Một Nghiên Cứu Về Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, Đà Lạt
GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN
THÁNH PIÔ X ĐÀ LẠT, VIỆT NAM
(1957-1975)
Chương III
Đà Lạt: Môi Trường Tu Trì Trong Điều kiện Đa Năng
1. Cao nguyên Đà Lạt: Khi Hậu Thiên Nhiên Trong Lành Yên Tĩnh, Cảnh Trí Thoáng Đãng Duyên Dáng
Từ 1879, khi tiến hành các cuộc thám hiểm, Toàn quyền P. Doumer, từ thời thuộc địa, đã tìm gặp bác sĩ Yersin để thảo luận về việc tìm kiếm một nơi có khí hậu lý tưởng ở Nam Kỳ để tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. Bác Sĩ có ý kiến khuyến cáo, nên chọn đỉnh Lâm Viên.Thế là năm 1898, Pháp cho thiết lập tỉnh Đồng Nai Thượng lấy Đà Lạt làm thủ phủ.
Ngoài ra còn lập tỉnh Tánh Linh làm điểm giao dịch giữa vùng cao nguyên và đồng bằng. Tỉnh Đồng Nai Thượng được chính thức thành lập ngày 1/11/1899, sau khi các đường lên tỉnh cao nguyên về cơ bản được chuẩn bị. Nhưng năm sau, chương trình kiến thiết hạ tầng cơ sở cho Đà lạt đã bắt đầu.
Nhưng ai muốn đến Đà Lạt có thể lên bằng hai ngả đường bộ từ quốc lộ 1, đi qua Trảng Bom, Nga Ba Dầu Giây, La Ngà, Đinh Quán, Blao, Djiring, Ngã Ba FinNom, Đà Lạt, hay ngả Phan Rang, leo dốc Belle Vue lên sông Đa Nhim, rẽ theo lối Trạm Hành, hay lối Dran, Finnom, qua đèo Prenn di lên Đà Lạt. Có một đường mòn đi theo ngả Tánh Linh. Về sau, người ta có thể bay theo đường Hàng không, từ sân bay Tân Sơn Nhất, hay bất cứ sân bay xuất phát nào đến sân bay Liên Khàng, rồi theo dốc Prenn lên thị xã Đà Lạt
Như ta biết, Các Giám mục Việt nam ở Miền Nam vĩ tuyến 17 đã xin Tòa Thánh Vatican thành lập một Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, có trình độ tương đương đại học trong phân khoa Thần Học. Bộ Truyền Bá Đức tin tại Rôma đã chấp nhận trong phiên họp ngày 25/1/1957, theo đề nghị của hàng Giám Mục Việt Nam, và ủy nhiệm Dòng Tên lập phương án điều hành cơ chế giáo dục đại học này.(Thư của hàng Giám mục miền Nam Việt nam gửi Linh Mục Bề Trên Cả Dòng Tên, 25.01.1957)
2. Môi Trường Thuận Lợi Cho Nhiều Hoạt Động Mà Nhất Là Giáo Dục Và Tu Trì
Thực ra, bắt đầu, từ năm 1916, Khách San Palace hình thành đầu tiên cho khách tạm trú, mỗi khi đến Đà Lạt.
Từ chung quanh thập niên 1930, thì nhiều cơ sở giáo dục bắt đầu phát triển ở Đà Lạt: Petit Lycée de Dalat (1927), biến thành Grand Lycée (1932), rồi Lycée Yersin (1935); Crèche de Nazareth (Dòng Saint Paul de Chartres, 1927); Collège d’Adran (Dòng Frères des Ecoles Chrétiennes, 1932); Trung Tâm Truyền Giáo Tin lành (và Dalat Missionary Schhol thuộc Hội Tin lành Phước Âm Liên Hiệp Christian and Missionary Alliance –C&MA, 1930); Notre Dame de Langbian (Dòng Chanoinesses de Saint Augustin, hay Couvent des Oiseaux, 1935); Domaine de Marie (Dòng Vincent de Paul)
Trong thập niên 1950, ngoài một loạt các trường học khác xuất hiện như Trường Võ Bị Quốc Gia (Trường Liên Quân Võ Bị Quốc Gia) (1950), Trường Quốc Gia Hành Chánh Đà Lạt (1953), Trường Trung Học Trần Hưng Đạo (Bảo Long), Trường Trung Học Bùi Thị Xuân (Phương Mai, Quang Trung), Trường Chỉ Huy Tham Mưu, Trường Chiến Tranh Chính trị, và nhiều cơ sở giáo dục khác, về phía các cơ sở cư trú và giáo dục Công giáo, có cơ sở của nhiều dòng tu khác, như:
Ngành nam có: Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế ở Tùng Lâm, Biệt Thự Thánh Tâm ở khu dốc gần Nhà Thò Saint Nicolas, Dòng Don Don Bosco (Salésiens) ở Trạm Hành, Dòng Franciscains, Dòng Đa Minh, Dòng Tận Hiến ỏ gần khu Du Sinh Cam Ly, Dòng Đồng Công, Dòng Tên, Dòng Giuse Nha Trang, …
Ngành nữ có thêm các cở sở như Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội gần Couvent des Oiseaux sau năm 1954, Mến Thánh Giá Thanh Hóa, Nữ tu Đa Minh,
Nhiều cơ sở dòng tu khác, hoăc cư trú, hoạt động tông đồ và giáo dục, cũng được thiết lập ở thị xã Đà Lạt, hoăc trong khuôn khổ giáo phận Đà Lạt, hay trong khuôn khổ dòng tu bên ngoài giáo phận, nhưng ở trong khu vục giáo phận Đà Lạt (từ sau 24.11.1960, khi chính thức thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam).
Các tôn giáo khác cũng có cơ sở tại Đà Lạt, như Chùa Linh Sơn, …
Như vậy, có một truyền thống chung cho nhiều cơ quan chọn Đà Lạt làm nơi giáo dục hay nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, huấn luyện, giáo dục hay tu hành.
Chương IV
Trường Hợp Dẫn Đến Ủy Nhiệm Dòng Tên
Mặc dù các tu sĩ Dòng Tên thích dùng thuật ngữ có vẻ hiện đại, tự gọi tên mình là Giêsu hữu, gần giống với chữ Jesuite của phương Tây, nhưng, tôn trọng cách gọi bình dân có ý nghĩa truyền thống của văn hóa Việt Nam, dường như tên vẫn ưa dùng là “tu sĩ dòng Tên” thay cho thuật ngữ “Giêsu hữu”, có phần nào xa la với đặc điểm văn hóa truyền thống lâu đời là kính trọng tên Giêsu, mà không dám nói đến tên của nhân vật đáng kính trọng ấy, như kiểu gọi Thiên Chúa là Giavê (Yavheh) Đấng Chí Tôn, Đáng Tối Cao trong tín ngưỡng thời Cựu Ước hay Do Thái ngày nay, ….
Vả lại chữ “Giêsu hữu” phảng phất chữ “Kitô hữu”, chứa đựng ý tưởng mọi tín hữu đều tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Đáng Cứu Thế, là Ngôi Hai, mà không nhấn mạnh đến một đặc sủng ơn gọi của Dòng Tu.
Việc Dòng Tên được ủy thác trách nhiệm giáo dục triết thần có thể có nhiều lý do. Ngoài lý do là một dòng tu trí thức và nhiệt tình như được nhắc đến trong giáo hội, Dòng Tên có một hoàn cảnh khá riêng biệt trong lịch sử giáo hội là một dòng tu đã được chính Tòa Thánh dẹp bỏ, giải tán, và gần hai thế kỷ, dòng tu này mới được phục hồi.
Riêng tại Việt Nam, thì Dòng Tên đã vắng bóng từ khoảng cuối thế kỷ 18, sau khi đã truyền giáo ở Việt Nam trong thế kỷ 17 và gần hết thế kỷ 18.
Nhưng nhất là hoàn cảnh và Dòng Tên đã bị trục xuất khỏi Trung Hoa từ năm 1949, như tóm tắt mấy nét về Lịch sử Dòng Tên tại Việt Nam có thể gồm ba giai đoạn như sau:
1/. Vài Hàng Lược Sử Dòng Tên ở Việt Nam (1615-1975)
1. Giai đoạn 1615 – 1773
Ngày 18 tháng 01 năm 1615, ba tu sĩ Dòng Tên đặt chân đến Cửa Hàn (Đà Nẵng, Đàng Trong) để chính thức mở ra công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam. Ba tu sĩ Dòng Tên đó là Lm. Francesco Buzomi (người Ý), Lm. Diego Carvalho (người Bồ Đào Nha) và tu huynh Antónios Dias (người Bồ Đào Nha). Các nhà truyền giáo long trọng mừng Lễ Phục Sinh năm ấy với các tín hữu người Nhật tại đó. Năm sau, đã có hơn 300 tân tòng người Việt và Linh mục Buzomi chiếm được cảm tình của quan trấn thủ, và được Chúa Nguyễn sủng ái.
Tại Đàng Trong các Linh mục thừa sai thiết lập ba cư sở (residentia) đầu tiên. Đó là Hội An năm 1615, Nước Mặn (ngày nay thuộc tỉnh Bình Định) năm 1618 và Thành Chiêm (cách Hội An chừng 7km) năm 1623.
Linh mục Alexandre de Rhodes (thường quen gọi là thầy Đắc Lộ) đến Đàng Trong từ cuối tháng 12 năm 1624 đến tháng 07 năm 1626 thì bị trục xuất về Áo Môn (Macao).
Năm 1626, Đàng Ngoài đón tiếp các thừa sai. Linh mục Giuliano Baldinotti, người Ý cùng với tu huynh Giuliô Piani, người Nhật, theo tàu buôn thăm dò khả năng loan báo Tin Mừng. Trở về Áo Môn, Linh mục Baldinotti trình bày cho Bề Trên hoàn cảnh thuận lợi ở đây. Ngày lễ Thánh Giuse năm 1627, Linh mục Alexandre de Rhodes cùng với Linh mục Pedro Marquez đến Cửa Bạng (Thanh Hóa) gây dựng Giáo Hội Đàng Ngoài. Ngày lễ Tìm Được Thánh Giá 03 tháng 05 năm 1627, ngôi nhà thờ đầu tiên ở Đàng Ngoài được khánh thành tại An Vực (Thanh Hóa ngày nay).
Tháng 05 năm 1630, bốn nhà truyền giáo Dòng Tên Pedro Marquez, Đắc Lộ, Gaspar d’Amaral và Paulo Saïto, bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất khỏi Đàng Ngoài, sau hơn 3 năm trời tận lực truyền giáo. Để nâng đỡ giáo đoàn, các nhà truyền giáo « chính thức » thành lập Tu hội thầy giảng. Tu hội được thành lập ở Kẻ Chợ ngày 27 tháng 04 năm 1630, còn ở Đàng Trong, Tu hội ra đời ngày 31 tháng 07 năm 1643 tại Hội An. Thể chế Kẻ Giảng này kéo dài trong Giáo Hội ban đầu và giúp ích cho giáo hội rất nhiều ít ra là buổi giao thời, nhất là những đòi hỏi cho việc huấn luyện linh mục còn nhiều khó khăn.
Năm 1644, Thầy Giảng Anrê Phú Yên bị quan trấn Quảng Nam xử tử. Linh mục Đắc Lộ cũng bị kết án tử hình, nhưng rồi được chuyển thành án trục xuất. Năm sau, quan trấn còn xử tử hai thầy giảng Inhã ở Quảng Trị và Vinh Sơn Quảng Ngãi để cho các thừa sai biết ông quyết tâm cấm đạo.
Trong thời gian 1615-1773, trên 155 tu sĩ của Dòng thuộc 20 quốc tịch (nhiều nhất là Bồ Đào Nha) đã đến loan Tin Mừng trên Đất Việt, cùng với 33 tu sĩ Dòng Tên người Việt. Trong số đó, có 12 tu sĩ này đã làm việc trong Thái Y Viện và Khâm Thiên Giám của các Chúa Nguyễn.
Ngày 21.7.1773, trước sức ép nặng nề của các chính quyền ác cảm với Dòng Tên, và nhiều lý do phức tạp khác, ĐGH Clementê XIV ra đoản sắc Dominus ac Redemptor giải thể DòngTên, không những chỉ ở xứ Tunkim hay Cochinchina (Đàng Ngoài hay Đàng Trong Đại Việt - Việt Nam khi đó), mà trên toàn thế giới, làm cho 23.000 tu sĩ Dòng Tên tan tác.
Từ đó các tu sĩ Dòng Tên Việt Nam cũng theo số phận chung với anh em mình trong toàn Giáo Hội. Khi ĐGH Piô VII ra trọng sắc Sollicitudo Omnium Ecclesiarum, tái lập Dòng Tên từ ngày 07 tháng 08 năm 1814, các cựu tu sĩ Dòng Tên ở Việt Nam đã chết hết rồi, chẳng còn ai để làm sống lại Dòng Tên tại đây.
Đây là một thử thách lớn lao nhất về tính khiêm tốn, tan biến cả một hiện hữu đang diễn tiến sinh động, một đức vâng phục sâu thẳm, mà chỉ có những người trong cuộc mới cảm thấu và chịu đựng “Chết đi để sống lại theo màu nhiệm Kitô thập giá”.
Dù sao, đó cũng là một cơ hội để Dòng Tên xét mình và sống tinh thần lý tưởng Dòng Tên trung thành và đắn đo cẩn trọng, thể hiện thích hợp trong cách ứng xử với cộng đồng dân Chúa, tuy không thể và không nhất thiết ý nghĩ và hành động của mình làm vừa lòng mọi người vi “nhân vô thập toàn”.
