Tưởng niệm 30 năm Đức Phaolô VI qua đời
Cách đây 30 năm ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978 Đức Phaolô VI đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo, vào đúng chiều ngày lễ Chúa Hiển Dung. Vài ngày trước khi qua đời Đức Phaolô VI đã nói “Tôi đã duy trì lòng tin”. Câu nói này tóm gọn chân dung của một vị Giáo Hoàng khiêm tốn và cứng rắn, say mê Chân Lý và là người đã lèo lái con thuyền Giáo Hội trong những năm sóng gió của thế giới và Giáo Hội thời hậu Công Đồng.
Với thời gian qua đi càng ngày người ta càng nhận ra gương mặt của người như một chứng nhân khiêm tốn và can đảm của sự thật, tông đồ của hòa bình, con người của đối thoại giữa các dân tộc và các nền văn hóa.
Khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Phaolô VI đã tuyên bố ngay lập tức là người muốn tiếp tục Công Đồng bị bỏ dở vì cái chết của Đức Gioan XXIII, tiếp tục công cuộc cải tổ Giáo Luật và theo đuổi con đường đối thoại đại kết.
Sau khi Công Đồng Vatican II kết thúc, Đức Phaolô VI can đảm bắt đầu công trình áp dụng các quyết định của Công Đồng, giữa đủ mọi chướng ngại, chống đối và phản kháng. Hoạt động đại kết của người đặc biệt quan trọng và sâu rộng, với các gặp gỡ trao đổi phong phú với Giáo Hội Anh Giáo và Giáo Hội Chính Thống. Cuộc gặp gỡ của Đức Phaolô VI với Đức Thượng Phụ Constantinpoli Athenagoras đã là một biến cố lịch sử bắt đầu đánh tan băng giá trong tương quan giữa hai bên.
Đức Phaolô VI đã công bố nhiều Thông Điệp và Tông Huấn quan trọng như ”Ecclesiam suam”, Populorum progressio”, Evangelii nuntiandi”, Humanae vitae”, ”Communio et progressio”, ”Marialis cultus”, ”Gaudete in Domino”. Giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời người ghi đậm dấu buồn thương của vụ Lữ Đoàn Đỏ bắt cóc và sát hại người bạn rất thân của người là chính trị gia Aldo Moro thuộc đảng Thiên Chúa Giáo.
Khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Hồng Y Giovan Battista Montini đã tuyên bố: ”Có lẽ Thiên Chúa đã gọi tôi vào việc phục vụ này, không phải để tôi có thái độ nào trong chức vụ đó, mà để tôi đau khổ một chút cho Giáo Hội”. Sự thông minh bén nhậy đã cho phép Đức Phaolô VI trực giác được một cách thực sự ngay từ ban đầu, khía cạnh nặng nề nhất của một sứ mệnh tràn đầy gian truân và bất trắc bất thình lình đổ trên vai người và thử thách tính tình và sức khỏe của người một cách nặng nề.
Đức Phaolô VI sinh tại Concesio thuộc tỉnh Brescia, bắc Italia, năm 1897 trong gia đình trung lưu khá giả, cha là luật sư Giorgio Montini và mẹ là bà Giuditha Alghini. Ngay khi vừa sinh ra bé Giovan Battista đã yếu ởt đến độ các bác sĩ xác tín rằng cậu bé chỉ có thể sống tới ngày hôm sau thôi. Nhưng bé Giovan Battista hồi phục, nhưng lớn lên một cách khó khăn và lúc nào cũng yếu ớt. Cậu bé có tính tình giống mẹ, tế nhị, dễ thương và tràn đầy tình yêu đối với gia đình nhưng dè dặt, không hướng ngoại. Ông thân sinh Giorgio trái lại là người hoạt động, hăng say phổ biến các tư tưởng và tham gia các cuộc chiến đấu chống lại khuynh hướng bài giáo sĩ lan tràn trong xã hội Italia hồi thế kỷ XIX. Năm 1881 ông trở thành giám đốc nhật báo công giáo ”Công dân Brescia” (Il Cittadino di Brescia) cho tới năm 1912. Trong các năm này luật sư Giorgio đưa ra rất nhiều sáng kiến giúp thăng tiến cuộc sống của người dân và củng cố Giáo Hội Công Giáo như thành lập các hiệp hội “Liên minh trắng” trong vùng quê Brescia, ”Hiệp hội lao động” và hội hưu dưỡng học đường. Ông cũng thành lập nhà xuất bản ”Học đường” và dấn thân nắm giữ các chức vụ công cộng và được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV giao việc đặc trách một phân bộ của tổ chức Công Giáo Tiến Hành và là dân biểu ba lần liên tiếp.
Trong nhiều năm trời gia đình Montni đã là nơi gặp gỡ của giới trí thức và chính trị gia, trong đó có Linh Mục Luigi Sturzo, chính trị gia Romolo Murri và Alcide De Gasperi. Cha Sturzo và ông Murri đã cùng ông Giorgio thành lập Đảng Nhân Dân Italia, từ đó năm 1943 nảy sinh ra Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.
Tất cả các sinh hoạt này của thân phụ đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên thiếu niên Giovan Battista. Nhưng bầu khí tươi vui nhộn nhịp của gia đình không thay đổi tính tình của vị Giáo Hoàng tương lai, vốn nghiêm khắc và man mác buồn. Tình hình sức khỏe yếu kém với các cơn sốt bất chợt khiến cho gia đình phải giao thiếu niên Giovan Battista cho một gia đình nông dân nuôi dưỡng trong 14 tháng. Nhưng khi cậu trở về Brescia các bác sĩ vẫn lo lắng cho sự phát triển của cậu. Chính sức khỏe mong manh thời thơ ấu đã khiến cho Giovan Battista sau này có tính tình nhút nhát, qúa nhậy cảm, bất an và lo lắng.
