8:37). Lần này các ngài thật sự tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nghĩa là Đấng Mêsia.
Câu Hỏi để Thảo Luận
1. Tại sao Chúa Giêsu bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước trong khi Người giải tán đám đông? Ðiều gì làm Chúa e ngại khi danh tiếng của Người được đồn ra khắp trong dân chúng (xem Jn 6:15)?
2. Tại sao Chúa Giêsu lại muốn cầu nguyện một mình?
3. Dư luận quần chúng và phản ứng của Chúa Giêsu ở đây tương tự như cám dỗ ở các câu Matthêu 4:3-10 thế nào?
4. Chuyện gì xảy ra ở giữa Biển Hồ làm lắc lư con thuyền của các môn đệ? Làm cho các ông sợ hãi? Làm cho đức tin của các ông thêm mạnh?
5. Hội Thánh cũng như chiếc thuyền trên biển cả. Hãy kể ra những trận phong ba mà Hội Thánh đã phải chịu trong quá khứ? Biến cố nào gần đây mà bạn cho là một trận cuồng phong đang lắc lư tầu Hội Thánh? So với các biến cố trong quá khứ thì biến cố này có phải là biến cố trầm trọng nhất không?
6. Ðời bạn cũng có rất nhiều sóng gió, bạn làm gì để sống sót đến hôm nay? Có khi nào bạn cầu nguyện cùng Chúa trong các phong ba đó không? Nếu có thì bạn thấy hiệu quả ra sao?
7. Tại sao Thánh Phêrô lại xin Chúa truyền cho ngài đi trên nước mà đến với Người? Khi nào thì ông bắt đầu chìm? Tại sao sao ngài không chìm ngay khi mới bước xuống nước?
8. Nếu bạn là Thánh Phêrô bạn có dám ra khỏi thuyền hay cứ ngồi lỳ trong thuyền?
9. Trong đời bạn có chuyện gì xảy ra hay việc gì bạn làm tương tự như việc Thánh Phêrô đi trên nước không?
10. Các môn đệ kết luận gì về Chúa sau phép lạ này?
Bài Tin Mừng tuần trước nói về việc Chúa Giêsu làm cho bánh và cá hóa ra nhiều để nuôi trên năm ngàn người. Tuần này Hội Thánh nhắc đến việc Chúa đi trên mặt biển và làm cho sóng gió in lặng để củng cố Đức Tin của các môn đệ vì các ông còn yếu tin. Chúa dạy bài học này cho các môn đệ khi các ông đang ở trên thuyền. Con thuyền của các ông tượng trưng cho Hội Thánh. Hội Thánh là gia đình những người tin vào Chúa và nâng đỡ Đức Tin của nhau. Hội Thánh là Nhiệm Thể của Chúa nên Chúa luôn để tâm đến mọi hoạt động của Hội Thánh. Tuy Đức Tin là ân sủng nhưng không Thiên Chúa ban cho từng cá nhân, nhưng cần được nuôi dưỡng trong Hội Thánh qua lời giảng dạy và các Bí Tích, như các chi thể cần có máu luân chuyển từ tim và bộ não sống động. Không một chi thể nào có thể sống được mà không gắn liền với thân thể, cho nên không một ai có thể có Đức Tin độc lập với Đức Tin của Hội Thánh. Đức Tin cũng cần phải được thực hành trong đời sống hằng ngày thì mới có hiệu quả. Ngày nay có nhiều Giáo Phái nhận mình là Giáo Hội thật của Chúa. Nhưng chỉ có một Hội Thánh Công Giáo là Giáo Hội còn đứng vững trước các tấn công của thế gian mà không nhượng bộ, không để mình chìm theo những làn sóng thế tục, vô luân, vì luôn luôn kiên trì tin tưởng vào Chúa và trung thành làm theo Ý Người.
Nhiều khi chúng ta cũng hỏi Chúa như Thánh Phêrô, “Lạy Chúa nếu thật sự là Chúa thì cho con trúng số, làm cho con cái của con ngoan ngoãn, cho giáo xứ con đoàn kết, cho học trò con biết vâng lời, thì đóng cửa các nhà thương phá thai, thì bịt miệng các chính trị gia đang loan truyền sự dữ,….” Chúng ta sẽ phản ứng ra sao nếu Chúa không ban cho chúng ta những điều ấy? Chúng ta còn tin Chúa không hay nghi ngờ để bị chìm theo các làn sóng dồn dập của thế gian, của vật chất, của thuyết tương đối, của thuyết duy vật vô thần…?