Như thế từ năm 1814 trở đi, Dòng Tên không có mặt trong lịch sử Việt Nam cho mãi đến năm 1957.
2. Giai Đoạn 1957-1975
Từ sau hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 Việt Nam bị chia làm hai miền như nói trên. Miền Bắc sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, lấy tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Miền Nam theo chế độ tự do trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Còn tại Trung Hoa, năm 1949, chính quyền cách mạng trục xuất hơn 700 tu sĩ Dòng Tên thừa sai thuộc 9 tỉnh Dòng ngoại quốc khỏi Hoa Lục. Các tu sĩ Dòng Tên phải tản mác đi phục vụ nhiều nơi, nhất là tại Hồng Kông, Macao và Đài Loan. Tìm đâu ra việc cho hàng trăm thừa sai trên các lãnh thổ nhỏ bé này?
Năm 1953, theo gợi ý của một số cựu sinh viên đại học Aurora (Thượng Hải) sinh sống tại Chợ Lớn, linh mục Paul O’Brien, Linh mục Kinh Lược coi các tu sĩ Dòng Tên, đã bị trục xuất, tới Sài Gòn nghiên cứu việc gởi các tu sĩ Dòng Tên qua phục vụ cư dân gốc Hoa tại Việt Nam. Các Linh mục Thừa Sai Paris đang phục vụ cộng đồng cư dân gốc Hoa ở Chợ Lớn cho biết, họ cũng có các thừa sai bị trục xuất khỏi Trung Quốc được gởi qua Việt Nam.
Năm 1955, Giám Mục Ngô Đình Thục đến Roma gặp Linh mục Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên Gioan Baotixita Janssens bàn việc mời các tu sĩ Dòng Tên lập một Viện Đại Học Công Giáo tại Việt Nam.
Năm 1956, Linh mục André Gomane, dòng Tên, trên đường về Bangkok, được Linh mục Kinh Luợc mới là Oñate, sai ghé vào Việt Nam để thăm dò khả năng gởi các tu sĩ Dòng Tên qua phục vụ Giáo Hội Việt Nam.
Các vị hữu trách trong Giáo Hội và cả phía chính quyền gợi ý mở cư xá sinh viên như ở Hồng Kông và giảng dạy ở đại học. Khâm Sứ Tòa Thánh đề nghị Dòng Tên nhận trách nhiệm mở một chủng viện thuộc quyền Giáo Hoàng để giúp đào tạo hàng giáo sĩ. Trở về Roma, báo cáo của Linh mục Gomane được trình bày với Bề Trên Tổng Quyền. Tháng 12 năm 1956, Linh mục Kinh Lược Oñate gặp BTTQ. Vị này liền yêu cầu khối thừa sai Trung Quốc nhận việc lập cơ sở mới phục vụ Giáo Hội tại Việt Nam.
Tháng 4 năm 1957, hai Linh mục Oñate và Georges Germain tới Sài Gòn để thực hiện chương trình. Các giới hữu trách trong Giáo Hội cũng như chính quyền đề nghị, gởi giáo sư qua giảng dạy ở các Đại Học. Khâm Sứ Tòa Thánh yêu cầu lập Chủng Viện thuộc quyền Giáo Hoàng và đề nghị đặt tại Đà Lạt, nơi có Đại Học Công Giáo vừa được thành lập.
Linh mục Germain được giao nhiệm vụ cấp tốc tìm nhà cho 4 tu sĩ Dòng Tên tới giảng dạy đại học có nơi trú ngụ. Sau mấy tuần lễ tìm kiếm không thành công, nghe biết có một ngôi nhà do chính phủ Pháp sắp trả lại cho chính phủ Việt Nam, Linh mục nhờ Bộ Trưởng Giáo Dục can thiệp, xin cho phép mua lại ngôi nhà đó làm nơi cư trú cho các anh em tu sĩ Dòng Tên tới giảng dạy ở đại học.
Ngày 26.04.1957, ngoài Linh mục Germain, hai tu sĩ Dòng Tên khác là Linh mục Ferdinand Lacretelle, vừa kết thúc nhiệm vụ hướng dẫn Năm Tập Ba, và tu huynh J. B. Haňrio, cả hai đều là người Pháp được sai đến Sài Gòn và lập cộng đoàn đầu tiên ở đây. Như vậy, các tu sĩ chính thức trở lại Việt Nam sau gần 200 năm vắng bóng. Ngày 31 tháng 5 năm 1957, Linh mục Germain nhận chìa khóa nhà 175 B đường Yên Đổ (sau là 161 Yên Đổ, Quận 3, Sài Gòn và nay là 171 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh). Đây là cơ sở đầu tiên của Miền Dòng khi trở lại Việt Nam.
Cuối năm 1957, thêm bốn linh mục Dòng Tên đến Sài Gòn và giảng dạy tại Đại Học Y Khoa: Giáo sư Bác sĩ Marcel Lichtenberger, 51 tuổi (người Bỉ); tại Đại Học Văn Khoa: Giáo sư Triết học André Gaultier, 59 tuổi (người Pháp), Giáo sư Sử học André Gélinas, 33 tuổi (người Canada), Giáo sư Hán học Claude Larre, 38 tuổi (người Pháp). Về sau, Linh mục Yves Raguin cũng giảng dậy nhân chủng học, khảo cổ học ở Trường Văn Khoa.
Về phía Dòng, như đã nói trên, trong thời gian 1949-1954, hơn 700 tu sĩ Dòng Tên tản mác đi phục vụ tại Hongkong, Macao, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan (1954) và Việt Nam (1957). Ngày lễ Giáng sinh 25.12.1957, cha Bề Trên Cả J.B. Janssens ký sắc lệnh thành lập Tỉnh Dòng Viễn Đông gồm các nhà tại Trung Hoa, Đài Loan và Phi Luật Tân, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam lúc này mới chỉ có cư sở thánh Inhã, sau này là Trung Tâm Đắc Lộ.
Trong lúc đó hoàn cảnh miền Nam đã đi dần vào ổn định dưới trào lưu mới thời Ngô Đình Diệm, măc dù có những lộn xộn xảy ra vào giai đoạn đầu khoảng 1954-55, giữa chính tuyền miền Nam và lực lượng thân Pháp (Phe Nguyễn Văn Hinh và Bình Xuyên) và nhiều đoàn thể chính trị chịu ảnh hưởng của các giáo phái như Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Phật Giáo Việt Nam.
Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia do Đảng Cần Lao Nhân Vị đã hoạt động mạnh mẽ. Vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập nhiên 1960, có một phong trào nhiều người trong chính quyền và nhân dân gia nhập Công Giáo, nhưng đó lại là nguyên nhân gây bất bình trong xã hội, xuất phát từ những thành phần đa số là từ một bộ phận Phật giáo và một số chính đảng, nhưng không thể không có những phần tử CSVN, nằm vùng hay trà trộn vào trong luồng di dân từ miền Bắc vào từ trước, nhúng tay vào cách nào đó.
Phong trào Ấp Chiến Lược do Ngô Đình Nhu dàn dựng theo kiểu ở Mã Lai Á đã có tác dụng tích cực, cô lập Cộng Sản Việt Nam khỏi các tập thể dân cư, cắt đứt các nguồn tiếp tế nhân vật lực và các phương tiện khác ở miền Nam. Vì thế CSVN đã phản ứng lại bằng phong trào Đồng Khởi, đánh phá Ấp Chiến Lược và hệ thống thôn xa miền Nam, đi đến sự xuất hiện của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phòng Việt Nam tháng 12 năm 1960.
Tình hình chính trị này đưa đến việc CSVN và Mỹ dùng lá bài Phật Giáo và dân chủ chấm dứt chế độ Ngô Đình Diệm. Một chế độ đặm màu sắc dân tộc, đối phó hữu hiệu với chế độ Cộng Sản ở Việt Nam, và không muốn người Mỹ nhúng tay sâu vào miền Nam Việt Nam, dù viện trợ cho chế độ này tồn tại thời gian đầu tiên. Một khi chấm dứt chế độ này cùng với cái chết tất tưởi của hai ông Diệm và Nhu ngày 2 tháng 11/1963, thì những hoạt động chống cộng sản sau đó thiếu đoàn kết và khởi sắc, bị phân hóa, vừa do xâu xé lẫn nhau trong nội bộ chính trị VNCH, vừa do sự khai thác của CSVN nhân việc quân đội Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.
Mạng lưới Ấp Chiến Lược và hệ thống chính trị đối phó với Cộng sản tan rã, và Mỹ can thiệp thô bạo vào chiến trường và chính tình Việt Nam đã khiến cuộc chiến đấu của Miền Nam Việt Nam mất chính nghĩa, mau chóng đưa chế độ này tình trạng hủ hóa với việc thao túng của Cộng Sản ngày vào sâu trong chiến trường và chính trường miền Nam, cuối cùng đi đến chỗ sụp đổ vào 30/4/1975.
Trở lại quá trình thành lập Giáo Hoàng Học Viện, theo gợi ý ban đầu của Khâm Sứ về việc các Linh mục Dòng Tên đảm nhận việc huấn luyện chủng sinh. Năm 1958, có lẽ đúng hơn là năm 1957, Linh mục Ferdinand Lacretelle lên Đà Lạt lập Giáo Hoàng Chủng Viện. Chủng viện này sẽ được xây dựng quy mô vào năm 1961 và đổi tên là Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X. Ban Giáo sư của GHHV gồm 8-10 quốc tịch khác nhau, hầu hết là tu sĩ Dòng Tên.
Năm 1959 trong khuôn viên của cộng đoàn thánh Inhã, các linh mục đã mở Trung Tâm Đắc Lộ. Tính đến năm 1975, trung tâm này đã phát triển thành một quần thể bao gồm một cư xá cho trên 60 sinh viên, một thư viện lớn với nhiều phòng học yên tĩnh cho hơn 1000 sinh viên tới học hỏi và nghiên cứu, một trung tâm truyền hình.
Thêm vào đó còn có tạp chí Phương Đông và phong trào Hưng Giáo Văn Đông, Gia Đình Nhập Thể, với chủ trương về nguồn dân tộc và sống đạo sâu xa với hết con người Việt, đưa Chúa nhập thể vào những tinh hoa văn hóa đông phương theo tinh thần hội nhập văn hóa của Cha Đắc Lộ.
Năm 1960 Linh mục F. Lacretelle lập Nhà Tập Dòng Tên tại Thủ Đức dâng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su. Cha cũng là Giáo Tập đầu tiên của Nhà Tập Dòng Tên Việt Nam. Nhà Tập đầu tiên ở Thủ Đức, Gia Định, Việt Nam khi đó có 6 tập sinh: Khuất Duy Linh (gốc giáo phận Hưng Hóa), Đỗ Hữu Nghiêm (gốc Gp Hà Nội), Nguyễn Đình Phùng, Hoàng Sĩ Quý và Đinh Văn Trung (gốc Gp Bùi Chu), Ngô (Nguyễn?) Văn Vững (gốc Gp Sài gòn). Họ được hướng dẫn thường xuyên bởi các tu sĩ sau: Ferdinand Lacretelle, Yves Henry, Mariano Manso, và 1 tu huynh (J. B. Hanrio) theo một chương trình đặc biệt.
Sinh hoạt nhà tập ban đầu diễn ra một cách êm đềm. Ngoài những việc đạo đức hằng ngày, các tập sinh theo học tiếng La tinh và tiếng Pháp do Linh mục Mariano Manso và Yves Henry phụ trách. Song song với chương trình tu đức hàng ngày (nguyện ngắm, thánh lễ, cầu nguyện, chầu Thánh Thể, Tĩnh Tâm,…) và linh thao theo phương pháp Thánh Inhã do Linh mục F. Lacretelle hướng dẫn.
Về sinh hoạt vật chất, các tập sinh làm cỏ, quyét dọn, giữ vệ sinh trong khu nhà tập và tự phân công rửa chén bát, sau khi ăn cơm sáng trưa tối. Khẩu phần ăn thường được dọn theo tiêu chuẩn phương Tây. Mỗi thứ năm đều có giờ đi dạo tập thể ở khu công viên lân cận, thường ở khu rừng Cao su Thù Đức gần Trường Kỹ Thuật Việt Đức, sau là trường Bách khoa Kỹ Thuật Thủ Đức.
Sau ba tháng Prima Probatio, tập sinh Việt Nam đầu tiên quyết định dứt khoát chuyển hướng ơn gọi là Đỗ Hữu Nghiêm, dù Linh Mục giáo tập F. Lacretelle ngỏ ý đề nghị đưa đương sự lên nghỉ tại một cơ sở của Dòng tại Đà Lạt, có thể là Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X. Một thời gian sau, có tin Nguyễn Đình Phùng cũng chuyển hướng ơn gọi, khi đã tốt nghiệp Ph.D. ngành toán học, giảng dậy tại Fordham University, do Dòng Tên sáng lập và điều hành ở New York City (hiện nay cả hai cựu tu sinh đều cư ngụ tại Hoa Kỳ). Bốn tập sinh khóa đầu tiên còn lại tại Việt Nam đều tiếp tục ơn gọi Dòng Tên, và thụ phong linh mục Dòng Tên.
Trong số các tu sĩ Dòng Tên người Việt Nam đầu tiên, ngoài sáu tập sinh trong nước, còn có một số tu sinh khác ở nước ngoài, như Linh Mục Đỗ Quang Chính, Đoàn Cao Lý, Nguyễn Đức Nhuận (từ Dòng Chúa Cửu Thế chuyển sang). Nguyễn Đức Nhuận về sau đã chuyển hướng, còn hai vị kia tiếp tục đời sống tu trì Dòng Tên.
