BRESSANONE, Ý (Reuters) - Ngày Chủ nhật hôm qua 3-8-2008, Đức Giáo hoàng Bênêđictô gửi tới Trung quốc những lời chúc tốt đẹp nhất để Thế Vận Hội được thành công; ngài nói rằng các môn tranh tài phải là tấm gương phản ảnh phẩm giá con người và cuộc sống chung hòa bình.
“Tôi rất thích thú theo dõi biến cố thể thao vĩ đại này, quan trọng và được mong đợi nhất trên bình diện thế giới”. Đó là phát biểu của ngài trước nhiều ngàn người ở miền bắc nước Ý, khu vực gần biên giới với nước Áo, nơi ngài đang nghỉ hè hai tuần lễ.
Điều đáng chú ý là Đức Giáo hoàng đã gửi những lời chào mừng đặc biệt đến Trung quốc giữa lúc quốc gia này không cho phép các tín đồ Công giáo nước mình công nhận thẩm quyền của ngài, buộc họ phải gia nhập một giáo hội Công giáo do nhà nước thiết lập.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô đã đặt việc cải tiến các mối quan hệ với Trung quốc thành một mục tiêu chính trong triều đại giáo hoàng này và hy vọng rằng những quan hệ ngoại giao đã bị tan vỡ hai năm sau ngày cộng sản chiếm cứ Trung quốc (năm 1949) sẽ được tái lập.
Đức Giáo hoàng nói rằng ngài muốn gửi lời chào mừng đến Trung quốc cũng như các nhà tổ chức, các lực sĩ tranh tài, hy vọng rằng mỗi người sẽ tận lực “trong tinh thần Thế vận chân chính” hầu làm cho các cuộc tranh tài đạt được thành công.
Nơi thị trấn nói hai ngôn ngữ ở phía bắc vùng Alto-Adige, đã có thời thuộc lãnh thổ nước Áo, ngài phát biểu: “Tôi hy vọng họ cung ứng cho cộng đồng quốc tế một tấm gương giá trị về sự chung sống giữa các dân tộc khác biệt nhau về nguồn gốc, trong niềm tôn trọng phẩm giá lẫn nhau.”
“Ước mong rằng thể thao một lần nữa thành biểu tượng của tình huynh đệ và hòa bình giữa các dân tộc.” Những lời phát biểu của ngài được đưa ra sau buổi cầu kinh ngày Chủ nhật theo truyền thống trước nhà thờ chính tòa Bressanone, cũng được gọi theo tiếng Đức là Brixen.
Làm tan băng giá trong quan hệ ngoại giao
Một dấu hiệu khác trong nỗ lực làm tan vỡ khối băng giá trong mối liên giữa Bắc kinh và Vatican là Đức Giáo hoàng sẽ có giám mục Hong Kong đại diện ngài trong lễ khai mạc Thế vận hội vào ngày thứ Sau tới đây.
Con số từ 8 đến 12 triệu người Công giáo tại Trung quốc bị phân chia thành một bên là giáo hội được đảng cộng sản đang cầm quyền chấp thuận và phía bên kia là giáo hội “chui” trung thành với Đức Giáo hoàng.
Trung quốc nói rằng trước khi tái lập các mối liên lạc, Vatican phải trước nhất cắt đứt quan hệ với Đài Loan, đảo quốc bị Bắc kinh coi là một tỉnh ly khai.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô, 81 tuổi, đang ở giữa thời kỳ nghỉ hè trong tòa nhà chủng viện của thị trấn này.
Từ lúc tới đây đã hai lần ngài xuất hiện trước công chúng; hầu hết thời giờ khác ngài dùng để đọc sách, viết lách, sửa chữa phần chót phần thứ hai cuốn sách viết về Đức Giêsu và những bài diễn từ ngài sẽ đọc trong dịp đi thăm nước Pháp vào tháng tới.
Lúc còn là một hồng y, trước khi được chọn lên ngôi giáo hoàng năm 2005, Bênêđictô thường nghỉ hè ở vùng Bressanone này. Năm nay, ngài đến đây với người anh là Georg, một đức ông trong giáo hội Công giáo.
Ngài cám ơn đám đông dân chúng ở đây đã cho ngài cơ hội “trở về quá khứ” trong hồi ức của ngài.