Mt 14:22 - Khi dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.
Dịch là Chúa Giêsu giục các môn đệ trở xuống thuyền thực ra chưa lột được ý của câu này. Nếu dịch sát theo bản Hy Lạp, thì phải là Chúa lập tức bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước. Lý do mà Chúa bắt các môn đệ xuống thuyền và qua bờ bên kia, tức là về Capernaum, trước, vì Người không muốn các ông chứng kiến cảnh dân chúng bắt Người lên làm vua (x Ga 6:14-15). Vào thời ấy người Do Thái đang nóng lòng mong đợi một vị Mêsia đến giải phóng họ khỏi ách nô lệ Rôma và tái lập vương quyền của Vua Đavid như Thiên Chúa đã hứa. Thấy Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, họ bảo nhau: “Đây thật sự là vị ngôn sứ, đấng phải đến trong thế gian” (Ga 6:14). Chính các môn đệ khi theo Chúa cũng hy vọng được quyền thế, vì các ông thật sự chưa hiểu rõ về Chúa và các giáo huấn của Người (x. Mt 20:21-24; Mc 25:35-41). Cho nên Người đã lập tức bắt các ông xuống thuyền sang bờ bên kia, vì sợ các ông cũng sẽ đồng tình với dân chúng mà tôn Người lên làm vua.
Ngày nay chúng ta cũng chẳng khác gì dân Do Thái và các môn đệ bao nhiêu. Mặc dù đã biết là Vương Quyền của Chúa không phải là vương quyền trần thế, nhưng hầu hết những điều chúng ta cầu nguyện là xin Chúa cho những gì là vật chất nhiều hơn tinh thần như: làm ăn phát đạt, thi đỗ, khẻo mạnh, …. Có người còn cầu xin cho được trúng số…. Các môn đệ ngày nay cũng thế. Nhiều người đi tu làm linh mục để được “lên hàng khanh tướng.” Nhiều người ra làm việc tông đồ để mưu cầu danh tiếng hay để được mang ơn. Có những Giáo Lý viên chỉ muốn dạy lớp Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu hoặc Thêm Xức vì sau hai lớp này họ được cám ơn trên nhà thờ còn dạy các lớp khác thì không ai biết đến….
Khi bắt các môn đệ lập tức xuống thuyền qua bờ bên kia, Chúa cũng muốn dạy tôi rằng khi làm được việc gì tốt tôi cũng phải lập tức xuống thuyền về Capernaum, tức là hạ mình xuống nhớ lại nguồn gốc thấp hàn của mình, và nếu có thể được thì lánh đi ngay, đừng chần chờ kẻo bị người ta cám ơn hoặc khen thưởng mà thành ra kiêu ngạo, tự mãn, mà quên rằng mình từ Capernaum, là nơi đánh cá quê mùa.
Mt 14:23 - Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện một mình. Đến chiều, Người vẫn ở đó một mình.
Sau khi làm cho bánh hóa ra nhiều nuôi năm ngàn người chắc Chúa Giêsu rất cảm động khi nghĩ đến một ngày không xa, chính Người sẽ trở nên của ăn cho chúng ta cho đến tận thế. Nên Chúa cần phải tâm sự riêng với Cha Người. Cầu nguyện với Ðức Chúa Cha là một đặc điểm của Chúa Giêsu (x Lc 6:12). Tuy Người lúc nào cũng kết hợp với Ðức Chúa Cha, nhưng Người vẫn dành những thời giờ riêng biệt để cầu nguyện riêng, đặc biệt là trước khi quyết định những việc trọng đại (x Mt 26:36; Lc 9:27). Một trong những mục đích của Người là để dạy cho chúng ta tầm quan trọng của việc cầu nguyện riêng bằng chính việc làm của Người. Ở đây chúng ta học được của Chúa bốn đặc tính của cầu nguyện riêng:
- Rút lui khỏi đám đông tức là hồi tâm, không để cho những việc thế trần chi phối
- Lên núi tức là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa
- Một mình tức là dành tất cả thời gian đó cho Thiên Chúa để kết hợp với Ngài mà thôi
- Trong đêm
Mt 14:24 - Còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió.