Về sau có các thế hệ hậu sinh nối tiếp và phát triển Dòng Tên tại Việt Nam và dần dần tạo nên một nếp sống truyền thống Dòng Tên Việt Nam.
Năm 1962, Linh mục Jacques de Leffe, lúc ấy là Bề Trên cộng đoàn Thánh Inhã, lập Trung Tâm Sinh Viên Xaviê tại Huế với mục đích tương tự như Trung Tâm Đắc Lộ và mở Trường Trung Học Tín Đức kể từ niên khóa 1964-1965.
Năm 1965, Nhà Ứng Sinh Đại Học được thiết lập trong khuôn viên Trung Tâm Đắc Lộ, Sàigòn.
Ngày 8 tháng 9 năm 1966, các nhà tại Thái Lan và Việt Nam được gom thành Miền Thái-Việt, thuộc Tỉnh Dòng Viễn Đông. Linh mục Jacques de Leffe làm Trưởng Miền tiên khởi.
Cùng năm ấy, Học viện dành cho các học viên tỉnh Viễn Đông từ Baguio, Phi Luật Tân, được chuyển về Đà Lạt. Học Viện Thánh Giuse được thành lập với ngôi nhà đầu tiên tọa lạc tại số 02 Đường Huyền Trân Công Chúa. Tuy nhiên, trong một lần pháo kích năm 1968, một phần nhà đã bị hư hỏng. Cùng với nhu cầu có một cơ sở lớn hơn, năm 1969, Học Viện chuyển sang cơ sở mới tại số 09 Đường Cô Giang. Ngôi nhà này là Học Viện Miền Dòng (Miền Viễn Đông) cho đến năm 1975, và được nhà nước trưng tập sử dụng từ năm 1987.
Đến năm 1970, Trung Ương Dòng tổ chức lại Tỉnh Dòng Viễn Đông và đổi tên là Tỉnh Dòng Trung Hoa. Các nhà của Tỉnh Viễn Đông cũ tại Phi Luật Tân được giao lại cho Tỉnh Dòng Phi luật Tân. Dịp này, Thái Lan và Việt Nam, trước đây là một đơn vị, tách làm hai Miền trực thuộc Tỉnh Dòng Trung Hoa. Năm 1972 Linh mục Sesto Quercetti làm Trưởng Miền Việt Nam cho đến tháng 04.1975.
Với sự thay đổi trên về cơ cấu tổ chức, cùng năm 1970, Cộng đoàn An-rê Phú Yên, 105 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Sài Gòn (nay là đường Trần Quốc Toản) được thành lập và là Trụ Sở Của Miền Việt Nam cho đến năm 1975.
Vào đầu thập niên 70, Dòng thiết lập Cơ sở Truyền hình Đắc Lộ (cạnh Trung Tâm Sinh Viên Đắc Lộ) nhắm đến việc giáo dục đại chúng với nhiều chương trình giáo dục thiếu nhi, giáo dục lối sống gia đình. Bên cạnh đó một số Linh mụ, trong đó có Linh mục Đoàn Cao Lý, bắt tay vào chương trình ‘Đặc Nhiệm Phát Triển Nông Thôn’, nghiên cứu và thực nghiệm các kỹ thuật canh nông mới, xuất bản những tài liệu phổ biết kỹ thuật canh tác chăn nuôi, ngư nghiệp vừa giúp nông dân tăng gia lợi tức, vừa nhắm đến phát triển cộng đồng.
Tài liệu Linh mục Vũ Đức Trung ghi năm 1972, thành lập nhà ứng sinh thứ hai dành cho các em học Trung Học tại Thủ Đức, trong khuôn viên Nhà Tập. Cũng trong năm ấy, Cha Pedro Arrupe, Bề Trên Cả Dòng Tên viếng thăm Miền Việt Nam.
(Nhưng bút tích của học viện còn ghi lại là, ngày 26.02.1969 hồi 11g50: cha Tổng quản ARRUPE (Dòng Tên) đến Học viện. Các cha các thày đón Đức Giáo hoàng đen với muôn tràng pháo tay và muôn nụ cười tươi. Cùng đi với ngài có cha Dargan Phụ tá và cha Chu, Giám tỉnh Viễn đông.
2g30: cha Tổng quản nói chuyện với các cha và các thày tại giảng đường Học viện. Cuộc nói chuyện gây nhiều hứng thú sâu sắc. Đại ý ngài vạch cho linh mục tương lai thấy chiều hướng của Hội thánh sau Công đồng Vaticanô II: sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian. Hãy tận dụng mọi phương tiện tân tiến ngày nay để phát huy giá trị siêu nhiên.[…]
7g30 tối: đại yến, có Đức Giám mục Đàlạt tham dự chung vui. Trong bữa ăn, các cha các thày Kinh viện dòng Tên đón mừng cha Tổng quản bằng hai tiếng gà gáy (vì năm Con Gà) và một bài hò miền Nam. Khớ thiệt! Đừng tưởng dòng Tên hát dở mà gây tiếng xấu cho người ta nhé! Anh em Học viện đón mừng cha bằng bản hợp ca ‘Đàlạt trăng mờ’. Và để đáp lễ, cha Tổng quảng tặng anh em 4 ngày nghỉ từ thứ năm 27.2 đến thứ hai 3.3. Mừng quá cỡ! - 27.02.1969: 8g30 chụp hình chung trước vườn hoa Học viện… (Thông Tin số 16, 1969).
Phải chăng đây là lần viếng thăm thứ hai của Linh mục Arrupe?
Đầu năm 1975, khi tình hình Miền Nam Việt Nam trên đà tiến tới việc thay đổi chế độ chính trị, Linh mục Pedro Arrupe biết rằng dưới chế độ mới, sẽ không có chỗ cho anh em tu sĩ Dòng Tên người nước ngoài tại Việt Nam, nên đã sai linh mục phụ tá Herbert Dargan đặc trách vùng Đông Á và Châu Đại Dương qua Việt Nam gặp gỡ anh em tu sĩ Dòng Tên để tìm một người Việt Nam thay thế Linh mục Quercetti trong trách nhiệm Trưởng Miền.Linh mục Nguyễn Công Đoan lúc ấy mới từ Roma về, được chỉ định vào nhiệm vụ này từ ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Ngày 28 tháng 8 năm 1975, tất cả các tu sĩ Dòng Tên cũng như tu sĩ ngoại quốc các Dòng khác có mặt tại Đà Lạt được yêu cầu rời khỏi Việt Nam trong vòng 48 giờ. Trước khi ra đi,các vị còn kịp chụp với nhau một tấm hình trong khuôn viên Giáo Hoàng Học Viện.
Tính cho đến lúc linh mục Joseph Audic, tu sĩ Dòng Tên ngoại quốc cuối cùng rời Việt Nam năm 1977, Miền Việt Nam đã được 91 tu sĩ nước ngoài đến phục vụ. Trong số các tiền nhân ấy có các linh mục Giáo Sư tại Giáo Hoàng Học Viện, các Linh mục làm công tác huấn luyện và tông đồ, các chủng sinh Học Viên và các Tu Huynh đã âm thầm xây dựng Dòng. Bốn vị tu sĩ ngoại quốc đã chọn Việt Nam làm nơi an nghỉ cuối cùng: Linh mục Michel Martin tại Huế, linh mục Ramón Cavanna tại Sài Gòn cùng với hai cố Giáo sư Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, Jean Motte và Anton Drexel.
Tháng 03 năm 1975 vì tình hình chiến sự trở nên căng thẳng, các giáo sư và sinh viên Giáo Hoàng Học Viện cũng như Học Viện Dòng Tên tản cư về Sài Gòn. Đến tháng 05 thì tất cả trở về Đà Lạt an toàn. Với việc các linh mục Dòng Tên ngoại quốc phải ra đi vào tháng 09, Giáo Hoàng Học Viện được trao lại cho Giám mục Nguyễn Sơn Lâm, giáo phận Đà Lạt quản lý thay mặt Hội Đồng Giám Mục.
Sau ngày 30.4.1975, 41 tu sĩ Dòng Tên người nước ngoài rời khỏi Việt Nam theo yêu cầu của chính quyền cộng sản mới. Số tu sĩ Dòng Tên Việt Nam còn lại vào cuối năm 1975 là 26 tu sĩ: 11 Linh mục, 10 Học viên, 1 Tu huynh, 4 Tập sinh và khoảng 15 Ứng sinh.
[Chú thích: Dù không thuộc phạm vi bài viết, người biên tập đề nghị chú thích thêm phần Lược sử Dòng Tên từ sau 30/4/1975 đến khi có Tỉnh Dòng Tên Việt Nam (2007)]:
3. Giai đoạn 1975-2007
Với việc các Linh mục Dòng Tên ngoại quốc phải ra đi vào tháng 09, Giáo Hoàng Học Viện được trao lại cho Giám mục Nguyễn Sơn Lâm, Giáo phận Đà Lạt, quản lý thay mặt Hội Đồng Giám Mục.
Sau ngày 30.4.1975, 41 tu sĩ Dòng Tên người nước ngoài rời khỏi Việt Nam theo yêu cầu của chính quyền mới. Số tu sĩ Dòng Tên Việt Nam còn lại vào cuối năm 1975 là 26 tu sĩ: 11 Linh mục, 10 Học viên, 1 Tu huynh, 4 Tập sinh và khoảng 15 Ứng sinh.
Đúng như năm 1949 tất cả hơn 700 tu sĩ Dòng tên rời khỏi Trung Quốc, bây giờ đến lượt màn kịch trục xuất các tu sĩ Dòng Tên ngoại quốc cũng diễn ra tại Việt Nam, sau khi Cộng sản chiếm cứ miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975.
Mùa Chay năm 1976, sau khi cầu nguyện và nhận định chung, Miền Dòng quyết định, theo truyền thống của cha anh năm xưa, tiếp tục sống hòa mình vào xã hội Việt Nam mới. Với tình hình nhân sự ít ỏi, dù không thể quản lý và sử dụng trọn vẹn số cơ sở và trang thiết bị hiện có, Miền đã miễn cưỡng phải trao cho Nhà Nước cơ sở và máy móc của Trung Tâm truyền hình Đắc Lộ.
Cuối thập niên 1970, phong trào nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong phát triển mạnh. Tiếp tục đường hướng vạch ra, một số anh em trẻ trong Miền dấn thân, lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự và gia nhập TNXP. Những anh em ở nhà thì lao động sản xuất tại chỗ hoặc làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh.
Biến cố “có bàn tay vô hình dàn dựng một số linh mục Dòng Tên dính dấp vào việc chuyển nhận ngoại tệ hối đoái chui” (theo như người biên soạn biết) xảy ra vào tháng 12 năm 1980 tại Trung Tâm Đắc Lộ, đặt cho Dòng những thách đố không nhỏ, cả về nhân sự lẫn cơ sở hoạt động. Nhưng bàn tay yêu thương và quyền năng của Chúa lại được cảm nhận rõ nét hơn bao giờ. Sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu, sống bậc khiêm nhường thứ ba trong sách Linh Thao, đó là những ơn lớn mà Dòng được lãnh nhận, khi bước theo Đấng khó nghèo, vác thập giá.
Tính cho đến năm 1987, Nhà Nước đã tiếp quản các nhà và các cơ sở tông đồ do Dòng đảm trách như sau: Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt (13 Đinh Tiên Hoàng) hiện nay là cư xá cho nhân viên viện hạt nhân Đà Lạt cũng như cơ sở của Đại Học Dân Lập Yersin mới thành lập, Học Viện Dòng Tên (09 Cô Giang) hiện nay là Khu Vật Lý trị liệu thuộc bệnh viện Y Học Dân Tộc Lâm Đồng, phần còn lại của Trung Tâm Đắc Lộ (161 Lý Chính Thắng, TP HCM), Trụ Sở Bề Trên Miền Dòng Tên (nay là Đường Trần Quốc Toản), Nhà Tập Dòng Tên (Thủ Đức) nay là trường Kỹ thuật Công nghiệp Thủ Đức, Trung Tâm Sinh Viên Phanxicô (Huế) và trường Trung Học Tín Đức. Miền Dòng chỉ còn lại khu canh tác Tam Hà, nhưng thửa đất này một phần lớn cũng bị trưng dụng.
Cuối thập niên 1980, các anh em trẻ dấn thân trở về sau nhiều năm phục vụ công ích. Người phục vụ dài nhất khoảng 12 năm, trong đó có 4 năm bộ đội và 8 năm TNXP hay đi lao động tại Nông Trường Thiên Chúa Giáo ở Củ Chi. Trở lại với Dòng, trở lại với việc học đã vị gián đoạn trước đây khi tuổi trẻ đã qua, là một thách đố lớn với các anh em. Một số anh em hoàn tất chương trình triết và thần học trong tình cảnh thiếu thốn sách vở cũng như giáo sư. Một số khác chuyển hướng ơn gọi, rời bỏ Dòng và trở lại đời sống Kitô hữu giáo dân bình thường.
Năm 1991, năm Thánh kỷ niệm 500 năm ngày sinh thánh Inhã, Tổ phụ Dòng. Vài hoạt động được tổ chức tại Nhà thờ chính tòa cũng như các giáo xứ nhỏ bé mà Dòng đảm trách tại Thủ Đức. Cũng trong năm ấy, với việc tổ chức lại các đơn vị của Dòng tại Đông Nam Á, Miền Dòng Việt Nam trở thành Miền Độc Lập, trực thuộc Bề Trên Tổng Quyền.