Thời gian theo học tại trường các cha dòng Tên xen kẽ với các ngày đau yếu và giai đoạn phải học tư tại gia. Tuy thế khi thế chiến thứ I bùng nổ thanh niên Giovan Battista cũng tình nguyện nhập ngũ, nhưng bị loại ngay. Chứng bệnh tim bộc phát sau đó lại càng gia tăng sự nhút nhát khiến cho Giovan Battista luôn gầy gò xanh xao. Chỉ có đôi mắt là vẫn luôn tinh anh.
Con đường ơn gọi linh mục của Giovan Battista đã chỉ đến từ từ. Vì lý do sức khỏe thầy Giovan Battista theo học đại chủng viện, nhưng như là sinh viên ngoại trú. Tuy bị kiệt lực một thời gian dài, nhưng ngày 29 tháng 5 năm 1920 thầy cũng được thụ phong Linh Mục. Vì là con của luật sư Montini nổi tiếng trong giới công giáo nên Đức Giám Mục Brescia gửi cha Giovan Battista về Roma tu học. Trước đó chỉ trong vòng 5 tháng cha Montini đã trình luật án tiến sĩ Giáo Luật tại Milano và mùa thu năm 1920 cha đến Roma ghi danh học thần học tại Đại Học Giáo Hoàng Gregoriana, đồng thời ghi danh học văn chương tại đại học nhà nước.
Cha Montini vừa là sinh viên vừa là Tuyên Úy của Liên Hiệp các đại học công giáo Italia, là lò đào tạo các chính trị gia tương lai. Một dân biểu Brescia biết Giovan Battista từ hồi còn nhỏ giới thiệu vị linh mục trẻ đầy khả năng này với Đức Hồng Y Gasparri hồi đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Thế là vài tuần sau cha Montini được gửi vào trường ngoại giao Tòa Thánh. Vào tháng 6 năm 1921 Cha Montini dọn vào ở trong Vaticăng và bắt đầu làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khi mới 24 tuổi.
Cha đậu tiến sĩ thần học, rồi lấy bằng ngoại giao, nhưng phải bỏ chương trình tiến sĩ văn chương. Trong Phủ Quốc Vụ Khanh cha nổi tiếng là người làm việc không ngưng nghỉ, và được mọi người gọi là ”linh mục bé không bao giờ đi nghỉ hè”. Trong số các bạn bè cùng làm việc có nhiều Đức Ông, Giám Mục và Hồng Y tương lai như Ottaviani, Tardini, Spellman, Maglione, Tedeschini vv... Năm 1922 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV qua đời, Đức Cha Achille Ratti, Tổng Giám Mục Milano, được bầu lên thay thế lấy tên là Pio XI. Cha Montini cũng bắt đầu tiến nhanh trong các chức vụ tại trung ương Tòa Thánh.
Đức Hồng Y Gasparri, người đỡ đầu vị linh mục trẻ nhiều khả năng, gửi cha Montini sang Paris học ba tháng, sau đó sang làm thư ký tòa Sứ Thần Varsava bên Ba Lan 4 tháng. Nhưng khí lạnh Ba Lan khiến cho cha Montini bị đau nên phải trở về Roma. Tại đây cha làm tuyên úy cho giới sinh viên và tổ chức các sinh hoạt, kể cả các cuộc du ngoạn và cắm trại cho họ. Cha Montini rất được người trẻ thương mến. Năm 1925 Đức Pio XI chỉ định cha làm tuyên úy Liên hiệp sinh viên đại học công giáo toàn nước Italia cho tới năm 1933.
Chính trong thời gian này cha Montini quy tụ giới trí thức công giáo có khả năng nhất, sau này trở thành các chính trị gia tên tuổi lãnh đạo Italia như Aldo Moro, Amintore Fanfani, Giulio Andreotti, Paolo Emilio Taviani, Giuseppe Dossetti, Giorgio La Pira và Guido Carli.
Khi Đức Hồng Y Gasparri qua đời, Đức Tổng Giám Mục Eugenio Pacelli lên thay thế trong chức vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Người tái tổ chức cơ quan này và chọn Đức Ông Montini làm cộng sự viên thân tín của mình. Năm 1937 khi mới 40 tuổi Đức Ông Montini được chỉ định làm Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đặc trách thường vụ, trong khi Đức Ông Domenico Tardini là Phụ Tá đặc trách ngoại vụ. Tuy tôn trọng nhau, nhưng hai vị không hợp tính tình nhau vì Đức Ông Tardini thì bảo thủ và nhẹ dạ, còn Đức Ông Montini thì cởi mở và thận trọng. Trong 18 năm trời ảnh hưởng của hai vị khiến cho người ta có cảm tưởng tại Phủ Quốc Vụ Khanh cũng có hai phe bảo thủ và cấp tiến. Riêng Đức Ông Montini trở thành bóng của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pacelli, giữ gìn các bí mật ngoại giao và đặc trách các liên lạc thư từ của Đức Hồng Y Pacelli.