Dịch sát nghĩa là: Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy dặm, bị sóng đánh vì ngược gió. Biển đây là Biển hồ, tức là hồ Giênêsarét, hồ Tibêria hay là hồ Galilê (x Ga 6:1). Hồ này hình bầu dục, dài khoảng 21 km, rộng khoảng 12 km. Vì hồ quá lớn, lại có núi bao quanh nên thường có nhiều sóng gió (x Mt 8:23). Các môn đệ chắc chắn là đã quen với sóng gió của Biển Hồ. Tuy nhiên các ông vẫn sợ hãi.
Biển Hồ tượng trưng cho trần gian, mà cũng có thể tượng trưng cho đời sống thường nhật của mỗi người chúng ta. Sau khi được ăn Bánh Trường Sinh Chúa cũng sai chúng ta trở về đời sống thường nhật. Cũng như các môn đệ, chúng ta trở về, không phải như những cá nhân riêng rẽ, mà như chi thể của Nhiệm Thể Chúa là Hội Thánh. Chúng ta cùng Hội Thánh đi vào thế gian. Con thuyền tượng trưng cho Hội Thánh ở trần gian đang phải đương đầu với nhiều trở ngại. Sóng gió là những trở ngại ấy. Cũng vậy, đời sống của mỗi người chúng ta cũng phải đương đầu với nhiều sóng gió trong gia đình, ở sở làm, và nhiều khi cả ở trong giáo xứ của chúng ta.
Mt 14:25 - Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông.
Canh tư đêm tối hay vào khoảng canh tư - Trong thời Cựu Ước, người Do Thái chia đêm ra làm ba canh, mỗi canh 4 giờ. Vào thời Chúa Giêsu, họ theo người Rôma chia ngày thành 12 giờ, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều, và chia đêm thành 4 canh, mỗi canh 3 giờ. Canh tư từ 3 giờ đến 6 giờ sáng. Có lẽ sự phân chia này là theo giờ đổi lính canh của người Rôma.
Chúa Giêsu ở trên núi, nhưng luôn quan tâm đến các môn đệ. Khi thấy các ông bị sóng gió nguy ngập, Người liền đi trên mặt biển mà đến cứu các ông. Cũng thế, lúc nào Chúa cũng quan tâm đến chúng ta trong cuộc chiến đấu vật lộn với phong ba nơi trần thế.
Người đi trên mặt biển. - Đối với người Do Thái, biển tượng trưng cho sự hỗn độn dưới quyền năng của tối tăm. Cựu Ước nhiều lần nói tới việc Thiên Chúa chế ngự biển cả khi tạo dựng, cho Dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, và Ngài đi trên biển (x G 9:8; Tv 77,20). Việc Chúa Giêsu đi trên mặt biển không phải để biểu diễn, nhưng để chứng tỏ rằng Người có quyền trên biển, ngõ hầu củng cố đức tin của các môn đệ. Ðây là những phép lạ riêng để cho các môn đệ nhận ra và vững tin rằng Người là Thiên Chúa (Mc 6:45-52; Ga 6:14-21).
Mt 14:26 - Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: "Ma kìa!", và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng.
Các môn đệ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển mà đến gần thì tưởng là ma. Điều này không có gì là ngạc nhiên cả vì người thời đó tin rằng ma quỷ làm chủ biển cả. Biển là một con quái vật hỗn độn trong huyền thoại về tạo dựng của người Trung Đông. Biển bị Thiên Chúa chế ngự trong phạm vi của nó (G 38:8-11), nhưng khi chèo thuyền vào biển là trong phạm vi của biển, nên nó có quyền trên tàu bè. Nhưng lý do chính là đức tin của các ông còn yếu. Lần trước khi các ông kêu la trên biển cả (Mt 8:23-27), Chúa đã khiển trách các ông, “Tại sao các con sợ hãi, hỡi những kẻ yếu tin!” và các ông đã tự hỏi, “Người này là người nào mà cả gió và biển cũng vâng phục Người.” Đức tin này vẫn còn yếu kém sau khi Chúa sống lại đến nỗi khi Người hiện ra với các ông, các ông cũng tưởng là ma (Lc 24:37). Đức tin ấy chỉ được mạnh mẽ sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống với các ông vào Lễ Ngũ Tuần.
Mt 14:27 - Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ!"