Từ năm 1993, một số tu sĩ dấn thân ngày trước được đồng ý cho lãnh nhận tác vụ linh mục. Các lớp đàn anh trong Miền cũng theo đó trở lại sinh hoạt với các lớp đàn em sau thời gian dài vắng bóng. Các sinh hoạt mục vụ của Miền Dòng cũng từ từ được chấp thuận. Để duy trì và phát triển Dòng, Miền đã cố gắng thiết lập những cơ sở, tuy còn thiếu thốn, nhưng tạm ổn định để đón nhận các ứng sinh mới vào Dòng. Tuy con số này không nhiều nhưng cũng đủ để nối tiếp ngọn lửa truyền lại từ 40 năm qua.
Năm 1995, Tổng Hội Dòng Tên nhóm họp tại Roma. Linh mục Nguyễn Công Đoan đại diện các tu sĩ Việt Nam tham dự Tổng Hội, nối lại tình liên đới với Dòng quốc tế sau nhiều năm gián đoạn. Các cuộc gặp gỡ của các tu sĩ bắt đầu được tổ chức đều đặn. Như ngày xưa, các tu sĩ muốn sống với nhau theo tình huynh đệ như một trong một gia đình. Từ đó tên gọi “Gia đình Miền” trở thành tên gọi tập thể của các tu sĩ DòngTên Việt Nam.
Những năm cuối cùng của thế kỷ 20, Dòng bắt đầu có được nhiều ơn gọi mới, năng động và nhiệt thành. Được Nhà Nước Cộng sản chấp thuận, một số linh mục trong Dòng lên đường du học ở vài nơi trên thế giới, canh tân chất lượng phục vụ của Dòng cho Giáo Hội và xã hội. Trước thềm thiên niên kỷ mới, Miền Dòng lại một lần nữa cầu nguyện, và nhận định chung để tái khám phá ơn gọi của Dòng tại Việt Nam, và tìm hướng đi cho những năm tháng đầy hứa hẹn sắp tới.
Năm 2003, Linh mục Nguyễn Công Đoan được Linh mục Bề Trên Cả Peter-Hans Kolvenbach gọi về Roma làm phụ tá cho Vùng Dòng Đông Á- Úc châu. Linh mục Tôma Vũ Quang Trung thay thế linh mục Đoan trong trách vụ Bề Trên Miền Dòng. Cùng thời điểm ấy, hiện diện của Dòng trên Đất Việt được chính thức nhìn nhận. Các tu sĩ Dòng Tên từ đây có điều kiện sinh hoạt và phục vụ như bao công dân, tu sĩ và linh mục khác.
Năm 2007, 50 năm sau ngày các tu sĩ Dòng Tên có mặt lại Việt Nam, nhận thấy quá trình hội nhập và thử luyện của cộng đòàn tu sĩ Miền Dòng, cũng như trình độ trưởng thành của mỗi người trong hoàn cảnh mới, Trung Ương Dòng đề nghị nâng Miền Dòng Việt Nam lên hàng Tỉnh Dòng trong tổ chức Dòng Tên tại Viễn Đông.
2/. Những Đặc Điểm Của Dòng Tên Thể Hiện ở Việt Nam
Nhân cơ hội này, Giám mục Bùi Văn Đọc, một thân hữu của Dòng Tên, từng là giáo sư Đại Chủng Viện Minh Hòa thuộc giáo phận Đà Lạt, đã nêu lên một số nhận định của Ngài về 50 hiện diện (1957-2007) của Dòng Tên tại Việt Nam và người ta có thể chú ý nhất đến những điểm ngài đúc kết sau:
”Khi nói đến anh em Dòng Tên, hai đặc điểm đầu tiên mà tôi nghĩ ngay tới là trí thức và sự nhiệt tình đối với Chúa cũng như đối với Giáo hội. Cả hai đặc điểm ấy là những điều cần thiết trong đạo của chúng ta, thiếu một trong hai, Giáo hội khó có thể là Ánh sáng muôn dân (Lumen Gentium). Điều đó không có nghĩa là Giáo hội chỉ dành cho những người trí thức. Giáo hội là của mọi người và dành cho mọi người.”
“Các Giêsu hữu đã làm cho ngọn lửa ấy bừng lên ở nhiều nơi, trong thời gian đầu đến truyền giáo ở Việt Nam, từ năm 1615, ở Đàng Trong thuộc quyền Chúa Nguyễn, và sau đó từ 1627 ở Đàng Ngoài thuộc quyền Chúa Trịnh. Cám ơn Chúa đã ban cho Giáo hội Việt Nam những nhà truyền giáo lớn như Cha Đắc Lộ, Cha Buzomi, Cha Majorica. Không những Giáo hội Việt Nam, mà Đất nước và con người Việt Nam không bao giờ quên ơn các cha Dòng Tên khi sử dụng chữ Quốc ngữ như hiện nay.”
“Trước năm 1975, Giáo hoàng học viện của Dòng Tên tại Đàlạt đã góp phần đào tạo nhiều linh mục ưu tú cho Giáo hội Việt nam, trong số đó có những Đức Cha đang ngồi giữa chúng ta đây. Ngày nay các Giêsu hữu tại Việt Nam vẫn đang hăng say tiếp tục phục vụ cho ngọn lửa Tình yêu cứu độ của Chúa. Sự nhiệt tình làm công tác giảng linh thao của các cha Dòng Tên, tạo điều kiện cho nhiều người được gặp gỡ Chúa. Đó không những là điều hữu ích, mà còn cần thiết cho các Kitô hữu, đặc biệt là các tu sĩ và giáo sĩ. Các tu sĩ, giáo sĩ, kể cả hàng giáo phẩm muốn có lửa, phải được gặp Chúa.”
“Chính vì thế mà lẽ sống của mọi người, nhất là của người Kitô hữu là được biết Chúa Giêsu. Phaolô nói với chúng ta điều đó trong thư gởi tín hữu Philíp. Ngài nói cách mạnh mẽ, say sưa, về kinh nghiệm gặp gỡ Chúa của ngài, về cuộc đời của ngài: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa tôi.” Đối với Phaolô, biết Chúa Giêsu là biết tất cả, không biết Chúa Giêsu là không biết gì cả, có Chúa Giêsu là có tất cả, không có Chúa Giêsu là không có gì cả.”
“Điều này không dừng lại với Phaolô mà lan rộng ra cho mọi người. Thiên Chúa muốn cho mọi người biết Chúa Giêsu, tin Chúa Giêsu để được sự sống đời đời. Và Giáo hội có sứ mạng phải loan báo Chúa Giêsu, Đấng Cứu độ Duy nhất cho cả thế giới. Trong ngàn năm thứ ba này, Giáo hội hướng về Á châu, ý thức một cách mãnh liệt Chúa Giêsu là người Châu Á. Đức thánh Cha Bênêđíctô XVI đã viết một lá thư thật dài và thật cảm động cho mọi thành phần Dân Chúa tại Trung Hoa về Tình yêu hiệp thông trong Thiên Chúa Ba Ngôi và trong Giáo hội. Tôi xin cầu chúc cho sự thiết lập chính thức Tỉnh Dòng Việt Nam sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho việc loan báo Tin Mừng tại Á Châu, không những tại Việt Nam, mà còn tại Trung Quốc. "
3/. Mười Đặc Điểm Chung Nhất Của Dòng Tên Trên Thế Giới, do Hồng Y Averell Dulles Tổng Kết
Linh mục Vũ Đức Trung nhân dịp Dòng Tên Việt Nam được nâng lên Tỉnh Dòng (2007), đã nêu lên 10 đặc điểm của Dòng Tên trên thế giới, được Hồng Y Averell Dulles, SJ đúc kết, trong đó có Việt Nam:
Muời đặc diểm đó là:
1. Tận hiến cho vinh quang Thiên Chúa, một Thiên Chúa luôn cao cả hơn, mà ta chẳng bao giờ có thể chúc tụng và phục sự đủ. Điều này khiến cho Giêsu hữu cảm thấy như có một sự lo toan thánh thiện, một nỗ lực không ngừng nghỉ đến làm tốt hơn, để hoàn thành nhiều hơn nữa, hay là “magis” như trong tiếng La-tinh. I-Nhã có thể được coi như một con người bị “nhiễm Chúa” theo nghĩa là ngài lấy “vinh quang lớn hơn của Chúa” làm tiêu chuẩn tối cao cho mọi công việc, dầu lớn hay nhỏ.
2. Một tình yêu thân thiết đối với Chúa Giêsu Kitô và một ước muốn được xếp vào hàng ngũ những bạn thân của Ngài. Trong Linh Thao, Giêsu hữu không ngừng cầu xin để hiểu biết Chúa Giêsu rõ ràng hơn, yêu mến Người nhiều hơn và bước theo Người gần kề hơn. Khi giảng dạy tại các thành phố ở Italia, các bạn hữu đầu tiên đã cố gắng bắt chước nếp sống của các môn đệ mà Chúa Giêsu đã sai đi loan báo Tin Mừng trong các thành phố ở Galilêa.
3. Hoạt động trong và cho Giáo Hội, bằng cách luôn đồng cảm với với Giáo Hội trong sự vâng phục các mục tử của Giáo Hội. Xuyên suốt qua các Hiến Pháp, I-Nhã nhấn mạnh đến việc dạy giáo lý “vững chắc hơn và được chấp thuận nhiều hơn” để cho các học viên có thể nhận một giáo thuyết “chắc chắn và bảo đảm hơn.”
4. Sự ứng trực luôn sẳn sàng để cho Giáo Hội định đoạt, sẳn sàng để làm việc bất cứ nơi nào, vì sự thiện lớn hơn và phổ cập hơn. Khi nhìn Dòng Tên như một đạo quân thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng, thánh I-Nhã nhìn thấy toàn thể thế giới, một cách nào đó, như môi trường hoạt động của ngài. Được linh hướng bởi viễn tượng bao trùm vũ trụ, ngài không chấp nhận những sự phân loại dựa trên biên giới quốc gia hay liên hệ sắc tộc.
5. Sự hợp nhất hỗ tương. Giêsu hữu phải nhìn thấy chính mình như thành phần của một thân thể nối kết với nhau bởi sự hợp nhất trí tuệ và tâm hồn. Trong Hiến Pháp, thánh I-Nhã khẳng định rằng Dòng Tên không thể đạt mục tiêu của mình, nếu các phần tử không được nối kết bởi một tình yêu sâu xa giữa họ và với thủ lãnh. Trong lĩnh vực này, nhiều người trích dẫn thuật ngữ mà thánh I-Nhã dùng để chỉ các bạn đầu tiên: “những người bạn hữu trong Chúa.”
6. Ưu tiên cho thừa tác vụ thiêng liêng và tư tế. Dòng Tên là một dòng tư tế, mọi thành viên đại thệ phải được truyền chức linh mục, mặc dù sự cộng tác của các “trợ sĩ” linh vụ và thế vụ được đánh giá cao. Trong việc chọn lựa các thừa tác vụ, thánh I-Nhã viết: “sự thiện thiêng liêng phải được chuộng hơn sự thiện thể lý,” và chúng dẫn đến “mục đích cuối cùng và siêu nhiên” hơn.
7. Nhận định. I-Nhã là bậc thầy trong đời sống thực dụng và trong nghệ thuật quyết định. Ngài cẩn thận phân biệt giữa mục đích và phương tiện, bằng cách chọn lựa những phương tiện thích hợp nhất để đạt mục đích đang nhắm đến. Trong việc xử dụng các phương tiện ngài luôn áp dụng nguyên tắc: “tantum…quantum,” theo nghĩa: “bao lâu nó trợ giúp” chớ không hơn nữa. Trong bối cảnh này ngài dạy kỷ luật của sự “dửng dưng” (bình tâm – indifference) theo nghĩa siêu thoát khỏi bất cứ điều gì không được tìm kiếm vì chính nó.
8. Thích nghi, uyển chuyển. I-Nhã luôn cẩn thận chú ý đến thời gian, nơi chốn và con người mà ngài đang đối diện. Ngài lưu đến việc xếp đặt các lề luật tổng quát như thế nào để có thể cho phép sự uyển chuyển khi áp dụng.
9. Trân trọng khả năng nhân bản và tự nhiên. Mặc dù I-Nhã ưu tiên dựa trên các phương tiện thiêng liêng, như ân sủng thần linh, cầu nguyện và thừa tác vụ bí tích, nhưng ngài cũng chú trọng đến các tài năng tự nhiên, kiến thức, văn hoá và cách hành xử lịch sự như các tặng phẩm phải được sử dụng cho việc phụng sự và làm vinh danh Thiên Chúa. Vì lý do này, ngài bày tỏ một sự chú tâm đặc biệt đối với việc giáo dục.
10. Một tổng hợp độc đáo giữa đời sống hoạt động và chiêm niệm. Cha Jerome Nadal (1507-1580) nói đến thực hành của Giêsu hữu là “tìm kiếm sự hoàn thiện trong cầu nguyện và thao luyện thiêng liêng để giúp người thân cận, và bằng việc giúp họ này, thâu đạt toàn thiện hơn nữa trong cầu nguyện, để có thể giúp tha nhân nhiều hơn nữa.” Theo Nadal, đó là một ân sủng đặc biệt cho toàn Dòng Tên là chiêm niệm không chỉ trong những lúc cô tịch nhưng cả trong hoạt động, nhờ đó mà “tìm kiếm Thiên Chúa trong tất cả mọi sự.”
Một giới thiệu tổng hợp về Dòng Tên Việt Nam và thế giới như vậy thiết tưởng cũng tạm đủ để tin cậy vào khả năng và sứ mệnh quản nhiệm cùng điều hành Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt được các Giám mục Việt Nam trao thác.