Năm 1939 Đức Giáo Hoàng Pio XI đột ngột qua đời, và Đức Hồng Y Pacelli được bầu lên thay thế lấy tên là Pio XII. Đức Hồng Y Luigi Maglione được chỉ định làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và hai vị Phụ tá vẫn giữ nguyên chức vụ của mình. Khi Đức Hồng Y Maglione qua đời năm 1944, Đức Giáo Hoàng Pio XII quyết định để trống chức vụ này. Và hai vị Phụ tá làm việc thay thế.
Triều đại của Đức Giáo Hoàng Pio XII bị ghi dấu bởi thế chiến thứ II với tình hình thê thảm của nó. Những gì Đức Pio XII đã làm trong việc làm trung gian giữa các phe lâm chiến, cứu Roma thoát khỏi cảnh tàn phá, cứu sống người Do thái và trợ giúp các người tị nạn, tổ chức cứu trợ của Tòa Thánh, sự nảy sinh chính trị, văn hóa và kinh tế của Italia bị thua trận và tàn phá vv... sẽ được các sử gia lượng định. Bên cạnh Đức Pio XII có Đức Ông Montini hiện diện trong mọi hoạt động của Tòa Thánh, từ việc tổ chức cứu trợ, cho tới liên lạc ngoại giao giữa các phe lâm chiến và giới chức công giáo của cả hai bên.
Thế chiến thứ II kết thúc với cảnh thế giới bị phân chia thành hai khối Đông Tây, dân chủ và cộng sản, Hoa Kỳ và Liên Xô với Âu châu bị tàn phá nằm ở giữa. Chẳng bao lâu nó biến thành sự chiến đấu giữa Kitô giáo và chủ nghĩa vô thần. Tại Roma người dân sống với khẩu hiệu ”Hoặc là Roma, hoặc là Matscơva”.
Là người có bản tính thận trọng, Đức Ông Montini xung khắc với ông Luigi Gedda Chủ tịch Công Giáo Tiến Hành Italia nhưng đã chiếm được cảm tình của Đức Pio XII, và người tổ chức giới trẻ công giáo tiến hành trong hình thái cực đoan công khai chống lại chế độ cộng sản, từ đó người bị mang tiếng là ”cấp tiến”.
Đức Ông Montini làm việc 16 giờ mỗi ngày và tổ chức Năm Thánh 1950. Người cũng thành lập Hiệp Hội Công nhân công giáo Italia cũng như tổ chức cứu trợ của Tòa Thánh. Là cánh tay mặt của Đức Giáo Hoàng Pio XII, Đức ông Montini tiếp đón mọi nhân vật ngoại giao và đảm trách công việc của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng như ngoại trưởng, nhưng đã không được Đức Giáo Hoàng Pio XII thăng chức, mà chỉ sống đơn sơ bé nhỏ như một Đức Ông. Trong mật nghị Hồng Y đoàn năm 1953 tên của hai Đức ông Montini và Tardini đã không có trong danh sách các tân Hồng Y mặc dù hai vị rất xứng đáng được vinh thăng.
Sự chống đối giữa hai cánh bảo thủ và cấp tiến ngày càng mạnh mẽ hơn. Khi biết Đức Ông Montini ủng hộ ông De Gasperi trong cuộc bầu cử hành chánh năm 1952, Đức Pio XII đã không tha thứ cho người, và năm sau đó chỉ định Đức ông Montini làm Tổng Giám Mục Milano, với ý định là loại người ra khỏi các nhân viên trung ương của Tòa Thánh.
Lễ tấn phong Giám Mục cho Đức ông Montini đã được Đức Hồng Y Tisserand, Niên trưởng Hồng Y Đoàn, chủ sự tại đền thờ thánh Phêrô. Đức Pio XII bị bệnh đã chỉ chúc mừng và chúc lành cho ”người con yêu dấu”.
Tháng giêng năm 1954 Đức tân Tổng Giám Mục rời Roma sau 30 năm làm việc tại đây để làm chủ chăn giáo phận lớn nhất Italia, với hành trang kinh nghiệm mục vụ ít ỏi. Do đó nhiều người cho rằng Đức Cha Montini bị đi đầy, nhưng sau cùng phải công nhận đó là sự sắp xếp của Chúa Quan Phòng.
Trong bầu khí chuyển động thời hậu thế chiến, mọi người chờ đợi một vị chủ chăn chính trị gia. Nhưng họ đã lầm chỉ, vì trong một thời gian ngắn Đức Montini đã bỏ hết mọi thói quen của giáo triều Roma, để trở thành một chủ chăn nhiệt thành. Người tái thiết tòa GM bị bỏ hoang, tổ chức lại mọi cơ cấu giáo phận, chăm chỉ lần lượt viếng thăm giới công nhân viên làm việc trong các hãng xưởng khác nhau, thuyết phục giới tài chánh trợ giúp xây cất các nhà thờ mới. Đức Cha Montini cai quản giáo phận Milano với rất nhiều thành công trong 9 năm trời cho tới khi Đức Pio XII qua đời tại Castel Gandolfo ngày mùng 9 tháng 10 năm 1958, mà vẫn không được vinh thăng Hồng Y, như truyền thống vẫn có từ xưa.
Trong Mật nghị Hồng Y Đức Hồng Y Angelo Roncali, Thượng Phụ Venezia, được bầu làm Giáo Hoàng lấy tên là Gioan XXIII. Lá thư đầu tiên Đức Gioan XXIII viết là để báo tin vinh thăng Tổng Giám Mục Montini làm Hồng Y. Trong nhiều dịp khác Đức Gioan XXIII nói: ”Người con yêu qúy của chúng tôi ở Milano, trong khi ở đây chúng tôi chiếm chỗ của nó”. Đức Gioan XXIII gửi Đức Hồng Y Montini đi nhiều nơi trên thế giới như là đặc sứ, để giúp Đức Montini hiểu biết và đào sâu thế giới Kitô cũng như các tôn giáo khác và trở thành Giáo Hoàng tương lai.
Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1963 Đức Gioan XXIII qua đời sau khi triệu tập và chủ sự lễ nghi khai mạc Công Đồng Chung Vaticăng II. Trong Mật Nghị Hồng Y đoàn ngày 21 tháng 6 cùng năm, Đức Tổng Giám Mục Montini, 66 tuổi, người con yếu đuối của vùng đất Brescia, được bầu là người kế vị thánh Phêrô thứ 265 lấy tên là Phaolô VI. Đức Paholo VI đứng trước trách nhiệm hết sức nặng nề là tiếp tục và hoàn thành Công Đồng Chung Vaticăng II, và nhất là áp dụng các quyết định cách mạng của Công Đồng vào cuộc sống giáo hội.
Người đã viết các Thông Điệp nền tảng trình bầy giáo lý của Giáo Hội như Thông Điệp ”Giáo Hội Người”, ”Mầu nhiệm đức tin”, ”Tiến bộ các dân tộc” và ”Sự sống con người”. Thông điệp cuối cùng này liên quan tới việc hạn chế sinh sản và chức làm cha có trách nhiệm, đã gây sóng gió khiến Đức Phaolô VI phải công khai tự bênh vực mình.
Sau bao nhiêu thế kỷ Đức Phaolo VI là vị Giáo Hoàng đầu tiên ra khỏi biên giới Italia và dùng máy bay để thực hiện các chuyến công du mục vụ khiến cho mọi người đều hứng khởi. Năm 1964 người viếng thăm Thánh Địa. Tiếp đến năm 1967 người gặp gỡ Đức Athenagoras, Thượng Phụ constantinopoli: đây là lần đầu tiên sau 14 thế kỷ chia rẽ, một vị Giáo Hoàng gặp gỡ một vị Thượng Phụ.
Phù hợp với tinh thần cải cách của Công Đồng Chung Vaticăng II Đức Phaolô VI hủy bỏ các huy hiệu, các tàn che, mũ ba tầng, và các cung cách bisantin rườm rà của các lễ nghi, cũng như kiệu giáo hoàng, và các đội cận vệ gồm giới thượng lưu, các buổi rước. Ngai giáo hoàng được thay thế bằng một chiếc ghế đơn sơ vv.... Đức Phaolô VI cũng công bố tự sắc xác định là sau 80 tuổi các Hồng Y không có quyền bầu Giáo Hoàng nữa. Người cũng cho xây đại thính đường Phaolô VI để tiếp kiến tín hữu và du khách hành hương. Ngoài ra người còn tân trang các văn phòng, các cơ quan trung ương của Tòa Thánh, trang bị các máy vi tính và các dụng cụ truyền thông tối tấn nối liền Tòa Thánh với khắp nơi trên thế giới. Đức Phaolô VI cũng cải cách các chức vụ và các cơ quan trung ương Tòa Thánh, tái lượng định vai trò của Thánh Bộ, và quốc tế hóa các nhân viên Tòa Thánh, bằng cách mời gọi người của nhiều quốc gia khác nhau về làm việc tại các Bộ.
Đức Phaolo VI đã phải đương đầu với nhiều khó khăn như các mới mẻ của “Sách giáo lý Hòa Lan”, sự bất phục tùng của tín hữu và các linh mục lan tràn trong Giáo Hội khiến cho người âu lo, sự bất đồng ý kiến của các Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục, các phản đối bạo lực đối với chính con người của ngài, như xảy ra tại Cagliari.
Đức Phaolô VI cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên viếng thăm Ấn Độ, trụ sở tổ chức Liên Hiệp Quốc, Fatima bên Bồ Đào Nha, và công du tại Colombia, Australia, Indonesia, Hông Kông, Phi Luật Tân và các thành phố và giáo phận Italia và các giáo xứ Roma.
Người cũng chống lại nạn ly dị, phá thai, và đau đớn chứng kiến cảnh Giáo Hội thua trận không ngăn cản được các luật ly dị và phá thai. Vào các năm cuối đời sức khỏe của người suy yếu và bị thấp khớp rất nặng, bị giải phẫu tuyến tiền liệt, và đau đớn chứng kiến sự nổi loạn đến như ly giáo của Đức Cha Marcel Lefèbvre.
Thế rồi còn có nỗi đau trước cái chết thê thảm của người bạn thân là chính trị gia Aldo Moro, bị Lữ Đoàn Đỏ sát hại vào tháng 5 năm 1978 mặc dù Đức Phaolô VI đã tha thiết yêu cầu tổ chức này trả tự do cho ông.
Vài tháng trước khi qua đời ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978 tại Castel Gandolfo, Đức Phaolô VI đã viết một lời kinh cảm động cho đám táng của ông Moro, do chính người chủ sự tại đền thờ thánh Gioan Laterano ở Roma, trong đó người thấy trước sự kết thúc 15 năm Giáo Hoàng đầy phong phú và biến động cũng như 81 năm tuổi đời của người: ”Lậy Thiên Chúa là Cha thương xót, xin cho sự hiệp thông không bị đứt quãng, cho dù trong đêm đen của cái chết, xin cho sự hiệp thông đó từ cuộc sống tạm này bầu cử cho những người chết và chúng con tất cả còn sống trong ngày hôm nay của một mặt trời lặn không thể ngăn cản được....” (SD 4-8-2008)
Cách đây 30 năm ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978 Đức Phaolô VI đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo, vào đúng chiều ngày lễ Chúa Hiển Dung. Vài ngày trước khi qua đời Đức Phaolô VI đã nói “Tôi đã duy trì lòng tin”. Câu nói này tóm gọn chân dung của một vị Giáo Hoàng khiêm tốn và cứng rắn, say mê Chân Lý và là người đã lèo lái con thuyền Giáo Hội trong những năm sóng gió của thế giới và Giáo Hội thời hậu Công Đồng.