Hãy yên tâm – Chúa trấn an các môn đệ bằng lời nói quen thuộc của Người, “Hãy yên tâm” (Mt 9:2; 9:22; Mk 10:49). Hội Thánh và cuộc đời của mỗi người chúng ta nhiều khi cũng có những sóng gió mà chúng ta không chống cự nổi, nhưng Chúa luôn bảo vệ Hội Thánh và bảo vệ mỗi người chúng ta nếu chúng ta tin vào Người. Khi gặp sóng gió hãy vững tay chèo lái, tức là vẫn trung thành tuân giữ giới luật Chúa, sống theo giáo huấn của Người cùng tin cậy vào Người và hãy yên tâm, đừng sợ vì Chúa luôn ở bên.
Thầy đây, đừng sợ! – Khi dịch ra tiếng Việt Nam, “Thầy đây” không còn lột được ý nghĩa siêu nhiên của câu trả lời. Trong Cựu Ước Thiên Chúa hay tự xưng "Ta là", "Ta là Đấng Hiện Hữu" (x St 46,3; Xh 3,14). Khi xưng, "Thầy đây", Chúa Giêsu ám chỉ Người là Thiên Chúa. Vì là Thiên Chúa, Người có quyền năng trên biển cả, Người có thể đi trên nước, nên Người bảo các ông “Đừng sợ”.
Mt 14:28 -29 - Phêrô thưa lại rằng: "Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy". 29 Chúa phán: "Hãy đến!" Phêrô xuống khỏi thuyền, bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu.
Thánh Phêrô quả thật là một con người chất phác, thành thật và mau tin hơn các môn đệ khác. Một khi đã tin là đem ra thực hành liền, nên khi Chúa phán “Hãy đến!” thì ngài lập tức ra khỏi thuyền và đi bộ trên nước đến cùng Chúa mà chẳng hoài nghi chút nào. Không một hãng xưởng nào thời nay có thể thuê một người bộp chộp và nông cạn dễ tin như thế làm giám đốc điều hành công ty của mình. Thế mà Chúa lại chọn Thánh Phêrô làm đầu Hội Thánh hữu hình của Người. Sở dĩ Thánh Phêrô dám liều mình bước xuống nước giữa con giông bão vì ngài tin vào lời Chúa, và có can đảm thực hành lời ấy bất chấp mọi nguy hiểm. Chúa đã cho Thánh Phêrô chia sẻ quyền năng của Người. Ngày hay các Đức Thánh Cha cũng thế. Bốn mươi năm về trước, khi cuộc cách mạng tính dục bắt đầu, sau khi tất cả các giáo phái Tin Lành đều nhượng bộ dư luận quần chúng mà cho tín hữu của họ dùng thuốc ngừa thai. Nhiều giám mục và các nhà thần học Hoa Kỳ cũng tin rằng Hội Thánh Công Giáo cũng sẽ cho phép như thế. Còn Đức Thánh Cha Phaolô VI thì đã bác bỏ những đề nghị của đa số thành viên trong ủy ban chuyên môn về ngừa thai mà ra Thông Điệp Humanae Vitae. Ngài gọi nó là “dấu chỉ mâu thuẫn của thời đại.” Khi ra thông điệp ấy, Đức Thánh Cha đã can đảm chịu mọi chống đối sẽ xảy đến cho ngài trong Hội Thánh. Nhưng ngài nhất định vững tai lèo lái con thuyền Hội Thánh giữa cuộc phong ba vũ bão vô tiền khoáng hậu ấy. Ngài bị tấn công đủ mọi phiá, không những ở ngoài Hội Thánh mà ngay trong lòng Hội Thánh. Linh Mục Charles E. Curran, giáo sư về Thần Học Luân lý tại Catholic University of America đã dẫn đầu cuộc vận động phản đối Đức Thánh Cha với sự ủng hộ ngầm của nhiều giám mục cấp tiến. Cuộc vận động này đã gây ra nhiều sóng gió trong Hội Thánh mà đến bây giờ vẫn chưa yên. Tuy nhiên ngày nay nhiều người đã phải nhìn nhận rằng Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói tiên tri trong Thông Điệp Humanae Vitae về những hậu quả mà thuốc ngừa thai đem đến cho nhân loại.
Mt 14:30-31 - Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: "Lạy Thầy, xin cứu con!" 31 Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: "Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?"