(còn tiếp)
GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN
THÁNH PIÔ X ĐÀ LẠT, VIỆT NAM
(1957-1975)
Chương III
Đà Lạt: Môi Trường Tu Trì Trong Điều kiện Đa Năng
Giáo Hoàng Học Viện Pio X Đà Lạt |
Từ 1879, khi tiến hành các cuộc thám hiểm, Toàn quyền P. Doumer, từ thời thuộc địa, đã tìm gặp bác sĩ Yersin để thảo luận về việc tìm kiếm một nơi có khí hậu lý tưởng ở Nam Kỳ để tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. Bác Sĩ có ý kiến khuyến cáo, nên chọn đỉnh Lâm Viên.Thế là năm 1898, Pháp cho thiết lập tỉnh Đồng Nai Thượng lấy Đà Lạt làm thủ phủ.
Ngoài ra còn lập tỉnh Tánh Linh làm điểm giao dịch giữa vùng cao nguyên và đồng bằng. Tỉnh Đồng Nai Thượng được chính thức thành lập ngày 1/11/1899, sau khi các đường lên tỉnh cao nguyên về cơ bản được chuẩn bị. Nhưng năm sau, chương trình kiến thiết hạ tầng cơ sở cho Đà lạt đã bắt đầu.
Nhưng ai muốn đến Đà Lạt có thể lên bằng hai ngả đường bộ từ quốc lộ 1, đi qua Trảng Bom, Nga Ba Dầu Giây, La Ngà, Đinh Quán, Blao, Djiring, Ngã Ba FinNom, Đà Lạt, hay ngả Phan Rang, leo dốc Belle Vue lên sông Đa Nhim, rẽ theo lối Trạm Hành, hay lối Dran, Finnom, qua đèo Prenn di lên Đà Lạt. Có một đường mòn đi theo ngả Tánh Linh. Về sau, người ta có thể bay theo đường Hàng không, từ sân bay Tân Sơn Nhất, hay bất cứ sân bay xuất phát nào đến sân bay Liên Khàng, rồi theo dốc Prenn lên thị xã Đà Lạt
Như ta biết, Các Giám mục Việt nam ở Miền Nam vĩ tuyến 17 đã xin Tòa Thánh Vatican thành lập một Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, có trình độ tương đương đại học trong phân khoa Thần Học. Bộ Truyền Bá Đức tin tại Rôma đã chấp nhận trong phiên họp ngày 25/1/1957, theo đề nghị của hàng Giám Mục Việt Nam, và ủy nhiệm Dòng Tên lập phương án điều hành cơ chế giáo dục đại học này.(Thư của hàng Giám mục miền Nam Việt nam gửi Linh Mục Bề Trên Cả Dòng Tên, 25.01.1957)
2. Môi Trường Thuận Lợi Cho Nhiều Hoạt Động Mà Nhất Là Giáo Dục Và Tu Trì
Thực ra, bắt đầu, từ năm 1916, Khách San Palace hình thành đầu tiên cho khách tạm trú, mỗi khi đến Đà Lạt.
Từ chung quanh thập niên 1930, thì nhiều cơ sở giáo dục bắt đầu phát triển ở Đà Lạt: Petit Lycée de Dalat (1927), biến thành Grand Lycée (1932), rồi Lycée Yersin (1935); Crèche de Nazareth (Dòng Saint Paul de Chartres, 1927); Collège d’Adran (Dòng Frères des Ecoles Chrétiennes, 1932); Trung Tâm Truyền Giáo Tin lành (và Dalat Missionary Schhol thuộc Hội Tin lành Phước Âm Liên Hiệp Christian and Missionary Alliance –C&MA, 1930); Notre Dame de Langbian (Dòng Chanoinesses de Saint Augustin, hay Couvent des Oiseaux, 1935); Domaine de Marie (Dòng Vincent de Paul)
Trong thập niên 1950, ngoài một loạt các trường học khác xuất hiện như Trường Võ Bị Quốc Gia (Trường Liên Quân Võ Bị Quốc Gia) (1950), Trường Quốc Gia Hành Chánh Đà Lạt (1953), Trường Trung Học Trần Hưng Đạo (Bảo Long), Trường Trung Học Bùi Thị Xuân (Phương Mai, Quang Trung), Trường Chỉ Huy Tham Mưu, Trường Chiến Tranh Chính trị, và nhiều cơ sở giáo dục khác, về phía các cơ sở cư trú và giáo dục Công giáo, có cơ sở của nhiều dòng tu khác, như:
Ngành nam có: Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế ở Tùng Lâm, Biệt Thự Thánh Tâm ở khu dốc gần Nhà Thò Saint Nicolas, Dòng Don Don Bosco (Salésiens) ở Trạm Hành, Dòng Franciscains, Dòng Đa Minh, Dòng Tận Hiến ỏ gần khu Du Sinh Cam Ly, Dòng Đồng Công, Dòng Tên, Dòng Giuse Nha Trang, …
Ngành nữ có thêm các cở sở như Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội gần Couvent des Oiseaux sau năm 1954, Mến Thánh Giá Thanh Hóa, Nữ tu Đa Minh,
Nhiều cơ sở dòng tu khác, hoăc cư trú, hoạt động tông đồ và giáo dục, cũng được thiết lập ở thị xã Đà Lạt, hoăc trong khuôn khổ giáo phận Đà Lạt, hay trong khuôn khổ dòng tu bên ngoài giáo phận, nhưng ở trong khu vục giáo phận Đà Lạt (từ sau 24.11.1960, khi chính thức thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam).
Các tôn giáo khác cũng có cơ sở tại Đà Lạt, như Chùa Linh Sơn, …
Như vậy, có một truyền thống chung cho nhiều cơ quan chọn Đà Lạt làm nơi giáo dục hay nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, huấn luyện, giáo dục hay tu hành.
Chương IV
Trường Hợp Dẫn Đến Ủy Nhiệm Dòng Tên
Mặc dù các tu sĩ Dòng Tên thích dùng thuật ngữ có vẻ hiện đại, tự gọi tên mình là Giêsu hữu, gần giống với chữ Jesuite của phương Tây, nhưng, tôn trọng cách gọi bình dân có ý nghĩa truyền thống của văn hóa Việt Nam, dường như tên vẫn ưa dùng là “tu sĩ dòng Tên” thay cho thuật ngữ “Giêsu hữu”, có phần nào xa la với đặc điểm văn hóa truyền thống lâu đời là kính trọng tên Giêsu, mà không dám nói đến tên của nhân vật đáng kính trọng ấy, như kiểu gọi Thiên Chúa là Giavê (Yavheh) Đấng Chí Tôn, Đáng Tối Cao trong tín ngưỡng thời Cựu Ước hay Do Thái ngày nay, ….
Vả lại chữ “Giêsu hữu” phảng phất chữ “Kitô hữu”, chứa đựng ý tưởng mọi tín hữu đều tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Đáng Cứu Thế, là Ngôi Hai, mà không nhấn mạnh đến một đặc sủng ơn gọi của Dòng Tu.
Việc Dòng Tên được ủy thác trách nhiệm giáo dục triết thần có thể có nhiều lý do. Ngoài lý do là một dòng tu trí thức và nhiệt tình như được nhắc đến trong giáo hội, Dòng Tên có một hoàn cảnh khá riêng biệt trong lịch sử giáo hội là một dòng tu đã được chính Tòa Thánh dẹp bỏ, giải tán, và gần hai thế kỷ, dòng tu này mới được phục hồi.
Riêng tại Việt Nam, thì Dòng Tên đã vắng bóng từ khoảng cuối thế kỷ 18, sau khi đã truyền giáo ở Việt Nam trong thế kỷ 17 và gần hết thế kỷ 18.
Nhưng nhất là hoàn cảnh và Dòng Tên đã bị trục xuất khỏi Trung Hoa từ năm 1949, như tóm tắt mấy nét về Lịch sử Dòng Tên tại Việt Nam có thể gồm ba giai đoạn như sau:
1/. Vài Hàng Lược Sử Dòng Tên ở Việt Nam (1615-1975)
1. Giai đoạn 1615 – 1773
Ngày 18 tháng 01 năm 1615, ba tu sĩ Dòng Tên đặt chân đến Cửa Hàn (Đà Nẵng, Đàng Trong) để chính thức mở ra công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam. Ba tu sĩ Dòng Tên đó là Lm. Francesco Buzomi (người Ý), Lm. Diego Carvalho (người Bồ Đào Nha) và tu huynh Antónios Dias (người Bồ Đào Nha). Các nhà truyền giáo long trọng mừng Lễ Phục Sinh năm ấy với các tín hữu người Nhật tại đó. Năm sau, đã có hơn 300 tân tòng người Việt và Linh mục Buzomi chiếm được cảm tình của quan trấn thủ, và được Chúa Nguyễn sủng ái.
Tại Đàng Trong các Linh mục thừa sai thiết lập ba cư sở (residentia) đầu tiên. Đó là Hội An năm 1615, Nước Mặn (ngày nay thuộc tỉnh Bình Định) năm 1618 và Thành Chiêm (cách Hội An chừng 7km) năm 1623.
Linh mục Alexandre de Rhodes (thường quen gọi là thầy Đắc Lộ) đến Đàng Trong từ cuối tháng 12 năm 1624 đến tháng 07 năm 1626 thì bị trục xuất về Áo Môn (Macao).
Năm 1626, Đàng Ngoài đón tiếp các thừa sai. Linh mục Giuliano Baldinotti, người Ý cùng với tu huynh Giuliô Piani, người Nhật, theo tàu buôn thăm dò khả năng loan báo Tin Mừng. Trở về Áo Môn, Linh mục Baldinotti trình bày cho Bề Trên hoàn cảnh thuận lợi ở đây. Ngày lễ Thánh Giuse năm 1627, Linh mục Alexandre de Rhodes cùng với Linh mục Pedro Marquez đến Cửa Bạng (Thanh Hóa) gây dựng Giáo Hội Đàng Ngoài. Ngày lễ Tìm Được Thánh Giá 03 tháng 05 năm 1627, ngôi nhà thờ đầu tiên ở Đàng Ngoài được khánh thành tại An Vực (Thanh Hóa ngày nay).
Tháng 05 năm 1630, bốn nhà truyền giáo Dòng Tên Pedro Marquez, Đắc Lộ, Gaspar d’Amaral và Paulo Saïto, bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất khỏi Đàng Ngoài, sau hơn 3 năm trời tận lực truyền giáo. Để nâng đỡ giáo đoàn, các nhà truyền giáo « chính thức » thành lập Tu hội thầy giảng. Tu hội được thành lập ở Kẻ Chợ ngày 27 tháng 04 năm 1630, còn ở Đàng Trong, Tu hội ra đời ngày 31 tháng 07 năm 1643 tại Hội An. Thể chế Kẻ Giảng này kéo dài trong Giáo Hội ban đầu và giúp ích cho giáo hội rất nhiều ít ra là buổi giao thời, nhất là những đòi hỏi cho việc huấn luyện linh mục còn nhiều khó khăn.
Năm 1644, Thầy Giảng Anrê Phú Yên bị quan trấn Quảng Nam xử tử. Linh mục Đắc Lộ cũng bị kết án tử hình, nhưng rồi được chuyển thành án trục xuất. Năm sau, quan trấn còn xử tử hai thầy giảng Inhã ở Quảng Trị và Vinh Sơn Quảng Ngãi để cho các thừa sai biết ông quyết tâm cấm đạo.
Trong thời gian 1615-1773, trên 155 tu sĩ của Dòng thuộc 20 quốc tịch (nhiều nhất là Bồ Đào Nha) đã đến loan Tin Mừng trên Đất Việt, cùng với 33 tu sĩ Dòng Tên người Việt. Trong số đó, có 12 tu sĩ này đã làm việc trong Thái Y Viện và Khâm Thiên Giám của các Chúa Nguyễn.
Ngày 21.7.1773, trước sức ép nặng nề của các chính quyền ác cảm với Dòng Tên, và nhiều lý do phức tạp khác, ĐGH Clementê XIV ra đoản sắc Dominus ac Redemptor giải thể DòngTên, không những chỉ ở xứ Tunkim hay Cochinchina (Đàng Ngoài hay Đàng Trong Đại Việt - Việt Nam khi đó), mà trên toàn thế giới, làm cho 23.000 tu sĩ Dòng Tên tan tác.
Từ đó các tu sĩ Dòng Tên Việt Nam cũng theo số phận chung với anh em mình trong toàn Giáo Hội. Khi ĐGH Piô VII ra trọng sắc Sollicitudo Omnium Ecclesiarum, tái lập Dòng Tên từ ngày 07 tháng 08 năm 1814, các cựu tu sĩ Dòng Tên ở Việt Nam đã chết hết rồi, chẳng còn ai để làm sống lại Dòng Tên tại đây.
Đây là một thử thách lớn lao nhất về tính khiêm tốn, tan biến cả một hiện hữu đang diễn tiến sinh động, một đức vâng phục sâu thẳm, mà chỉ có những người trong cuộc mới cảm thấu và chịu đựng “Chết đi để sống lại theo màu nhiệm Kitô thập giá”.
Dù sao, đó cũng là một cơ hội để Dòng Tên xét mình và sống tinh thần lý tưởng Dòng Tên trung thành và đắn đo cẩn trọng, thể hiện thích hợp trong cách ứng xử với cộng đồng dân Chúa, tuy không thể và không nhất thiết ý nghĩ và hành động của mình làm vừa lòng mọi người vi “nhân vô thập toàn”.