Thởi điểm đầy hứng khởi của ĐGH Phaolô VI và Tổng thống Kennedy |
Khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Phaolô VI đã tuyên bố ngay lập tức là người muốn tiếp tục Công Đồng bị bỏ dở vì cái chết của Đức Gioan XXIII, tiếp tục công cuộc cải tổ Giáo Luật và theo đuổi con đường đối thoại đại kết.
Sau khi Công Đồng Vatican II kết thúc, Đức Phaolô VI can đảm bắt đầu công trình áp dụng các quyết định của Công Đồng, giữa đủ mọi chướng ngại, chống đối và phản kháng. Hoạt động đại kết của người đặc biệt quan trọng và sâu rộng, với các gặp gỡ trao đổi phong phú với Giáo Hội Anh Giáo và Giáo Hội Chính Thống. Cuộc gặp gỡ của Đức Phaolô VI với Đức Thượng Phụ Constantinpoli Athenagoras đã là một biến cố lịch sử bắt đầu đánh tan băng giá trong tương quan giữa hai bên.
Đức Phaolô VI đã công bố nhiều Thông Điệp và Tông Huấn quan trọng như ”Ecclesiam suam”, Populorum progressio”, Evangelii nuntiandi”, Humanae vitae”, ”Communio et progressio”, ”Marialis cultus”, ”Gaudete in Domino”. Giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời người ghi đậm dấu buồn thương của vụ Lữ Đoàn Đỏ bắt cóc và sát hại người bạn rất thân của người là chính trị gia Aldo Moro thuộc đảng Thiên Chúa Giáo.
Khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Hồng Y Giovan Battista Montini đã tuyên bố: ”Có lẽ Thiên Chúa đã gọi tôi vào việc phục vụ này, không phải để tôi có thái độ nào trong chức vụ đó, mà để tôi đau khổ một chút cho Giáo Hội”. Sự thông minh bén nhậy đã cho phép Đức Phaolô VI trực giác được một cách thực sự ngay từ ban đầu, khía cạnh nặng nề nhất của một sứ mệnh tràn đầy gian truân và bất trắc bất thình lình đổ trên vai người và thử thách tính tình và sức khỏe của người một cách nặng nề.
Đức Phaolô VI sinh tại Concesio thuộc tỉnh Brescia, bắc Italia, năm 1897 trong gia đình trung lưu khá giả, cha là luật sư Giorgio Montini và mẹ là bà Giuditha Alghini. Ngay khi vừa sinh ra bé Giovan Battista đã yếu ởt đến độ các bác sĩ xác tín rằng cậu bé chỉ có thể sống tới ngày hôm sau thôi. Nhưng bé Giovan Battista hồi phục, nhưng lớn lên một cách khó khăn và lúc nào cũng yếu ớt. Cậu bé có tính tình giống mẹ, tế nhị, dễ thương và tràn đầy tình yêu đối với gia đình nhưng dè dặt, không hướng ngoại. Ông thân sinh Giorgio trái lại là người hoạt động, hăng say phổ biến các tư tưởng và tham gia các cuộc chiến đấu chống lại khuynh hướng bài giáo sĩ lan tràn trong xã hội Italia hồi thế kỷ XIX. Năm 1881 ông trở thành giám đốc nhật báo công giáo ”Công dân Brescia” (Il Cittadino di Brescia) cho tới năm 1912. Trong các năm này luật sư Giorgio đưa ra rất nhiều sáng kiến giúp thăng tiến cuộc sống của người dân và củng cố Giáo Hội Công Giáo như thành lập các hiệp hội “Liên minh trắng” trong vùng quê Brescia, ”Hiệp hội lao động” và hội hưu dưỡng học đường. Ông cũng thành lập nhà xuất bản ”Học đường” và dấn thân nắm giữ các chức vụ công cộng và được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV giao việc đặc trách một phân bộ của tổ chức Công Giáo Tiến Hành và là dân biểu ba lần liên tiếp.
Trong nhiều năm trời gia đình Montni đã là nơi gặp gỡ của giới trí thức và chính trị gia, trong đó có Linh Mục Luigi Sturzo, chính trị gia Romolo Murri và Alcide De Gasperi. Cha Sturzo và ông Murri đã cùng ông Giorgio thành lập Đảng Nhân Dân Italia, từ đó năm 1943 nảy sinh ra Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.
Tất cả các sinh hoạt này của thân phụ đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên thiếu niên Giovan Battista. Nhưng bầu khí tươi vui nhộn nhịp của gia đình không thay đổi tính tình của vị Giáo Hoàng tương lai, vốn nghiêm khắc và man mác buồn. Tình hình sức khỏe yếu kém với các cơn sốt bất chợt khiến cho gia đình phải giao thiếu niên Giovan Battista cho một gia đình nông dân nuôi dưỡng trong 14 tháng. Nhưng khi cậu trở về Brescia các bác sĩ vẫn lo lắng cho sự phát triển của cậu. Chính sức khỏe mong manh thời thơ ấu đã khiến cho Giovan Battista sau này có tính tình nhút nhát, qúa nhậy cảm, bất an và lo lắng.