Thấy gió mạnh, ông sợ hãi - Bao lâu Thánh Phêrô đẩ ý đến Chúa Giêsu, thì ông có thể đi trên mặt nước mà không sợ gì cả. Nhưng khi thay vì để tâm vào Chúa, ông để tâm vào sóng gió, và quên rằng Chúa ban quyền cho ngài để thắng vượt ba đào thì ngài đâm ra sợ hãi, hoài nghi, và bắt đầu chìm xuống.
Lạy Thầy, xin cứu con với! – Có bản dịch là “Thưa Ngài, xin cứu con” - Thật ra chữ κυριε là thể vocative của κυριος của Hy Lạp, có ba nghĩa là ông chủ, để xưng hô với một người trên như Sir của tiếng Anh hay ngài của tiếng Việt, nhưng cũng dùng để xưng hô với Thiên Chúa. Vì thế dịch là “Thưa Thầy” thì không chỉnh lắm. Có lẽ dịch “Lạy Chúa” là đúng nhất.
Tại sao lại mà nghi ngờ? – Đây là một lời trách yêu của Chúa vì Người thừa biết rằng đức tin ngài còn yếu. Chúng ta nhiều khi cũng như Thánh Phêrô, tin vào Chúa đấy, nhưng vẫn còn nghi ngờ. Ðó là chuyện bình thường.
Ở đây Chúa muốn dạy Thánh Phêrô và tất cả chúng ta một bài học là đừng cậy sức mình, vì con người vừa yếu đuối vừa hèn nhát. Đôi khi lòng mình không muốn để bị chìm vào trong biển cả tội lỗi, nhưng vì yếu đuối mà sa ngã, vì hèn nhát nên nhượng bộ làm theo bạn bè hay dư luận quần chúng. Muốn không bị chìm thì phải dựa vào ơn Chúa. Và một khi đang chìm thì phải bắt chước Thánh Phêrô kêu cầu cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin cứu con!” Mỗi khi bị cám dỗ, mỗi khi gặp hiểm nghèo, cũng xin cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin cứu con!”
Mt 14:32-33 - Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. 33 Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa".
Gió liền yên lặng - Ở đâu có Chúa thì ở đấy có bình an.
Thật Thầy là Con Thiên Chúa - Lần trước khi Chúa Giêsu truyền cho sóng gió yên lặng, các môn đệ hỏi nhau, "Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (Mt 8:37). Lần này các ngài thật sự tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nghĩa là Đấng Mêsia.
Câu Hỏi để Thảo Luận
1. Tại sao Chúa Giêsu bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước trong khi Người giải tán đám đông? Ðiều gì làm Chúa e ngại khi danh tiếng của Người được đồn ra khắp trong dân chúng (xem Jn 6:15)?
2. Tại sao Chúa Giêsu lại muốn cầu nguyện một mình?
3. Dư luận quần chúng và phản ứng của Chúa Giêsu ở đây tương tự như cám dỗ ở các câu Matthêu 4:3-10 thế nào?
4. Chuyện gì xảy ra ở giữa Biển Hồ làm lắc lư con thuyền của các môn đệ? Làm cho các ông sợ hãi? Làm cho đức tin của các ông thêm mạnh?
5. Hội Thánh cũng như chiếc thuyền trên biển cả. Hãy kể ra những trận phong ba mà Hội Thánh đã phải chịu trong quá khứ? Biến cố nào gần đây mà bạn cho là một trận cuồng phong đang lắc lư tầu Hội Thánh? So với các biến cố trong quá khứ thì biến cố này có phải là biến cố trầm trọng nhất không?
6. Ðời bạn cũng có rất nhiều sóng gió, bạn làm gì để sống sót đến hôm nay? Có khi nào bạn cầu nguyện cùng Chúa trong các phong ba đó không? Nếu có thì bạn thấy hiệu quả ra sao?
7. Tại sao Thánh Phêrô lại xin Chúa truyền cho ngài đi trên nước mà đến với Người? Khi nào thì ông bắt đầu chìm? Tại sao sao ngài không chìm ngay khi mới bước xuống nước?
8. Nếu bạn là Thánh Phêrô bạn có dám ra khỏi thuyền hay cứ ngồi lỳ trong thuyền?
9. Trong đời bạn có chuyện gì xảy ra hay việc gì bạn làm tương tự như việc Thánh Phêrô đi trên nước không?
10. Các môn đệ kết luận gì về Chúa sau phép lạ này?