Như thế từ năm 1814 trở đi, Dòng Tên không có mặt trong lịch sử Việt Nam cho mãi đến năm 1957.
2. Giai Đoạn 1957-1975
Từ sau hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 Việt Nam bị chia làm hai miền như nói trên. Miền Bắc sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, lấy tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Miền Nam theo chế độ tự do trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Còn tại Trung Hoa, năm 1949, chính quyền cách mạng trục xuất hơn 700 tu sĩ Dòng Tên thừa sai thuộc 9 tỉnh Dòng ngoại quốc khỏi Hoa Lục. Các tu sĩ Dòng Tên phải tản mác đi phục vụ nhiều nơi, nhất là tại Hồng Kông, Macao và Đài Loan. Tìm đâu ra việc cho hàng trăm thừa sai trên các lãnh thổ nhỏ bé này?
Năm 1953, theo gợi ý của một số cựu sinh viên đại học Aurora (Thượng Hải) sinh sống tại Chợ Lớn, linh mục Paul O’Brien, Linh mục Kinh Lược coi các tu sĩ Dòng Tên, đã bị trục xuất, tới Sài Gòn nghiên cứu việc gởi các tu sĩ Dòng Tên qua phục vụ cư dân gốc Hoa tại Việt Nam. Các Linh mục Thừa Sai Paris đang phục vụ cộng đồng cư dân gốc Hoa ở Chợ Lớn cho biết, họ cũng có các thừa sai bị trục xuất khỏi Trung Quốc được gởi qua Việt Nam.
Năm 1955, Giám Mục Ngô Đình Thục đến Roma gặp Linh mục Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên Gioan Baotixita Janssens bàn việc mời các tu sĩ Dòng Tên lập một Viện Đại Học Công Giáo tại Việt Nam.
Năm 1956, Linh mục André Gomane, dòng Tên, trên đường về Bangkok, được Linh mục Kinh Luợc mới là Oñate, sai ghé vào Việt Nam để thăm dò khả năng gởi các tu sĩ Dòng Tên qua phục vụ Giáo Hội Việt Nam.
Các vị hữu trách trong Giáo Hội và cả phía chính quyền gợi ý mở cư xá sinh viên như ở Hồng Kông và giảng dạy ở đại học. Khâm Sứ Tòa Thánh đề nghị Dòng Tên nhận trách nhiệm mở một chủng viện thuộc quyền Giáo Hoàng để giúp đào tạo hàng giáo sĩ. Trở về Roma, báo cáo của Linh mục Gomane được trình bày với Bề Trên Tổng Quyền. Tháng 12 năm 1956, Linh mục Kinh Lược Oñate gặp BTTQ. Vị này liền yêu cầu khối thừa sai Trung Quốc nhận việc lập cơ sở mới phục vụ Giáo Hội tại Việt Nam.
Tháng 4 năm 1957, hai Linh mục Oñate và Georges Germain tới Sài Gòn để thực hiện chương trình. Các giới hữu trách trong Giáo Hội cũng như chính quyền đề nghị, gởi giáo sư qua giảng dạy ở các Đại Học. Khâm Sứ Tòa Thánh yêu cầu lập Chủng Viện thuộc quyền Giáo Hoàng và đề nghị đặt tại Đà Lạt, nơi có Đại Học Công Giáo vừa được thành lập.
Linh mục Germain được giao nhiệm vụ cấp tốc tìm nhà cho 4 tu sĩ Dòng Tên tới giảng dạy đại học có nơi trú ngụ. Sau mấy tuần lễ tìm kiếm không thành công, nghe biết có một ngôi nhà do chính phủ Pháp sắp trả lại cho chính phủ Việt Nam, Linh mục nhờ Bộ Trưởng Giáo Dục can thiệp, xin cho phép mua lại ngôi nhà đó làm nơi cư trú cho các anh em tu sĩ Dòng Tên tới giảng dạy ở đại học.
Ngày 26.04.1957, ngoài Linh mục Germain, hai tu sĩ Dòng Tên khác là Linh mục Ferdinand Lacretelle, vừa kết thúc nhiệm vụ hướng dẫn Năm Tập Ba, và tu huynh J. B. Haňrio, cả hai đều là người Pháp được sai đến Sài Gòn và lập cộng đoàn đầu tiên ở đây. Như vậy, các tu sĩ chính thức trở lại Việt Nam sau gần 200 năm vắng bóng. Ngày 31 tháng 5 năm 1957, Linh mục Germain nhận chìa khóa nhà 175 B đường Yên Đổ (sau là 161 Yên Đổ, Quận 3, Sài Gòn và nay là 171 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh). Đây là cơ sở đầu tiên của Miền Dòng khi trở lại Việt Nam.
Cuối năm 1957, thêm bốn linh mục Dòng Tên đến Sài Gòn và giảng dạy tại Đại Học Y Khoa: Giáo sư Bác sĩ Marcel Lichtenberger, 51 tuổi (người Bỉ); tại Đại Học Văn Khoa: Giáo sư Triết học André Gaultier, 59 tuổi (người Pháp), Giáo sư Sử học André Gélinas, 33 tuổi (người Canada), Giáo sư Hán học Claude Larre, 38 tuổi (người Pháp). Về sau, Linh mục Yves Raguin cũng giảng dậy nhân chủng học, khảo cổ học ở Trường Văn Khoa.
Về phía Dòng, như đã nói trên, trong thời gian 1949-1954, hơn 700 tu sĩ Dòng Tên tản mác đi phục vụ tại Hongkong, Macao, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan (1954) và Việt Nam (1957). Ngày lễ Giáng sinh 25.12.1957, cha Bề Trên Cả J.B. Janssens ký sắc lệnh thành lập Tỉnh Dòng Viễn Đông gồm các nhà tại Trung Hoa, Đài Loan và Phi Luật Tân, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam lúc này mới chỉ có cư sở thánh Inhã, sau này là Trung Tâm Đắc Lộ.
Trong lúc đó hoàn cảnh miền Nam đã đi dần vào ổn định dưới trào lưu mới thời Ngô Đình Diệm, măc dù có những lộn xộn xảy ra vào giai đoạn đầu khoảng 1954-55, giữa chính tuyền miền Nam và lực lượng thân Pháp (Phe Nguyễn Văn Hinh và Bình Xuyên) và nhiều đoàn thể chính trị chịu ảnh hưởng của các giáo phái như Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Phật Giáo Việt Nam.
Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia do Đảng Cần Lao Nhân Vị đã hoạt động mạnh mẽ. Vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập nhiên 1960, có một phong trào nhiều người trong chính quyền và nhân dân gia nhập Công Giáo, nhưng đó lại là nguyên nhân gây bất bình trong xã hội, xuất phát từ những thành phần đa số là từ một bộ phận Phật giáo và một số chính đảng, nhưng không thể không có những phần tử CSVN, nằm vùng hay trà trộn vào trong luồng di dân từ miền Bắc vào từ trước, nhúng tay vào cách nào đó.
Phong trào Ấp Chiến Lược do Ngô Đình Nhu dàn dựng theo kiểu ở Mã Lai Á đã có tác dụng tích cực, cô lập Cộng Sản Việt Nam khỏi các tập thể dân cư, cắt đứt các nguồn tiếp tế nhân vật lực và các phương tiện khác ở miền Nam. Vì thế CSVN đã phản ứng lại bằng phong trào Đồng Khởi, đánh phá Ấp Chiến Lược và hệ thống thôn xa miền Nam, đi đến sự xuất hiện của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phòng Việt Nam tháng 12 năm 1960.
Tình hình chính trị này đưa đến việc CSVN và Mỹ dùng lá bài Phật Giáo và dân chủ chấm dứt chế độ Ngô Đình Diệm. Một chế độ đặm màu sắc dân tộc, đối phó hữu hiệu với chế độ Cộng Sản ở Việt Nam, và không muốn người Mỹ nhúng tay sâu vào miền Nam Việt Nam, dù viện trợ cho chế độ này tồn tại thời gian đầu tiên. Một khi chấm dứt chế độ này cùng với cái chết tất tưởi của hai ông Diệm và Nhu ngày 2 tháng 11/1963, thì những hoạt động chống cộng sản sau đó thiếu đoàn kết và khởi sắc, bị phân hóa, vừa do xâu xé lẫn nhau trong nội bộ chính trị VNCH, vừa do sự khai thác của CSVN nhân việc quân đội Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.
Mạng lưới Ấp Chiến Lược và hệ thống chính trị đối phó với Cộng sản tan rã, và Mỹ can thiệp thô bạo vào chiến trường và chính tình Việt Nam đã khiến cuộc chiến đấu của Miền Nam Việt Nam mất chính nghĩa, mau chóng đưa chế độ này tình trạng hủ hóa với việc thao túng của Cộng Sản ngày vào sâu trong chiến trường và chính trường miền Nam, cuối cùng đi đến chỗ sụp đổ vào 30/4/1975.
Trở lại quá trình thành lập Giáo Hoàng Học Viện, theo gợi ý ban đầu của Khâm Sứ về việc các Linh mục Dòng Tên đảm nhận việc huấn luyện chủng sinh. Năm 1958, có lẽ đúng hơn là năm 1957, Linh mục Ferdinand Lacretelle lên Đà Lạt lập Giáo Hoàng Chủng Viện. Chủng viện này sẽ được xây dựng quy mô vào năm 1961 và đổi tên là Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X. Ban Giáo sư của GHHV gồm 8-10 quốc tịch khác nhau, hầu hết là tu sĩ Dòng Tên.
Năm 1959 trong khuôn viên của cộng đoàn thánh Inhã, các linh mục đã mở Trung Tâm Đắc Lộ. Tính đến năm 1975, trung tâm này đã phát triển thành một quần thể bao gồm một cư xá cho trên 60 sinh viên, một thư viện lớn với nhiều phòng học yên tĩnh cho hơn 1000 sinh viên tới học hỏi và nghiên cứu, một trung tâm truyền hình.
Thêm vào đó còn có tạp chí Phương Đông và phong trào Hưng Giáo Văn Đông, Gia Đình Nhập Thể, với chủ trương về nguồn dân tộc và sống đạo sâu xa với hết con người Việt, đưa Chúa nhập thể vào những tinh hoa văn hóa đông phương theo tinh thần hội nhập văn hóa của Cha Đắc Lộ.
Năm 1960 Linh mục F. Lacretelle lập Nhà Tập Dòng Tên tại Thủ Đức dâng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su. Cha cũng là Giáo Tập đầu tiên của Nhà Tập Dòng Tên Việt Nam. Nhà Tập đầu tiên ở Thủ Đức, Gia Định, Việt Nam khi đó có 6 tập sinh: Khuất Duy Linh (gốc giáo phận Hưng Hóa), Đỗ Hữu Nghiêm (gốc Gp Hà Nội), Nguyễn Đình Phùng, Hoàng Sĩ Quý và Đinh Văn Trung (gốc Gp Bùi Chu), Ngô (Nguyễn?) Văn Vững (gốc Gp Sài gòn). Họ được hướng dẫn thường xuyên bởi các tu sĩ sau: Ferdinand Lacretelle, Yves Henry, Mariano Manso, và 1 tu huynh (J. B. Hanrio) theo một chương trình đặc biệt.
Sinh hoạt nhà tập ban đầu diễn ra một cách êm đềm. Ngoài những việc đạo đức hằng ngày, các tập sinh theo học tiếng La tinh và tiếng Pháp do Linh mục Mariano Manso và Yves Henry phụ trách. Song song với chương trình tu đức hàng ngày (nguyện ngắm, thánh lễ, cầu nguyện, chầu Thánh Thể, Tĩnh Tâm,…) và linh thao theo phương pháp Thánh Inhã do Linh mục F. Lacretelle hướng dẫn.
Về sinh hoạt vật chất, các tập sinh làm cỏ, quyét dọn, giữ vệ sinh trong khu nhà tập và tự phân công rửa chén bát, sau khi ăn cơm sáng trưa tối. Khẩu phần ăn thường được dọn theo tiêu chuẩn phương Tây. Mỗi thứ năm đều có giờ đi dạo tập thể ở khu công viên lân cận, thường ở khu rừng Cao su Thù Đức gần Trường Kỹ Thuật Việt Đức, sau là trường Bách khoa Kỹ Thuật Thủ Đức.
Sau ba tháng Prima Probatio, tập sinh Việt Nam đầu tiên quyết định dứt khoát chuyển hướng ơn gọi là Đỗ Hữu Nghiêm, dù Linh Mục giáo tập F. Lacretelle ngỏ ý đề nghị đưa đương sự lên nghỉ tại một cơ sở của Dòng tại Đà Lạt, có thể là Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X. Một thời gian sau, có tin Nguyễn Đình Phùng cũng chuyển hướng ơn gọi, khi đã tốt nghiệp Ph.D. ngành toán học, giảng dậy tại Fordham University, do Dòng Tên sáng lập và điều hành ở New York City (hiện nay cả hai cựu tu sinh đều cư ngụ tại Hoa Kỳ). Bốn tập sinh khóa đầu tiên còn lại tại Việt Nam đều tiếp tục ơn gọi Dòng Tên, và thụ phong linh mục Dòng Tên.
Trong số các tu sĩ Dòng Tên người Việt Nam đầu tiên, ngoài sáu tập sinh trong nước, còn có một số tu sinh khác ở nước ngoài, như Linh Mục Đỗ Quang Chính, Đoàn Cao Lý, Nguyễn Đức Nhuận (từ Dòng Chúa Cửu Thế chuyển sang). Nguyễn Đức Nhuận về sau đã chuyển hướng, còn hai vị kia tiếp tục đời sống tu trì Dòng Tên.