Thời gian theo học tại trường các cha dòng Tên xen kẽ với các ngày đau yếu và giai đoạn phải học tư tại gia. Tuy thế khi thế chiến thứ I bùng nổ thanh niên Giovan Battista cũng tình nguyện nhập ngũ, nhưng bị loại ngay. Chứng bệnh tim bộc phát sau đó lại càng gia tăng sự nhút nhát khiến cho Giovan Battista luôn gầy gò xanh xao. Chỉ có đôi mắt là vẫn luôn tinh anh.
Con đường ơn gọi linh mục của Giovan Battista đã chỉ đến từ từ. Vì lý do sức khỏe thầy Giovan Battista theo học đại chủng viện, nhưng như là sinh viên ngoại trú. Tuy bị kiệt lực một thời gian dài, nhưng ngày 29 tháng 5 năm 1920 thầy cũng được thụ phong Linh Mục. Vì là con của luật sư Montini nổi tiếng trong giới công giáo nên Đức Giám Mục Brescia gửi cha Giovan Battista về Roma tu học. Trước đó chỉ trong vòng 5 tháng cha Montini đã trình luật án tiến sĩ Giáo Luật tại Milano và mùa thu năm 1920 cha đến Roma ghi danh học thần học tại Đại Học Giáo Hoàng Gregoriana, đồng thời ghi danh học văn chương tại đại học nhà nước.
Cha Montini vừa là sinh viên vừa là Tuyên Úy của Liên Hiệp các đại học công giáo Italia, là lò đào tạo các chính trị gia tương lai. Một dân biểu Brescia biết Giovan Battista từ hồi còn nhỏ giới thiệu vị linh mục trẻ đầy khả năng này với Đức Hồng Y Gasparri hồi đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Thế là vài tuần sau cha Montini được gửi vào trường ngoại giao Tòa Thánh. Vào tháng 6 năm 1921 Cha Montini dọn vào ở trong Vaticăng và bắt đầu làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khi mới 24 tuổi.
Cha đậu tiến sĩ thần học, rồi lấy bằng ngoại giao, nhưng phải bỏ chương trình tiến sĩ văn chương. Trong Phủ Quốc Vụ Khanh cha nổi tiếng là người làm việc không ngưng nghỉ, và được mọi người gọi là ”linh mục bé không bao giờ đi nghỉ hè”. Trong số các bạn bè cùng làm việc có nhiều Đức Ông, Giám Mục và Hồng Y tương lai như Ottaviani, Tardini, Spellman, Maglione, Tedeschini vv... Năm 1922 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV qua đời, Đức Cha Achille Ratti, Tổng Giám Mục Milano, được bầu lên thay thế lấy tên là Pio XI. Cha Montini cũng bắt đầu tiến nhanh trong các chức vụ tại trung ương Tòa Thánh.
Đức Hồng Y Gasparri, người đỡ đầu vị linh mục trẻ nhiều khả năng, gửi cha Montini sang Paris học ba tháng, sau đó sang làm thư ký tòa Sứ Thần Varsava bên Ba Lan 4 tháng. Nhưng khí lạnh Ba Lan khiến cho cha Montini bị đau nên phải trở về Roma. Tại đây cha làm tuyên úy cho giới sinh viên và tổ chức các sinh hoạt, kể cả các cuộc du ngoạn và cắm trại cho họ. Cha Montini rất được người trẻ thương mến. Năm 1925 Đức Pio XI chỉ định cha làm tuyên úy Liên hiệp sinh viên đại học công giáo toàn nước Italia cho tới năm 1933.
Chính trong thời gian này cha Montini quy tụ giới trí thức công giáo có khả năng nhất, sau này trở thành các chính trị gia tên tuổi lãnh đạo Italia như Aldo Moro, Amintore Fanfani, Giulio Andreotti, Paolo Emilio Taviani, Giuseppe Dossetti, Giorgio La Pira và Guido Carli.
Khi Đức Hồng Y Gasparri qua đời, Đức Tổng Giám Mục Eugenio Pacelli lên thay thế trong chức vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Người tái tổ chức cơ quan này và chọn Đức Ông Montini làm cộng sự viên thân tín của mình. Năm 1937 khi mới 40 tuổi Đức Ông Montini được chỉ định làm Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đặc trách thường vụ, trong khi Đức Ông Domenico Tardini là Phụ Tá đặc trách ngoại vụ. Tuy tôn trọng nhau, nhưng hai vị không hợp tính tình nhau vì Đức Ông Tardini thì bảo thủ và nhẹ dạ, còn Đức Ông Montini thì cởi mở và thận trọng. Trong 18 năm trời ảnh hưởng của hai vị khiến cho người ta có cảm tưởng tại Phủ Quốc Vụ Khanh cũng có hai phe bảo thủ và cấp tiến. Riêng Đức Ông Montini trở thành bóng của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pacelli, giữ gìn các bí mật ngoại giao và đặc trách các liên lạc thư từ của Đức Hồng Y Pacelli.
Năm 1939 Đức Giáo Hoàng Pio XI đột ngột qua đời, và Đức Hồng Y Pacelli được bầu lên thay thế lấy tên là Pio XII. Đức Hồng Y Luigi Maglione được chỉ định làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và hai vị Phụ tá vẫn giữ nguyên chức vụ của mình. Khi Đức Hồng Y Maglione qua đời năm 1944, Đức Giáo Hoàng Pio XII quyết định để trống chức vụ này. Và hai vị Phụ tá làm việc thay thế.