Vùng Alto Adige, cũng còn được gọi là Sud Tyrol, đã được nước Áo nhượng cho Ý sau thế chiến I và khu vực này vẫn còn rõ rệt có hương vị Áo-Hung hơn là màu sắc Ý đại lợi.
Nguồn: Philip Pullella/Reuters
“Tôi rất thích thú theo dõi biến cố thể thao vĩ đại này, quan trọng và được mong đợi nhất trên bình diện thế giới”. Đó là phát biểu của ngài trước nhiều ngàn người ở miền bắc nước Ý, khu vực gần biên giới với nước Áo, nơi ngài đang nghỉ hè hai tuần lễ.
Điều đáng chú ý là Đức Giáo hoàng đã gửi những lời chào mừng đặc biệt đến Trung quốc giữa lúc quốc gia này không cho phép các tín đồ Công giáo nước mình công nhận thẩm quyền của ngài, buộc họ phải gia nhập một giáo hội Công giáo do nhà nước thiết lập.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô đã đặt việc cải tiến các mối quan hệ với Trung quốc thành một mục tiêu chính trong triều đại giáo hoàng này và hy vọng rằng những quan hệ ngoại giao đã bị tan vỡ hai năm sau ngày cộng sản chiếm cứ Trung quốc (năm 1949) sẽ được tái lập.
Đức Giáo hoàng nói rằng ngài muốn gửi lời chào mừng đến Trung quốc cũng như các nhà tổ chức, các lực sĩ tranh tài, hy vọng rằng mỗi người sẽ tận lực “trong tinh thần Thế vận chân chính” hầu làm cho các cuộc tranh tài đạt được thành công.
Nơi thị trấn nói hai ngôn ngữ ở phía bắc vùng Alto-Adige, đã có thời thuộc lãnh thổ nước Áo, ngài phát biểu: “Tôi hy vọng họ cung ứng cho cộng đồng quốc tế một tấm gương giá trị về sự chung sống giữa các dân tộc khác biệt nhau về nguồn gốc, trong niềm tôn trọng phẩm giá lẫn nhau.”
“Ước mong rằng thể thao một lần nữa thành biểu tượng của tình huynh đệ và hòa bình giữa các dân tộc.” Những lời phát biểu của ngài được đưa ra sau buổi cầu kinh ngày Chủ nhật theo truyền thống trước nhà thờ chính tòa Bressanone, cũng được gọi theo tiếng Đức là Brixen.
Làm tan băng giá trong quan hệ ngoại giao
Một dấu hiệu khác trong nỗ lực làm tan vỡ khối băng giá trong mối liên giữa Bắc kinh và Vatican là Đức Giáo hoàng sẽ có giám mục Hong Kong đại diện ngài trong lễ khai mạc Thế vận hội vào ngày thứ Sau tới đây.
Con số từ 8 đến 12 triệu người Công giáo tại Trung quốc bị phân chia thành một bên là giáo hội được đảng cộng sản đang cầm quyền chấp thuận và phía bên kia là giáo hội “chui” trung thành với Đức Giáo hoàng.
Trung quốc nói rằng trước khi tái lập các mối liên lạc, Vatican phải trước nhất cắt đứt quan hệ với Đài Loan, đảo quốc bị Bắc kinh coi là một tỉnh ly khai.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô, 81 tuổi, đang ở giữa thời kỳ nghỉ hè trong tòa nhà chủng viện của thị trấn này.
Từ lúc tới đây đã hai lần ngài xuất hiện trước công chúng; hầu hết thời giờ khác ngài dùng để đọc sách, viết lách, sửa chữa phần chót phần thứ hai cuốn sách viết về Đức Giêsu và những bài diễn từ ngài sẽ đọc trong dịp đi thăm nước Pháp vào tháng tới.
Lúc còn là một hồng y, trước khi được chọn lên ngôi giáo hoàng năm 2005, Bênêđictô thường nghỉ hè ở vùng Bressanone này. Năm nay, ngài đến đây với người anh là Georg, một đức ông trong giáo hội Công giáo.
Ngài cám ơn đám đông dân chúng ở đây đã cho ngài cơ hội “trở về quá khứ” trong hồi ức của ngài.
Vùng Alto Adige, cũng còn được gọi là Sud Tyrol, đã được nước Áo nhượng cho Ý sau thế chiến I và khu vực này vẫn còn rõ rệt có hương vị Áo-Hung hơn là màu sắc Ý đại lợi.
Nguồn: Philip Pullella/Reuters