Về sau có các thế hệ hậu sinh nối tiếp và phát triển Dòng Tên tại Việt Nam và dần dần tạo nên một nếp sống truyền thống Dòng Tên Việt Nam.
Năm 1962, Linh mục Jacques de Leffe, lúc ấy là Bề Trên cộng đoàn Thánh Inhã, lập Trung Tâm Sinh Viên Xaviê tại Huế với mục đích tương tự như Trung Tâm Đắc Lộ và mở Trường Trung Học Tín Đức kể từ niên khóa 1964-1965.
Năm 1965, Nhà Ứng Sinh Đại Học được thiết lập trong khuôn viên Trung Tâm Đắc Lộ, Sàigòn.
Ngày 8 tháng 9 năm 1966, các nhà tại Thái Lan và Việt Nam được gom thành Miền Thái-Việt, thuộc Tỉnh Dòng Viễn Đông. Linh mục Jacques de Leffe làm Trưởng Miền tiên khởi.
Cùng năm ấy, Học viện dành cho các học viên tỉnh Viễn Đông từ Baguio, Phi Luật Tân, được chuyển về Đà Lạt. Học Viện Thánh Giuse được thành lập với ngôi nhà đầu tiên tọa lạc tại số 02 Đường Huyền Trân Công Chúa. Tuy nhiên, trong một lần pháo kích năm 1968, một phần nhà đã bị hư hỏng. Cùng với nhu cầu có một cơ sở lớn hơn, năm 1969, Học Viện chuyển sang cơ sở mới tại số 09 Đường Cô Giang. Ngôi nhà này là Học Viện Miền Dòng (Miền Viễn Đông) cho đến năm 1975, và được nhà nước trưng tập sử dụng từ năm 1987.
Đến năm 1970, Trung Ương Dòng tổ chức lại Tỉnh Dòng Viễn Đông và đổi tên là Tỉnh Dòng Trung Hoa. Các nhà của Tỉnh Viễn Đông cũ tại Phi Luật Tân được giao lại cho Tỉnh Dòng Phi luật Tân. Dịp này, Thái Lan và Việt Nam, trước đây là một đơn vị, tách làm hai Miền trực thuộc Tỉnh Dòng Trung Hoa. Năm 1972 Linh mục Sesto Quercetti làm Trưởng Miền Việt Nam cho đến tháng 04.1975.
Với sự thay đổi trên về cơ cấu tổ chức, cùng năm 1970, Cộng đoàn An-rê Phú Yên, 105 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Sài Gòn (nay là đường Trần Quốc Toản) được thành lập và là Trụ Sở Của Miền Việt Nam cho đến năm 1975.
Vào đầu thập niên 70, Dòng thiết lập Cơ sở Truyền hình Đắc Lộ (cạnh Trung Tâm Sinh Viên Đắc Lộ) nhắm đến việc giáo dục đại chúng với nhiều chương trình giáo dục thiếu nhi, giáo dục lối sống gia đình. Bên cạnh đó một số Linh mụ, trong đó có Linh mục Đoàn Cao Lý, bắt tay vào chương trình ‘Đặc Nhiệm Phát Triển Nông Thôn’, nghiên cứu và thực nghiệm các kỹ thuật canh nông mới, xuất bản những tài liệu phổ biết kỹ thuật canh tác chăn nuôi, ngư nghiệp vừa giúp nông dân tăng gia lợi tức, vừa nhắm đến phát triển cộng đồng.
Tài liệu Linh mục Vũ Đức Trung ghi năm 1972, thành lập nhà ứng sinh thứ hai dành cho các em học Trung Học tại Thủ Đức, trong khuôn viên Nhà Tập. Cũng trong năm ấy, Cha Pedro Arrupe, Bề Trên Cả Dòng Tên viếng thăm Miền Việt Nam.
(Nhưng bút tích của học viện còn ghi lại là, ngày 26.02.1969 hồi 11g50: cha Tổng quản ARRUPE (Dòng Tên) đến Học viện. Các cha các thày đón Đức Giáo hoàng đen với muôn tràng pháo tay và muôn nụ cười tươi. Cùng đi với ngài có cha Dargan Phụ tá và cha Chu, Giám tỉnh Viễn đông.
2g30: cha Tổng quản nói chuyện với các cha và các thày tại giảng đường Học viện. Cuộc nói chuyện gây nhiều hứng thú sâu sắc. Đại ý ngài vạch cho linh mục tương lai thấy chiều hướng của Hội thánh sau Công đồng Vaticanô II: sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian. Hãy tận dụng mọi phương tiện tân tiến ngày nay để phát huy giá trị siêu nhiên.[…]
7g30 tối: đại yến, có Đức Giám mục Đàlạt tham dự chung vui. Trong bữa ăn, các cha các thày Kinh viện dòng Tên đón mừng cha Tổng quản bằng hai tiếng gà gáy (vì năm Con Gà) và một bài hò miền Nam. Khớ thiệt! Đừng tưởng dòng Tên hát dở mà gây tiếng xấu cho người ta nhé! Anh em Học viện đón mừng cha bằng bản hợp ca ‘Đàlạt trăng mờ’. Và để đáp lễ, cha Tổng quảng tặng anh em 4 ngày nghỉ từ thứ năm 27.2 đến thứ hai 3.3. Mừng quá cỡ! - 27.02.1969: 8g30 chụp hình chung trước vườn hoa Học viện… (Thông Tin số 16, 1969).
Phải chăng đây là lần viếng thăm thứ hai của Linh mục Arrupe?
Đầu năm 1975, khi tình hình Miền Nam Việt Nam trên đà tiến tới việc thay đổi chế độ chính trị, Linh mục Pedro Arrupe biết rằng dưới chế độ mới, sẽ không có chỗ cho anh em tu sĩ Dòng Tên người nước ngoài tại Việt Nam, nên đã sai linh mục phụ tá Herbert Dargan đặc trách vùng Đông Á và Châu Đại Dương qua Việt Nam gặp gỡ anh em tu sĩ Dòng Tên để tìm một người Việt Nam thay thế Linh mục Quercetti trong trách nhiệm Trưởng Miền.Linh mục Nguyễn Công Đoan lúc ấy mới từ Roma về, được chỉ định vào nhiệm vụ này từ ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Ngày 28 tháng 8 năm 1975, tất cả các tu sĩ Dòng Tên cũng như tu sĩ ngoại quốc các Dòng khác có mặt tại Đà Lạt được yêu cầu rời khỏi Việt Nam trong vòng 48 giờ. Trước khi ra đi,các vị còn kịp chụp với nhau một tấm hình trong khuôn viên Giáo Hoàng Học Viện.
Tính cho đến lúc linh mục Joseph Audic, tu sĩ Dòng Tên ngoại quốc cuối cùng rời Việt Nam năm 1977, Miền Việt Nam đã được 91 tu sĩ nước ngoài đến phục vụ. Trong số các tiền nhân ấy có các linh mục Giáo Sư tại Giáo Hoàng Học Viện, các Linh mục làm công tác huấn luyện và tông đồ, các chủng sinh Học Viên và các Tu Huynh đã âm thầm xây dựng Dòng. Bốn vị tu sĩ ngoại quốc đã chọn Việt Nam làm nơi an nghỉ cuối cùng: Linh mục Michel Martin tại Huế, linh mục Ramón Cavanna tại Sài Gòn cùng với hai cố Giáo sư Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, Jean Motte và Anton Drexel.
Tháng 03 năm 1975 vì tình hình chiến sự trở nên căng thẳng, các giáo sư và sinh viên Giáo Hoàng Học Viện cũng như Học Viện Dòng Tên tản cư về Sài Gòn. Đến tháng 05 thì tất cả trở về Đà Lạt an toàn. Với việc các linh mục Dòng Tên ngoại quốc phải ra đi vào tháng 09, Giáo Hoàng Học Viện được trao lại cho Giám mục Nguyễn Sơn Lâm, giáo phận Đà Lạt quản lý thay mặt Hội Đồng Giám Mục.
Sau ngày 30.4.1975, 41 tu sĩ Dòng Tên người nước ngoài rời khỏi Việt Nam theo yêu cầu của chính quyền cộng sản mới. Số tu sĩ Dòng Tên Việt Nam còn lại vào cuối năm 1975 là 26 tu sĩ: 11 Linh mục, 10 Học viên, 1 Tu huynh, 4 Tập sinh và khoảng 15 Ứng sinh.
[Chú thích: Dù không thuộc phạm vi bài viết, người biên tập đề nghị chú thích thêm phần Lược sử Dòng Tên từ sau 30/4/1975 đến khi có Tỉnh Dòng Tên Việt Nam (2007)]:
3. Giai đoạn 1975-2007
Với việc các Linh mục Dòng Tên ngoại quốc phải ra đi vào tháng 09, Giáo Hoàng Học Viện được trao lại cho Giám mục Nguyễn Sơn Lâm, Giáo phận Đà Lạt, quản lý thay mặt Hội Đồng Giám Mục.
Sau ngày 30.4.1975, 41 tu sĩ Dòng Tên người nước ngoài rời khỏi Việt Nam theo yêu cầu của chính quyền mới. Số tu sĩ Dòng Tên Việt Nam còn lại vào cuối năm 1975 là 26 tu sĩ: 11 Linh mục, 10 Học viên, 1 Tu huynh, 4 Tập sinh và khoảng 15 Ứng sinh.
Đúng như năm 1949 tất cả hơn 700 tu sĩ Dòng tên rời khỏi Trung Quốc, bây giờ đến lượt màn kịch trục xuất các tu sĩ Dòng Tên ngoại quốc cũng diễn ra tại Việt Nam, sau khi Cộng sản chiếm cứ miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975.
Mùa Chay năm 1976, sau khi cầu nguyện và nhận định chung, Miền Dòng quyết định, theo truyền thống của cha anh năm xưa, tiếp tục sống hòa mình vào xã hội Việt Nam mới. Với tình hình nhân sự ít ỏi, dù không thể quản lý và sử dụng trọn vẹn số cơ sở và trang thiết bị hiện có, Miền đã miễn cưỡng phải trao cho Nhà Nước cơ sở và máy móc của Trung Tâm truyền hình Đắc Lộ.
Cuối thập niên 1970, phong trào nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong phát triển mạnh. Tiếp tục đường hướng vạch ra, một số anh em trẻ trong Miền dấn thân, lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự và gia nhập TNXP. Những anh em ở nhà thì lao động sản xuất tại chỗ hoặc làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh.
Biến cố “có bàn tay vô hình dàn dựng một số linh mục Dòng Tên dính dấp vào việc chuyển nhận ngoại tệ hối đoái chui” (theo như người biên soạn biết) xảy ra vào tháng 12 năm 1980 tại Trung Tâm Đắc Lộ, đặt cho Dòng những thách đố không nhỏ, cả về nhân sự lẫn cơ sở hoạt động. Nhưng bàn tay yêu thương và quyền năng của Chúa lại được cảm nhận rõ nét hơn bao giờ. Sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu, sống bậc khiêm nhường thứ ba trong sách Linh Thao, đó là những ơn lớn mà Dòng được lãnh nhận, khi bước theo Đấng khó nghèo, vác thập giá.
Tính cho đến năm 1987, Nhà Nước đã tiếp quản các nhà và các cơ sở tông đồ do Dòng đảm trách như sau: Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt (13 Đinh Tiên Hoàng) hiện nay là cư xá cho nhân viên viện hạt nhân Đà Lạt cũng như cơ sở của Đại Học Dân Lập Yersin mới thành lập, Học Viện Dòng Tên (09 Cô Giang) hiện nay là Khu Vật Lý trị liệu thuộc bệnh viện Y Học Dân Tộc Lâm Đồng, phần còn lại của Trung Tâm Đắc Lộ (161 Lý Chính Thắng, TP HCM), Trụ Sở Bề Trên Miền Dòng Tên (nay là Đường Trần Quốc Toản), Nhà Tập Dòng Tên (Thủ Đức) nay là trường Kỹ thuật Công nghiệp Thủ Đức, Trung Tâm Sinh Viên Phanxicô (Huế) và trường Trung Học Tín Đức. Miền Dòng chỉ còn lại khu canh tác Tam Hà, nhưng thửa đất này một phần lớn cũng bị trưng dụng.
Cuối thập niên 1980, các anh em trẻ dấn thân trở về sau nhiều năm phục vụ công ích. Người phục vụ dài nhất khoảng 12 năm, trong đó có 4 năm bộ đội và 8 năm TNXP hay đi lao động tại Nông Trường Thiên Chúa Giáo ở Củ Chi. Trở lại với Dòng, trở lại với việc học đã vị gián đoạn trước đây khi tuổi trẻ đã qua, là một thách đố lớn với các anh em. Một số anh em hoàn tất chương trình triết và thần học trong tình cảnh thiếu thốn sách vở cũng như giáo sư. Một số khác chuyển hướng ơn gọi, rời bỏ Dòng và trở lại đời sống Kitô hữu giáo dân bình thường.
Năm 1991, năm Thánh kỷ niệm 500 năm ngày sinh thánh Inhã, Tổ phụ Dòng. Vài hoạt động được tổ chức tại Nhà thờ chính tòa cũng như các giáo xứ nhỏ bé mà Dòng đảm trách tại Thủ Đức. Cũng trong năm ấy, với việc tổ chức lại các đơn vị của Dòng tại Đông Nam Á, Miền Dòng Việt Nam trở thành Miền Độc Lập, trực thuộc Bề Trên Tổng Quyền.
