Tuyên bố của Hồng Y sau cuộc đàm phán với Saddam Hussein

VATICAN 16/2/2003 (ZENIT.org).- “Tôi dám kêu gọi đến lương tâm của những kẻ mà tương lai hoà bình tùy thuộc", Hồng Y Roger Etchegaray đã tuyên bố với báo chí hôm qua tại Baghdad, sau khi ngài diện đàm một giờ rưỡi với tổng thống Saddam Hussein. "Có ý xem xét mọi sự đã được thực hiện chưa để bảo đảm hòa bình", đức Hồng Y người Pháp xác nhận như trên.


Đức Hồng Y xác nhận tinh thần cuộc gặp gỡ này trong khuôn khổ sứ vụ riêng biệt của Giáo hội và của tiếng gọi Đức Gioan Phaolô II gởi tới "lương tâm luân lý của nhân loại": "Tôi hiểu anh em rất quan tâm chờ đợi giây phút hiện tại, vì tầm quan trọng cuộc gặp gỡ tôi vừa mới thực hiện. Về phần anh em, anh em hiểu rằng đặc tính thiêng liêng sứ vụ của tôi làm cho lời nói của tôi có một giọng điệu đặc thù chắc anh em không quen nghe.
Thật vậy, Giáo hội có cách riêng của mình để nói về hòa bình, để kiến tạo hòa bình, giữa những kẻ, dưới nhiều danh hiệu khác nhau, ngày nay ra sức trong vần đề này với bao nhiêu băn khoăn. Giáo hội, như Đức Gioan Phaolô II nói, làm người phát ngôn "cho lương tâm luân lỳ của nhân loại ở tình trạng tinh tuyền, của một nhân loại muốn có hòa bình, ao ước có hoà bình."

“Chính trong chiều hướng này, Hồng Y Etchegaray giải thích, mà cuộc gặp gỡ giữa tôi với Tổng thống Saddam Hussein đã xoay quanh những vấn đề cụ thể mà tôi không thể tiết lộ vì tôn trọng người đã sai tôi và kẻ tiếp kiến tôi: đó là xem xét nếu có phải tất cả đã được làm để bảo đảm hoà bình chưa, bằng cách tái lập một bầu khí tin tưởng cho phép Iraq tìm lại chỗ đứng của mình trong cộng đồng quốc tế. Trọng tâm diện đàm của chúng tôi, hiện diện tất cả dân Iraq mà tôi đã có thể, từ Baghdad tới Mossoul, đo lường mức độ dân này ao ước một hòa bình chính đáng và vững bền sau nhiều năm đau khổ, mà Đức Giáo hoàng và Giáo hội phổ quát luôn luôn chứng tỏ tình liên đối với họ.


“Nhân danh đức Giáo hoàng, tôi dám kêu gọi tới lương tâm của tất cả những ai, trong những ngày quyết định này, ảnh hưởng mạnh mẽ cho tương lai hòa bình. Bởi vì, rốt cuộc, chính lương tâm sẽ có tiếng nói cuối cùng, mạnh hơn tất cả những chiến lược, tất cả những ý thức hệ, và có khi tất cả các tôn giáo".

Ðức Hồng Y đã gặp Saddam Hussein chính lúc đã xảy ra trong số 75 nước, hàng triệu người biểu tình đòi những giải pháp hòa bình cho cơn khủng hoảng Iraq.
Theo những người tổ chức cho biết, cuộc biểu tình lớn nhất xảy ra tại Rome, với lối 3 triệu người biểu tình. Tính ước chừng 10 cây số, đoàn người dương cao những màu sắc cầu vòng được chọn để biểu thị "đảng phái" hòa bình tập hợp những người của tất cả chân trời và tất cả thời đại: "Pace" tiếng Ý mang ý nghĩa "Hòa Bình" phất phơ trên những lá cờ nhiều màu sắc.