Triều đại của Đức Giáo Hoàng Pio XII bị ghi dấu bởi thế chiến thứ II với tình hình thê thảm của nó. Những gì Đức Pio XII đã làm trong việc làm trung gian giữa các phe lâm chiến, cứu Roma thoát khỏi cảnh tàn phá, cứu sống người Do thái và trợ giúp các người tị nạn, tổ chức cứu trợ của Tòa Thánh, sự nảy sinh chính trị, văn hóa và kinh tế của Italia bị thua trận và tàn phá vv... sẽ được các sử gia lượng định. Bên cạnh Đức Pio XII có Đức Ông Montini hiện diện trong mọi hoạt động của Tòa Thánh, từ việc tổ chức cứu trợ, cho tới liên lạc ngoại giao giữa các phe lâm chiến và giới chức công giáo của cả hai bên.
Thế chiến thứ II kết thúc với cảnh thế giới bị phân chia thành hai khối Đông Tây, dân chủ và cộng sản, Hoa Kỳ và Liên Xô với Âu châu bị tàn phá nằm ở giữa. Chẳng bao lâu nó biến thành sự chiến đấu giữa Kitô giáo và chủ nghĩa vô thần. Tại Roma người dân sống với khẩu hiệu ”Hoặc là Roma, hoặc là Matscơva”.
Là người có bản tính thận trọng, Đức Ông Montini xung khắc với ông Luigi Gedda Chủ tịch Công Giáo Tiến Hành Italia nhưng đã chiếm được cảm tình của Đức Pio XII, và người tổ chức giới trẻ công giáo tiến hành trong hình thái cực đoan công khai chống lại chế độ cộng sản, từ đó người bị mang tiếng là ”cấp tiến”.
Đức Ông Montini làm việc 16 giờ mỗi ngày và tổ chức Năm Thánh 1950. Người cũng thành lập Hiệp Hội Công nhân công giáo Italia cũng như tổ chức cứu trợ của Tòa Thánh. Là cánh tay mặt của Đức Giáo Hoàng Pio XII, Đức ông Montini tiếp đón mọi nhân vật ngoại giao và đảm trách công việc của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng như ngoại trưởng, nhưng đã không được Đức Giáo Hoàng Pio XII thăng chức, mà chỉ sống đơn sơ bé nhỏ như một Đức Ông. Trong mật nghị Hồng Y đoàn năm 1953 tên của hai Đức ông Montini và Tardini đã không có trong danh sách các tân Hồng Y mặc dù hai vị rất xứng đáng được vinh thăng.
Sự chống đối giữa hai cánh bảo thủ và cấp tiến ngày càng mạnh mẽ hơn. Khi biết Đức Ông Montini ủng hộ ông De Gasperi trong cuộc bầu cử hành chánh năm 1952, Đức Pio XII đã không tha thứ cho người, và năm sau đó chỉ định Đức ông Montini làm Tổng Giám Mục Milano, với ý định là loại người ra khỏi các nhân viên trung ương của Tòa Thánh.
Lễ tấn phong Giám Mục cho Đức ông Montini đã được Đức Hồng Y Tisserand, Niên trưởng Hồng Y Đoàn, chủ sự tại đền thờ thánh Phêrô. Đức Pio XII bị bệnh đã chỉ chúc mừng và chúc lành cho ”người con yêu dấu”.
Tháng giêng năm 1954 Đức tân Tổng Giám Mục rời Roma sau 30 năm làm việc tại đây để làm chủ chăn giáo phận lớn nhất Italia, với hành trang kinh nghiệm mục vụ ít ỏi. Do đó nhiều người cho rằng Đức Cha Montini bị đi đầy, nhưng sau cùng phải công nhận đó là sự sắp xếp của Chúa Quan Phòng.
Trong bầu khí chuyển động thời hậu thế chiến, mọi người chờ đợi một vị chủ chăn chính trị gia. Nhưng họ đã lầm chỉ, vì trong một thời gian ngắn Đức Montini đã bỏ hết mọi thói quen của giáo triều Roma, để trở thành một chủ chăn nhiệt thành. Người tái thiết tòa GM bị bỏ hoang, tổ chức lại mọi cơ cấu giáo phận, chăm chỉ lần lượt viếng thăm giới công nhân viên làm việc trong các hãng xưởng khác nhau, thuyết phục giới tài chánh trợ giúp xây cất các nhà thờ mới. Đức Cha Montini cai quản giáo phận Milano với rất nhiều thành công trong 9 năm trời cho tới khi Đức Pio XII qua đời tại Castel Gandolfo ngày mùng 9 tháng 10 năm 1958, mà vẫn không được vinh thăng Hồng Y, như truyền thống vẫn có từ xưa.
Trong Mật nghị Hồng Y Đức Hồng Y Angelo Roncali, Thượng Phụ Venezia, được bầu làm Giáo Hoàng lấy tên là Gioan XXIII. Lá thư đầu tiên Đức Gioan XXIII viết là để báo tin vinh thăng Tổng Giám Mục Montini làm Hồng Y. Trong nhiều dịp khác Đức Gioan XXIII nói: ”Người con yêu qúy của chúng tôi ở Milano, trong khi ở đây chúng tôi chiếm chỗ của nó”. Đức Gioan XXIII gửi Đức Hồng Y Montini đi nhiều nơi trên thế giới như là đặc sứ, để giúp Đức Montini hiểu biết và đào sâu thế giới Kitô cũng như các tôn giáo khác và trở thành Giáo Hoàng tương lai.
Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1963 Đức Gioan XXIII qua đời sau khi triệu tập và chủ sự lễ nghi khai mạc Công Đồng Chung Vaticăng II. Trong Mật Nghị Hồng Y đoàn ngày 21 tháng 6 cùng năm, Đức Tổng Giám Mục Montini, 66 tuổi, người con yếu đuối của vùng đất Brescia, được bầu là người kế vị thánh Phêrô thứ 265 lấy tên là Phaolô VI. Đức Paholo VI đứng trước trách nhiệm hết sức nặng nề là tiếp tục và hoàn thành Công Đồng Chung Vaticăng II, và nhất là áp dụng các quyết định cách mạng của Công Đồng vào cuộc sống giáo hội.
Người đã viết các Thông Điệp nền tảng trình bầy giáo lý của Giáo Hội như Thông Điệp ”Giáo Hội Người”, ”Mầu nhiệm đức tin”, ”Tiến bộ các dân tộc” và ”Sự sống con người”. Thông điệp cuối cùng này liên quan tới việc hạn chế sinh sản và chức làm cha có trách nhiệm, đã gây sóng gió khiến Đức Phaolô VI phải công khai tự bênh vực mình.
Sau bao nhiêu thế kỷ Đức Phaolo VI là vị Giáo Hoàng đầu tiên ra khỏi biên giới Italia và dùng máy bay để thực hiện các chuyến công du mục vụ khiến cho mọi người đều hứng khởi. Năm 1964 người viếng thăm Thánh Địa. Tiếp đến năm 1967 người gặp gỡ Đức Athenagoras, Thượng Phụ constantinopoli: đây là lần đầu tiên sau 14 thế kỷ chia rẽ, một vị Giáo Hoàng gặp gỡ một vị Thượng Phụ.
Phù hợp với tinh thần cải cách của Công Đồng Chung Vaticăng II Đức Phaolô VI hủy bỏ các huy hiệu, các tàn che, mũ ba tầng, và các cung cách bisantin rườm rà của các lễ nghi, cũng như kiệu giáo hoàng, và các đội cận vệ gồm giới thượng lưu, các buổi rước. Ngai giáo hoàng được thay thế bằng một chiếc ghế đơn sơ vv.... Đức Phaolô VI cũng công bố tự sắc xác định là sau 80 tuổi các Hồng Y không có quyền bầu Giáo Hoàng nữa. Người cũng cho xây đại thính đường Phaolô VI để tiếp kiến tín hữu và du khách hành hương. Ngoài ra người còn tân trang các văn phòng, các cơ quan trung ương của Tòa Thánh, trang bị các máy vi tính và các dụng cụ truyền thông tối tấn nối liền Tòa Thánh với khắp nơi trên thế giới. Đức Phaolô VI cũng cải cách các chức vụ và các cơ quan trung ương Tòa Thánh, tái lượng định vai trò của Thánh Bộ, và quốc tế hóa các nhân viên Tòa Thánh, bằng cách mời gọi người của nhiều quốc gia khác nhau về làm việc tại các Bộ.
Đức Phaolo VI đã phải đương đầu với nhiều khó khăn như các mới mẻ của “Sách giáo lý Hòa Lan”, sự bất phục tùng của tín hữu và các linh mục lan tràn trong Giáo Hội khiến cho người âu lo, sự bất đồng ý kiến của các Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục, các phản đối bạo lực đối với chính con người của ngài, như xảy ra tại Cagliari.
Đức Phaolô VI cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên viếng thăm Ấn Độ, trụ sở tổ chức Liên Hiệp Quốc, Fatima bên Bồ Đào Nha, và công du tại Colombia, Australia, Indonesia, Hông Kông, Phi Luật Tân và các thành phố và giáo phận Italia và các giáo xứ Roma.
Người cũng chống lại nạn ly dị, phá thai, và đau đớn chứng kiến cảnh Giáo Hội thua trận không ngăn cản được các luật ly dị và phá thai. Vào các năm cuối đời sức khỏe của người suy yếu và bị thấp khớp rất nặng, bị giải phẫu tuyến tiền liệt, và đau đớn chứng kiến sự nổi loạn đến như ly giáo của Đức Cha Marcel Lefèbvre.
Thế rồi còn có nỗi đau trước cái chết thê thảm của người bạn thân là chính trị gia Aldo Moro, bị Lữ Đoàn Đỏ sát hại vào tháng 5 năm 1978 mặc dù Đức Phaolô VI đã tha thiết yêu cầu tổ chức này trả tự do cho ông.
Vài tháng trước khi qua đời ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978 tại Castel Gandolfo, Đức Phaolô VI đã viết một lời kinh cảm động cho đám táng của ông Moro, do chính người chủ sự tại đền thờ thánh Gioan Laterano ở Roma, trong đó người thấy trước sự kết thúc 15 năm Giáo Hoàng đầy phong phú và biến động cũng như 81 năm tuổi đời của người: ”Lậy Thiên Chúa là Cha thương xót, xin cho sự hiệp thông không bị đứt quãng, cho dù trong đêm đen của cái chết, xin cho sự hiệp thông đó từ cuộc sống tạm này bầu cử cho những người chết và chúng con tất cả còn sống trong ngày hôm nay của một mặt trời lặn không thể ngăn cản được....” (SD 4-8-2008)