Từ năm 1993, một số tu sĩ dấn thân ngày trước được đồng ý cho lãnh nhận tác vụ linh mục. Các lớp đàn anh trong Miền cũng theo đó trở lại sinh hoạt với các lớp đàn em sau thời gian dài vắng bóng. Các sinh hoạt mục vụ của Miền Dòng cũng từ từ được chấp thuận. Để duy trì và phát triển Dòng, Miền đã cố gắng thiết lập những cơ sở, tuy còn thiếu thốn, nhưng tạm ổn định để đón nhận các ứng sinh mới vào Dòng. Tuy con số này không nhiều nhưng cũng đủ để nối tiếp ngọn lửa truyền lại từ 40 năm qua.
Năm 1995, Tổng Hội Dòng Tên nhóm họp tại Roma. Linh mục Nguyễn Công Đoan đại diện các tu sĩ Việt Nam tham dự Tổng Hội, nối lại tình liên đới với Dòng quốc tế sau nhiều năm gián đoạn. Các cuộc gặp gỡ của các tu sĩ bắt đầu được tổ chức đều đặn. Như ngày xưa, các tu sĩ muốn sống với nhau theo tình huynh đệ như một trong một gia đình. Từ đó tên gọi “Gia đình Miền” trở thành tên gọi tập thể của các tu sĩ DòngTên Việt Nam.
Những năm cuối cùng của thế kỷ 20, Dòng bắt đầu có được nhiều ơn gọi mới, năng động và nhiệt thành. Được Nhà Nước Cộng sản chấp thuận, một số linh mục trong Dòng lên đường du học ở vài nơi trên thế giới, canh tân chất lượng phục vụ của Dòng cho Giáo Hội và xã hội. Trước thềm thiên niên kỷ mới, Miền Dòng lại một lần nữa cầu nguyện, và nhận định chung để tái khám phá ơn gọi của Dòng tại Việt Nam, và tìm hướng đi cho những năm tháng đầy hứa hẹn sắp tới.
Năm 2003, Linh mục Nguyễn Công Đoan được Linh mục Bề Trên Cả Peter-Hans Kolvenbach gọi về Roma làm phụ tá cho Vùng Dòng Đông Á- Úc châu. Linh mục Tôma Vũ Quang Trung thay thế linh mục Đoan trong trách vụ Bề Trên Miền Dòng. Cùng thời điểm ấy, hiện diện của Dòng trên Đất Việt được chính thức nhìn nhận. Các tu sĩ Dòng Tên từ đây có điều kiện sinh hoạt và phục vụ như bao công dân, tu sĩ và linh mục khác.
Năm 2007, 50 năm sau ngày các tu sĩ Dòng Tên có mặt lại Việt Nam, nhận thấy quá trình hội nhập và thử luyện của cộng đòàn tu sĩ Miền Dòng, cũng như trình độ trưởng thành của mỗi người trong hoàn cảnh mới, Trung Ương Dòng đề nghị nâng Miền Dòng Việt Nam lên hàng Tỉnh Dòng trong tổ chức Dòng Tên tại Viễn Đông.
2/. Những Đặc Điểm Của Dòng Tên Thể Hiện ở Việt Nam
Nhân cơ hội này, Giám mục Bùi Văn Đọc, một thân hữu của Dòng Tên, từng là giáo sư Đại Chủng Viện Minh Hòa thuộc giáo phận Đà Lạt, đã nêu lên một số nhận định của Ngài về 50 hiện diện (1957-2007) của Dòng Tên tại Việt Nam và người ta có thể chú ý nhất đến những điểm ngài đúc kết sau:
”Khi nói đến anh em Dòng Tên, hai đặc điểm đầu tiên mà tôi nghĩ ngay tới là trí thức và sự nhiệt tình đối với Chúa cũng như đối với Giáo hội. Cả hai đặc điểm ấy là những điều cần thiết trong đạo của chúng ta, thiếu một trong hai, Giáo hội khó có thể là Ánh sáng muôn dân (Lumen Gentium). Điều đó không có nghĩa là Giáo hội chỉ dành cho những người trí thức. Giáo hội là của mọi người và dành cho mọi người.”
“Các Giêsu hữu đã làm cho ngọn lửa ấy bừng lên ở nhiều nơi, trong thời gian đầu đến truyền giáo ở Việt Nam, từ năm 1615, ở Đàng Trong thuộc quyền Chúa Nguyễn, và sau đó từ 1627 ở Đàng Ngoài thuộc quyền Chúa Trịnh. Cám ơn Chúa đã ban cho Giáo hội Việt Nam những nhà truyền giáo lớn như Cha Đắc Lộ, Cha Buzomi, Cha Majorica. Không những Giáo hội Việt Nam, mà Đất nước và con người Việt Nam không bao giờ quên ơn các cha Dòng Tên khi sử dụng chữ Quốc ngữ như hiện nay.”
“Trước năm 1975, Giáo hoàng học viện của Dòng Tên tại Đàlạt đã góp phần đào tạo nhiều linh mục ưu tú cho Giáo hội Việt nam, trong số đó có những Đức Cha đang ngồi giữa chúng ta đây. Ngày nay các Giêsu hữu tại Việt Nam vẫn đang hăng say tiếp tục phục vụ cho ngọn lửa Tình yêu cứu độ của Chúa. Sự nhiệt tình làm công tác giảng linh thao của các cha Dòng Tên, tạo điều kiện cho nhiều người được gặp gỡ Chúa. Đó không những là điều hữu ích, mà còn cần thiết cho các Kitô hữu, đặc biệt là các tu sĩ và giáo sĩ. Các tu sĩ, giáo sĩ, kể cả hàng giáo phẩm muốn có lửa, phải được gặp Chúa.”
“Chính vì thế mà lẽ sống của mọi người, nhất là của người Kitô hữu là được biết Chúa Giêsu. Phaolô nói với chúng ta điều đó trong thư gởi tín hữu Philíp. Ngài nói cách mạnh mẽ, say sưa, về kinh nghiệm gặp gỡ Chúa của ngài, về cuộc đời của ngài: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa tôi.” Đối với Phaolô, biết Chúa Giêsu là biết tất cả, không biết Chúa Giêsu là không biết gì cả, có Chúa Giêsu là có tất cả, không có Chúa Giêsu là không có gì cả.”
“Điều này không dừng lại với Phaolô mà lan rộng ra cho mọi người. Thiên Chúa muốn cho mọi người biết Chúa Giêsu, tin Chúa Giêsu để được sự sống đời đời. Và Giáo hội có sứ mạng phải loan báo Chúa Giêsu, Đấng Cứu độ Duy nhất cho cả thế giới. Trong ngàn năm thứ ba này, Giáo hội hướng về Á châu, ý thức một cách mãnh liệt Chúa Giêsu là người Châu Á. Đức thánh Cha Bênêđíctô XVI đã viết một lá thư thật dài và thật cảm động cho mọi thành phần Dân Chúa tại Trung Hoa về Tình yêu hiệp thông trong Thiên Chúa Ba Ngôi và trong Giáo hội. Tôi xin cầu chúc cho sự thiết lập chính thức Tỉnh Dòng Việt Nam sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho việc loan báo Tin Mừng tại Á Châu, không những tại Việt Nam, mà còn tại Trung Quốc. "
3/. Mười Đặc Điểm Chung Nhất Của Dòng Tên Trên Thế Giới, do Hồng Y Averell Dulles Tổng Kết
Linh mục Vũ Đức Trung nhân dịp Dòng Tên Việt Nam được nâng lên Tỉnh Dòng (2007), đã nêu lên 10 đặc điểm của Dòng Tên trên thế giới, được Hồng Y Averell Dulles, SJ đúc kết, trong đó có Việt Nam:
Muời đặc diểm đó là:
1. Tận hiến cho vinh quang Thiên Chúa, một Thiên Chúa luôn cao cả hơn, mà ta chẳng bao giờ có thể chúc tụng và phục sự đủ. Điều này khiến cho Giêsu hữu cảm thấy như có một sự lo toan thánh thiện, một nỗ lực không ngừng nghỉ đến làm tốt hơn, để hoàn thành nhiều hơn nữa, hay là “magis” như trong tiếng La-tinh. I-Nhã có thể được coi như một con người bị “nhiễm Chúa” theo nghĩa là ngài lấy “vinh quang lớn hơn của Chúa” làm tiêu chuẩn tối cao cho mọi công việc, dầu lớn hay nhỏ.
2. Một tình yêu thân thiết đối với Chúa Giêsu Kitô và một ước muốn được xếp vào hàng ngũ những bạn thân của Ngài. Trong Linh Thao, Giêsu hữu không ngừng cầu xin để hiểu biết Chúa Giêsu rõ ràng hơn, yêu mến Người nhiều hơn và bước theo Người gần kề hơn. Khi giảng dạy tại các thành phố ở Italia, các bạn hữu đầu tiên đã cố gắng bắt chước nếp sống của các môn đệ mà Chúa Giêsu đã sai đi loan báo Tin Mừng trong các thành phố ở Galilêa.
3. Hoạt động trong và cho Giáo Hội, bằng cách luôn đồng cảm với với Giáo Hội trong sự vâng phục các mục tử của Giáo Hội. Xuyên suốt qua các Hiến Pháp, I-Nhã nhấn mạnh đến việc dạy giáo lý “vững chắc hơn và được chấp thuận nhiều hơn” để cho các học viên có thể nhận một giáo thuyết “chắc chắn và bảo đảm hơn.”
4. Sự ứng trực luôn sẳn sàng để cho Giáo Hội định đoạt, sẳn sàng để làm việc bất cứ nơi nào, vì sự thiện lớn hơn và phổ cập hơn. Khi nhìn Dòng Tên như một đạo quân thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng, thánh I-Nhã nhìn thấy toàn thể thế giới, một cách nào đó, như môi trường hoạt động của ngài. Được linh hướng bởi viễn tượng bao trùm vũ trụ, ngài không chấp nhận những sự phân loại dựa trên biên giới quốc gia hay liên hệ sắc tộc.
5. Sự hợp nhất hỗ tương. Giêsu hữu phải nhìn thấy chính mình như thành phần của một thân thể nối kết với nhau bởi sự hợp nhất trí tuệ và tâm hồn. Trong Hiến Pháp, thánh I-Nhã khẳng định rằng Dòng Tên không thể đạt mục tiêu của mình, nếu các phần tử không được nối kết bởi một tình yêu sâu xa giữa họ và với thủ lãnh. Trong lĩnh vực này, nhiều người trích dẫn thuật ngữ mà thánh I-Nhã dùng để chỉ các bạn đầu tiên: “những người bạn hữu trong Chúa.”
6. Ưu tiên cho thừa tác vụ thiêng liêng và tư tế. Dòng Tên là một dòng tư tế, mọi thành viên đại thệ phải được truyền chức linh mục, mặc dù sự cộng tác của các “trợ sĩ” linh vụ và thế vụ được đánh giá cao. Trong việc chọn lựa các thừa tác vụ, thánh I-Nhã viết: “sự thiện thiêng liêng phải được chuộng hơn sự thiện thể lý,” và chúng dẫn đến “mục đích cuối cùng và siêu nhiên” hơn.
7. Nhận định. I-Nhã là bậc thầy trong đời sống thực dụng và trong nghệ thuật quyết định. Ngài cẩn thận phân biệt giữa mục đích và phương tiện, bằng cách chọn lựa những phương tiện thích hợp nhất để đạt mục đích đang nhắm đến. Trong việc xử dụng các phương tiện ngài luôn áp dụng nguyên tắc: “tantum…quantum,” theo nghĩa: “bao lâu nó trợ giúp” chớ không hơn nữa. Trong bối cảnh này ngài dạy kỷ luật của sự “dửng dưng” (bình tâm – indifference) theo nghĩa siêu thoát khỏi bất cứ điều gì không được tìm kiếm vì chính nó.
8. Thích nghi, uyển chuyển. I-Nhã luôn cẩn thận chú ý đến thời gian, nơi chốn và con người mà ngài đang đối diện. Ngài lưu đến việc xếp đặt các lề luật tổng quát như thế nào để có thể cho phép sự uyển chuyển khi áp dụng.
9. Trân trọng khả năng nhân bản và tự nhiên. Mặc dù I-Nhã ưu tiên dựa trên các phương tiện thiêng liêng, như ân sủng thần linh, cầu nguyện và thừa tác vụ bí tích, nhưng ngài cũng chú trọng đến các tài năng tự nhiên, kiến thức, văn hoá và cách hành xử lịch sự như các tặng phẩm phải được sử dụng cho việc phụng sự và làm vinh danh Thiên Chúa. Vì lý do này, ngài bày tỏ một sự chú tâm đặc biệt đối với việc giáo dục.
10. Một tổng hợp độc đáo giữa đời sống hoạt động và chiêm niệm. Cha Jerome Nadal (1507-1580) nói đến thực hành của Giêsu hữu là “tìm kiếm sự hoàn thiện trong cầu nguyện và thao luyện thiêng liêng để giúp người thân cận, và bằng việc giúp họ này, thâu đạt toàn thiện hơn nữa trong cầu nguyện, để có thể giúp tha nhân nhiều hơn nữa.” Theo Nadal, đó là một ân sủng đặc biệt cho toàn Dòng Tên là chiêm niệm không chỉ trong những lúc cô tịch nhưng cả trong hoạt động, nhờ đó mà “tìm kiếm Thiên Chúa trong tất cả mọi sự.”
Một giới thiệu tổng hợp về Dòng Tên Việt Nam và thế giới như vậy thiết tưởng cũng tạm đủ để tin cậy vào khả năng và sứ mệnh quản nhiệm cùng điều hành Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt được các Giám mục Việt Nam trao thác.
(còn tiếp)